Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Ma sát và hợp tác giữa Mỹ-Trung

-Bonnie Glaser và Brittany Billingsley/Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Trong việc theo đuổi các thỏa thuận từng đạt được giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Barack Obama vào tháng Giêng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm việc để tăng cường mối quan hệ của họ, trong khi vẫn phải giải quyêt các ma sát trên một số lãnh vực.
Những căng thẳng mới trong vùng biển Nam Trung Hoa đã đặt vấn đề an ninh hàng hải lên hàng đầu của chương trình làm việc trong nhiều cuộc giao tiếp song phương và đa phương, bao gồm việc khai mạc Hội đồng tham vấn Mỹ-Trung Quốc về vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương tại diễn đàn Khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Bali và trong một cuộc họp song phương giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Cố vấn Nhà nước Đới Bỉnh Quốc tại Thâm Quyến.

Vào đầu tháng Năm, cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược (S&ED) thường niên đã nhóm họp tại Washington, DC. Bất chấp phản đối từ Bắc Kinh, ông Obama đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong tháng Năm và tháng Bảy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) Trần Bỉnh Đức (Chen Bingde) và Đô đốc tham mưu trưởng liên quân Mike Mullen đã trao đổi các thăm viếng. Trong tháng tám, Joe Biden thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trong tư cách phó Tổng Thống.
Biển Đông là ưu tiên trong chương trình nghị sự
Biển Nam Trung Hoa đặc trưng nổi bật trong các giao tiếp giữa Mỹ-Trung Quốc trong thời gian bốn tháng này. Những căng thẳng nổ ra vào tháng Năm và tháng Sáu trong một loạt sự cố liên quan đến việc Trung Quốc đe dọa và quấy rối các nước có chủ quyền khác. Lực lượng Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, triển khai tàu tuần tra hải quân để xua đuổi một tàu thăm dò dầu, tháo dỡ các vật liệu xây dựng và dựng các cọc trên vùng rạn san hô không có người ở tại cách 230 km tỉnh tây nam Palawan của Phi Luật Tân.
Tàu thuyền đánh cá và tàu tuần tra của Trung Quốc đã quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong Khu kinh tế độc quyền của Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của một tàu Dầu khí Việt Nam. Trong một sự cố khác, Hà Nội tố cáo các thủy thủ Trung Quốc đã lên một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam và đánh đập người thuyền trưởng trước khi thả ra và ăn cắp số cá đánh được của đội ngư dân.
Trong sự trỗi dậy của các sự cố, Mỹ và Việt Nam đã ban hành một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm song phương hàng năm ở Washington, kêu gọi duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải trong vùng biển Nam Trung Hoa và từ chối việc sử dụng vũ lực. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đến Mỹ để tham vấn và đã được hứa hẹn giúp đỡ trong việc mua vật liệu thiết bị với giá cả phải chăng để quân đội Philippines có thể tự để bảo vệ chính mình. Trong một cuộc họp báo chung với del Rosario, Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh rằng Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng Mỹ-Phi năm 1951 "vẫn tiếp tục phục vụ như là một trụ cột của mối quan hệ của chúng ta và là một cội nguồn của ổn định trong khu vực."
Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ James Clapper đã hội kiến del Rosario và hứa sẽ gia tăng việc chia sẻ tình báo với Philippine, tăng cường giám sát vùng biển tranh chấp và triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm ngoài khơi duyên hải Philippines để phát hiện các xâm nhập. Trong tháng Sáu và tháng Bảy, Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân thường xuyên và riêng rẽ với Philippine và Việt Nam. Cuối tháng Sáu, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án Trung Quốc "sử dụng vũ lực", khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các quốc gia "không có quyền lợi trực tiếp" trong các tranh chấp tại vùng Biển Nam Trung Hoa không nên can thiệp vào.
Ngay trước khi khai mạc Hội đồng Tham vấn Mỹ-Trung về vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương chí Quân tuyên bố rằng một số quốc gia đã "đùa với lửa" qua việc xích lại gần Mỹ và khẳng định lại rằng các tranh cãi trong vùng Biển Nam Trung Hoa chỉ nên được những thành phần tranh chấp giải quyết. "Trong khi một số người bạn của Mỹ có thể muốn Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này ... thường chỉ làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn", Trương khẳng định.
