Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Hết biết với BBC : ngay cái tựa cũng nhầm :Báo Nhân Dân lên án HRW - (thật ra là QĐND)

Linh mục Nguyễn Văn Lý-báo ND không có bài nào như vậy ... mà bài BBC nói tới là “Bảo hoàng hơn vua” (QĐND 9-10-11) -- Nói về Human Rights Watch và giải Hellman/Hemmett
-- BBC nhanh nhưng ẩu -- giống VNN



HRW luôn lên án chính phủ Việt Nam không cho người dân tự do bày tỏ chính kiến
Trong một bài xã luận dài hôm Chủ nhật ngày 9/10, báo Nhân Dân đã lên tiếng phê phán cách làm việc của Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới (HRW).


Bài xã luận tập trung vào một trường hợp duy nhất là vụ xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tù nhân hiện bị giam sau vụ xử phúc thẩm tháng 8 vừa qua nhưng được HRW tuyên bố là vô tội và đòi trả tự do ngay lập tức.
Mục đích của bài xã luận này là nhằm phản bác HRW về trường hợp Cù Huy Hà Vũ để những người ‘thiếu nhận thức’ không tin vào bản báo cáo của HRW bởi vì, theo tác giả "biết đâu chẳng có người tin vào bản báo cáo của HRW".
Bài xã luận bao gồm hai phần: phê phán ông Cù Huy Hà Vũ và qua đó công kích HRW.
Trong phần công kích ông Hà Vũ, bài xã luận nêu lên ba ‘tội’ của ông: chống Đảng, chống Hiến pháp và kích động hận thù Việt-Trung.
'Chống lại Hiến pháp'
Bài xã luận được đăng không lâu trước chuyến Bấm thăm Trung Quốccủa Tổng Bí thư Đảng, ông Nguyễn Phú Tṛọng, vào tuần này.
Bài xã luận dẫn lại câu nói của ông Vũ rằng ‘cả lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng cộng sản’ để làm bằng chứng phản bác lập luận cũng của chính ông Vũ rằng ông không chống Đảng.
Tác giả cũng viện dẫn Hiến pháp 1992 mà trong đó quy định vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam để chứng minh là ông Vũ đã vi phạm pháp luật.
"Công kích Hiến pháp 1992, chẳng những Vũ chống lại Đảng cộng sản Việt Nam mà còn chống lại Hiến pháp," tác giả viết.
Tác giả cũng đặt câu hỏi TS Vũ ‘có tư cách gì mà dám nói’ Đảng tiếm quyền.
Về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, bài xã luận nói ông Vũ có mưu đồ "đưa dân tộc ta, đất nước ta, xã hội ta…lệ thuộc vào phương Tây" qua việc ông kêu gọi đồng hành quân sự với Hoa Kỳ để "kích động tâm lý kỳ thị, đối đầu về quân sự với Trung Quốc".
Bài trên Nhân Dân, cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản kết luận rằng "Cù Huy Hà Vũ là một trường hợp đặc biệt được HRW sử dụng trong chiến lược chống phá Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Tác giả bài xã luận đặt nghi vấn về tính khách quan cũng như động cơ của Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới.
HRW bị chỉ trích là chỉ dựa vào một nguồn thông tin là ‘từ những kẻ chống đối Nhà nước’.
“HRW… đã cố tình lờ đi tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài, đang ủng hộ đường lối, chính sách đổi mới…của Đảng và Nhà nước,” bài xã luận viết nhưng không đưa ra căn cứ nào để chứng minh.
Tác giả cáo buộc HRW không đánh giá, thẩm định các thông tin, không nghiên cứu luật pháp quốc gia và áp đặt quan điểm của mình cho người khác và còn khẳng định rằng ‘không ít người nghi ngờ về nguồn tài chính của HRW’.
Bài xã luận cũng giải thích lý do tại sao Việt Nam được HRW ‘ưu ái’ hơn cả khi chiếm đến 1/6 giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett trên tổng số 24 quốc gia được trao giải trong năm nay là vì "Việt Nam không chỉ là quốc gia cộng sản nắm quyền lãnh đạo mà còn là quốc gia đã để lại những trang lịch sử đau buồn cho Hoa Kỳ".
“Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Việc lự̣a chọn thể chế chính trị như thế nào, đa đảng hay một đảng lãnh đạo cầm quyền; Hiến pháp và hệ thống pháp luật ra sao, tòa án xét xử như thế nào là quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, không ai có quyền bài bác,” bài xã luận kết luận.
Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới (Human Rights Watch - HRW)có trụ sở tại New York nói họ không nhận tiền tài trợ từ các chính phủ dù trực tiếp hay gián tiếp và chỉ nhận tiền đońg góp từ các tổ chức hoặc cá nhân.
HRW thường xuyên ra phúc triǹh về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam và yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cầm tù chỉ vì thể hiện quan điểm một cách hòa bình.

