- Eximbank yêu cầu những gì với Sacombank? (NLĐ). - Trên bàn cờ Sacombank: Lợi ích đi về phía ai? (DT). - - Đua giành quyền kiểm soát Sacombank (TT). Sacombank và giả thiết không có màu hồng (VnEconomy).- Sẽ công khai lỗ lãi tất cả các ‘ông lớn’ Nhà nước (VNE). - Kêu lỗ lớn, doanh nghiệp xăng dầu lỗ thật bao nhiêu? (VTC).
- EVN cam kết rút khỏi kinh doanh ngoài ngành (TQ).- Bốn rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2012 (TTXVN).
- Thị trường vàng tạm “lặng sóng” (DT). – Vụ bán “vàng tấn” ở Cà Mau: Trưởng Chi cục thuế bị buộc rời nhiệm sở (DT).
- Thuế nhập khẩu xăng còn 0% (VEF). – Giá thế giới tăng, xăng dầu kêu lỗ nặng. – Giá điện, xăng, than theo cơ chế thị trường từ năm sau (DT).
- Chống chuyển giá từ “trứng nước” (TN).
- Làm gì để “buộc” doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt (VnEconomy).
- Định vị hàng Việt ở chợ (SGTT).-- Giá dầu tăng cao trên thị trường New York – (VOA).-Thuế nilon có thực sự hiệu quả? RFA 2012-02-19
Sau một tháng rưỡi áp dụng biểu thuế 100% lên các loại túi nilon để hạn chế việc sử dụng loại túi khó phân hủy, ảnh hưởng không tốt đến môi trường này, nhưng tác động của luật thuế mới dường như không hiệu quả, mà thậm chí còn khiến tình hình sản xuất mặt hàng bao bì nilon này thêm phức tạp. Với thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho các mặt hàng túi nilon, đối tượng chịu thuế này phải chịu mức thu từ 30,000 – 50,000 đồng/kg. Mục đích của việc đánh thuế nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng túi nilon, thế nhưng, do sự tiện dụng, rẻ tiền của những chiếc túi có giá thành trung bình chỉ khoảng 200 đồng, khiến cho đại đa số cả người bán lẫn người mua hàng vẫn không hề giảm bớt việc sử dụng.
Mức tiêu thụ không giảm
Theo báo chí và các phóng sự trong nước cho thấy, mức tiêu thụ túi nilon trong việc mua bán tại các chợ và hàng quán vẫn không thay đổi. Mặc dù, đó chỉ là những gì diễn ra với các tiểu thương nhỏ lẻ, tuy nhiên, xét về mặt toàn xã hội, từ ngành công nghiệp sản xuất nhựa, cho tới các nhà phân phối sử dụng túi nilon để bảo quản hàng hóa thì câu chuyện về chiếc túi nilon không còn là chuyện nhỏ.
Theo thông tin ghi nhận từ cơ quan môi trường, mỗi người Việt Nam trung bình 1 năm sử dụng ít nhất 35 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa và mỗi ngày Việt Nam xả vào môi trường rác nhựa lên tới 2,500 tấn. Túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, có nguồn gốc từ xăng dầu, khi thải vào môi trường, phải mất hàng chục đến hàng trăm năm mới phân hủy được hoàn toàn. Vì vậy, đánh thuế nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon là cần thiết.
Rắc rối
Thế nhưng, những văn bản pháp lý áp thuế lại đang gây ra nhiều bất cập đối với ngành nhựa Việt Nam - một ngành công nghiệp tạo ra việc làm cho hơn 200,000 lao động, và đóng góp gần 8 tỷ đô la vào GDP Việt Nam năm qua. Trao đổi với chúng tôi, đại diện của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết các doanh nghiệp sản xuất nhựa và bao bì nilon đang gặp nhiều rắc rối vì các thông tư hướng dẫn, vị này nói:“Hơn một tháng qua, thị trường nhựa Việt Nam hết sức hỗn loạn, vì khi thuế ban hành họ chỉ nói là đánh vào túi xốp thôi, PE là túi mình đi siêu thị. Tinh thần của luật là như vậy nhưng khi nghị định ban hành, thì người ta nêu ra là cả túi màng mỏng, có nguồn gốc từ HDPE, LDPE là bị đánh thuế, trừ bao bì đóng sẵn hàng hóa và túi thân thiện với môi trường.