Tại Hội đồng Tham vấn châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức ngày 25 tháng sáu ở Honolulu, Trương và phụ tá Tổng trưởng ngoại giao vùng Đông Á Thái Bình Dương Kurt Campbell đã bắt đầu bằng cách giải thích chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của các chính phủ và sau đó đã dành một phần đáng kể của buổi chiều để thảo luận về vùng Biển Nam Trung Hoa. Trong một tuyên bố được chuẩn bị sẵn sàng cho báo chí, Campbell đã mô tả các cuộc đàm phán là "cởi mở, thẳng thắn và xây dựng" và lưu ý rằng các cuộc đàm phán được tiến hành nhằm mục tiêu đạt được các hiểu biết, ý định, chính sách và hành động của nhau đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương .
Ngoài vấn đề Biển Nam Trung Hoa, chương trình nghị sự còn bao gồm các vấn đề Bắc Triều Tiên, Miến Điện, và các cuộc họp sắp tới của Diễn đàn Khu vực ASEAN, APEC, Diễn đàn Thái Bình Dương và Hội nghị Cấp cao Đông Á. Campbell nhấn mạnh với Trương rằng chính quyền Obama không xem Biển Nam Trung Hoa là một vũ trường của sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Ông tuyên bố với các phóng viên rằng "Chúng tôi muốn giảm bớt căng thẳng" và rằng ông đã nhấn mạnh các nguyên tắc chiến lược vốn hướng dẫn các tiếp cận của Hoa Kỳ đến vùng biển Nam Trung Hoa. "Chúng tôi có một quan tâm mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định Và chúng tôi đang tìm kiếm một cuộc đối thoại giữa tất cả các thành phần tham dự chủ chốt".
Trong chuyến thăm giữa tháng Bảy của Đô đốc Mullen đến Trung Quốc, vấn đề Biển Nam Trung Hoa đã chứng tỏ là một vấn đề gây tranh cãi nhất khi Mullen và người đối tác, tướng Trần Bỉnh Đức gặp gỡ với các phóng viên. Trần cảnh báo rằng "các nước không liên quan" không nên can thiệp vào vấn đề lãnh thổ và khai thác chung nguồn tài nguyên. Mullen phản đối rằng Mỹ đã có một mối quan tâm cơ bản trong việc tự do hàng hải và sẽ tiếp tục duy trì một sự hiện diện trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Để đáp lại, tướng Trần nhấn mạnh rằng tự do hàng hải không bao giờ là một vấn đề trong khu vực và cho rằng vấn đề này đã được nâng lên như là một cái cớ để chỉ trích Trung Quốc. Trần cũng phản đối cuộc tập trận chung Mỹ đã tổ chức với Việt Nam và Philippines, ám chỉ rằng chúng báo hiệu một ý định can thiệp vào tranh chấp ở vùng Biển Nam Trung Hoa và gọi thời điểm của các cuộc tập trận này là "không thích hợp". Khi Mullen trả lời rằng các cuộc tập trận chỉ có quy mô nhỏ và đã dự kiến từ lâu trước khi xảy ra căng thẳng gần đây, Trần bẻ vặn lại rằng lẽ ra thật dễ dàng để mà sắp xếp lại thời gian tập trận.
Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện các hướng dẫn cho bản Tuyên bố vào năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa diễn ra chỉ ngay trước cuộc triệu tập 27 thành viên Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Bali, Indonesia đã chuẩn bị một không khí tích cực cho cuộc họp . Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc đã lại tranh cãi về vùng biển Nam Trung Hoa mặc dù tránh được một cuộc đối đầu nặng nề như đã từng xảy ra tại cuộc họp ARF năm 2010 tại Hà Nội. Trong một tuyên bố rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, Ngoại trưởng Clinton phản đối việc "đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" bởi bất kỳ bên tranh chấp nào" muốn thúc đẩy các đòi hỏi của mình hoặc gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế hợp pháp".
Bà cũng bày tỏ mối quan tâm rằng "sự cố ở vùng Biển Nam Trung Hoa gần đây đã đe dọa hòa bình và ổn định mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xây dựng được những tiến bộ đáng kể". "Những sự cố này gây nguy hiểm cho an toàn của cuộc sống trên biển, gây leo thang căng thẳng, phá hoại tự do hàng hải và đưa đến các rủi ro cho việc phát triển kinh tế, thương mại hợp pháp", Clinton khẳng định.
