Bạn sẽ tò mò hỏi rằng khi bị đóng chặt các cánh cửa gặp 42 nữ lao động VN được cho rằng bị ngược đãi “như nô lệ” tại Penang thì tôi cảm thấy thế nào? Tôi không muốn che giấu: Thất vọng, bi quan và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết...
Tác giả (bìa trái) đáp phà đi tìm nơi tập trung các nữ lao động Việt Nam đến để nhận tiền lương bị nợ. |
Vượt qua rào cản
Tôi biết có những người không muốn tôi đến được với các nữ lao động Việt Nam (VN) đang “mắc kẹt” tại Malaysia, nhưng không vì thế mà tôi khoanh tay. Ngày 28.3, vì không được Ban Quản lý (BQL) lao động và chuyên gia VN tại Malaysia cung cấp thông tin nơi diễn ra cuộc họp chi trả các khoản lương và tiền làm thêm cho người lao động, tôi đã thức đến hơn 2h sáng để tìm kiếm thông tin trên mạng, một mặt tôi nhờ các đồng nghiệp tại Penang và người quen hỗ trợ.
Đêm ấy, một người quen đã gửi email, cho tôi biết địa chỉ và số điện thoại của Văn phòng Lao động Malaysia ở Penang (số 8 Lorong Prangin, George Town, Penang, điện thoại: 042617585 và 0135900339). 9h10 sáng 29.3, tôi gọi vào số máy bàn, không ai bắt máy. Tôi gọi tiếp vào số máy đi động, một giọng đàn ông ầm ồ: “You’re wrong” (anh nhầm rồi) và lạnh lùng cúp máy.
Khi đêm, tôi cũng lên website của chính quyền Penang và ghi nhận một bộ phận có tên Penang Pulic Works Department ở tầng 18 và 19 toà nhà Komtar cao 60 tầng tập trung các cơ quan của chính quyền Penang. 10h, tôi để lại giấy tờ ở tầng 3 và đeo thẻ lên tầng 18, nhưng hóa ra đây là bộ phận phụ trách công ích của thành phố, như tu bổ đường sá, công viên...
Những người ở đây chỉ tôi lên tiếp tầng 25 để hỏi thăm. Tôi đợi khoảng 20 phút, một nhân viên bước ra hỏi chuyện tôi và nói: “Có lẽ anh nên đi thang máy màu vàng lên tầng 26, rồi từ đó lên tầng 56 bằng thang máy màu xanh, may ra có được thông tin anh cần”. Tôi vừa lên đến tầng 26 thì đồng nghiệp Yeoh Eng Nean của Tinh Châu nhật báo gọi: “Không phải ở toà nhà Komtar. Nghe nói sự kiện được tổ chức tại Sở Nguồn nhân lực Penang (ta quen gọi là Sở Lao động). Tôi đã gọi đến hỏi thì họ không chịu cho biết địa điểm cụ thể. Tôi đang bận, anh cố gắng tự đến đấy xem sao”.
Thật lòng, Yeoh cho biết vậy thì tôi cứ đi chứ không hy vọng nhiều. Bởi anh là phóng viên bản địa mà còn bó tay, thì tôi phóng viên nước ngoài chân ướt chân ráo đến Penang liệu tìm được gì. Yeoh nhắn SMS cho tôi tên toà nhà Sở Nguồn nhân lực là Bangunan Tuanku Syed Putra.
Tại quầy cung cấp thông tin của toà nhà Komtar, tôi được hướng dẫn bắt xe buýt miễn phí “Free Shuttle Bus”. Sau 20 phút, tài xế thả tôi xuống. Tôi lại phải vừa tiếp tục đi bộ vừa hỏi đường, cuối cùng cũng đến được nơi cần đến.
Tại quầy cung cấp thông tin của toà nhà Komtar, tôi được hướng dẫn bắt xe buýt miễn phí “Free Shuttle Bus”. Sau 20 phút, tài xế thả tôi xuống. Tôi lại phải vừa tiếp tục đi bộ vừa hỏi đường, cuối cùng cũng đến được nơi cần đến.
Tôi lên tầng 2 toà nhà Bangunan Tuanku Syed Putra, trình thẻ nhà báo cho cô tiếp tân. Rất may thẻ có tiếng Anh nên họ biết được tôi là phóng viên đến từ VN. Năm phút sau tôi được mời vào gặp một phụ nữ trạc ngoài 30 đang ngồi sau bàn làm việc. Tôi trình bày lý do tôi đến và mong muốn được cho biết nơi diễn ra sự kiện trả tiền lương cho nữ lao động VN. Cô nghe xong, hỏi ngược lại tôi: “Tại sao sứ quán của anh không thông báo cho anh biết mà anh phải đến đây? Về nguyên tắc tôi đâu có nhiệm vụ cung cấp thông tin này cho anh”.
Tôi không đành nói ra sự thật là BQL lao động và chuyên gia VN tại Malaysia không muốn cho tôi biết, mà chỉ nói rằng tôi không liên lạc được với họ, vì thế mới đến đây nhờ cô giúp. Tôi hồi hộp quan sát ánh mắt của cô. Và tất cả những nỗi lo đè nặng trong lồng ngực tôi được dỡ bỏ khi cô cầm bút ghi lên tấm bản đồ Penang mà tôi chìa ra: Toà nhà Wisma Persekutuan Selerang Pat Utari, thuộc khu vực Kebala Batas, tầng 6, hội trường B, lúc 14h30. Tôi nở nụ cười cảm ơn cô và liếc qua tấm bảng tên: Thanavalli. Khi đó, đồng hồ điểm 11h45.
Từ đây, tôi còn phải đi bộ tiếp một đoạn đường để đến bến phà Penang, sang bên kia bờ là bến xe bus JT. Tôi lại tiếp tục hỏi đường và được biết, phải mất khoảng 50 phút đáp xe bus số 601 để đến được Văn phòng Lao động thuộc Sở Nguồn nhân lực Penang. Lúc đó là 13h50 ngày 29.3. Tôi đi vào hội trường B ở tầng 6 và quan sát, chỉ thấy một người đàn ông đang ngồi ngả lưng ra ghế nghỉ ngơi. Sau đó tôi được biết ông là Dato’Sh.Yahya Bin Sh.Mohamed - Cục trưởng Cục Lao động Malaysia. Tôi đến chào hỏi và xin phép ông được dự cuộc họp chi trả lương cho người lao động chiều nay và thậm chí nếu có thời gian thì xin được hỏi chuyện ông, ông vui vẻ đồng ý.
Khi những nữ lao động VN được đưa đến nơi để nhận lương, không ai còn có thể ngăn không cho tôi gặp họ. Đây là lần đầu tiên sau 10 ngày tôi lặn lội từ VN sang và gặp nhiều trắc trở, tôi mới gặp được họ. Và quan trọng hơn, tôi được nghe họ tâm sự và thêm những sự thật được hé lộ. Đó là trường hợp ba nữ lao động Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Thị Sen và chị Tuyết, vì không được gia hạn visa mà bị cơ quan chức năng Malaysia bắt tại nơi làm việc và bị tù hơn 1 tháng trời. Đó là trường hợp chị Trương Thị Vy bị trừ tiền một cách vô lý trong hai tháng liền... Những sự thật này, nếu tôi không gặp được người lao động thì làm sao biết được.