Rồi sau đó là thông tư hướng dẫn cũng không rõ ràng và chi tiết, nên các doanh nghiệp rất hiểu lầm và cơ quan thuế cũng hiểu nhầm. Bây giờ không chỉ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi xốp cho các bà đi chợ bị đánh thuế, mà hầu hết tất cả các mặt hàng có nguồn gốc từ PE là đều bị đánh thuế.”
Bây giờ không chỉ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi xốp cho các bà đi chợ bị đánh thuế, mà hầu hết tất cả các mặt hàng có nguồn gốc từ PE là đều bị đánh thuế.Một đại diện của Hiệp hội Nhựa VN
Theo vị này giải thích, thì một hệ lụy lớn của thuế đánh vào túi nilon PE là nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quay sang nhập khẩu bao bì nilon đóng gói từ các nước ASEAN để họ tránh phải trả thêm mức thuế mới này. Vì theo luật thuế áp dụng, chỉ các mặt hàng nilon sản xuất trong nước là chịu thuế, còn nilon nhập khẩu thì miễn thuế hoàn toàn. Do vậy, chính sự bất cập này sẽ khiến ngành nhựa Việt Nam gặp nhiều xáo trộn và thua thiệt, đại diện của Hiệp hội Nhựa cho biết tiếp:
“Hiện tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, từ trước đến nay, người ta mua bao bì đó tại Việt Nam rồi đóng hàng xuất khẩu đi nước ngoài, hiện tại những doanh nghiệp này đều phải chịu thuế thêm 40,000 đồng/ký, trong khi người ta nhập khẩu những bao bì đó từ nước ngoài về Việt Nam, trong ASEAN thôi, thì người ta chịu thuế 0%.”
Ngoài ra, đại diện Hiệp Hội Nhựa còn cho biết thêm, với mặt hàng sử dụng đến nhiều túi nilon để bảo quản và phân phối là ngành thủy sản đông lạnh, cần có đến 5 lớp nilon khác nhau, trong đó có nhóm nilon PE, thì biểu thuế mới áp dụng càng khiến phức tạp thêm chi phí bao bì cho mặt hàng này.
Đánh thuế người mua
Mặc dù khâu phân phối và bán hàng sử dụng túi nilon đang gặp khó khăn như vậy, nhưng xét ở chiều ngược lại, từ phía người tiêu dùng, thì xem ra thuế nilon lại không gây ảnh hưởng gì, vì toàn bộ chi phí này, phía người bán đã chịu. Mục đích chính là giảm việc tiêu thụ túi nilon xem chừng chưa có tác dụng. Ông Vũ Trung Kiên, giám đốc Trung Tâm Ứng dụng Biến Đổi Khí hậu nhận xét:“Mức thuế còn rất nhỏ nên người bán sẵn sàng chấp nhận bao cho người mua luôn thuế đó, thành ra, người tiêu dùng không có cảm nhận vì không bị động chạm gì, nên ý thức của người ta không hề nâng lên. Cho nên tôi cho rằng việc đánh thuế từ 1/1 vừa rồi chưa có tác động mong muốn.”
Quan điểm của chúng tôi là tác động ở khâu tiêu dùng trước, khâu sản xuất sau thì như thế mới có tác dụng bởi vì dưới sức ép của người tiêu dùng thì nhà sản xuất mới thay đổi.Ô. Vũ Trung Kiên
Theo quan điểm của ông Kiên, thì để biện pháp thuế hiệu quả hạn chế người tiêu dùng sử dụng túi nilon là phải làm sao chuyển dần gánh nặng thuế đó sang phía người tiêu dùng. Đồng thời, ông Kiên cũng cho rằng quan điểm của phía bảo vệ môi trường là làm sao tác động được đến người tiêu dùng trước, vì chính những người tiêu dùng mới là những người quyết định trực tiếp đến khối lượng sử dụng bao túi nilon.
