Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Nga giúp Việt Nam đóng tàu thuộc Project 1241.8

- Đóng tàu, trang bị máy bay bảo vệ vùng biển chủ quyền
Cục trưởng Cục cảnh sát biển Việt Nam Phạm Đức Lĩnh cho hay Chính phủ đã cho phép lực lượng cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) triển khai đóng tàu lớn có năng lực hoạt động dài ngày, trong điều kiện thời tiết phức tạp, cũng như trang bị máy bay để nâng tầm hoạt động trên biển, bảo vệ vùng biển chủ quyền. 


Ông Phạm Đức Lĩnh trao đổi với báo chí thông tin trên bên lề hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức hôm nay (27/10) tại Hà Nội. 

Theo ông Lĩnh, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý, là lực lượng trẻ, mới thành lập năm 1998. Song với chức năng, nhiệm vụ của một lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực thi luật pháp trên biển, cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia như một lực lượng bảo đảm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển của Tổ quốc. 
Ảnh: XL

Nhận định an ninh trên biển ngày càng phức tạp, ông Lĩnh cho hay, không quốc gia nào có thể độc lập xử lý những diễn biến nảy sinh mà cần phối hợp với nhau để giải quyết, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn trên biển, đảm bảo duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. 

Không dùng vũ lực với ngư dân

Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu vấn đề xử lý những tình huống trên biển có liên quan đến ngư dân. Nhấn mạnh tinh thần “đối xử nhân đạo”, ông Vịnh cho rằng thực thi luật pháp trên biển rất cần tinh thần tương trợ, đặc biệt không sử dụng hành động bạo lực, hay các hành động ngoài khuôn khổ pháp luật. 

“Khi họ vi phạm pháp luật thì chúng ta xử lý theo luật pháp nhưng nhất thiết chúng ta phải đối xử nhân đạo với họ, nhất thiết phải có tinh thần tương trợ lẫn nhau, không để các hành động bạo lực, các hành động ngoài khuôn khổ pháp luật diễn ra với những ngư dân trên biển” – Thứ trướng Quốc phòng nói.

Ông cũng nêu bật ba vấn đề khác liên quan đến hợp tác đảm bảo an ninh trên biển giữa các lực lượng cảnh sát biển ở khu vực. 

“Thứ nhất, hoạt động hợp tác cảnh sát biển trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đó là Công ước Luật biển 1982. Thứ hai, hợp tác trên biển và cảnh sát biển vì lợi ích của mỗi quốc gia nhưng đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của các quốc gia khác cũng như lợi ích, hòa bình,, ổn định, phát triển của khu vực. Thứ ba, chúng ta cần tăng cường trao đổi thông tin, giao lưu, gặp gỡ để càng ngày càng có sự tin cậy, hợp tác tốt để thực thi pháp luật trên biển”. 

Cục trưởng Phạm Đức Lĩnh cũng cho rằng, khi xử lý những tình huống trên biển, cần nhất quán quan điểm: khi những người dân làm ăn hợp pháp trên biển, đặc biệt là ngư dân, nếu họ cố ý, hay vô ý vi phạm đánh bắt hải sản ở vùng nước thuộc chủ quyền của một quốc gia, thì những người thực thi pháp luật trên biển có thể xử phạt họ theo luật quốc gia của nước mình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ và Luật biển 1982, không đối xử thô bạo đối với ngư dân. 

An ninh biển phức tạp

Hội nghị nhận định bối cảnh an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến mới, với sự quan tâm đặc biệt dành cho an ninh biển. 

Lý do bởi không gian biển đang ngày càng gắn kết các nước trên nhiều phương diện, từ kinh tế, thương mại, môi trường đến quốc phòng an ninh, và ngày càng đòi hỏi việc chia sẻ trách nhiệm cao hơn, nhất là khi đa số những thách thức an ninh đang nổi lên có liên quan đến biển như cướp biển, khủng bố, phổ biến vũ khí, buôn người, di cư bất hợp pháp, vận chuyển ma túy, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, nước biển dâng, gây ra các thảm họa thiên tai cho nhân loại v.v...

Do đó, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia về đảm bảo an ninh, an toàn trên biển, phục vụ phát triển kinh tế bền vững là cần thiết, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển là cơ quan thực thi luật pháp trên biển để tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả. 

Việt Nam đã đưa ra 6 đề xuất, trong đó có việc chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền châu Á, thiết lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển các nước, tăng cường luyện tập trên mạng về an ninh hàng hải, chống tội phạm trên biển, tiến tới cùng luyện tập trên biển....
Cục trưởng Cục cảnh sát biển Việt Nam Phạm Đức Lĩnh: 

Trước những thách thức về an ninh trên biển, cảnh sát biển Việt Nam có hướng nâng cấp lên trang bị ra sao? 