Tác giả phỏng vấn ông Cục trưởng Cục Lao động Malaysia Mohamed (phải). |
Người dân, độc giả = bạn đồng hành
Tôi không có bạn đồng hành khi từ VN sang, nhưng trong hành trình đi tìm sự thật của vụ việc, không ít người đã chia sẻ và hỗ trợ tôi. Đáng nói, đó hầu hết là những người dân Malaysia tốt bụng và cảm thông với hành trình của một phóng viên từ VN sang viết về tình trạng của mấy chục nữ lao động bất hạnh.
Lee Swee Choong - một người Malaysia gốc Hoa - đã ngồi cùng tôi buổi tối rồi buổi trưa, dùng chiếc smartphone tìm số điện thoại của nhật báo Tinh Châu, sau đó còn hẹn giúp tôi cuộc gặp tại chi nhánh Tinh Châu ở Penang. Nhờ đó tôi gặp được phóng viên Yeoh Eng Nean và lần lại được những địa điểm liên quan tới vụ việc “42 nữ lao động VN bị ngược đãi”. Họ là những độc giả của các tờ báo tại Malaysia nói riêng và là độc giả của báo chí nói chung. Mỗi người trong số họ đồng hành cùng tôi một quãng đường và giúp tôi đúng lúc, không những khiến tôi đỡ vất vả hơn, mà còn thấy ấm lòng trong hoàn cảnh tác nghiệp khó khăn ở nước ngoài.
Tôi nhớ chiều 28.3, khi chuyến xe khách từ Kuala Lumpur đến Penang thả tôi xuống gần trạm xe buýt, đang phân vân chưa biết phải đáp xe buýt nào về khách sạn thì một phụ nữ đi tới bên tôi. Bà hỏi tôi cần về đâu, khi nghe tôi nói về gần chi nhánh Tinh Châu nhật báo thì bà đã cho tôi đi nhờ ôtô. Và khi biết tôi là phóng viên từ VN sang để tìm hiểu về vụ việc 42 nữ lao động VN, bà “à” một tiếng rồi nói: “Tôi có đọc một vài bài báo viết về vụ đó. Không thể chấp nhận Cty môi giới Malaysia nào lại nợ lương, không gia hạn visa và còn cung cấp thiếu thốn thực phẩm cho người lao động”. Và thay vì thả tôi xuống đường Macalister, bà bảo chồng chở tôi đến tận khách sạn dù phải đi vòng một đoạn xa tránh đường một chiều.
Nhưng một trong những ngày cam go và đầy thách thức nhất trong đời làm báo của tôi tính tới lúc này là ngày 29.3.2012. Từ 9h sáng tôi bước ra khỏi khách sạn mà trong đầu luôn đè nặng ý nghĩ làm sao phải tìm cho được nơi tập trung các nữ lao động đến để nhận lương, trong khi các thông tin có được đều mờ mịt và vô vọng. Biết không thể giúp tôi thêm được gì, đồng nghiệp tốt bụng Yeoh Eng Nean chỉ còn cách động viên...
Buổi trưa, trên chuyến phà lênh đênh tôi làm quen với cô sinh viên Ratna học Đại học Khoa học Malaysia. Cô đã tận tình dẫn tôi vào bến xe buýt JT sau đó mới chào tạm biệt. Và tôi cũng thầm cảm ơn ông Cục trưởng Cục Lao động Malaysia Mohamed vì ông bay chuyến sáng từ Kuala Lumpur xuống Penang để chủ trì cuộc họp buổi chiều. Vì nếu ông bay chuyến chiều hôm trước và chủ trì họp buổi sáng, thì trong lúc tôi đang loay hoay chưa tìm ra được Văn phòng Lao động ở đâu thì cuộc họp đã kết thúc và tôi sẽ không có cơ hội để gặp các nữ lao động.
Những ngày cuối tháng 3 trời Penang oi nóng khó chịu. Ngồi cạnh tôi cùng chờ chuyến xe bus 601 là chị Maya Deyi - làm việc cho một bệnh viện gần đó. Chị hỏi tôi từ đâu đến và làm gì? Tôi nói là nhà báo đến từ VN, tìm hiểu về tình hình các nữ lao động nước mình đang gặp khó khăn. Câu chuyện dừng lại khi xe buýt tới. Đến khi đó tôi mới giật mình vì không chuẩn bị trước tiền xu. Tôi lấy ra tờ 1RM (100 sen (xu) = 1RM) nhờ chị Maya Deyi đổi giúp sang tiền xu nhưng chị chỉ đưa cho tôi đồng 50 xu và kiên quyết không nhận tờ 1RM của tôi. Nếu không có chị giúp, tôi phải đi đổi tiền xu, có khi lại bị trễ mất một chuyến xe về vào buổi chiều muộn.
50 xu chả đáng là mấy, nhưng điều đọng lại trong tôi là tình người hỗ trợ, giúp đỡ nhau đúng lúc khi gặp khó, dù tôi với chị Maya Deyi không cùng ngôn ngữ, quốc gia. Vậy mà trên hành trình đơn độc tìm kiếm sự thật nhằm lên tiếng bảo vệ nữ lao động VN “mắc kẹt” tại Malaysia, tôi lại gặp bao trắc trở bởi “người nhà”!
Thẩm Hồng Thụy (từ Kuala Lumpur)
- Nghề ve chai ở Berlin (DT).-Long đong phận má hồng lơ xe khách đường dài (NĐT 5-4-12)- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sức ỳ quá lớn? (VOV).---Kinh Điển - Những vấn đề liên hệ đến việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài: The dual roles of transnational daughters and transnational wives: monetary intentions, expectations and dilemmas (Global Networks April 2012)◄---'Bị tẩy chay vì truyền thống đòi công bằng' "Trong quá khứ, những cuộc bạo động, biểu tình của CN ở Thanh Hóa, Nghệ An là rất cao. Những điều này có thể tạo thành cái cớ khiến DN "tẩy chay".--
Gian nan hành trình tìm sự thật (LD/baomoi)
Suốt nửa tháng trên hành trình tìm sự thật liên quan tới các nữ lao động Việt Nam bị mắc kẹt tại Malaysia, điều trớ trêu là những "cánh cửa" của các tổ chức của chính người Việt lại đóng chặt với phóng viên cũng là người Việt. Và ngoài dự tính ban đầu, sự thật lại đến với chúng tôi bắt đầu từ những nhân chứng - những công dân của đất nước Malaysia.
Vụ 42 LĐ mắc kẹt tại Malaysia: Cuộc thăm hỏi trong nghiêm ngặt
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia:Vì sao bị cách ly nghiêm ngặt?
