Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Mô hình tư bản mới ở châu Á


Mặc dù đã trải qua một chục năm cải cách chính trị, mối quan hệ giữa chaebol với nhà nước vẫn hết sức ấm áp. Tổng thống Lee Myung-bak (nguyên giám đốc của Hyundai) đã ân xá cho hàng chục lãnh đạo chaebol lãnh án tội phạm kinh tế.

Các nhà sáng lập chaebol Hàn Quốc đều là những con người đầy tham vọng (tại Hàn Quốc, Chaebol là một mô hình khác của tập đoàn, thuộc quyền sở hữu và điều hành của một gia đình).  Hãy xem cách họ đặt tên cho doanh nghiệp mình: Daewoo nghĩa là Đại vũ, Hyundai là Kỷ nguyên hiện đại và Samsung là "Ba ngôi sao", ý muốn nói doanh nghiệp sẽ mãi vững mạnh và trường tồn).

Năm 1938, Samsung xuất hiện chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh mỳ nhỏ bé. Từ đó đến nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh, xây dựng nên một mạng lưới với 83 công ty, đóng góp vào khoảng 13% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Đơn vị thành công nhất trong tập đoàn Samsung là Samsung Electronics ban đầu chỉ sản xuất những chiếc máy thu thanh bán dẫn thô sơ, nhưng nay đã là công ty công nghệ lớn nhất thế giới, tính theo doanh số. Samsung là "nhà vô địch" trên thế giới về sản xuất TV và có thể sẽ sớm thay thế Nokia trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất.
Ai đó sẽ tự hỏi bí quyết thành công của Samsung ở đây là gì. Người Trung Quốc thậm chí còn cử cả đại diện sang nghiên cứu cách làm của tập đoàn này, giống hệt như cái cách họ cử quan chức sang Singapore học cách quản trị hiệu quả. Với một số người, Samsung chính là đại diện của mô hình chủ nghĩa tư bản mới ở châu Á. Nó dám bỏ qua những gì được coi là chuẩn mực của phương Tây và tham gia vào đủ các ngành nghề (có khi chẳng liên quan gì đến nhau) từ vi mạch cho đến bảo hiểm.
Công ty được tổ chức theo kiểu gia đình trị và phân quyền thứ bậc, coi trọng thị phần hơn lợi nhuận và có một cơ cấu sở hữu rối rắm và không rõ ràng. Vậy mà nó vẫn tồn tại sức sáng tạo phi thường, ít nhất về mặt kế thừa, phát triển ý tưởng người khác: Ở Mỹ chỉ IBM có là nhiều bằng sáng chế hơn Samsung. Vượt qua các công ty Nhật Bản, như  Sony, từng là kiểu mẫu phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Samsung đã nhanh chóng trở thành phiên bản General Electric của châu Á, một tập đoàn Mỹ nổi tiếng với rất nhiều kinh nghiệm quản trị.
Sẽ thành một GE mới hay lụi tàn như Daewoo?
Samsung có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ. Một kẻ biết nhẫn nại: các giám đốc Samsung quan tâm nhiều tới tăng trưởng dài hạn hơn là lợi nhuận ngắn hạn. Luôn biết tạo động lực cho nhân viên. Có tư duy rất chiến lược: Samsung có khả năng "đánh hơi" các thị trường sắp bùng nổ và sau đó đặt cược lớn vào đấy.
Samsung đánh quả lớn vào chip DRAM, màn hình tinh thể lỏng, điện thoại thông minh và đã thắng đậm. Trong thập niên tới, tập đoàn này sẽ lại tiếp tục lên kế hoạch đặt cược, đầu tư tới 20 tỷ USD vào 5 ngành tương đối mới mẻ với mình: pin năng lượng mặt trời, đèn LED tiết kiệm điện, thiết bị y tế, thuốc sinh học và pin xe điện.
Mặc dù những lĩnh vực này có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng Samsung quả quyết chúng có hai điểm chung quan trọng. Chúng sẽ tăng trưởng nhanh, nhờ các quy định mới về môi trường (điện mặt trời, đèn LED và xe điện) hay sẽ có nhu cầu bùng nổ tại các thị trường mới nổi (thiết bị y tế và thuốc). Và khi được đầu tư vốn lớn chúng sẽ có thể sản xuất quy mô lớn và nhờ đó giảm thiểu chi phí. Tập đoàn Samsung mạnh dạn dự báo đến năm 2020 sẽ thu về khoản doanh thu 50 tỷ USD từ những ngành mới này, và Samsung Electronics sẽ đạt tổng doanh thu toàn cầu 400 tỷ USD.
Dễ hiểu tại sao Trung Quốc lại quan tâm mô hình tập đoàn chaebol. Các tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Hàn Quốc đầu tiên phát triển được một phần nhờ có quan hệ gần gũi với chính quyền (dù Samsung không phải được lòng tất cả các cán bộ). Các ngân hàng bị gây áp lực phải nhả tín dụng giá rẻ cho các tập đoàn này, gián tiếp khuyết khích họ tham gia hàng loạt các dự án kinh doanh mới - thường là trong các ngành trọng điểm như đóng tàu và công nghiệp nặng. Dân Hàn Quốc có tính tiết kiệm, ít chi tiêu mua sắm. Hàn Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu. Có gì quen thuộc ở đây?
