Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Lúa vụ ba: Thủ tướng ủng hộ, nhà khoa học lắc đầu

-Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp uy tín của Việt Nam nói rằng, làm lúa bằng mọi giá là không thông minh.  – RFA2011-10-14


AFP photo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (áo xanh đậm) kiểm tra một khu vực bị xói mòn do nước lũ tại huyện Hồng Ngự, phía nam đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp hôm 12/10/2011.

Rất tốn kém

Nhà khoa học đã nói như thế khi được hỏi về chủ trương sản xuất vụ ba qua bối cảnh lũ lớn đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long: 
“Trên phương diện khoa học mà nói, làm vụ ba rất tốn kém, mấy ông lãnh đạo chỉ chạy theo sản lượng, không thấy cái khổ của người dân. Làm cái đê dân cũng phải bỏ tiền ra, có gì hư hại dân gánh chịu hết. Bây giờ tính bồi thường mỗi ha thiệt hại 2 triệu đồng…đâu có được phải mười mấy triệu chứ…”


GSTS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh tới thứ tốn kém khác, đó là đê bao chắn lũ, làm đồng ruộng mất phù sa, đồng ruộng không được tẩy rửa, nông dân sử dụng nhiều phân bón thuốc trừ sâu. Hơn nữa cái khả năng mà mọi người không thấy là, người dân muốn đạt năng suất đã bỏ nhiều phân bón và đồng ruộng không hấp thu hết, nghiên cứu của Viện lúa Quốc tế cho thấy 60% lượng phân bón bị bốc hơi thành khí Ammonia hoặc Ôxýt nitơ (Nitrous oxide) là hai loại khí nhà kiếng rất độc nó làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. 
Có quan điểm đối nghịch với giới khoa học, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tán dương chủ trương sản xuất vụ ba và hệ thống đê bao vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng đã mở lời biện hộ cho chính phủ trong chuyến thị sát vùng lũ Đồng bằng Sông Cửu Long mới đây.
Theo Tuổi Trẻ Online, ngày 12/10 người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã thị sát vùng lũ miền Tây Nam Bộ bằng trực thăng, sau đó đi kiểm tra công tác chống lũ ở An Giang và Đồng Tháp. Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã đến thị xã Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp để cùng các bộ ngành làm việc với lãnh đạo ba tỉnh Đồng Tháp An Giang và Long An.
Trên phương diện khoa học mà nói, làm vụ ba rất tốn kém, mấy ông lãnh đạo chỉ chạy theo sản lượng, không thấy cái khổ của người dân. 
GSTS Võ Tòng Xuân
Bản thân được sinh ra và lớn lên ở miền Tây Nam Bộ, ông Nguyễn Tấn Dũng biện luận rằng, năm nay lũ lớn nhưng tới nay chỉ có 6.400 ha lúa bị thiệt hại trong số 240.000 ha lúa vụ ba chưa thu hoạch tỷ lệ 1%. Thủ tướng cho rằng, nếu lấy con số này để so sánh với thất thoát sau thu hoạch không dưới 10% thì hoàn toàn có cơ sở khẳng định chủ trương sản xuất vụ ba ở đồng bằng sông Cửu Long là đúng đắn. Nhắc lại rằng năm nay các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được qui họach tới 600.000 héc-ta lúa vụ ba bên trong hệ thống đê bao khép kín.        
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cao hình thức cụm tuyến dân cư vượt lũ được thiết lập bên trong hệ thống đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng cho biết từ nay tới 2015, chính phủ sẽ tiếp tục bố trí vốn đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ chứ không cắt giảm chương trình này. Được biết mùa lũ năm 2.000 có đến 539 người chết, trong khi mùa lũ 2011 có 43 người chết. Năm 2.000 hơn 800.000 căn nhà bị ngập trong lũ còn lũ năm nay có 70.000 căn nhà bị ngập. Thiệt hại về lúa, hoa màu và hạ tầng cơ sở khoảng hơn 1.100 tỷ đồng theo ghi nhận tính đến ngày 13/10.