Vụ 42 LĐ mắc kẹt tại Malaysia: Giải quyết dứt điểm trong tháng 3
Các LĐ nữ “kẹt” tại Malaysia: Bỗng dưng… bị trừ tiền
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia:Vì sao bị cách ly nghiêm ngặt?
Vụ 42 LĐ mắc kẹt tại Malaysia: Giải quyết dứt điểm trong tháng 3
Các LĐ nữ “kẹt” tại Malaysia: Bỗng dưng… bị trừ tiền
Nhật báo Tinh Châu đăng bài phóng sự “Ký giả Việt Nam đến Penang tìm sự thật”. |
Trong phóng sự “Đi tìm sự thật qua nhân chứng” đăng trên báo Lao Động ngày 24.3, tôi đã viết: “Những cánh cửa gặp gỡ các lao động nữ để tìm hiểu thực hư vấn đề gần như đã hoàn toàn đóng đối với tôi. Tôi đành chọn cách tiếp cận sự thật qua những nhân chứng. Đó là phóng viên Yeoh Eng Nean rất nhiệt tình đưa tôi tới những nơi liên quan tìm hiểu. Đó là nghị viên Koay Teng Hai cởi mở trao đổi.
Đó là bà Teh ở nhà bên cạnh ngôi nhà trọ của 42 nữ công nhân. Qua đó, hy vọng phần nào đó sự thật được sáng tỏ”. Chuyến công tác sang Malaysia, tôi được giao nhiệm vụ phải tìm gặp trực tiếp những nữ lao động - nạn nhân của Cty môi giới lao động Asmana (Malaysia) - để được nghe sự thật từ chính họ...
Những cánh cửa đóng kín
Những cánh cửa đóng kín
Chiều 20.3, khi tôi có mặt tại Ban Quản lý (BQL) lao động và chuyên gia VN tại Malaysia ở tầng 4, block phía tây của tòa nhà Wisma Selangor Dredging, Kuala Lumpur (KL), thì đêm trước đó, 49 nữ lao động VN tại Penang đã được chuyển lên KL và được cách ly trong Trung tâm Bảo vệ phụ nữ. Ngày 21.3, bài viết đầu tiên của tôi từ Malaysia với tựa đề “Vụ 42 nữ lao động VN mắc kẹt tại Malaysia: Đề nghị cấp giấy lưu trú đặc biệt...” được đăng tải trên báo Lao Động.
Ông Nguyễn Tiến San -Trưởng BQL lao động và chuyên gia VN tại Malaysia - đã gọi điện cho tôi vào lúc 12h20 trưa hôm đó. Trong câu chuyện, tôi hỏi ông đã có phúc đáp từ phía Malaysia cho vào thăm các nữ lao động chưa? Ông bảo chưa, chắc phải 1 - 2 ngày tới. Thế nhưng, đầu giờ chiều hôm đó khi tôi ghé BQL định gặp ông, thì cô Phạm Thị Thúy - cán bộ của BQL - cho biết, ông San đã đi thăm 49 nữ lao động vào lúc khoảng 13h...
Tôi được giải thích rằng phía Malaysia quy định cho chuyến thăm rất nghiêm ngặt, chỉ được vào hai người, không được cho báo chí đi cùng, không được quay phim chụp ảnh, không được chia sẻ thông tin cho báo chí... Tôi gọi điện cho ông Nguyễn Hồng Thao - Đại sứ VN tại Malaysia - nhờ tạo điều kiện cho tôi được gặp nữ lao động. Tôi giải thích rằng, hiện có những luồng thông tin trái chiều, trong khi một số báo tại Malaysia cho rằng 42 nữ lao động bị bỏ đói, bị ngược đãi “như nô lệ” tại Penang (khi chuyển lên KL tập trung vào trại thì số nữ lao động tăng lên 49 người), trong khi Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tổ chức họp báo phủ nhận điều đó.
Một người quen của tôi làm việc cho Cty Kaspersky tại VN khi chat với tôi đã nêu ra băn khoăn này và rằng không biết tin ai. Ông Đại sứ Nguyễn Hồng Thao giải thích một hồi về quy định của phía bạn không cho báo chí đi cùng và kết thúc cuộc nói chuyện bằng câu: “Anh thông cảm...”.
Tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục chôn chân tại KL sẽ không có thêm nhiều thông tin mới. Vì thế tôi quyết định đi Penang - nơi vỡ ra vụ việc 42 lao động nữ VN bị bỏ đói và ngược đãi - để tìm hiểu sự thật. Và kết quả đã được tôi đề cập trong phóng sự “Đi tìm sự thật qua nhân chứng”.
Những cánh cửa khép hờ…
Trước chuyến đi Penang, bà Nguyễn Thị Quý - Giám đốc chi nhánh Cty Việt Hà tại Nghệ An, đang có mặt tại Malaysia - đã cho tôi số điện thoại của nữ lao động Võ Thị Thủy - hiện đang ở bang Kedah, nằm trong số 69 lao động Việt Hà đã đưa sang Malaysia làm việc thông qua Cty môi giới Asmana. Mục đích của bà Quý nhằm cho tôi biết tình hình các nữ lao động không bị đói, vẫn đang khỏe mạnh và an toàn. Tôi gọi điện cho chị Thủy để tìm hiểu, chị vui vẻ trả lời và thậm chí còn đưa máy cho một lao động khác tên là Trần Thị Tâm nói rõ hơn.
22.3 - một ngày trước khi đi Penang - tôi liên lạc với chị Thủy, muốn nhân cơ hội từ Penang tìm đến Kedah để gặp nhóm lao động đang sống cùng chị tìm hiểu thực tế. Song từ chiều, tôi đã gọi nhiều cuộc nhưng chị Thủy không nghe máy, nhắn tin cũng không thấy trả lời. Tôi cũng gọi cho bà Nguyễn Thị Quý - trong cả buổi sáng 23.3 khi đã tới Penang - thì cũng không thấy nghe máy...
Các nữ lao động, đã có lúc họ ở rất xa... Ảnh: T.H.T |
Trưa 24.3, khi bài phóng sự “Đi tìm sự thật qua nhân chứng” được đăng tải, trong đó có đoạn “tôi không biết có ai chỉ đạo họ không vì tình trạng “lạ lùng” này hoàn toàn tương phản với thái độ những ngày trước đó của họ luôn vồn vã khi tôi liên lạc”, thì bà Quý gọi điện cho tôi, giải thích rằng đã để quên máy ở đâu đó. Tôi hỏi bà Quý số nữ lao động còn lại đang ở đâu, tôi muốn đi thăm họ. Bà Quý trả lời khá lạnh lùng: “Em không biết”. Và bà giải thích thêm: “Mấy lần em đi thăm do anh Tony dẫn đi”.