“Quan điểm của chúng tôi là tác động ở khâu tiêu dùng trước, khâu sản xuất sau thì như thế mới có tác dụng bởi vì dưới sức ép của người tiêu dùng thì nhà sản xuất mới thay đổi. Nếu chúng ta tác động từ người sản xuất thì rất khó để người tiêu dùng thay đổi và hiệu quả rất thấp.”
Ở các nước phương Tây và Hoa Kỳ, khi muốn giảm thiểu việc sử dụng một mặt hàng nào đó thì người ta trực tiếp đánh thuế vào chính mặt hàng đó. Thí dụ, tại Hoa Kỳ cũng có thuế rác thải nilon, nhưng người ta đánh trực tiếp vào người mua, khi mua hàng phải trả thêm một khoản tiền nhất định, nếu muốn có túi đựng nilon. Trong khi tại Việt Nam, thì việc áp dụng thuế lại đánh theo chiều ngược lại, tức là đánh vào nhà sản xuất và người bán hàng, trong khi đối tượng chính là người tiêu dùng lại không hề bị đụng chạm.
Ý thức người dân
Ở góc độ khác, vì sao cho đến giờ này, người tiêu dùng vẫn dửng dưng với hành vi sử dụng túi nilon. Câu trả lời có thể thấy ngay là Việt Nam chưa có một giải pháp thay thế hiệu quả và ít tốn kém cho mặt hàng này. Quay lại với ông Vũ Trung Kiên, ông cho biết, hiện nay, Trung tâm của ông đang khuyến khích người dân sử dụng túi sinh thái, là loại túi không thấm nước, có thể tái sử dụng được nhiều lần và tự hủy được trong một thời gian ngắn.
Có thể nhận thấy, việc đánh thuế đối với các sản phẩm túi nilon nhằm định hướng người tiêu dùng sang các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường là hợp lý. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có tiêu chí và đối tượng chịu thuế rõ ràng để việc đánh thuế này không gây tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp nhựa đang hiệu quả. Đồng thời, Việt Nam cũng phải có các biện pháp tuyên truyền đi kèm để người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm thay thế và thân thiện với môi trường. Bởi nếu, dù có đánh thuế cao mà người dân không ý thức được vấn đề môi trường, thì những quy định mới vừa gây thiệt hại kinh tế lại vừa không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Các công ty sản xuất túi ny-lông gặp khó khăn với mức thuế mới RFA 13.02.2012
Mức thuế cao 40.000 đồng cho một kg túi ny-lông sản xuất trong nước, khiến các công ty nghĩ đến việc phải nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN khác như Indonesia hay Thái Lan để tiết kiệm chi phí sản xuất.
Tại một cuộc họp do Hiệp Hội Nhựa Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, các công ty sản xuất túi ny-lông đã nêu lên những ý kiến về những điều khoản của Luật thuế Môi trường có hiệu lực từ hôm 01/01/2012.
Theo luật mới, túi ny-long là 1 trong 7 mặt hàng có thuế môi trường cao nhất. Mức thuế 30.000 đến 40.000 được áp dụng là do tình trạng sử dụng túi ny-lông đáng báo động, gây thiệt hại về môi trường.
Chủ tịch Hiệp Hội Nhựa Việt Nam, ông Lê Quang Doanh cho biết mục đích của luật mới là để bảo vệ môi trường và hạn chế việc sử dụng những sản phẩm gây ô nhiễm, nhưng theo ông Doanh thì mức thuế mới là không khả thi.- Việt Nam có 44 triệu tấn chất thải rắn vào năm 2015 – (VOA).
- Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty – (BBC). . – Những tổng thống Mỹ giàu có nhất trong lịch sử (DT).
- Con gái thủ tướng lãnh đạo bốn công ty – (BBC). . – Những tổng thống Mỹ giàu có nhất trong lịch sử (DT).
-Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Lợi nhuận vào túi chủ đầu tư (NLĐ 8-2-12) - - Đánh giá lại tác động môi trường thủy điện Đồng Nai 6, 6A: “Chúng tôi bảo vệ cái đúng” (TT).- Không nên ăn thịt thú rừng, vì sao? – Kỳ 2: Mắc nhiều bệnh khó chữa (TN).-
- Nghiên cứu tác động thủy điện Xayaburi vẫn “án binh bất động” (Thiennhien.net).- Cá chết trắng trên cánh đồng, sông suối (VNN). - Cá sông Bàn Thạch chết hàng loạt (DV). - Khánh Hoà: Phát bệnh ung thư vì cả làng uống nước ruộng (LĐ). - Nhà máy đạm Cà Mau thuê người vớt cá chết? (TN). --- 200 chim quý trong sách đỏ thế giới đến ĐBSCL trú ngụ (VTC).
-- Khu dân cư “quái dị“, nhà nào cũng có người điên hoặc hấp hối chờ chết vì “lấn đất thiêng”? (PL&TĐ).
- Hiểm họa từ không khí bẩn ở Việt Nam (VNE).Không khí ở Việt Nam bẩn thứ 10 thế giới --- Kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới: Phải làm thật chặt (ĐĐK). -
- FDI tháng 1.2012 thấp kỷ lục: Cảnh báo điểm nghẽn vốn và giải ngân (LĐ).- Dòng tiền lớn chờ bên lề thị trường (ĐTCK).- USD tự do giảm 130 đồng (VEF).
-- Giá vàng “nội” lại cao hơn thế giới 1,2 triệu đồng/lượng (DT). - Giá vàng “loạn giá”, vừa tăng vừa giảm (LĐ). - Chênh lệch giá vàng gia tăng (Tầm nhìn).-- Gửi vàng và huy động vàng: Nhiều rủi ro và lo ngại (LĐ).- Doanh nghiệp khó khăn ngay từ đầu năm (DT).
- EVN quay về ngành nghề chính (TBKTSG).
-- Blog chứng khoán: Thủ tướng “cứu” chứng khoán? (VnEconomy). - Chỉ số VN30 dậm chân sau một tuần khởi động (TTXVN). - Vùng tối và sáng của công ty chứng khoán (TBKTSG).
- Sữa tăng giá: Chỉ còn biết kêu trời (VEF).- Công an đánh dân vì dám chặn xe gây ô nhiễm môi trường. – “Sẽ xử lí công an viên đánh dân chặn xe chở đất” (VNN). - Công an thừa nhận tát người dân chặn “xe bẩn” (TN).
- Những con gấu khốn khổ ở Việt Nam trên báo Mỹ (VNE).-- Gấu ngựa bị nguy hiểm do việc khai thác mật ở Việt Nam: Endangered Moon Bears Harvested for Bile in Vietnam (National Geographic).- Lái xe hành hung, giam giữ một cán bộ kiểm lâm? (LĐ).- Cây xanh bị xâm hại vô tội vạ (NLĐ).- Băm nát rừng phòng hộ tìm “thần dược quý ông”(VTC).- Bước ngoặt Mê Kông: Chia sẻ dòng sông vì tương lai chung (Thiên nhiên).- Săn “thuỷ quái” thượng nguồn sông Mã (NNVN).- Bình Định lại xẻ đất rừng khai thác titan (Thiên nhiên).
- Xây nhà trong… rừng phòng hộ (Thiên nhiên).-
- Trung Quốc điều tra trứng nhiễm độc – (NV). - Quảng Châu (TQ): Quan chức không được “nói dài, nói dai” (TT).- Sông Dương Tử bị ô nhiễm : dân Trung Quốc hoảng sợ – (RFI). – Ô nhiễm sông Dương Tử gây hoảng loạn ở Trung Quốc – (VOA).-- Khai thác vàng ở Kon Tum: Những hình ảnh kinh hoàng (VTC).
- Những dòng sông… chờ chết (LĐ).