Hệ thống đê bao 

Trong khi đó, Thời Báo Kinh Tế Saigon Online cho người đọc hiểu là chính sách về đê bao khép kín và sản xuất vụ ba có thể đang được chính phủ điều chỉnh. Tường thuật phiên họp chiều 12/10 ở Hồng Ngự tờ báo viết rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải qui hoạch lại việc thoát lũ cho đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hệ thống đê bao, sản xuất và xây dựng các cụm tuyến dân cư sống chung với lũ. 
debao250.jpg
Một đoạn đê bao ở ĐBSCL. Photo courtesy of siwrr.org.vn
Tờ báo trích lời Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh rút kinh nghiệm về sản xuất, vùng nào làm 2 vụ hay 3 vụ lúa hay 2 vụ lúa một vụ màu gắn với lịch thời vụ và đê bao, để thích ứng với lũ, né được lũ, sản xuất tốt hơn và chung sống được với lũ. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, sắp tới Chính phủ sẽ qui họach vùng ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long để đối phó với biến đổi khí hậu.
Chúng tôi nêu câu hỏi với TS Dương Nghĩa Quốc, giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp là với ý kiến của Thủ tướng như thế thì hệ thống đê bao khép kín sẽ không còn kín mà là đê bao hở? TS Dương Nghĩa Quốc phát biểu:
“Hiện nay có nhiều ý kiến, thứ nhất chính phủ giao Bộ NN-PTNT qui hoạch lại hệ thống thoát lũ của toàn vùng, đồng thời xem xét lại lịch thời vụ, điều chỉnh lịch thời vụ để làm sao vừa đảm bảo được sản xuất nhưng bên cạnh đó vẫn tận dụng được việc xả lũ để nó bồi đắp phù sa và vệ sinh đồng ruộng. Hiện nay qua chỉ đạo chung thì nơi nào có thể phát triển thì vẫn tiếp tục phát triển có thể giữ vững diện tích này hoặc tăng thêm."
Theo TS Dương Nghĩa Quốc là về mặt tổng quát làm hai vụ rồi xả lũ thì đương nhiên sẽ có phù sa bồi đắp và vệ sinh ruộng đồng, tất nhiên là tốt hơn khi làm đê bao khép kín. Tuy vậy ông đề xuất một mô hình sản xuất đặc biệt của địa phương mình:
“Đối với điều kiện cụ thể của Đồng Tháp, nếu mà tất cả các vụ lúa thu hoạch xong trong tháng 9 rồi xả lũ thì như vậy tăng được sản lượng lúa mà đồng thời đất không bị bạc màu do không xả lũ. Đồng Tháp có thể làm một vụ đông xuân, có thể làm một vụ màu thời gian ngắn hơn vụ hè thu và đưa ra lịch vụ thu đông xuống giống tháng 6 tháng 9 thu hoạch thì vẫn xả lũ được. Tất nhiên không phải mọi nơi đều phải làm ba vụ có nơi bị lũ đe dọa thì làm 2 vụ, có những nơi vừa đê bao vừa lịch thời vụ làm ba vụ rồi xả lũ thì theo tôi sẽ có lợi nhiều hơn.”         