Tôi hỏi xin số người tên là Tony, thì bà Quý nại lý do: “Đây là số của người nước ngoài, em phải xin phép họ đã rồi mới trả lời anh được”. Tất nhiên đó là một cách từ chối vì sau đó bà Quý không có trả lời gì. Sau đó vài hôm, tôi đến BQL và gặp cô Phạm Thị Thúy. Cô rất khéo léo mời tôi uống nước và trò chuyện, nhưng khi tôi hỏi xin số điện thoại liên lạc với một số đầu mối cơ quan chức năng của Malaysia để hỏi về tiến độ giải quyết thủ tục cư trú cho các nữ lao động đang bị cách ly, thì cô từ chối với lý do đó là những số điện thoại không được công bố rộng rãi.
Từ Penang về lại KL, ngày chủ nhật (25.3), tôi đã gọi cho ông San để hẹn phỏng vấn ông tại BQL vào ngày hôm sau. Sau cuộc phỏng vấn, tôi đáp tàu điện từ KL Sentral ra sân bay KL để về VN. Tuy nhiên, tổng biên tập muốn tôi ở lại thêm. Trên đường từ sân bay quốc tế KL về lại trung tâm thành phố, tôi đã gọi điện cho ông San, hỏi bao giờ ông đi Penang giải quyết vấn đề của lao động như ông cho biết cách đó hơn hai giờ và tôi có thể đi theo để gặp người lao động được không?
Ông cho biết là 1 - 2 ngày tới sẽ đi, nhưng từ chối tôi đi cùng, vì cho rằng tôi đến đó gặp người lao động lại viết bài, sẽ thêm phức tạp tình hình, trong khi vấn đề đang được giải quyết. Đầu giờ chiều 27.3, tôi ghé BQL, cửa phòng ông San đóng chặt. Cô Phạm Thị Thúy cho biết, ông San cùng ông Nguyễn Quốc Khánh - cán bộ của BQL - đã đi Penang. Tôi không bất ngờ vì đã lường trước tình huống này. Cũng gần giống trường hợp đi thăm 49 lao động bị cách ly trước đó thôi.
Chỉ khác là khi ấy, ông San nói “1 - 2 ngày tới” thì ông đi thăm lao động ngay trưa hôm đó. Còn lần này, ông cho biết “1 - 2 ngày tới” và đi Penang ngay ngày hôm sau. Tối 27.3, tôi gọi cho ông San để cập nhật thông tin giải quyết vụ việc các nữ lao động. Ông cho biết đã làm việc với ông Giám đốc Sở Lao động Penang và được thông báo sau đó hai ngày - tức 29.3, người lao động sẽ được trả lương và các khoản tiền làm thêm. Đây là thông tin khá tích cực vì nó cho thấy tiến độ rõ ràng trong giải quyết vụ việc.
Tôi hỏi sự kiện sẽ được tổ chức tại đâu, tôi muốn đến đưa tin chụp ảnh. Ông San kết thúc cuộc nói chuyện: “Thế thôi nhé, tổ chức ở đâu sẽ báo sau. Nhưng ảnh thì để chúng tôi chụp rồi gửi cho cũng được”.
Một câu hỏi lớn dần trong đầu tôi, tại sao người ta không muốn để tôi gặp người lao động? Tôi được cử đi công tác sang Malaysia, cũng chỉ nhằm một mục đích là thông tin theo hướng thúc đẩy giải quyết sớm các quyền lợi vật chất và tinh thần hợp pháp và chính đáng cho các nữ lao động VN. Không ít lao động đang mòn mỏi chờ ngày được về nước. Hàng chục nữ lao động còn đang bị cách ly với bên ngoài. Tình cảnh như thế là đáng thương lắm. Nếu tôi gặp các nữ lao động thì có thể thêm nhiều sự thật sẽ được “bật mí”. Sự thật như cục nam châm hấp dẫn tôi lao tới nhưng có lẽ đối với một số người, đó có thể là điều họ không mong muốn, thậm chí là e ngại?
Bạn đừng nghĩ rằng khi những cánh cửa được khép hờ là bạn có thể dễ dàng len qua. Ngày 28.3, tôi đi Penang lần thứ hai. Tôi gọi điện cho ông San từ sáng tới chiều nhưng không liên lạc được. Chiều tối, tôi gọi cho ông Khánh mấy cuộc nhưng tiếng được tiếng mất. Tôi nhắn tin SMS cho ông Khánh hỏi về nơi tổ chức cuộc họp chi trả lương cho người lao động vào ngày hôm sau, nhưng tuyệt nhiên không thấy hồi âm.
Sở bảo làm, Cty kêu khó
Nếu không có sức ép từ phía Sở LĐTBXH Hà Tĩnh thì chúng tôi không thể gặp được ông Lưu Quang Bình – Tổng Giám đốc Cty CP Việt Hà. Trước đó, ông Bình đã từ chối chúng tôi với lý do bộ và cục đã phát biểu cả rồi, bản thân bận đi công tác xa. Khi chúng tôi được “diện kiến” ông vào ngày 28.3, đã nghe ông nói về việc người lao động (do chính Cty ông đưa đi XKLĐ) đang bị giam lỏng tại Malaysia: “May mà họ bị bắt, vì có bắt thì đối tác của chúng tôi mới chịu giải quyết...”.
Trong báo cáo gửi Sở LĐTBXH, Cty Việt Hà cũng cố chứng minh người lao động không bị bỏ đói và chẳng có dòng nào quan tâm về việc họ bị nhà chức trách Malaysia giam lỏng. Chưa hết, trong khi từ chối cho chúng tôi xem hợp đồng ký với người lao động, ông Bình phát biểu: “Tôi không thể cung cấp hợp đồng hay bất kỳ tài liệu nào. Nhiều anh em báo chí cái tốt thì không nói, lợi dụng việc này để tuyên truyền, bán báo!”.
Chúng tôi đã có cuộc gặp lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Tĩnh vào ngày 3.4. Ông Nguyễn Xuân Thông - Phó Giám đốc sở - khẳng định: “Chúng tôi đã làm việc với Cty Việt Hà, đã giao cho Cty này phải chia sẻ với phía đối tác để chi trả một phần cho người lao động, đặc biệt là vé máy bay cho 20 lao động có nguyện vọng sớm trở về VN. Phía Cty Việt Hà đã chấp thuận yêu cầu này”.
Chúng tôi mừng rỡ trước thông tin khá tích cực này. Nhưng sự thể lại không như vậy. Chiều cùng ngày, chúng tôi liên hệ với ông Lưu Quang Bình để xác nhận thông tin từ lãnh đạo Sở LĐTBXH. Ông Bình hẹn đầu giờ sáng 4.4 đến Cty làm việc. Chúng tôi y hẹn, nhưng chỉ gặp Phó Tổng Giám đốc Trương Huy Chương, ông này cho biết: “Anh Bình đi công tác ở Hà Nội”.