Là lực lượng chuyên trách của Nhà nước để bảo đảm duy trì an ninh trật tự, thực thi luật pháp trên biển, cảnh sát biển Việt Nam đã được quan tâm và đầu tư. Trong giai đoạn 1 là đầu tư về tổ chức lực lượng, trang bị và xây dựng các cơ chế, cơ sở pháp lý để cảnh sát biển có thể hoạt động.

Đến bây giờ trang bị chưa kịp đáp ứng hết so với yêu cầu nhiệm vụ nhưng từng bước đã đáp ứng được nhu cầu, như trang bị về tàu thuyền. Bước đầu cảnh sát biển đã được trang bị các tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết bình thường.

Tới đây, Chính phủ đã có quyết định cho cảnh sát biển được triển khai đóng tàu lớn hơn, có thể hoạt động dài ngày trên biển trong điều kiện thời tiết phức tạp.

Và có cả trang bị máy bay để nâng tầm hoạt động của cảnh sát biển ra hết khu vực ranh giới ngoài thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong các vùng biển xa, vùng biển giáp ranh... để hiện diện sự có mặt liên tục của cảnh sát trên biển.

Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiệm vụ của cảnh sát biển có nhiều khó khăn. So sánh tương quan trong khu vực, ông đánh giá ra sao về lực lượng cảnh sát biển của chúng ta?

Bảo vệ chủ quyền, biển đảo, ngoài lực lượng trực tiếp trên biển không chỉ có cảnh sát biển mà còn hải quân, biên phòng, tàu thuyền của Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Nông nghiệp... So sánh lực lượng thì khó. Tuy ta vùng biển dài nhưng chúng ta biết phối kết hợp các lực lượng thì đủ sức quản lý vùng biển.

Linh Thư
 ..Nga giúp Việt Nam đóng tàu thuộc Project 1241.8-Nhà máy đóng tàu Vympel của Nga tiếp tục cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho Việt Nam đóng các tàu tên lửa Project 1241.8 Lighting (Thần Sấm) theo giấy phép của Nga.


(ĐVO) Đúng dịp triển lãm Interpolitech-2011, tờ ARMS-TASS dẫn lời của Phó giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel, ông Dmitri Belyakov cho biết, công ty đóng tàu Rybinsk đang chuyển đến Việt Nam các bộ phận để đóng 6 tàu tên lửa đầu tiên thuộc Project 1241.8 theo đúng lịch trình trước đó.



Các tàu tên lửa Project 1241.8 được đóng ở nhà máy đóng tàu Việt Nam và sẽ chịu sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật của các kỹ sư từ Viện thiết kế hải quân Trung ương (TsMKB) Almaz ở St Petersburg cùng với các kỹ sư của nhà máy đóng tàu Vympel.


Việt Nam đang đóng 4 tàu tên lửa đầu tiên của Project 1241.8 (còn gọi là chiến hạm tên lửa Turantul, hay Thần Sấm). Trong đó, 2 tàu đã được đóng xong phần thân và đang được hoàn thiện lắp đặt các thiết bị như radar, vũ khí...và 2 tàu còn lại đang được đóng phần thân.


Công ty đóng tàu Rybinsk là đơn vị giao các phụ tùng, linh kiện, vũ khí và các bộ phận khác cho Việt Nam để đóng 6 tàu tên lửa Turantul từ năm 2010 theo một hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục giao hàng cho đến năm 2016.


Hợp đồng đóng tàu tên lửa Project 1241.8 được Việt Nam ký kết với đối tác để đóng thêm 4 tàu nữa. Tất cả các chiến hạm này sẽ được đóng tại Việt Nam theo một hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết với phía Nga từ năm 1999.


Hiện Việt Nam sở hữu 2 chiến hạm tên lửa Tarantul do nhà máy Vympel đóng và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008.


>> Việt Nam đàm phán mua thêm 2 tổ hợp Bastion
>> Việt Nam nhận 2 chiến hạm thuộc Project 10412
>> Sứ mệnh canh giữ biển trời
Phạm Thái (theo ARMS - TASS)
-Mỹ tìm ra dầu ở Biển Đông... căng thẳng thêm: US gas find off Vietnam adds to China tension (FT 26-10-11)
-Đối thoại chiến lược Anh Việt lần một

Tổng số lượt xem trang