Câu chuyện trên nghe rất giống với Trung Quốc. Nhà nước soạn thảo các kế hoạch dài hạn, đầu tư tiền của vào các ngành được xác định là chiến lược và dành ưu ái cho một số doanh nghiệp, như Huawei và Haier. Một số nhà hoạch định của Bắc Kinh có lối suy nghĩ, can thiệp nhà nước là con đường giúp có những cải tiến tốt nhất thế giới. Thật tình cờ, Samsung cũng cổ vũ cho niềm tin này.
Cần một cái nhìn thực tế
Nhưng dễ thấy ở đây có những khác biệt thể hiện trên ba cấp độ. Ở mức độ rộng nhất, sự thịnh vượng của Hàn Quốc không lấy cơ sở can thiệp của nhà nước làm nền tảng. Thứ hai, hệ thống tập đoàn chaebol đã dần mang đến ít lợi ích hơn cho Hàn Quốc sau trường hợp thành công của Samsung. Thứ ba, một số tín dụng nhà nước giá rẻ cho phép những tập đoàn này xây dựng nên các công ty mạnh như Samsung Electronics và Hyundai Motors. Nhưng điều đó không có nghĩa các tập đoàn Hàn Quốc không hề phải chịu những thất bại cay đắng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, một nửa số 30 tập đoàn chaebol phá sản vì mở rộng thiếu kiểm soát. Daewoo - Đại vũ  - hùng mạnh ngày nào nay đã không còn nữa.
Những người bảo vệ cho các chaebol nói rằng khủng hoảng khuyến khích cải cách, giúp ngăn chặn xu hướng vay mượn quá đà và mở rộng quá mức của các tập đoàn. Các chaebol không còn ôm nhiều tín dụng như trước nữa - Samsung Electronics hiện giờ đã xây dựng một quỹ tiền lớn để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng. Nhưng nhìn chung, các công ty lớn vẫn tạo ra hiệu ứng chèn lấn đối với doanh nghiệp kinh doanh nhỏ: một cựu giám đốc của Samsung Electronics cảnh báo, Hàn Quốc đặt quá nhiều trứng vào một giỏ.
Mặc dù đã trải qua một chục năm cải cách chính trị, mối quan hệ giữa chaebol với nhà nước vẫn hết sức ấm áp. Tổng thống Lee Myung-bak (nguyên giám đốc của Hyundai) đã ân xá cho hàng chục lãnh đạo chaebol lãnh án tội phạm kinh tế.
Về Samsung, đây là một công ty đáng ngưỡng mộ, với đầy đủ những kinh nghiệm thành công riêng mà các nhà quản lý (không chỉ riêng gì ở châu Á) nên học hỏi. Nhưng Samsung cũng không tránh khỏi có những lúc sai lầm - hãy xem bây giờ còn ai lái xe Samsung không? Và thành công của Samsung nói chung cũng không dễ gì nhân rộng.
Samsung luôn kiên trì và táo bạo bởi gia đình nhà sáng lập đã quá cố Lee Byung-chull muốn như vậy. Quyền kiểm soát của gia đình được bảo đảm nhờ một mạng lưới sở hữu cổ phiếu chéo phức tạp. Điều này vẫn tốt chừng nào các ông chủ còn sáng suốt như nhà sáng lập Lee quá cố hay con trai Lee Kun-hee, chủ tịch hiện thời của Samsung. Nhưng dù cho cháu trai nhà sáng lập, người đang chuẩn bị tiếp quản công việc lãnh đạo công ty, có thua kém cha ông, thì các cổ đông của công ty cũng không dễ lật đổ như những gì người ta đã làm được ở GE, Sony hay Nokia.
Như thế, với tất cả những công nghệ hiện đại của mình, câu chuyện Samsung ngẫm lại cũng chỉ là bình cũ rượu mới - công ty gia đình được điều hành tốt, với một văn hóa mạnh và chú trọng vào dài hạn, tận dụng tốt những ưu đã từ nhà nước. Hãy chúc mừng Samsung vì những gì nó đã duy trì được đó và mô hình mới của châu Á chắc sẽ có gì đó giống thế. Nhưng cũng đừng ảo tưởng nó sẽ giữ mãi được tốc độ phát triển như hiện nay.
  • Đình Ngân dịch từ The Economist

-Mô hình tư bản mới ở châu Á 
-------------


Tư duy cho tái cơ cấu kinh tế (SGTT 6-10-11) -- Muốn tái cơ cấu kinh tế thì trước hết phải cải tổ thể chế, hoàn toàn thay đổi nhân sự.  Không làm được việc đó thì mọi thảo luận về tái cơ cấu kinh tế chỉ là một hình thức "thủ dâm" mà thôi (xin lỗi!)


Từ chuyện quy hoạch đến sự phân tán nguồn lực kinh tế (DNSG viet-studies 7-10-11) 



Thế lưỡng nan của Việt Nam: Lam phát hoặc tăng trưởng? Vietnam's acute dilemma over inflation or growth (Straits Times 5-10-11)
Về tái cấu trúc nền kinh tế: Bắt đầu từ cải cách ngân sách (DV 5-10-11) -- P/v TS Trần Đình Thiên
Vietnam Must Avoid a Premature Easing of Policy, IMF Says (Bloomberg 5-10-11)





Tổng số lượt xem trang