Và, những trao đổi của ông Chương xem ra trái ngược với khẳng định của ông Thông. Theo ông Chương, Cty rất khó thực hiện việc ứng tiền cho lao động sớm về nước. Thứ nhất, số tiền mua vé máy bay tương đối lớn; thứ hai, nếu giải quyết cho lao động về nước rồi thì Cty sẽ rất khó được đối tác giải quyết; vì vậy, người lao động và Cty cùng đòi chế độ sẽ có hiệu quả hơn(!?). Việt Thắng
|
Bài cuối: 50 cent trong hành trình chạm đến sự thật
Thẩm Hồng Thụy (từ Kuala Lumpur)
Vụ LĐ “kẹt” tại Malaysia: Ém nhẹm chuyện ba nữ LĐ bị tù
Trong số 69 lao động nữ được Cty Việt Hà đưa sang Malaysia làm việc, ngoại trừ 49 người đang bị câu lưu trong Trung tâm Bảo vệ phụ nữ tại Kuala Lumpur và cuối tuần vừa qua đã được chuyển về lại Penang, thì trong số còn lại, 7 người vì không có việc làm đã bỏ ra ngoài tìm việc khác, còn lại 10 người đã tập trung đến nhận các khoản lương và tiền làm thêm tại Văn phòng Lao động Penang chiều 29.3.
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia:Vì sao bị cách ly nghiêm ngặt?
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia: Tiến độ giải quyết quá chậm
Ngày mai, các LĐ nữ kẹt tại Malaysia được trả tiền?
Các LĐ nữ “kẹt” tại Malaysia: Bỗng dưng… bị trừ tiền
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia: Tiến độ giải quyết quá chậm
Ngày mai, các LĐ nữ kẹt tại Malaysia được trả tiền?
Các LĐ nữ “kẹt” tại Malaysia: Bỗng dưng… bị trừ tiền
Thế nhưng trong số này, có 3 lao động từng bị giam hơn 1 tháng trong nhà tù, nhưng thông tin này đã hoàn toàn bị ém nhẹm trong thời gian qua.
Ba nữ lao động đã bị bắt giam hơn 1 tháng tại Malaysia. Ảnh: Thẩm Hồng Thụy |
“Khi bị bắt em có hiểu gì đâu…”
Nếu 49 lao động hiện bị câu lưu tại Kuala Lumpur không chính thức được gọi là ở tù dù không được tự do, thì nhóm ba chị Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Thị Sen và chị Tuyết cùng quê ở Thái Nguyên đã chính thức bị giam hơn 1 tháng trong nhà tù thuộc bang Perak của Malaysia. Ba chị làm công việc lau chùi, vệ sinh trong quán ăn tại trạm dừng của các tuyến xe khách và xe du lịch tại Semanggul ngay khi mới từ VN sang. Chị Mười cho biết đã sang làm việc được 15 tháng, những tháng làm nhiều thu nhập của chị đạt 1.300RM. Chị đã gửi về nhà được 80 triệu đồng, trong đó đã trả được khoản nợ vay trang trải chi phí sang Malaysia làm việc là 21 triệu đồng. Khi chị Mười, Sen và Tuyết bị bắt và còng tay đưa lên xe là ngày 8.2.2012. Chị Mười kể: “Tụi em đang làm trong Cty thì bị bắt. Khi bị bắt em có hiểu gì đâu”. Chị Mười mở ĐTDĐ cho tôi xem tấm ảnh chụp cảnh các chị ngồi trên xe và tay bị còng: “Tụi em đã trải qua cảnh vất vả lắm anh à”.
“Sang đây không biết tiếng, họ không làm thị thực cho từ bao giờ chúng em cũng không hiểu, chỉ biết rằng hộ chiếu vẫn có”, chị Mười kể. Tôi hỏi thời gian ở tù các chị được đối xử như thế nào? Chị Mười cho biết: “Họ đối xử tốt. Nhưng ở tù khác ở ngoài, làm sao ngủ ngon được”. Chị Mười cho biết chị hài lòng về công việc, “nhưng xảy ra vụ việc như thế này em muốn về nước”, “mong giúp chúng em nhanh chóng về nước để được đoàn tụ với con, cháu”. Tối 2.4 khi tôi liên lạc lại với chị Mười, thì chị lại một mực: “Anh làm báo, có đi họp các nơi thì hỏi giúp em chính xác ngày tụi em được về VN. Em nói ra đây để thấy rằng tụi em đi lao động ở bên này khổ như thế nào”.
Các nữ lao động VN tại Penang đang trong thời gian chờ lĩnh các chế độ và chờ hồi hương. Ảnh: T.H.T |
Người lao động là nạn nhân
Nguyên nhân ba lao động bị bắt đã khá rõ: Visa của họ hết hạn. Chính vì thế họ đã phải ăn cơm tù hơn 1 tháng. Chị Mười cho biết, thời điểm các chị bị bắt cũng là lúc họ đã lấy dấu vân tay để làm giấy thông hành. Trong thời gian các lao động bị giam, phía Cty môi giới của VN thường xuyên thăm nuôi, mà theo chị Mười là “họ đối xử với tụi em rất tốt”. “Họ lo gì tụi em cũng không biết nhưng đến ngày 12.3.2012 thì tụi em được thả” - chị Mười cho biết. Nhưng dù rằng như thế, cũng không thể nào bù đắp được nỗi đắng cay và tủi nhục khi “thân thể ở trong lao”.
Biết rõ thông tin các lao động bị tù trước tiên không ai khác là hai người thường xuyên đi thăm nuôi họ, là bà Khỏe và bà Quý của Cty Việt Hà. Tuy nhiên, từ ngày bước chân sang Malaysia tìm hiểu vụ việc, tôi đã nhiều lần gặp mặt và hỏi chuyện bà Nguyễn Thị Quý - giám đốc chi nhánh Cty Việt Hà tại Nghệ An - nhưng tuyệt nhiên không nghe nhắc gì tới vụ ba nữ lao động VN bị tù. Không biết Cty Việt Hà có báo cáo sự việc này cho các cơ quan chức năng VN rõ hay không nhưng trong nhiều lần làm việc với ông Nguyễn Tiến San - Trưởng BQL lao động và chuyên gia VN tại Malaysia, tôi cũng không được nghe ông đề cập tới trường hợp ba nữ lao động VN bị tù vì Cty Asmana để hết hạn visa của họ. Và nếu không có ngày 29.3 tôi gặp được các lao động này tại cuộc họp giải quyết vấn đề chi trả quyền lợi cho các lao động VN và Nepal, thì có lẽ chuyện họ bị tù hơn một tháng sẽ mãi bị giấu kín.
Thẩm Hồng Thụy (từ Kuala Lumpur)
Malaysia bắt nhóm buôn người VN – (BBC). - Malaysia giải cứu 8 phụ nữ Việt (TN).-LĐ Nghệ An bị bắt giữ ở Malaysia: Lỗi thuộc về công ty XKLĐ -Lao động Nghệ An bị giam giữ tại Malaysia chưa thoát khỏi cảnh cầm tùHàng chục lao động ở Nghệ An đang bị cảnh sát Malaysia bắt giữ vì không có giấy tờ hợp pháp.
