Vệ tinh Landsat-7, một trong những vệ tinh bị tin tặc quậy phá, với nghi phạm là quân đội Trung Quốc. (Hình: NASA) |
Bản phúc trình này đang được Ủy ban Kiểm soát An ninh và Kinh tế Trung Quốc-Hoa Kỳ (U.S.-China Economic and Security Review Commission) soạn thảo. Bản nháp này nói tin tặc đã hai lần đột nhập vào để nhúng tay vào ra lệnh điều khiển cho một trong những vệ tinh này.
Tuy nghi rằng quân đội Trung Quốc đứng sau vụ tin tặc tấn công này, nhưng đồng thời ủy ban này cũng thú nhận không có bằng chứng cụ thể xác định nghi vấn của họ.
Vệ tinh bị quậy phá được dùng để quan sát địa hình và môi trường trái đất, theo bản phúc trình được dự trù nộp cho Quốc Hội ngày 16 tháng 11. Hãng thông tấn AFP có được một bản nháp của phúc trình này.
Chi tiết về vụ quấy nhiễu vệ tinh được cho là do Không Quân Hoa Kỳ tường trình lại cho ủy ban này vào tháng 5, 2011.
Theo bản dự thảo phúc trình, tin tặc tấn công vào các vệ tinh này qua trung gian một trạm điều khiển tọa lạc ở Spitsbergen, Na Uy, mang tên SvalSat (Svalbard Satellite Station).
SvalSat bị đột nhập vì sử dụng mạng Internet để chuyển dữ liệu, ủy ban này trích dẫn một báo cáo của NASA.
Ngày 20 tháng 10, 2007, vệ tinh Landsat-7 do NASA và cơ quan địa chất US Geological Survey đồng quản lý, bị quấy nhiễu trong 12 phút hoặc hơn.
Tới ngày 23 tháng 7, 2008, vệ tinh Landsat-7 lại bị quấy nhiễu một lần nữa, cũng 12 phút hoặc lâu hơn.
Bản báo cáo còn cho biết là vào ngày 20 tháng 6, 2008, một vệ tinh quan sát địa hình của NASA, Terra EOS AM-1, bị quấy nhiễu 2 phút hoặc hơn.
Trong vụ này, tin tặc đã đột nhập và “hoàn tất mọi bước cần thiết để ra lệnh điều khiển vệ tinh nhưng đã không ra lệnh.”
Tới 22 tháng 10, 2008, vệ tinh Terra EOS AM-1 lại bị tin tặc đột nhập và một lần nữa “hoàn tất mọi bước cần thiết để ra lệnh điều khiển vệ tinh nhưng đã không ra lệnh.”
Nghi cho quân đội Trung Quốc đứng sau các vụ tin tặc tấn công này, nhưng ủy ban này cho biết họ không có “thông tin cụ thể để quy trách nhiệm” nhưng vì “kỹ thuật tấn công này trùng hợp với những bài viết có thẩm quyền của quân đội Trung Quốc.”
“Những bài viết có thẩm quyền của quân đội Trung Quốc kêu gọi có những hành động như vậy, nhất là liên quan tới cơ sở tọa lạc trên mặt đất, thí dụ như trạm điều khiển vệ tinh,” phúc trình này viết.
Ngoài vụ tấn công vệ tinh, phúc trình này cũng tố cáo Trung Quốc đứng sau “một loạt các hoạt động phá hoại trên mạng” kể cả việc chính quyền tham gia vào việc tấn công trên mạng, do thám kỹ nghệ, và phá hoại hệ thống computer của chính phủ Mỹ và các nước khác.
“Trong năm 2011, các tổ chức chính phủ Mỹ và ngoại quốc, các công ty quốc phòng, các cơ sở thương mại, và nhiều tổ chức phi chính phủ bị đột nhập mạng rất nhiều, với nhiều tầm mức độ liên quan tới Trung Quốc,” bản phúc trình cho biết.
Trung Quốc liên tiếp bác bỏ những cáo buộc hoạt động tin tặc, kể cả những cáo buộc Trung Quốc phá quấy máy của Google, một vụ gây tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh. (HNV)
Nghi ngờ quân đội Trung Quốc 'hack' vệ tinh NASA
-- Vietnam dissidents forced to flee after exposing Communist crackdown
– Vietnamese Communist party steadily ratchets up the pressure (Guardian).
-
- ĐBQH trình sáng kiến pháp luật: Vẫn là “quyền giấy”! (PLTP).- Taiwan’s Strongest Defense: a Free People(Epoch Times).
- Giáo dân Thái Hà tại UBND Quận Đống Đa yêu cầu trả lại Tu viện DCCT Hà Nội — (NVCL). – Thánh lễ cầu nguyện cho công lý & Hoà bình tháng 10.2011 — (Chuacuuthe).
- Vì sao Pháp Luân Công bị đàn áp – (RFA). - Phỏng vấn học viên Pháp Luân Công bị gây rối – Công an tiếp tục bắt giữ và sách nhiễu học viên Pháp Luân Công VN – Hoãn phiên tòa xét xử hai học viên Pháp Luân Công – (RFA).
- Hồ sơ Wikileaks: Một lễ Phật Ðản, hai hình ảnh trái ngược – (NV).
-
- VỤ CÀNG SAI PHẠM CÀNG LÊN CHỨC: Bị kỷ luật vẫn được khen thưởng (NLĐ).- Sân tập golf làm xấu hồ Tây (TT).- - Ronald Haeberle và cuộc tranh cãi về bức ảnh Mỹ Lai (TP).-
- Trung Quốc lại ra luật về khủng bố để đối phó với người Duy Ngô Nhĩ
- Bắt lính Thái về vụ giết người sông Mekong – (BBC).
- Dịch từ Paris Match: Những giờ phút cuối cùng của Kadhafi (Thụy My RFI).
--- Video: “Mổ xẻ” chứng cứ nghi ngờ cái chết của Gaddafi (VTC).– Tin sốc: Đại tá Gaddafi có thể vẫn còn sống (GDVN/Xinhua).- Trung Quốc lại ra luật về khủng bố để đối phó với người Duy Ngô Nhĩ