Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Liên minh Châu Âu để mặc Hy Lạp vỡ nợ?

--Liên minh Châu Âu để mặc Hy Lạp vỡ nợ?-(Tamnhin.net) – Thay vì cứu trợ, Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận kịch bản Hy Lạp vỡ nợ và giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng của nó.
Đánh giá tình hình và triển vọng đen tối của bức tranh kinh tế tại Hy Lạp nói riêng và châu Âu nói chung, "Tạp chí Âu-Á" cho biết hiện nay các tổ chức châu Âu đã thay đổi giọng điệu liên quan đến vấn đề nợ của Hy Lạp.

Sự thay đổi giọng điệu của EU diễn ra dần dần do sức ép của những thay đổi thất thường trên các thị trường tài chính và thị trường chứng khoán cũng như nguy cơ thua lỗ của các ngân hàng. Đó là chưa kể sự phản đối ngày càng tăng của công chúng đối với các biện pháp khắc khổ của chính phủ Hy Lạp.


Trước đó, EU rất lo sợ Hy Lạp vỡ nợ sẽ gây nên phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát, sợ các ngân hàng cho vay lớn nhất bị phá sản sẽ đẩy nhiều ngân hàng khác xuống vực thẳm giống như vụ phá sản năm 2008 của Ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ.


Các nước mắc nợ nghiêm trọng khác ở Châu Âu như Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Italy cũng có nguy cơ bị giảm bớt các khoản cho vay nếu Hy Lạp phá sản.


Vì vậy, các gói cứu trợ nhiều tỷ euro hiện nay chủ yếu để kéo dài thêm thời gian trước khi Hy Lạp sụp đổ. Chúng không mang lại lợi ích cho nhà nước và tất nhiên là cho cả người dân Hy Lạp mà trực tiếp rơi vào túi tiền của các ngân hàng cho vay vì các ngân hàng này sẽ được thanh toán đầy đủ cả tiền gốc và lãi. Các gói cứu trợ của Hy Lạp có quan hệ với các biện pháp cắt giảm chi tiêu lớn, mà ngay từ đầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi kinh tế của Hy Lạp. Thậm chí với những người không hiểu biết nhiều kinh tế, họ cũng nhận thấy rõ ràng tình trạng suy thoái gây nên bởi các biện pháp khắc khổ sẽ phá hủy tất cả các khoản tiết kiệm từ ngân sách.


Các biện pháp khắc khổ không giúp nhiều cho việc cơ cấu lại ngân sách, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tầng lớp người lao động. Theo "bộ ba" gồm Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ủy ban châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính phủ Hy Lạp đã giảm bớt các khoản tiền trợ cấp và thu nhập, sa thải hàng chục nghìn công chức và đẩy nhiều công ty tư nhân vào phá sản do bị tăng thuế, trong khi đó tầng lớp người giàu tăng tích trữ của cải của họ trong các tài khoản ngân hàng nước ngoài. Do đó, các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp khắc khổ liên tục xẩy ra trên cả nước và ngày càng đe dọa sự tồn tại của chính phủ Hy Lạp.


Từ thực tế trên, "bộ ba" khẳng định đã đến lúc từ bỏ Hy Lạp. Phá sản nhà nước có nghĩa là chính phủ Hy Lạp không có ngân sách để chi trả lương, các khoản trợ cấp và nhiều khoản chi tiêu công khác. Cũng như các tập đoàn ô tô của Mỹ lợi dụng các thủ tục phá sản để xóa bỏ các nghĩa vụ tài chính của họ với lực lượng lao động, Chính phủ Hy Lạp có thể bãi bỏ các hợp đồng và các văn bản pháp lý hiện có. Do vậy sự phá sản của nhà nước Hy Lạp sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội trong nước và đe dọa người lao động ở các nước châu Âu khác.


Hiện nay mối lo chủ yếu của EU là làm sao để cho sự  vỡ nợ của Hy Lạp không ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng quốc tế cũng như các nước châu Âu khác. Tất cả các quyết định và các cuộc thảo luận của EU trong tuần qua đều xoay quanh vấn đề này. Các bộ trưởng tài chính đã trao quyền cho ECB áp dụng các biện pháp bảo vệ các ngân hàng Châu Âu nếu Hy Lạp vỡ nợ và phá sản. Ngày 6/10, ECB đã quyết định cung cấp khoản tiền lớn cho các ngân hàng đang bị đe dọa. Nói cách khác, thay vì cứu trợ các nước Khu vực đồng euro đối phó với vỡ nợ, EU đang sử dụng các khoản tiền của gói cứu trợ bằng đồng euro và ECB để giúp đỡ các ngân hàng khi các nước mắc nợ bị phá sản.


Rõ ràng, các kế hoạch chuẩn bị cho sự vỡ nợ của Hy Lạp đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc tiến công của giới tài phiệt nắm quyền lãnh đạo nhằm chống lại người lao động ở châu Âu. Do đó, chẳng bao lâu nữa, chắc chắn châu Âu sẽ diễn ra những biến động không nhỏ giống như “Phong trào chiếm Phố Uôn" hiện đang lan rộng trên toàn nước Mỹ. 

 Lê Chân (tổng hợp)

Liên minh Châu Âu để mặc Hy Lạp vỡ nợ?

- Trung Quốc cảnh báo sẽ có chiến tranh thương mại nếu Mỹ thông qua đạo luật về tiền tệ chống Trung Quốc: China warns of trade war if U.S. currency bill passes(The Globe & Mail). ---

Việt Nam tuần qua2011-10-08

Báo chí trong nước tuần này đột nhiên cho chạy những dòng tựa rất mạnh như “Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro”, “Nợ công tăng, khả năng trả nợ giảm”, “Cần có đổi mới lần 2”, “Một bộ phận cán bộ đang suy thoái về đạo đức”, v.v… và thậm chí là: “Đùa dai và nỗi nhục quốc thể”! Nợ xấu ngoại tệ và tỷ giá cuối năm


Minh bạch hóa và triệt tiêu lợi ích nhóm (Tamnhin.net).Tuần 3-8/10: Tỷ giá liên ngân hàng lên cao nhất hơn 4 tháng (Gafin.vn).-TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Kinh doanh vàng tài khoản rút ngắn khoảng cách chênh lệch giá (DĐDN).
Sẽ mở sàn vàng quốc gia (Gafin.vn).  “ba láp”  “Fool me once shame on you; fool me twice shame on me!” Tạm dịch: Lừa tôi được một lần, mấy ông xấu hổ vì chơi xấu. Lừa tôi được lần thứ hai, tôi phải xấu hổ vì chưa khôn ra!Dòng tiền từ vàng – Cơ hội cuối cho cổ phiếu? (VEF).- “Bằng chứng tố cáo HD Bank là một đoạn ghi âm” (DT).
 Ngành điện sẽ tự quyết giá bán điện (PLTP).Xả thải ra môi trường, Sonadezi Long Thành nói gì? (SGTT).  
-Xây dựng trạm quan trắc tại dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng  (Bee).

Bầu Đức tham dự giải doanh nhân toàn cầu (VNE). Nữ chủ soái Ree Corp: Hoa lạc giữa rừng gươm (DDDN 8-10-11) -- Nên để ý bài này, có thể cần đến nó sau này! ◄




Tổng số lượt xem trang