Báo Nhân Dân lên án HRW


“Bảo hoàng hơn vua” (QĐND 9-10-11) 

QĐND - Trong buổi ra mắt tại Hà Nội, 20-8-2011, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ngài David Shear cho biết các ưu tiên cao nhất của ông trong nhiệm kỳ là gia tăng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ nhằm “thúc đẩy tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước”. Trong cuộc họp báo ngày 9-9-2011 tại Hà Nội, ngài Đại sứ đã nhấn mạnh đến hai vấn đề  mà ông quan tâm đó là “xây dựng lòng tin” và “duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng trong khu vực”. Ông khẳng định: “Không có gì quan trọng hơn có được mối quan hệ tốt giữa Mỹ với Việt Nam và Trung Quốc”...
Thế nhưng Tổ chức Theo dõi nhân quyền có tên tiếng Anh là “Human Rights Watch” (HRW) lại quá hăng hái trong những việc họ đang làm, đi ngược lại tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Đúng như thành ngữ có câu: “Bảo hoàng hơn vua”.
Câu chuyện là thế này: Ngày 14-8-2011, HRW công bố danh sách những người được trao giải thưởng Hellman/Hammett  năm 2011. Trong tổng số 48 “cây bút” ở 24 quốc gia được trao giải có tới  8 người mang quốc tịch Việt Nam (tức là 1/6). Trong số 8 “cây bút dũng cảm” lần này có Cù Huy Hà Vũ, người vừa bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế hành chính về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự.
Về trường hợp của Cù Huy Hà Vũ, trước đó, ngày 26-5-2011, HRW đã công bố bản Báo cáo dài gần 60 trang, mang tựa đề  "Đảng CSVN đối đầu với luật gia Cù Huy Hà Vũ". Trong  thông cáo báo chí cùng ngày, người đại diện của HRW cho rằng” Cù Huy Hà Vũ không vi phạm pháp luật” và vụ án là "bước ngoặt mở ra cuộc đấu tranh mới" ở Việt Nam. Thật là một nhận định hàm hồ!
Vậy HRW là ai? Giải thưởng Hellman/Hammett trao cho những người như thế nào? Và, việc HRW trao “giải thưởng” cho Cù Huy Hà Vũ nhằm mục đích gì?
Tổ chức Theo dõi nhân quyền được thành lập vào năm 1978, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, dưới cái tên Helsinki Watch. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức phi chính phủ khác ở Mỹ cùng chung mục đích trở thành tổ chức Human Rights Watch, trụ sở tại Niu Y-oóc - Hoa Kỳ. Tổ chức này ban đầu  có chức năng “giám sát”, “thu thập các tư liệu” về việc tình hình vi phạm nhân quyền ở Liên Xô và  giúp đỡ "các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô-viết". Ngày nay HRW tự cho mình cái quyền theo dõi nhân quyền ở các nước trên toàn thế giới và hằng năm ra báo cáo về tình hình nhân quyền trên thế giới. Những báo cáo này thường tập trung vào việc xuyên tạc, bôi nhọ các nước XHCN, các nước theo đạo Hồi...
Giải thưởng Hellman/Hammett mang tên hai nhà văn nổi tiếng  Mỹ. Giải thưởng này ra đời từ năm 1989. Hằng năm HRW xét trao giải này, bằng tiền mặt (từ 1000USD đến 10.000USD) cho các “cây bút” đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nhằm “vinh danh lòng dũng cảm của họ trước tình trạng bị đàn áp về chính trị” của các “nhà nước độc tài”.
Theo phân bố giải thưởng năm nay thì Việt Nam có thể được xem là quốc gia được “ưu ái” hơn cả. Có người nói rằng sự ưu ái này dành cho Việt Nam là vì Việt Nam không chỉ là quốc gia Cộng sản nắm quyền lãnh đạo mà còn là quốc gia đã để lại “những trang lịch sử đau buồn” cho Hoa Kỳ. Vậy HRW đã trao giải thưởng cho những người như thế nào?