- Vụ 42 lao động nữ Việt Nam mắc kẹt tại Malaysia: Đi tìm sự thật qua nhân chứng (LĐ). - Một công ty sẵn sàng tiếp nhận 49 lao động nữ tại Malaysia (DT). - Giải cứu thêm 8 phụ nữ Việt Nam ở Malaysia (DV). -- Vụ 49 LĐ nữ VN kẹt tại Malaysia:Vì sao bị cách ly nghiêm ngặt? (LĐ).- Năm 2011 Cơ quan Di trú Nga trục xuất 5.600 di dân bất hợp pháp về Trung Quốc và Việt Nam (TN nước Nga).---- Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam ở Mali (TN).--
- ‘Ra nước ngoài vẫn chia phe, lôi kéo đồng hương’ (ĐV).- Những nông dân ngoại quốc (ĐĐK).
-Khẩn trương giúp lao động mắc kẹt ở Malaysia Hôm qua 20.3, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết sau khi có những thông tin sai lệch về vụ việc 69 lao động VN bị kẹt lại ở Malaysia, Đại sứ quán VN tại Malaysia đã có công hàm gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Nguồn nhân lực và Bộ Nội vụ Malaysia để hỗ trợ giải quyết vụ việc.
Cũng trong ngày hôm qua, Cục Lao động và Cục Nhập cư (Bộ Nội vụ liên bang Malaysia) đã có cuộc họp tiến hành các thủ tục hợp thức hóa cho người lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại Malaysia; đồng thời làm các thủ tục hồi hương cho những người có nguyện vọng về nước.
Ban Quản lý lao động và Đại sứ quán VN tại Malaysia cũng đã làm việc với Công ty NS Medic về các điều kiện tiếp nhận số lao động VN sau khi Cục Nhập cư đồng ý hợp thức hóa và chuyển chủ cho họ. Trước đó, 12 giờ đêm 19.3, các lao động VN đã được đưa lên trung tâm của Cục Nhập cư tại Kuala Lumpur.
Bố mẹ chị Nguyễn Thị Phương (phải) hết sức lo lắng tình hình con gái được cho là đang mắc kẹt tại Malaysia - Ảnh: Trương Hoa |
Cùng ngày, trao đổi với Thanh Niên, ông Lưu Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty thương mại cổ phần Việt Hà - Hà Tĩnh (VIHATICO), đơn vị trực tiếp đưa các lao động sang Malaysia làm việc cho biết, theo căn cứ hợp đồng lao động ký kết giữa chủ sở hữu lao động (Công ty Asmana) và công ty cung ứng lao động (Công ty cổ phần Việt Hà) có thời hạn 36 tháng. Trong thời gian hợp đồng lao động đang có hiệu lực thì phía chủ sở hữu lao động không thực hiện đúng hợp đồng lao động. Cụ thể Công ty Asmana không làm thẻ cư trú cho lao động VN tại Malaysia.
Ông Bình cũng cho biết, liên tục trong khoảng thời gian từ 26.2 đến 7.3, công ty và Ban Quản lý lao động của Đại sứ quán VN đã 6 lần làm việc với đại diện Công ty Asmana yêu cầu họ hợp tác và sớm hoàn tất các thủ tục cần thiết cho các lao động VN về nước hoặc ở lại làm việc nhưng công ty này chỉ hứa mà không thực hiện.
Đến giữa tháng 3.2012 Công ty cổ phần Việt Hà và Ban Quản lý lao động của Đại sứ quán VN tại Malaysia lại nhận được tin, 3 lao động VN bị bắt vì không có thẻ cư trú, 42/69 lao động được chuyển về Trung tâm bảo trợ tại thủ đô Kuala Lampur. Bộ Ngoại giao VN đã chỉ đạo Đại sứ quán VN tại Malaysia khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại và Công ty Asmana để giúp đỡ các lao động. - Khẩn trương giúp lao động mắc kẹt ở Malaysia (TN). - Đề nghị không truy cứu lỗi quá hạn của 42 lao động Việt tại Malaysia (DT).
- Cảnh sát Việt Nam phá vỡ đường dây buôn phụ nữ sang Trung Quốc – (VOA). – VN phá đường dây buôn người sang TQ – (BBC).
- Thông tin về lao động Việt Nam tại Malaysia (VOV). - Lao động VN bị lạm dụng ở Malaysia được đưa vào trung tâm bảo vệ – (VOA). – Hai phương án cho 42 lao động Việt Nam được giải cứu tại Malaysia (PLVN). - “Giải quyết dứt điểm vụ việc 42 lao động Việt Nam tại Malaysia” (NLĐ). – Khẩn trương giúp đỡ 42 lao động Việt Nam tại Malaysia (Dân Trí). – Lao động được “giải cứu” ở Malaysia khỏe mạnh, không bị bỏ đói, đối xử tàn tệ (PLVN). - Không có chuyện lao động bị ngược đãi (NLĐ)
-Hành trang cho lao động VN ra nước ngoài làm việc (Dân trí) - Tình cảnh của người VN đi XKLĐ lại một lần nữa trở thành chủ đề bàn luận. Bên cạnh những câu hỏi về trách nhiệm của ngành chức năng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, cũng có nhiều ý kiến đề cập các khía cạnh đáng lưu tâm với nhiều phía.
>> Khẩn trương giúp đỡ 42 lao động Việt Nam tại Malaysia- Lao động Việt Nam ở Malaysia không bị bỏ đói, nợ lương
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao động thương binh và xã hội khẳng định điều này trong cuộc họp báo ngày 19/3. Trước thông tin 42 trường hợp lao động Việt Nam bị nợ lương, bỏ đói tại Malaysia (báo The Star ...
“Không có việc 42 phụ nữ Việt Nam bị ngược đãi tại Malaysia”Dân Trí
Cục Quản lý lao động ngoài nước: Không có chuyện lao động bị bỏ đóiThanh Tra
42 lao động VN bị mắc kẹt tại Malaysia vẫn an toànLao động
(VOV) - Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ lao động thương binh và xã hội khẳng định điều này trong cuộc họp báo ngày 19/3. Trước thông tin 42 trường hợp lao động Việt Nam bị nợ lương, bỏ đói tại Malaysia (báo The Star ...
“Không có việc 42 phụ nữ Việt Nam bị ngược đãi tại Malaysia”Dân Trí
Cục Quản lý lao động ngoài nước: Không có chuyện lao động bị bỏ đóiThanh Tra
42 lao động VN bị mắc kẹt tại Malaysia vẫn an toànLao động
-Việt Nam kết án 29 tội phạm trong đường dây buôn người Tòa án Nhân dân Hà Nội vừa tuyên án tù đối với 29 bị can trong đường dây đưa nô lệ tình dục tuổi vị thanh niên sang Trung Quốc
-Cảnh sát Việt Nam phá vỡ đường dây buôn phụ nữ sang Trung Quốc.voanews.