Nhắc lại tuyên bố tại cuộc họp ARF 2010, bà tuyên bố với hội đồng các bộ trưởng nước ngoài rằng Hoa Kỳ kêu gọi "tất cả mọi bên phải minh định các khiếu kiện của mình ở vùng Biển Nam Trung Hoa trong những điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế", bà nói thêm rằng các khẳng định về không gian hàng hải "nên chỉ có nguồn duy nhất từ các khiếu nại hợp pháp đến các chức năng về đất đai".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phản đối, cho biết rằng khẳng định lãnh thổ của Bắc Kinh "dựa trên những sự kiện lịch sử" và đặc biệt đề cập đến đường ranh giới hàng hải chín đường vạch đã được trình lên Liên Hiệp Quốc tháng 5 năm 2009. Dương chối bỏ việc cho rằng Trung Quốc gây nguy hiểm đến tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa.
Trong một tuyên bố được xem có tính hòa giải đáng kể hơn so với năm ngoái, Dương cho biết rằng Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình với các nước có liên quan đến chủ quyền trên các đảo, rạn san hô và phân định hàng hải trong vùng biển Nam Trung Hoa, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc tham vấn và đàm phán phải được thảo luận trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng sự thật lịch sử.
Trong một cuộc thuyết trình ngắn sau hậu trường với báo chí, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao cho biết, Mỹ đã "hết sức nhấn mạnh rằng chúng tôi không hề muốn biến vùng biển Nam Trung Hoa thành một đấu trường của cuộc xung đột Mỹ-Trung hoặc hiểu lầm. Đó không phải là ý định của chúng tôi". Quan chức này đánh giá cao những gì ông gọi là "một nỗ lực xác định về phần của chính phủ Trung Quốc để đáp ứng và chủ động với những mối quan tâm giúp phát triển vào tiến trình của vài tháng qua".
Clinton và Dương đã tổ chức một cuộc họp song phương bên lề ARF, trong đó họ thảo luận về Biển Đông cũng như Bắc Triều Tiên. Trong một nỗ lực để chứng minh cho khu vực thấy rằng mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác với nhau trong việc theo đuổi hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, họ đã công bố một số lĩnh vực hợp tác thiết thực, bao gồm:
1. Một dự án nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở Timor-Leste.
2. Tăng cường hợp tác về tìm kiếm và cứu hộ đô thị.
3. Mở rộng hợp tác với các đối tác trong khu vực để tăng cường các nỗ lực xây dựng khu cao ốc nhằm đáp ứng và cứu trợ các thảm họa.
Sau khi ở Bali, Ngoại trưởng Clinton dừng lại ở Hồng Kông, nơi bà đã gặp Giám đốc Điều hành Hồng Kông Donald Tsang và phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ để nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ đối với nền kinh tế và an ninh của châu Á. Sau đó bà đi đến Thâm Quyến để dự một cuộc họp bốn giờ với Uỷ viên Nhà nước Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.
Trong các cuộc đàm phán đó, Clinton xem xét các phát triển trong mối quan hệ song phương trong năm và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tương tác và trao đổi kế hoạch trong 6 đến 8 tháng. Theo một cuộc thuyết trình sau hậu trường được tổ chức bởi một quan chức Mỹ sau các cuộc thảo luận "chủ đề chung là chúng tôi cần làm việc vất vả hơn để phát triển các thói quen hợp tác trong các lĩnh vực cùng theo đuổi chung". Chương trình nghị sự của Mỹ bao gồm an ninh hàng hải, Biển Nam Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, sự cần thiết để ngăn chặn các hành động khiêu khích thêm, Iran và tiến trình P-5 +1 cùng sự cần thiết phải tăng cường đối thoại song phương về các vấn đề liên quan đến Pakistan.
Đới Bỉnh Quốc quan ngại về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và bày tỏ sự không hài lòng về cuộc họp của Tổng thống Obama với Đạt Lai Lạt Ma. Các vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc cũng như cuộc tranh luận tại Washington về việc nâng cao hạn mức nợ của chính phủ cũng nằm trong số các chủ đề thảo luận.