Đầu năm 2007, HRW đã trao giải cho một số “nhà hoạt động nhân quyền”, thực chất là những đối tượng chống đối đã bị xử phạt tù, như Lê Chí Quang, Trần Khải Thanh Thủy, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Khắc Toàn… 
Cù Huy Hà Vũ là một trường hợp đặc biệt được HRW sử dụng trong chiến lược chống phá chế độ xã hội XHCN, chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trong báo cáo về vụ án Cù Huy Hà Vũ,  HRW viết: “Cù Huy Hà Vũ  vô tội” và HRW đòi “trả tự do ngay lập tức” cho Cù Huy Hà Vũ.
Kẻ tung, người hứng, Cù Huy Hà Vũ và gia đình cũng đã có ngay “Thư cám ơn” HRW. Đương nhiên người ta không quên lợi dụng  thư này để một lần nữa vu cáo, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt  Nam. Trong “thư cám ơn”, Cù Thị Xuân Bích, em gái Cù Huy Hà Vũ đã ca  ngợi bản báo cáo  “đã không có một chút sơ suất nhỏ nhặt nào", "điều đó không chỉ chứng tỏ một trình độ làm việc chuyên nghiệp tuyệt vời", "Bản báo cáo đó không cho đối phương một cơ hội lấp liếm", "Bản báo cáo đã lập luận bằng những tình tiết hoàn toàn cụ thể và trung thực”…
Trong thời đại “thừa thông tin, thiếu nhận thức”, như nhà tương lai học Mỹ Alvin Toffer từng nói, thiết tưởng không phải ai cũng có thời gian để theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ, biết đâu chẳng có người tin vào bản Báo cáo của tổ chức được gọi là “phi lợi nhuận” HRW bởi vậy người viết bài này thấy cần phải cung cấp thông tin về Cù Huy Hà Vũ để mọi người xem xét. Phải chăng Vũ vô tội, đã bị xử phạt oan?
Trong phiên tòa phúc thẩm, Vũ có nói rằng, y “không chống Đảng Cộng sản Việt Nam, không chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Nhưng, thử hỏi những tài liệu Vũ viết, những bài trả lời của y trên sóng phát thanh sau đây có phải là chống lại Nhà nước và chống Đảng Cộng sản Việt Nam không? Cù Huy Hà Vũ nói: “Cả lập pháp, hành pháp, tư pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng Cộng sản”; Pháp luật Việt Nam, theo Vũ, chỉ là “một quái trạng”.
Vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Điều 4 Hiến pháp năm 1992 khẳng định. Thế nhưng Cù Huy Hà Vũ nói: “Việc Đảng nắm quyền lãnh đạo đất nước chỉ có thể là hành vi tiếm quyền, là hành vi chiếm đoạt thành quả của nhân dân”…, là “không chính danh. Mà Đảng đã không “chính danh” thì quyết không thể “lãnh đạo” bất kỳ ai! Tóm lại Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là hoàn toàn phi lý và vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ”. Công kích Hiến pháp 1992, chẳng những Vũ chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn chống lại Hiến pháp. Căn cứ vào đâu, với tư cách gì Vũ dám nói Đảng Cộng sản Việt Nam tiếm quyền…? Vì vậy hành vi của Vũ không chỉ là quan điểm cá nhân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Về chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến quan hệ Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, Cù Huy Hà Vũ kêu gọi “đồng hành quân sự với Hoa Kỳ”, đồng thời kích động tâm lý kỳ thị, đối đầu về quân sự với Trung Quốc. Những hành vi đó của Vũ nhằm mục đích gì, nếu không phải là đưa dân tộc ta, đất nước ta, xã hội ta vào con đường chiến tranh hoặc lệ thuộc vào phương Tây. Đó chính là dã tâm của các thế lực thù địch.
