Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Nhật Bản có thể sẽ kêu gọi thành lập Diễn đàn An ninh Hàng hải Đông Á


Nhật báo "Yomiuri" ngày 29/9 có đăng bài "Govt eyes sea securyti forum/Plan to be proposed at East Asia Summnit as warning to China" đưa tin chính phủ Nhật Bản có thể sẽ kêu gọi thành lập Diễn đàn An ninh Hàng hải Đông Á tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) dự kiến sẽ được tổ chức ở Inđônêxia vào giữa tháng 11 tới với sự tham gia lần đầu tiên của Nga và Mỹ. Nhật Bản sẽ tìm kiếm sự đồng thuận của các nước thành viên EAS với hy vọng đưa ý tưởng thành lập “Diễn đàn An ninh Hàng hải Đông Á” vào tuyên bố chung của hội nghị này.
Diễn đàn này có thể được coi là lời cảnh báo đối với Trung Quốc, nước đang tăng cường các hoạt động trên biển và gây ra xích mích với các nước láng giềng ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý.

Nhật Bản, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là những nước tham gia EAS. Tại hội nghị sắp tới ở Inđônêxia, các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc đối thoại này, và qua đó ảnh hưởng của EAS sẽ gia tăng trên khắp thế giới.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Diễn đàn An ninh Hàng hải Đông Á sẽ được thành lập như một bộ phận của EAS và sẽ quy tụ các quan chức cao cấp của chính phủ và các chuyên gia. Diễn đàn này sẽ thảo luận các quy tắc về an toàn hàng hải cũng như quyền tự do đi lại trên biển, và sẽ thúc giục Trung Quốc kiềm chế hành động.
Nhật Bản đã có các chiến lược để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc thông qua việc hợp tác với các nước ASEAN. Tuy nhiên, uy tín của Nhật Bản trong các nước thành viên ASEAN đã suy giảm sau khi quan hệ giữa nước này và Mỹ đã bị xấu đi dưới thời chính quyền của cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama.
Nhật Bản một lần nữa lại "đồng hành" cùng Mỹ, trong khi Trung Quốc vẫn khăng khăng yêu cầu các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết song phương với các nước liên quan.
Theo các quan chức Nhật Bản, tại Hội nghị Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản-ASEAN lần thứ ba ở thủ đô Tôkiô ngày 28/9, các Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và 10 nước thành viên ASEAN đã nhất trí về sự cần thiết phải hợp tác với các đối tác khác như Mỹ.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, một số nước thành viên ASEAN đã kêu gọi cần phải có cách hiểu chung đối với luật quốc tế về đi lại trên biển, đồng thời kêu gọi Nhật Bản và các đối tác khác của khu vực tích cực hợp tác trong vấn đề này.
Theo Yomiuri
Thuỳ Anh
-

Nhật Bản có thể sẽ kêu gọi thành lập Diễn đàn An ninh Hàng hải Đông Á


---



Nhật Bản, Philíppin tăng cường quan hệ an ninh do lo ngại Trung Quốc

Bài xã luận đăng trên báo "Nikkei" ngày 29/9 có nhan đề "China fears fuel stronger Japan, Philippines security ties" đưa tin về việc Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Philíppin Benigno Aquino đã nhất trí nâng tầm quan hệ song phương giữa hai nước lên “quan hệ đối tác chiến lược”.


Như vậy, Philíppin là nước thứ ba trong khối ASEAN, sau Việt Nam và Inđônêxia, có quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản. Và cả ba nước này đều là những nước có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc. Sự quan ngại về an ninh liên quan tới Trung Quốc đang ngày càng thể hiện rõ trong chính sách ngoại giao đối với châu Á của Nhật Bản.
Các mối đe dọa từ Trung Quốc chính là động lực cho việc nâng tầm quan hệ Nhật Bản-Philíppin. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động tiến ra đại dương dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của nước này. Đối với Philíppin, vấn đề lớn nhất trong quan hệ với Trung Quốc là tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra ở vùng biển tranh chấp. Còn đối với Nhật Bản, nếu Trung Quốc nắm quyền quản lý toàn bộ biển Đông như đòi hỏi của họ, thì tuyến hàng hải quan trọng của Nhật Bản chắc chắn sẽ bị đe dọa. Bên cạnh đó, tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông cũng giống như tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philíppin tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vì vậy, việc Thủ tướng Noda và Tổng thống Aquino khẳng định trong tuyên bố chung rằng hai nước có “các lợi ích chiến lược chung” như đảm bảo an toàn giao thông trên biển và hai nước sẽ tăng cường đối thoại giữa các quan chức ngoại giao và quốc phòng là điều đương nhiên. Và điều cần làm hiện nay là các hành động cụ thể để tăng cường quan hệ đối tác an ninh giữa hai nước. 
Theo nhật báo "Asahi", Thủ tướng Noda và Tổng thống Aquino đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân hai nước trong bối cảnh cả hai nước đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp tại Tôkiô, Thủ tướng Noda nói: “Chúng tôi có chung nhận thức cơ bản về các giá trị cũng như các lợi ích chiến lược với Philíppin. Chúng tôi vừa nhất trí tiến hành các cuộc đối thoại thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo và bộ trưởng của hai nước, tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan an toàn hàng hải và quốc phòng hai nước”. Các biện pháp hợp tác này sẽ bao gồm việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cử các tàu tuần tra tới Philíppin để huấn luyện. Về phần mình, Tổng thống Aquino nói: “Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philíppin trong công tác huấn luyện và cung cấp thiết bị. Việc này sẽ góp phần tăng khả năng giám sát bờ biển của chúng tôi”.
Theo Nikkei
Mai Lan (gt)

– Nắm rõ 10 loại vũ khí “khủng” nhất của Trung Quốc (I) (PhunuToday).



Tổng số lượt xem trang