(Còn tiếp)
Nguồn: Asia Online

Ma sát và hợp tác giữa Mỹ-Trung I--


-- 

Ma sát và hợp tác giữa Mỹ-Trung II-



Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ ba
Ngày 9-10, cuộc họp thường niên về Đối thoại Chiến lược và kinh tế (S&SD) lần thứ ba được tổ chức tại Washington, DC. Ngoại trưởng Clinton và Uỷ viên Nhà nước Đới Bỉnh Quốc đồng chủ trì theo dõi phần chiến lược, trong khi Thống đốc Ngân khố Tim Geithner đồng chủ trì phần kinh tế với đối tác là phó Thủ Tướng Hoàng Kỳ Sơn. Mười sáu nhân vật đứng đầu các cơ quan tham gia phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại, bao gồm cả Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke, Bộ trưởng Thương mại Gary Locke, Bộ trưởng Lao động Hilda Solis và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mary Schapiro. Đoàn đại biểu Trung Quốc bao gồm đại diện từ 20 cơ quan, tám trong số đó là các nhân vật hàng đầu các cơ quan, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Xie Xuren, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zhou Xiaochuan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Wan Gang, Bộ trưởng Thương mại Trần Đức Minh.
Trong việc chuẩn bị cho cuộc họp, tại buổi họp báo ngày 5 tháng Năm, thứ trưởng Ngoại giao Campbell, điều phối viên cao cấp của Kho bạc, thư ký điều hành S&ED và Trung Quốc, David Loevinger, nhấn mạnh một số lĩnh vực mà Mỹ hy vọng để giải quyết trong các cuộc đàm phán. Về mặt kinh tế, những lĩnh vực này bao gồm thảo luận về việc đánh giá thấp đồng tiền của Trung Quốc, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tháo gỡ mối quan hệ mua sắm của chính phủ ra khỏi các chính sách đổi mới, và tạo "dễ dàng hơn" cho người nước ngoài để đầu tư vào các danh mục đầu tư ở Trung Quốc.
Các lĩnh vực khác được giải quyết là những biện pháp tạo điều kiện cho các đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài và cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các công ty dịch vụ tài chính nước ngoài. Trong phần chiến lược, Campbell nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đem các quan chức lại trực diện với nhau để bàn bạc về các vấn đề lớn. Ông gọi Đối thoại S&SD là một "điểm gặp quan trọng nhất ... để giải quyết được mối quan hệ rất phức tạp này", và nói rằng ý định của Mỹ là để có được các cuộc thảo luận "thẳng thắn và trung thực" về một danh sách dài các vấn đề khu vực. Bao gồm việc đối phó với Bắc Triều Tiên, Iran, Sudan, an ninh năng lượng, phát triển, hỗ trợ lương thực và nhân quyền như thế nào.
Về Chiến lược
Các thành tựu lớn trong mảng chiến lược bao gồm 48 cơ chế mới cho sự phối hợp và hợp tác. Là những gì được trình bày như những cơ hội mở rộng cho các trao đổi song phương cao cấp, như cuộc trao đổi Cấp cao Giữa dân chúng nước này với nước khác của Ngoại trưởng Clinton và Ủy viên Nhà nước Liu Yandong. Các buổi họp đặc biệt được tổ chức để bàn về một số vấn đề bao gồm cả việc hợp tác thực thi pháp luật, thay đổi khí hậu, năng lượng, gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, và Sudan.
Ngày tháng và hạn định thời gian cho các cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra cũng đã được công bố. Trong đó có kế hoạch cho vòng hai cuộc thảo luận Mỹ-Trung về pháp luật biển và các vấn đề về vùng cực (polars) (24-25 tháng Năm), chuyến thăm của Phó đô đốc Manson Brown, chỉ huy trưởng Lực lượng Hoa Kỳ Bảo vệ Thái Bình Dương đến Trung Quốc (29 Tháng Năm đến 4 Tháng 6); vòng tiếp theo cuộc Đối thoại của các Chuyên gia pháp luật tại Washington (8-9 tháng Sáu), Lực lượng Bảo vệ Duyên Hải Hoa Kỳ tham gia Hội nghị cứu hộ hàng hải thế giới tại Trung Quốc (24-28 tháng Tám), kỳ họp thứ chín của Nhóm công tác hỗn hợp Mỹ Trung về Hợp tác Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp ở New Mexico và cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban liên hơp Mỹ Trung về Hợp tác Khoa học và Công nghệ tại Bắc Kinh (tháng 10 năm 2011), Tham vấn chống khủng bố Mỹ-Trung lần thứ Tám, Diễn đàn song phương Mỹ Trung lần thứ tư Chiến đấu chống thương mại và đăng nhập bất hợp pháp (vào cuối năm nay), vòng tiếp theo của Đối thoại Nhân quyền (năm 2012); và Đối thoại về chính sách năng lượng, Diễn đàn Dầu Khí, Diễn đàn về Năng lượng tái tạo và Diễn đàn nhiên liệu sinh học tiến bộ (sẽ được tổ chức vào "một thời điểm đưọc cả hai bên đồng ý").