-29 người lãnh án tù vì buôn ngườibbc-VN phá đường dây buôn người sang TQ.bbc.- TS Nguyễn Minh Phong: Nghịch lí lương (TVN). . – Trả lương cào bằng khiến không ai muốn phấn đấu (PLTP).-Chuyện khó tin: Giáo viên ở TPHCM thu nhập tiền tỉ!-Cảnh sát Việt Nam phá vỡ đường dây buôn phụ nữ sang Trung Quốc.voanews.
- TS Lê Thẩm Dương đã từng có sự nhầm lẫn trong kiến thức kinh tế? (GDVN). – Khi thày Dương nói… bậy! (QĐND). -. - Bất ngờ: Sinh viên tung hô TS Lê Thẩm Dương như… “ngôi sao điện ảnh” (GDVN). - Tai nạn lao động: Còn thờ ơ, còn trả giá (NLĐ).-- Nam Định: Triệt phá đường dây buôn bán người sang Trung Quốc (Thanh Tra).
-Lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia-
68 công nhân Việt Nam đang làm việc cho một công ty cung ứng lao động vệ sinh ở bang Penang bị chủ nợ lương và không gia hạn giấy phép làm việc theo hợp đồng.
Ông Trịnh Vĩnh Quang, Phó đại sứ VN tại Kuala Lumpur, cho Thanh Niên biết phần lớn số công nhân này là nữ. Họ sang Malaysia thông qua môi giới lao động là Công ty CP Việt Hà - Hà Tĩnh (VIHATICO), trụ sở tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, phối hợp với một công ty môi giới ở bang Penang.
Một số thông tin trên báo chí Malaysia không chính xác lắm đâu... Có thể khẳng định sai sót và trách nhiệm ở đây là công ty sử dụng lao động Asmana
Phó đại sứ Trịnh Vĩnh Quang |
Theo hợp đồng ký kết giữa các bên, những công nhân này làm việc cho Công ty Asmana Sdn Bhd, chuyên làm dịch vụ vệ sinh cho các bệnh viện, tòa nhà và khu công cộng ở thủ phủ George Town của bang Penang, với mức lương 546 ringgit (khoảng 3,7 triệu đồng)/tháng. Asmana cũng có trách nhiệm gia hạn khi giấy phép làm việc mỗi năm của công nhân hết hạn.
Phía Malaysia vi phạm hợp đồng
Từ tháng 2.2012, công nhân phản ánh họ không được trả lương, giấy phép làm việc hết hạn cũng không được làm mới. Và mọi sự bùng nổ sau khi nghị sĩ Koay Teng Hai của bang Penang đến thăm ngôi nhà có 42 lao động nữ VN, tuổi từ 30-50, đang tạm trú vào chiều 16.3. Báo The Star ngày 17.3 đăng bức ảnh những phụ nữ khóc lóc thê thảm khi kể về thảm cảnh của họ với ông Koay.
Họ kể bị công ty môi giới Malaysia ngược đãi “như nô lệ” trong suốt 20 tháng làm việc tại đây, bị giảm lương từ mức 50 ringgit (340.000 đồng) xuống còn 25 ringgit/ngày, bị thu giữ hộ chiếu. Và từ tháng 2.2012, họ không được trả lương, cũng không được cung cấp thực phẩm, hoặc chỉ được cấp duy nhất 20 kg gạo mỗi 3 ngày. Vì thế họ chỉ ăn cơm trắng với muối, và ở chen chúc trong một ngôi nhà 2 tầng có 4 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, phòng khách và nhà bếp. Giờ đây, visa hết hạn đã lâu, họ chỉ mong được giúp đỡ để trở về VN.
Báo The Star cũng cho hay ông Koay đã báo với cơ quan chức năng Malaysia và Đại sứ quán VN tại Kuala Lumpur. Cảnh sát địa phương đã vào cuộc. Phó trưởng phòng cảnh sát thành phố George Town Gan Kong Meng được báo này trích lời nói vụ việc đang được điều tra theo khoản 14, đạo luật Chống buôn người năm 2007 của Malaysia. Interpol cũng đã được thông tin để truy lùng chủ công ty môi giới (không được nêu tên) của Malaysia.
Sáng 18.3, toàn bộ công nhân VN và 34 công nhân Nepal trong tình trạng tương tự đã được đưa về các trung tâm bảo vệ người lâm nạn ở thủ đô Kuala Lumpur theo yêu cầu của tòa án bang Penang.
thích: Hãy giúp đưa chúng tôi về nhà
Nhiều người muốn tiếp tục làm việc
Trao đổi với Thanh Niên qua điện thoại, Phó đại sứ Trịnh Vĩnh Quang nói: “Một số thông tin trên báo chí Malaysia không chính xác lắm đâu... Có thể khẳng định sai sót và trách nhiệm ở đây là công ty sử dụng lao động Asmana". Ông cũng nói thêm, mặc dù không trả lương, nhưng Asmana cũng có tạm ứng lương cho công nhân. Công ty VIHATICO cũng có tạm ứng tiền cho lao động VN.
Về phía sứ quán, ông Quang cho biết khi được tin công nhân VN bị nợ lương và không được gia hạn giấy phép lao động, sứ quán đã vào cuộc. Ngày 14.2.2012, Tham tán Nguyễn Tiến San, Trưởng ban Quản lý lao động và chuyên gia VN tại Malaysia, đã gửi thư yêu cầu Asmana thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Thư này cũng được gửi đến Sở Lao động bang Penang, Cục Lao động thuộc Bộ Nhân lực Malaysia và Công ty VIHATICO. Tuy nhiên, Asmana đã không thực hiện yêu cầu này.
Ngày 26.2, Tham tán Nguyễn Tiến San đã có cuộc làm việc 3 bên ngay tại Công ty Asmana với sự tham dự của đại diện VIHATICO từ VN sang. Cuộc họp đã đi đến bản cam kết thực hiện đúng hợp đồng lao động do Giám đốc Asmana và ông Nguyễn Tiến San ký. Dù vậy, Asmana vẫn tiếp tục chây ì. Vì thế, ngày 7.3, Tham tán Nguyễn Tiến San lại tiếp tục làm việc với Asmana. Cuộc họp có cả đại diện Sứ quán Nepal, bảo vệ các lao động từ nước này.
Ông Quang cũng cho biết trước khi mọi việc trở nên ầm ĩ trên mặt báo, ngày 15.3, Asmana đã gửi cho Đại sứ quán VN một bức thư, hứa hẹn ngày 19.3 sẽ lên cơ quan lao động và xuất nhập cảnh để giải quyết visa cho các công nhân. Trong 68 lao động VN, có 45 người có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở đây, số còn lại muốn về nước.
“Bây giờ các công nhân đã ở Kuala Lumpur, ngày mai (19.3), sứ quán sẽ cùng Asmana trình với Cục Lao động và Xuất nhập cảnh Malaysia nguyện vọng của những người muốn ở lại để xin giấy phép làm việc cho họ. Số còn lại sứ quán sẽ lo giấy tờ hợp lệ cho họ về nước”, ông Quang nói.