Cần thay đổi tư duy

GSTS Võ Tòng Xuân nói với chúng tôi là cần thay đổi tư duy, không thể chỉ chạy theo cây lúa để làm giàu và sản xuất vụ ba trong mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long dù theo kiểu đê bao kín hay hở thì cũng không nên. Ông nói:
“Họ không thấy có thể làm giàu bằng cách nào khác ngoài cây lúa, nhưng lúa thì bảo đảm không thể làm giàu được ngoại trừ trường hợp Việt Nam dám nâng cao giá lúa như Thái Lan hoặc cao hơn nữa thì nông dân mới giàu được, chứ cứ giữ giá lúa thấp lè tè thì người nông dân luôn luôn chịu lỗ luôn luôn thiệt thòi mà những người buôn lúa, bán thuốc trừ sâu phân bón, những người đó làm giàu. 
000_Hkg5406615-250.jpg
Một nông dân "chạy" lúa trước cơn bão Nesat tại tỉnh Thái Bình hôm 30/9/2011. AFP
Trong khi đó tôi cũng nêu ra nhiều thí dụ, mình làm hai vụ lúa thì mình cắt 1 vụ để sâu rầy không tiếp nối, người ta vẫn đạt được 14 tấn-15 tấn như đồng bào di cư ở Cái Sắn, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), họ không bao giờ làm ba vụ chỉ làm hai vụ vẫn đạt 14,5 tấn trong khi mấy ông ở Đồng Tháp, An Giang làm ba vụ cũng chỉ đạt 13 tấn-14 tấn, nguyên cái chi phí cao gấp rưỡi bên Tân Hiệp.
Mình phải biết làm kinh tế chứ mấy ông lãnh đạo cứ đè dân xuống làm ra thêm lúa để họ được thăng quan tiến chức mà không cần nghĩ tới GDP của địa phương. Đây là những quyết định không sáng suốt. Thí dụ nữa nếu bên Hà Lan họ chỉ trồng khoai tây với lúa mì cho dân ăn thì làm sao Hà Lan giàu được như thế. Người ta để đất trồng cỏ nuôi bò để làm thức ăn cộng với trồng hoa để xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Họ làm giàu đâu chỉ với lương thực, chỉ có ông Việt Nam tầm nhìn không xa chỉ thấy cây lúa thôi không thấy cây gì khác.”
Nhiều nhà khoa học cho rằng chính phủ và người dân đã không tính đúng tính đủ giá thành hạt lúa, khi làm vụ ba trong đê bao chống lũ. Ngoài chi phí đầu vào tăng cao vì sử dụng nhiều phân bón thuốc trừ sâu, đầu tư vào đê bao rất tốn kém, chưa kể chi phí bảo vệ gia cố và công sức lao động. TS Dương Nghĩa Quốc, giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp nhận định:
Mình phải biết làm kinh tế chứ mấy ông lãnh đạo cứ đè dân xuống làm ra thêm lúa để họ được thăng quan tiến chức mà không cần nghĩ tới GDP của địa phương. Đây là những quyết định không sáng suốt.
GSTS Võ Tòng Xuân
“Khi mà đầu tư thì tất nhiên phải tính khấu hao theo thời gian, ở đây đã xác định Đồng Tháp Mười là vùng trũng do đó khi đầu tư cho hạ tầng đê bao để đảm bảo sản xuất nông nghiệp thì nhiều tiền hơn các nơi khác. Nhưng ở đây không có ý nghĩa đơn thuần làm đê để sản xuất lúa thu đông hay sản xuất lúa mà có thêm vấn đề có thể bố trí các tuyến dân cư cho nhà ở của người dân nông thôn, đồng thời đảm bảo giao thông nông thôn nữa. Tôi cho rằng việc đầu tư này mang ý nghĩa rất lớn là vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo ổn định đời sống vùng lũ. Có thể khi tính toán về kinh tế về an sinh xã hội thì điều này nói chung có lợi nhiều hơn về lâu dài cho người dân.” 
Tình hình lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang diễn biến phức tạp lũ đầu nguồn vẫn đổ về đồng thời triều cường Biển Đông dâng lên, việc thoát nước gặp khó khăn và mức thiệt hại có khả năng gia tăng. Ngày 13/10 nước lũ nội đồng ở Đồng Tháp Mười tiếp tục tăng từ 3-5cm mỗi ngày. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An vùng Tứ giác Long Xuyên sẽ còn một đợt lũ 30 tháng 9 âm lịch tức khoảng 26 tháng 10 dương lịch. Chính quyền và người dân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn phải tiếp tục giữ đê bảo vệ lúa và nhà cửa cho tới cuối tháng 10 này.      

-Lúa vụ ba: Thủ tướng ủng hộ, nhà khoa học lắc đầu
 Nguồn: rfa.org
----------------
Hội nghị ASAE lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội: Đánh giá lại vai trò của kinh tế nông nghiệp (TS). -- Lại vỡ đê, dân An Giang “chết đứng” trên đồng (NLĐ).  – An Giang đê vỡ nhấn chìm2.200ha lúa (TT). ><: Lại vỡ đê ở An Giang, 250ha lúa bị lũ nhấn chìm (SGGP). –  Vỡ đê, 250 ha lúa bị ngập (Thanh Niên). 
Dân hoang mang vì nước Thủy điện Ea Súp 3 tràn bờ(Tamnhin.net) - Hàng chục hecta cây trồng của bà con xã Ea Tir, huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) đang đứng trước nguy mất trắng khi đập thuỷ điện Ea Súp đột nhiên dâng cao ngoài dự kiến. Hồ Dầu Tiếng đe dọa TPHCM (NLĐ). 


-Nhìn từ việc nâng giá gạo của Thái Lan (DV). Trung tâm Bangkok lo đối phó lũ lụt – (BBC).  – Lũ lụt Thái Lan ‘ở mức khủng khoảng’ – (BBC).  - Bangkok sẽ không bị ngập lụt? - (RFA). - Thủ tướng Thái Lan tuyên bố phần lớn Bangkok an toàn trước nước lũ (VOA). – Chính phủ Thái Lan cố gắng trấn an dân trước nguy cơ ngập lụt   – (RFI). – Đối phó với lũ – phép thử khả năng lãnh đạo của tân Thủ tướng Thái Lan(TVN).


Nhiều tàu biển của Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài (TTXVN).Lụt lội ở Đông Nam Á gây nhiều thiệt hại kinh tế (VOA).