Lại nói về HRW, như có nhà khoa học đã nói, ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi trên thế giới ngày nay đang có không ít những kẻ “hành nghề chống Cộng”, nghĩa là họ viết sách, ra báo, làm phim, mở các trang web, đi rao giảng... mà thực chất là tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo các quốc gia Cộng sản hoặc các quốc gia không chịu theo cái gậy chỉ huy của các đại gia phương Tây. Con bài chống Cộng đối với họ là “một công hai việc” - vừa chống lại những thế lực thù địch, lại vừa là công cụ để thu hút tài trợ. Chẳng thế mà đã có không ít người nghi ngờ về nguồn tài chính của HRW.
Về nguồn thông tin mà HRW lấy làm căn cứ cho các báo cáo, như nhiều người đã chỉ trích là họ “chỉ dựa vào thông tin từ những kẻ chống đối nhà nước”. Đối với Việt Nam thì hầu hết là thông tin đã “ôi”, quá đát (date) hoặc là những ký ức về những cuộc tháo chạy tán loạn, hoặc “số phận không may của những “thuyền nhân”, lênh đênh trên biển. Thậm chí là thông tin từ những kẻ chưa bao giờ được đặt chân tới Việt Nam… HRW hoàn toàn không biết, nói đúng hơn là đã cố tình lờ đi tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài, đang ủng hộ đường lối, chính sách đổi mới, ủng hộ chủ trương Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. Vậy rút cuộc  qua các hoạt động của HRW ở Việt Nam cho người ta thấy điều gì? Điều dễ nhận thấy nhất đó là tư duy của họ: vừa thực dụng, vừa bảo thủ lại vừa lỗi thời.
- Thực dụng là vì họ chỉ nói lấy được, viết lấy được, không quan tâm gì đến đánh giá, thẩm định các thông tin, không nghiên cứu luật pháp quốc gia, áp đặt quan điểm của mình cho người khác. Trong các báo cáo của mình, HRW chỉ lấy phần thông tin tiêu cực hoặc sự xuyên tạc, vu cáo của những kẻ đã bị tòa án tuyên phạt. Và như có người nói, những việc làm của HRW không phải là vô tư, chỉ vì mục tiêu chính trị, dân chủ, nhân quyền mà còn là một thủ thuật tranh thủ các nhà tài trợ!
- Bảo thủ là vì đến nay HRW vẫn nhìn nhận tình hình chính trị xã hội thế giới qua lăng kính từ thời kỳ chiến tranh lạnh. HRW luôn luôn lợi dụng sự đối lập giữa giữa hai hệ tưởng XHCN và TBCN, lấy các giá trị phương Tây làm chuẩn mực, công kích các quốc gia đi theo con đường XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Lỗi thời là vì mọi hoạt động của HRW chỉ hướng tới mục tiêu phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội ở các quốc gia. Về khách quan mà nói việc HRW đang làm  đi ngược lại với lợi ích và sự phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Việc lựa chọn thể chế chính trị nào, đa đảng hay một đảng lãnh đạo cầm quyền; Hiến pháp và hệ thống pháp luật ra sao, tòa án xét xử như thế nào là quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, không ai có quyền bài bác. Sự khác biệt về thể chế chính trị, xã hội và văn hóa giữa các quốc gia là điều bình thường và người ta có thể giảm thiểu sự khác biệt đó bằng con đường đối thoại bình đẳng chứ không thể là sự kỳ thị, áp đặt từ một phía.
HRW nếu muốn trở thành một tổ chức nhân quyền đích thực, được các nước tôn trọng hãy từ bỏ cách nhìn nhận thiên kiến, cổ hủ, thiển cận,  đồng thời phải biết tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, không nên biến mình thành công cụ cho những lực lượng chính trị cực hữu Hoa Kỳ và phương Tây.
Việt Bách

Tổng số lượt xem trang