Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Báo TQ lại ra cảnh báo về Biển Đông

You will need to prepare for the sounds of cannons, Chinese warn.
Báo TQ lại ra cảnh báo về Biển Đông

Hoàn cầu Thời báo thường xuyên có bài mang nội dung dân tộc chủ nghĩa
Tờ Hoàn Cầu Thời báo vừa có bài xã luận cảnh cáo các nước cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, rằng 'tiếng súng sẽ vang' trên vùng biển tranh chấp.
Trong bài xã luận mới nhất đăng vào thứ Ba ngày 25/10, tờ báo này nói các quốc gia như Việt Nam và Philippines cần ‘chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác’ nếu như còn tiếp tục đối chọi với Trung Quốc.

Một hòn đảo không người ở trên Biển ĐôngBài xã luận nói các nước láng giềng đang lợi dụng ‘lập trường ngoại giao ôn hòa’ của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông.
“Hiện nay, quan điểm chính thống của Trung Quốc là trước tiên cần phải thông qua các kênh đàm phán để giải quyết tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên tồi tệ, thì hành động quân sự là cần thiết,” bài xã luận viết.
"Nếu các nước kia không muốn thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc, thì họ phải chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đạn đại bác. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng, vì có thể đây là cách thức duy nhất để giải quyết tranh chấp trên biển."
Hoàn Cầu Thời báo, một trong các báo có lượng độc giả lớn nhất Trung Quốc, thường xuyên có các bài giọng điệu hiếu chiến, mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa, đôi khi khá quá khích.
Đây là một ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thêm vào đó, Trung Quốc giữ kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực truyền thông, và nhiều người tin rằng đường hướng hung hăng của các tờ báo như Hoàn Cầu phản ánh một luồng dư luận trong chính giới.
Tuy nhiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du bác bỏ nội dung bài xã luận phản ánh quan điểm chính thống của Chính phủ nước này.
Bà Khương nói Trung Quốc cam kết tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông.
"Báo chí Trung Quốc có toàn quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng tôi hy vọng các báo đóng vai trò xây dựng và chuyển tải trung thực các thông điệp."

Hiếu chiến

Đây không phải lần đầu Hoàn Cầu Thời báo có các bài kêu gọi biện pháp 'trừng phạt' các nước tham gia tranh chấp với Trung Quốc.
Trong một bài viết vào cuối tháng Chín, tờ này cũng kêu gọi Bắc Kinh có "hành động quân sự".
Xã luận mới đăng hôm thứ Ba 25/10 viết rằng các nước khác đã tảng lờ kêu gọi 'gác bỏ khác biệt để hợp tác vì lợi ích chung' mà Trung Quốc đưa ra.
"Hiện không có biện pháp nào có thể giúp giải quyết các vấn đề một cách hòa bình."
"Thực tế là các nước trong khu vực đều tin là họ có cách bắt Trung Quốc phải nhân nhượng. Trung Quốc muốn giữ hòa khí, nhưng đó thực là một vai trò bị cô lập."
Tờ Hoàn Cầu cảnh báo: "Trung Quốc phải tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế này".
Tình hình Biển Đông sau một thời gian tạm lắng lại gia tăng căng thẳng khi Việt Nam và Ấn Độ ký kết hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam mà Bắc Kinh nhận là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Tuần này hải quân Philippines và Hoa Kỳ cũng đang tiến hành tập trận với hoạt động đổ bộ ở Biển Đông.
Mới đây lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu.
Trước đó hai bên cũng thống nhất sẽ tuyên truyền, quản lý báo chí hai nước để nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ Việt-Trung.
Tuy nhiên, với truyền thông Trung Quốc đăng tải các bài như nói ở trên, có thể thấy các nỗ lực chung dường như chưa giải tỏa được căng thẳng trong khu vực.


-Global Times editorial warns neighbouring countries against pursuing “illogical” opportunismin their dealings with China, arguing that such policies could ultimately force Beijing into a military response.

Recently, both the Philippines and South Korean authorities have detained fishing boats from China, and some of those boats haven’t been returned. China has been increasingly confronted with sea disputes and challenged by tough stances from the countries involved. These events have been promoting hawkish responses within China, asking the government to take action ….
Currently, China’s mainstream understanding is that it should first go through the general channels of negotiating with other countries to solve sea disputes. But if a situation turns ugly, some military action is necessary.


This public sentiment will influence China’s future foreign policy. Countries currently in sea disputes with China may have failed to spot this tendency, as they still perceive China through conventional wisdom. Thus, the , as well as other sensitive sea areas, will have a higher risk of serious clashes.
If these countries don’t want to change their ways with China, they will need to prepare for the sounds of cannons. We need to be ready for that, as it may be the only way for the disputes in the sea to be resolved.
The hawkish tone echoes that of a recent op-ed by a think tank analyst who advocated “tiny-scale battles” against the southern “minnows” if polite warnings failed:
The  and  Wars have already set some bad examples for us in terms of the scale of potential battles, but the minnows will get a reality check by the art of our move ….
’s decisive move on Caspian Sea issues in 2008 proved that actions from bigger countries might cause a shockwave for a little while but will provide its region with long-term peace.

Don’t Take China’s Peaceful Approach for Granted

Cám ơn Mafiovi mách bài !

--------
-– Bức thư của các khoa học gia người Việt gửi Ban Giám đốc Công ty Google – (BoxitVN). –  Tập san khoa học Nature cảnh giác với tấm bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc– (RFI). -  – –  50 năm Đoàn tàu không số – (BBC).  Video về sự kiện đảo Gạc Ma 1988.

Biển Đông - Trung Quốc -Ấn Độ: Asia’s Giants Colliding at Sea? (Project Syndicate 24-10-11) ◄ - TQ càng hung hăng, Hoa Kỳ-VN-Ấn Độ càng gắn bó (RFA 22-10-11)
Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào basam -The Diplomat Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào Rukmani Gupta Ngày 23-10-2011 Một số người đang đề nghị Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Không cần. Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ đẩy tranh chấp chủ quyền

-  Beijing urges Manila to return Chinese vessels (Philstar). - Philippines ‘không trả thuyền Trung Quốc’ – (BBC). - VN và Philippines hợp tác an ninh biển – (BBC).  - Philippines đề xuất tổ chức cuộc họp đặc biệt về vấn đề biển Đông (SGGP).


Mỹ - Châu Á Thái Bình Dương: U.S. to Sustain Military Power in the Pacific, Panetta Says (NYT 23-10-11) “Đã cho đủ cà rốt rồi, nay Trung Quốc cần cái gậy” – (BoxitVN/ Trung Hoa võng). 
Hội nghị ADMM hẹp: Xây dựng biển Đông trở thành khu vực hòa bình (PLTP). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hoan nghênh Đông Nam Á trong chính sách Biển Đông – (RFI). - Hoa Kỳ gia tăng hoạt động ngoại giao tại Châu Á – (RFI). – Mỹ ‘xem châu Á là ưu tiên’ – (BBC).  - Hoa Kỳ cam kết duy trì hiện diện tại Châu Á–Thái Bình Dương - (RFA). - Bộ trưởng Panetta tuyên bố Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện ở Trung Đông - (VOA). - Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN (TN). –  Asia’s Giants Colliding at Sea?(Project Syndicate). – Asian powers scrambling for regional space‎ (The Japan Times).




Tổng số lượt xem trang