Hai bên cũng đã thành lập các thư ký cho Tập đoàn Liên lạc chung Mỹ-Trung về Hợp tác thi hành Pháp Luật (JLG) và công bố kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ chín của nhóm công tác JLG này. Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một vòng mới của cuộc đối thoại về hoạch định chính sách, châu Phi, Mỹ Latinh, Nam Á và Trung Á trước cuộc Đối thoại S&ED năm tới.
Hai nước cũng đã quyết định để tạo nên một Kế hoạch Nền tảng của Hợp tác Mỹ-Trung 2011-2015 giữa Ban Quản trị Đại Dương và Khí quyển Quốc gia Hoa kỳ (NOAA- US National Oceanic and Atmospheric Administration) và Ban Quản trị Đại dương của Trung Quốc (SOA-China's State Oceanic Administration ) nhằm thúc đẩy Hợp tác về Đại dương, Ngư nghiệp và sẽ tiếp tục phát triển các chương trình liên hợp Mỹ-Trung có quy mô lớn cho các vùng biển phía Nam và Ấn Độ Dương "trong tương lai gần". Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ đã gia hạn một Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Sức khỏe và y tế, ký kết Kế hoạch Hành động để thực hiện Biên bản ghi nhớ về Chuỗi cung ứng an ninh và thúc đẩy thương mại (Supply Chain Security and Trade Facilitation), thành lập sáu Đối Tác kinh tế (EcoPartnerships) mới, và đã ký một biên bản ghi nhớ về các vấn đề hợp tác thi hành Pháp luật.
Ở các thời điểm khác nhau trong hai ngày thảo luận, các quan chức của Hoa Kỳ đã nêu ra các vấn đề về nhân quyền. Phó Tổng thống Joseph Biden đã lưu ý trong phát biểu khai mạc của ông rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc từng có "bất đồng trầm trọng" về vấn đề này. Theo một thông cáo báo chí của tòa Bạch Ốc, trong cuộc hội kiến hôm 9 tháng Năm với Phó Thủ tướng Vương và Ủy viên Nhà nước Đới (bỉnh Quốc), Tổng thống Obama đã "nêu lên các lo ngại về tình hình nhân quyền hiện nay ở Trung Quốc và nhấn mạnh sự ủng hộ của mình cho các quyền phổ quát của tự do ngôn luận, thờ phượng, truy cập thông tin và tham gia chính trị".
Trong khi một số phương tiện truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh đến mối bất hoà về nhân quyền, giới quan chức Trung quốc lại giữ im lặng, điều này cho thấy sự bất đồng về vấn đề này đã bị lu mờ bởi một thẩm định tích cực của các cuộc đàm phán, và một mong ước muốn duy trì bầu không khí tích cực từng được tạo ra vào tháng Giêng khi Hồ Cẩm Đào đến thăm Hoa Kỳ.
Trong các thành tựu thuộc mảng chiến lược, thu hút sự chú ý nhất là hai cơ chế mới được thành lập cho đối thoại: Tư vấn Mỹ-Trung về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đối thoại Mỹ-Trung về an ninh (SSD). Hai bên nhất trí tổ chức vòng đầu tiên của Tư vấn Mỹ-Trung Quốc về châu Á-Thái Bình Dương vào đầu năm 2011 (và đã tổ chức vòng đầu tiên ở Honolulu, Hawaii vào cuối tháng Sáu). Trong khi đó, vòng đầu tiên của SSD - một cuộc đối thoại liên hợp dân sự-quân sự - đã được tổ chức trong thời gian của cuộc đối thoại S&ED.