-Báo Anh: Chính sách kinh tế vĩ mô của VN đã phát huy hiệu quả--(Tamnhin.net) - Đánh giá hiệu quả các chính sách kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, mạng tin “Dự báo Thị trường” (Anh) mới đây nhận định rằng sự điều chỉnh vĩ mô trong điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu phát huy hiệu quả tích cực. Thủ tướng: ‘Tăng trưởng 2011 đạt yêu cầu’ (VnEx). Giám sát tối cao: Đầu tư công vào tầm ngắm (VnEconomy).Cà phê cuối tuần: “Không khí mới” cho nền kinh tế – phỏng vấn ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12 (VnEconomy).-Yêu cầu các tập đoàn báo cáo tình hình hoạt động
TT - Các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải báo cáo hàng trăm chỉ tiêu trong suốt năm năm qua, cụ thể là tình hình sử dụng vốn; lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư ngoài ngành; kinh doanh lỗ, lãi... Dự kiến giữa năm tới, báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn sẽ được hoàn tất. Ngày..
-Quốc hội cần giám sát tối cao ở lĩnh vực đầu tư công TTXVN- Cho ý kiến về hoạt động giám sát, đa số UBTV Quốc hội thống nhất cần giám sát tối cao đầu tư công, vì đây là vấn đề liên quan đến lạm phát.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cần cách làm mới? (VnEconomy).
Kinh tế Việt Nam: Ba năm tới vẫn ảm đạm? (ĐV).


ADB giúp Hà Nội giảm ùn tắc giao thông – (BBC). – Vấn nạn Giao thông – Cái nhìn của người khiếm thị (Hiệu Minh).


Làn và luồng hay câu chuyện phân quyền (TVN).  – Vấn nạn giao thông – cái nhìn của người khiếm thị (TVN).





– - Tiến hành xử lý sau thanh tra Vinashin (TT).  – Báo cáo Quốc hội kết quả điều tra Vinashin (SGTT).
-Việt Nam giao thương yếu vì tham nhũng – (NV).14 quan chức bị ‘mất ghế’ do để xảy ra tham nhũng (VNE).  – Thí điểm thay Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng? (Bee).  – Sẵn sàng “chạy” ảnh hưởng tới chống tham nhũng (TQ).  – Tham nhũng hàng chục nghìn tỉ nhưng chỉ thu hồi được 2,6% (TN). – “Lờn thuốc” chống tham nhũng (NLĐ). “Thực trạng đấu tranh với tham nhũng chưa tạo được lòng tin của nhân dân vì phát hiện nhiều vụ sai phạm lớn nhưng xử lý ít”. – Tham nhũng sẽ “nhờn thuốc” nếu thiếu cảnh giác (Dân Trí). – Đề xuất thí điểm bí thư đứng đầu ban chống tham nhũng (VNN). Nếu bí thư đi chống tham nhũng, lại tham nhũng, nhận tiền từ những kẻ mình chống thì sao? –

- Trần Vinh Dự: Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp (tiếp theo và hết) – (VOA’s blog). Bài nói về bằng tiến sĩ giả của ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở VH – TT – DL tỉnh Phú Thọ và ông Vũ Viết Ngoạn, đương kim chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, lấy bằng tiến sĩ giả ở trường ĐH dỏm LaSalle,- phần 1.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Vũ Viết Ngoạn và nhiều ông/ bà hiện đang xài bằng giả cần đọc bài này: Phát ngôn & Hành động: Vật cản và…Trái cấm  (TVN).



-  Lao động ngành tài chính Việt Nam bỏ việc nhiều nhất
Lương thấp, hơn 1.300 công chức bảo hiểm xã hội bỏ việc (VnEx 14-10-11)-USD “chợ đen” và trị giá VND(Tamnhin.net) - Giải pháp tốt nhất cho vấn đề USD“chợ đen” là bằng cách nào đó làm cho đồng tiền Việt Nam có giá trị trên thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh (VnEconomy).  –Các ngân hàng phía Nam cam kết tuân thủ trần lãi suất (VNE). - Ngân hàng lớn “đồng thuận” hưởng lợi (TN).- 9 ngày, NHNN tăng tỷ giá USD liên ngân hàng 60 đồng (DVT).

Dùng tiếp “của để dành” cho tỷ giá (VnEconomy).  – Ổn định tỷ giá: “Mong manh” cam kết 1% (ĐTCK).
Nghiêm trần lãi suất: “Bỗng nhiên nhà ngự mặt tiền”… (VnEconomy).  – Ngân hàng đồng loạt kêu sụt giảm vốn (LĐ).