Theo Thanh niên
60 công nhân Việt bị lừa, bị bỏ đói tại Malaysia Nguoi Viet Online-Có thể hơn 60 nam nữ công nhân Việt Nam làm các loại công việc thấp kém ở Malaysia bị lừa gạt, bị bỏ đói và là nạn nhân của một tổ chức buôn người từ Việt Nam. Hiện những người này đang được chính phủ Malaysia dàn xếp đưa tới trung tâm bảo vệ ở thủ đô Kuala Lumpur.- Malaysia: 42 phụ nữ Việt đang gặp khó khăn (NLĐ).
Một mảnh đời của nhà vợ Việt chồng Hàn .- 2011: Gần 6.000 vụ tai nạn lao động, 574 người chết (TTXVN).-Côn đồ tấn công xe chở công nhân (NLĐ) - Sau khi làm ca đêm về, tối 10 rạng sáng 11-3, ô tô 45 chỗ chở công nhân Công ty TNHH TM-DV Việt Đại Nam (phường Long Bình, TP Biên Hòa – Đồng Nai) đã bị nhiều côn đồ cầm hung khí chặn lại. - Côn đồ đập phá xe chở công nhân (TN)-Tâm sự đắng cay của cô gái bị cha dượng bán lấy tiền uống rượu -- LẠI PHÁ MỘT ÐƯỜNG DÂY KINH DOANH CẦN SA CỦA NGƯỜI VIỆT (NCTG).
-Cảnh báo về nạn Ô-Sin ở Malaysia-Đi Làm Gia Nhân Ở Nước Ngoài: Cảnh Báo Về Nguy Cơ Buôn Người
Liên Minh CAMSA
Số người Việt sang Malaysia và Đài Loan làm gia nhân (ô-sin) ngày càng đông. Một số không nhỏ đã bị ngược đãi và bóc lột sức lao động một cách trầm trọng. Họ bị chủ tịch thu passport (hộ chiếu), giam trong nhà 24/7, bắt phải làm việc suốt ngày và nhiều khi cả đêm khuya. Vì không được ra khỏi nhà, các nạn nhân không thể nào cầu cứu. Trong khi một số quốc gia đã có hành động thích đáng để bảo vệ cho công dân của họ, người Việt đi làm gia nhân ở nước ngoài cần biết cách tự đề phong hoặc biết cách liên lạc với các tổ chức phi chính phủ để cầu cứu khi lâm nạn.
Theo tổ chức Tenaganita ở Malaysia, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8, 2011, họ đã báo cáo 41 trường hợp gia nhân đến từ nhiều quốc gia đã bị ngược đãi, trong đó 56% bị lạm dụng thể xác, 36% bị bỏ đói, và 20% bị lạm dụng tình dục. Theo tổ chức Trung Tâm Giáo Dục Pháp Lý cho Cộng Đồng của Cambodia, đã có ba trường hợp phụ nữ Cambodia bị giết và hai người bị hiếp và giam hãm bởi chủ nhân trong thời gian gần đây. Tổ chức Tenaganita đã kêu gọi chính phủ Cambodia ngưng gởi gia nhân sang Malaysia.
Nữ Dân Biểu Mu Sochua, thuộc đảng đối lập ở quốc hội Cambodia, đã hưởng ứng lời kêu gọi này và đã vận động mạnh mẽ để chính phủ Cambodia ban hành lệnh kể trên. Báo chí Cambodia cũng chạy tin về trường hợp công dân Cambodia làm gia nhân bị chủ ở Malaysia ngược đãi.
Ngày 14 tháng 10 vừa qua Thủ Tướng Hun Sen của Cambodia ra lệnh ngưng xuất khẩu người sang làm gia nhân ở Malaysia.
Ts. Nguyễn Đình Thắng, đồng sáng lập viên CAMSA, và các phụ nữ Việt làm gia nhân ở Malaysia được CAMSA giải cứu (ảnh CAMSA)
Chính phủ Indonesia đã đình chỉ việc gởi công dân sang làm gia nhân ở Malaysia từ tháng 6 năm 2009, sau khi các vụ ngược đãi bởi chủ nhân gia tăng lên đến mức 150 vụ được báo cáo mỗi tháng. Giọt nước làm tràn ly là vụ một gia nhân Indonesia bị chủ đổ nước sôi lên người và đánh đập tàn nhẫn. Khi vụ này được giới truyền thông chạy tin, chính phủ Indonesia lập tức ngưng gửi gia nhân sang Malaysia.
Tháng 4 năm nay, chính phủ Malaysia nhượng bộ và ký văn thư thoả thuận về những biện pháp bảo vệ gia nhân người Indonesia. Tuy nhiên cho đến nay chính phủ Indonesia vẫn chưa quyết định gửi người sang Malaysia.
Trước tình trạng bóc lột, ngược đãi và buôn bán những phụ nữ đi làm gia nhân ở nước ngoài, ngày 16 tháng 6, 2011 Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) thông qua công ước về bảo vệ người làm công việc gia nhân mà theo họ hiện nay con số ở mức từ 53 triệu đến 100 triệu trên thế giới.
Số lượng người Việt được gởi sang làm gia nhân ở Malaysia ngày càng đông và có nhiều trường hợp bị ngược đãi trầm trọng. Một số nạn nhân có liên lạc với công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam để cầu cứu nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào. Không những vậy, thân nhân của họ ở trong nước còn bị công an điều tra và hăm doạ. Trang mạng Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) có đăng tải về một trường hợp điển hình: http://www.youtube.com/watch?v=QR0JxGDWjkA&feature=related.
Theo Liên Minh CAMSA, số người Việt làm gia nhân hay trong ngành trợ lý cho người bệnh tật và cao niên ở Đài Loan cũng gặp những khó khăn tương tự. Luật bảo vệ người lao động của Đài Loan hiên không áp dụng cho hai loại công nhân này. Liên Minh CAMSA tiếp tục vận động chính phủ Đài Loan thay đổi luật nhằm bảo vệ cho họ.
Trong khi chờ đợi nhà nước Việt Nam noi gương Indonesia và Cambodia trong chính sách bảo vệ cho công dân lao động ở nước ngoài nói chung, và đặc biệt thành phần gia nhân, Liên Minh CAMSA kêu gọi người dân trong nước cần hết sức đề cao cảnh giác.
Trong trường hợp bị nguy hiểm thì hãy cầu cứu qua các số điện thoại:
Malaysia: 1-800-222-2672
Đài Loan: (02) 2682-0679
Ở những nơi khác, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Thông tin về chính phủ Cambodia ngưng gởi gia nhân sang Malaysia:
---
---Năm 2012 công chức sẽ 'sống được' bằng lương tối thiểu (VnEx 28-10-11)-- Lương ‘giả vờ’, làm “vật vờ’ (VNN).