Đối thoại về an ninh chiến lược (SSD)
Đối thoại An ninh Chiến lược - SSD là sản phẩm trí tuệ của James Steinberg, thứ trưởng ngoại giao Mỹ trước đây, người từ lâu đã thúc đẩy một cuộc đối thoại dân sự-quân sự cấp cao về các vấn đề an ninh với Trung Quốc. Steinberg từng chủ trì cuộc họp với Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân. Các nhhân vật khác của Hoa Kỳ từng tham dự bao gồm Michele Flournoy, thứ trưởng Quốc phòng về Chính sách, tướng James Certwright, phó Tư lệnh Tham mưu trưởng liên quân, Campbell, thứ trưởng Ngoại giao và đô đốc Robert Willard, Chỉ Huy trưởng Thái Bình Dương. Về phía Trung Quốc có tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu Quân Đội Giải Phóng và Thứ trưởng Ngoại giao Trương, đánh dấu lần đầu tiên một viện tướng Ba sao của Trung Quốc tham gia trong đối thoại S&ED.
Trong phần thuyết trình vắn tát trước khi khai mạc Đối thoại S&ED, thứ trưởng Ngoại giao Campbell lưu ý rằng mục tiêu của Mỹ trong việc đưa ra cuộc Đối thoại SSD là nhằm "mang các nhà ngoại giao và quan chức quân sự quan trọng lại với nhau" và "tạo nên một sự hiểu biết lớn hơn về các vấn đề có thể xảy ra vì các tính toán vô tình và sai lầm" trong mối quan hệ song phương. Ông lập luận rằng, việc có cả đại diện quân sự và dân sự sẽ mamg đến được một cơ hội để cải thiện "sự tin tưởng và khả năng dự báo trong mối quan hệ tổng thể". Tân Hoa xã báo cáo Thứ trưởng Ngoại giao Trương mô tả Đối thoại SSD là nhằm "tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác thăm dò, giảm thiểu sự khác biệt, tránh việc hiểu và đánh giá sai các ý định của phía bên kia", các mục tiêu tương tự như mục tiêu bao quát của cuộc đối thoại.
Không gian mạng và an ninh hàng hải đã được chọn là hai chủ đề thảo luận tại SSD đầu tiên này, nhưng chi tiết của các cuộc thảo luận, có thể vì tính nhạy cảm của chúng, được giữ kín đối với cả báo chí của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rõ ràng là, Trung tướng Mã Hiểu Thiên đã thuyết trình cho các bên tham dự Mỹ các quan tâm của Trung Quốc về hoạt động do thám của hải và không quân Mỹ trong khu vực, một lời khiếu nại vốn có lâu nay từ phía Trung Quốc. Các thảo luận về các vấn đề an ninh mạng đã tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng của sự hợp tác hơn là cạnh tranh.
Một số chuyên gia Một số Trung Quốc bày tỏ quan điểm rằng việc các viên chức quân sự tích cực trong đối thoại S&ED và tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược SSD trong khuôn khổ tổng thể đã "tiêu biểu một tiến bộ lớn" cho mối quan hệ song phương, đặc biệt là khi xem xét các mô hình trên đã từng nhiều lần không thành khiến mối quan hệ quân sự song phương đã phải chịu những khó khăn. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 5 với Tân Hoa Xã, Yuan Peng, Giám đốc nghiên cứu Mỹ tại Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, khẳng định rằng việc có các quan chức quân sự và dân sự tham dự SSD sẽ "giúp giảm thiểu những đánh giá sai lầm về chiến lược" và "nâng cao sự tin cậy lẫn nhau về mặt chiến lược".
Về Kinh tế
Khi cuộc đối thoại bắt đầu, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh tuyên bố rằng cả hai bên sẽ sử dụng cuộc Đối thoại S&ED để xem xét và tiếp tục thực hiện mối đồng thuận từng đạt được từ hội nghị thượng đỉnh cấp tổng thống vào tháng Giêng và sẽ "phấn đấu để cùng đạt đến các kết quả mà hai bên cùng có lợi". Đánh giá 64 kết quả từ các văn kiện về kết quả chung, phần kinh tế đã mang lại các thành tựu ít nhất là trên mặt giấy tờ.