TP.HCM: 17.600 DN “bệnh”, “chết” trong chín tháng (PLTP).– DN kêu trời vì lãi suất (NLĐ).  - Khát vọng sống của doanh nhân (VEF).
Bảo vệ thương hiệu cà phê cũng là bảo vệ uy tín sản phẩm  – (RFI). - Việt Nam đã đánh mất những thương hiệu nào? (Bee).

Doanh nghiệp Việt kiều bức xúc về cách tiếp thị hàng Việt (SGTT).
Chuyên gia kinh tế hiến kế để giảm giá xăng (VTC).

Vòng quay vàng (TBKTSG).- Điều tiết thị trường vàng: Không đơn giản (TQ).  –Ai đã mua 30 tấn vàng tháng qua? | Tài chính – Ngân hàng | CafeF “…Tính đến ngày 7-10-2011 số dư huy động vàng của ACB là 930.000 lượng (tương đương 35 tấn), nhưng vàng tồn quỹ chỉ có 137.000 lượng…”– Ngân hàng ACB không có đủ vàng trả lại cho dân (Dự đoán kinh tế VN).


“Liều thuốc” vàng bình ổn đã kém tác dụng? (DT).  – G5+1 “bán vàng cứu giá” chỉ là biện pháp tình thế (Tầm nhìn).– Nhiều áp lực khi tiền không vào ngân hàng (SGTT).
Vỡ mộng ‘rót tiền’ vào ngân hàng, chứng khoán (VEF).  - Chiêu lừa của “trùm” Như (TT).- Nghi án vỡ nợ trăm tỷ đồng tại Hà Nội (VNE). - Điểm mặt “đại gia vỡ nợ” chấn động Hà thành (VNN).



- - Kinh tế khó khăn, vẫn tổ chức 500 lễ hội (VnEconomy).  – “Tiết kiệm nhưng chỗ nào cũng có… lãng phí” (DT).



Phong trào chống tư bản tài chính kêu gọi toàn thế giới biểu tình  – (RFI).-- Occupy Wall Street nhắm tới điều gì? (Bùi Văn Phú). - “Chiếm Phố Wall” sẽ bùng nổ toàn cầu? (DV). -Người biểu tình ở NY thề không rút lui BBC -Người biểu tình chống Wall Street thề sẽ ở lại để phản đối tại công viên ở New York bất chấp công ty chủ sở hữu công viên thông báo sẽ dọn dẹp nơi đây vào sáng thứ Sáu.
Wall St protest showdown averted (Financial Times)-A potential showdown between Occupy Wall Street protesters and police is averted after the owners of the protest site postpone a planned cleaning
Người biểu tình bị bắt tại trụ sở quốc hội Mỹ - VOA -Cảnh sát tại trụ sở quốc hội nói rằng họ đã bắt giữ tám người biểu tình chống chiến tranh sau khi họ gây trở ngại cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong một buổi điều trần tại Washington, một diễn biến mới nhất trong một loạt các cuộc biểu tình và mít tinh diễn ra tại các thành phố trên khắp Hoa Kỳ. Cảnh sát nói rằng 7 người biểu tình này bị truy tố về tội gây trở ngại cho hoạt động của quốc hội. Người thứ tám bị cáo buộc vào tội tấn công sau khi tổ chức có tên là “Chặn Đứng Guồng Máy” gây trở ngại cho buổi điều trần hôm thứ Năm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Leon Panetta.
Châu Á là trọng tâm kinh tế, chính sách đối ngoại mới của Mỹ (VOA). – Thế kỷ Á châu của Hoa Kỳ  –  (RFA).
Triển vọng ‘hạ cánh an toàn’ của TQ đem lại hy vọng cho thị trường châu Á (VOA).


Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt” (VnEconomy).


Slovakia chấp thuận nâng vốn cho Quỹ bình ổn châu Âu FESF  – (RFI).- Diễn biến của “cơn bão nợ” tại Eurozone (Tầm nhìn). Cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) diễn biến phức tạp và theo chiều hướng ngày càng trầm trọng hơn.- Macedonia hối thúc EU tuyên bố Hy Lạp phá sản (VOA).
S&P giảm mức đánh giá tín dụng dài hạn của Tây Ban Nha (VOA).


Khối G-20 họp để đối phó với tình hình kinh tế thế giới (VOA). – Các bộ trưởng tài chính khối G-20 cân nhắc giải pháp giảm nợ châu Âu (VOA).

Kinh tế và nội loạnThe Instability of Inequality (Project Sybficate 13-10-11) -- Nouriel Roubini so sánh bất ổn xã hội ở Mỹ và Trung Quốc.  Vài nhận xét hay!

Tổng số lượt xem trang