Tiến độ đã được thực hiện trên một số vấn đề có ưu tiên đối với Hoa Kỳ. Các tiến bộ này bao gồm các cam kết cải thiện việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở "tầng cao cấp và dàì hạn", tăng cường cơ chế kiểm tra để đảm bảo các phần mềm được sử dụng bởi văn phòng chính phủ là hợp pháp, bắt đầu xuất bản các thủ tục đề xuất về thương mại và kinh tế trên trang mạng của Văn phòng Lập pháp Hội đồng Nhà nước trong năm nay và mở ra một phần mạng cho công chúng có ý kiến trong hạn định tối thiểu là 30 ngày, tháo gỡ các liên kết mua sắm của chính phủ với các chính sách đổi mới ở cả cấp độ địa phương và quốc gia, lặp lại cam kết của Hồ Cẩm Đào trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Obama để cho phép Mỹ và các ngân hàng nước ngoài được bán các quỹ hỗ tương ở Trung Quốc và được có các giấy phép hoạt động như như thành phần quản lý các quỹ ấy, cũng như các ngân hàng lưu ký Margin trong các thưong vụ giao dịch Đầu tư của những nhà Đầu tư Nước ngoài có tư cách Hợp hiến trong tương lai , "tiến tới" việc cho phép các Các công ty bảo hiểm Mỹ và nước ngoài được bán bảo hiểm xe tại Trung Quốc, và mở cửa các lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc hơn nữa đến sự tham dự của Mỹ và các nước ngoài; và nâng cao thị phần của ngành dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế của Trung Quốc lên 4% trong năm năm tiếp theo.
Trong khi Trung Quốc có vẻ thừa nhận phần lớn các cam kết đơn phương, riêng phần Mỹ cũng đã thực hiện một số cam kết. Đó là lời lời hứa hẹn để đối xử Trung Quốc "công bằng" khi Mỹ vẫn tiếp tục để cải cách hệ thống kiểm soát xuất khẩu của mình, giảm bớt các hạn chế về công nghệ cao xuất khẩu sang Trung Quốc, xem xét nghiêm túc các khẳng định của Trung Quốc về "công nghiệp định hướng thị trường" trong các thủ tục tố tụng chống bán phá giá; và thực hành không phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả quan trọng nhất của khu vực kinh tế là một nền tảng toàn diện Mỹ-Trung cho sự Thúc đẩy mạnh mẽ, tăng trưởng bền vững, cân bằng và hợp tác kinh tế. Sự đồng thuận ban đầu phía sau nền tảng này đầu tiên đạt được vào ngày 20 tháng Một giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổnt thống Obama, sau đó đã được chăm chuốt bởi Thống đốc nha Ngân khố Geithner và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn tại cuộc Đối thoại S&ED.
Nền tảng toàn diện giữa Mỹ-Trung

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại
Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ Trung- ngày 9 tháng Năm. 2011
Trong khuôn khổ Nền tảng, hai nước đã nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế hơn "từ một quan điểm có tính chiến lược, lâu dài và bao quát" để hợp tác "xây dựng một mối quan hệ đối tác toàn diện và cùng có lợi về kinh tế", nhằm tăng cường "thịnh vượng và phúc lợi" cho nền kinh tế của cả hai bên và để "một tăng trưởng kinh tế toàn cầu "mạnh mẽ, bền vững và cân bằng".
Nền tảng này liệt kê một số nguyên tắc theo các thỏa thuận được hình thành, bao gồm cả sự công nhận rằng việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế liên tục của nước này là "không thể thiếu" đối với nước kia; các chính sách của hai nước đều có tác động đến nền kinh tế toàn cầu và do đó sẽ hợp tác để tăng cường thương mại quốc tế và các tổ chức tài chính; cả hai nước sẽ tiến hành tham vấn song phương về chính sách kinh tế của mình và việc thực hiện Nền tảng này sẽ được tiến hành trong cơ chế đối thoại hiện có. Theo những nguyên tắc chung này, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác sâu sắc hơn ở cấp độ kinh tế vĩ mô, trong lĩnh vực tài chính và trong các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như Nhóm G20 và Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Hãng tin Tân Hoa xã tường thuật rằng Khung Nền tảng đã được "nhiều quan chức ca ngợi như một cột mốc quan trọng" cho quan hệ kinh tế và nói rằng nó sẽ "phục vụ như là một phương châm" cho thương mại và hợp tác kinh tế Mỹ-Trung trong tương lai. Zhang Xiaoqiang, phó giám đốc Uỷ ban Cải cách và Phát triển Nhà nước, khẳng định rằng khuôn Nền tảng này có thể giúp hai nước "mở ra những lĩnh vực hợp tác mới" và "phát triển mô hình tăng trưởng mới". Các chuyên gia Trung Quốc lặp lại những phản ứng tích cực. Zhang Yansheng, giám đốc của Văn phòng nghiên cứu kinh tế nước ngoài trực thuộc Uỷ ban Cải cách và Phát triển Nhà nước nói rằng khung Nền tảng sẽ giúp minh họa cho nhận thức ngày càng tăng của hai nước rằng nước này "là không thể thiếu cho việc phát triển và thịnh vượng của nước kia".
Các phản ứng về S&ED 2011
Sau các kết thúc từ các cuộc đàm phán, hai phía đều hoan nghênh thành tựu của họ. Nhận xét tại lễ bế mác S&ED, Bộ trưởng Tài chính Geithner nói rằng hai bên đã tổ chức một cuộc thảo luận "rất toàn diện" và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn đã mô tả các cuộc đàm phán như là một "thành công lớn". Uỷ Viên hội đồng nhà nước Đới Bỉnh Quốc khẳng định rằng: "Trung Quốc đã sẵn sàng để làm việc với phía Mỹ để tiếp tục phát triển và sẽ tận dụng tốt các cuộc đối thoại và cơ chế S&ED này để có thể phục vụ Trung Quốc-Hoa Kỳ tốt hơn".
Ngoại trưởng Clinton mô tả các cuộc đàm phán như là một "cuộc đối thoại hiệu quả, toàn diện" và ghi nhận rằng hai bên đã "thực hiện được rất nhiều tiến bộ" về một số vấn đề quan trọng.
Tuy nhiên, ý kiến của giới bên ngoài là khác nhau. Một số chuyên gia Trung Quốc lập luận rằng việc Hoa Kỳ liên tục nhấn mạnh đến nhân quyền trong cả thời gian chuẩn bị cũng như trong lúc đối thoại đã đánh lạc sự chú ý của giới truyền thông khỏi các thành tựu từng được thực hiện. Nhưng hầu hết các chuyên gia đánh giá các cuộc đàm phán là tích cực. Trong cuộc phỏng vấn với Wen Wei Po của Hồng Kông Tao Wenzhao, Tao Wenzhao, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hoa Kỳ học tại Viện Hàn lâm Khoa Học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết rằng dù vẫn tiếp tục có sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng "không nghi ngờ gì rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đã có "tiền bộ" dựa trên các kết quả của hội nghị năm nay.
Về các vai trò của S&ED trong các mối quan hệ song phương, Yuan Peng, thuộc Viện nghiên cứu Quan Hệ Quốc tế của Trung Quốc đương đại, tuyên bố với Tân Hoa Xã rằng các cuộc đối thoại đã trở nên ngày càng "trưởng thành," và mô tả cuộc đối thoại S&ED lần thứ ba "nói chung là có tính xây dựng hơn". Ni Feng, Phó Giám đốc Nghiên cứu vể Hoa Kỳ ở CASS, khen ngợi cuộc đối thoại với việc sản sinh ra một "lộ trình" cải thiện quan hệ song phương trong tương lai.
Các chuyên gia Mỹ đã ít lạc quan hơn so với các đối tác Trung Quốc của mình. Trong khi vai trò hữu ích của S&ED được thừa nhận rộng rãi và các cam kết của phía Trung Quốc được chào đón, hầu hết các nhà phân tích vẫn hoài nghi rằng các cam kết sẽ không được thực hiện.
Nhiều người đã vạch ra rằng Trung Quốc từng thực hiện những lời hứa này tại cuộc họp của Uỷ ban Hỗn hợp về Thương mại và Giao Thương Mỹ Trung (JCCT) hồi tháng Mười Hai năm ngoái, trong chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào tháng Giêng hoặc thậm chí - như Ira Kasoff, cựu Phó trợ lý thư ký vùng Đông Á cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ ghi nhận - mãi từ cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược hồi tháng 6 năm 2008 khi lần đầu tiên mà Trung Quốc đã hứa đưa các thủ tục về kinh tế và thương mại lên trực tuyến để xem xét. Trong lĩnh vực kinh tế, tối thiểu là vòng đối thoại này của S&ED được đánh giá bởi nhiều chuyên gia Hoa Kỳ như một giai đoạn cố nán để chờ các cam kết trước đó được thực hiện. Với nạn lạm phát gia tăng, bong bóng địa ốc, các khoản nợ xấu và sự tăng trưởng bất cân đối, hầu hết các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ phải chậm trễ trong việc thực hiện các thỏa thuận.
(Còn tiếp)
Nguồn: Asia Online

Tổng số lượt xem trang