Một số chuyên gia kinh tế tham dự Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2011, triển vọng năm 2012 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 2011 - 2015 tại TP Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới thực tế này và cho rằng, phải chấp nhận trả giá để kéo lạm phát xuống một con số và ổn định vĩ mô.
Bên cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần 11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ... Những mất cân đối của nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%. Đáng chú ý là mức thu ngân sách luôn tăng, so với mức tổng nguồn thu ngân sách luôn đạt 28% GDP, có nghĩa, nguồn lực trong dân đã được thu hút mạnh mẽ phục vụ các khoản chi tiêu công kém hiệu quả.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu rõ, tình hình đang rất xấu. Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.
Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011, xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp Nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản cũng tăng cao rồi.
Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.
Một vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong đời sống, chữa bệnh, cho con đi học..., đã xuất hiện những hiện tượng phô bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Đặc biệt đáng lo ngại là lạm phát ở Việt Nam đã mua được vé khứ hồi, vì nó xuất hiện có tính chất chu kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo Ts Lê Đăng Doanh, điều đó chứng tỏ chúng ta chưa xác định chính xác nguyên nhân sâu xa dẫn đến lạm phát và các phương thuốc chống lạm phát chưa chữa trị được căn nguyên dẫn đến lạm phát.
Ts Võ Đại Lược cho rằng, chúng ta chưa trả cái giá nào cho chống lạm phát nên không cứu được lạm phát,
Lạm phát ở Việt Nam không chỉ bắt nguồn từ chính sách tài chính tiền tệ mà còn bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng. Do đó, nếu chưa có những giải pháp cơ bản tái cơ cấu nền kinh tế thì dù có giảm được lạm phát cũng chỉ được một thời gian. Nguy cơ tái lạm phát do mô hình tăng trưởng lỗi thời vẫn còn là một thách thức. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát có thể tăng cao ở mức 24% vào cuối năm nay.
Theo TS Trần Đình Thiên, cách thức điều hành vĩ mô và chống lạm phát nặng về hành chính, có tính chất chữa cháy nên ít có hiệu quả trên thực tế. Căn bệnh của nền kinh tế - nghiện đầu tư, thèm dự án, đói tài nguyên đã ăn sâu vào cơ cấu bên trong, trở thành căn bệnh cơ cấu. Thời gian qua, chúng ta càng đầu tư thì tăng trưởng càng giảm và lạm phát càng tăng.
Trong ngắn hạn, theo Ts Trần Đình Thiên, tình thế là khẩn cấp và không thể tiếp diễn cách thức cũ và thậm chí phải chấp nhận trả giá. Theo đó, phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, trong đó, đặt trọng số vào chính sách tài khóa thông qua tiếp tục thắt chặt chi tiêu, đầu tư công và giảm mạnh thu ngân sách. Giải pháp này được các chuyên gia dự hội thảo đặc biệt nhấn mạnh. Một phần vì cắt giảm đầu tư công được nói đến rất nhiều nhưng hiệu lực rất thấp. Một điểm quan trọng khác là Chính phủ chỉ tập trung thắt chặt chi, không giảm thu mà còn tăng mức thu ngân sách - luôn rất cao và vượt kế hoạch, phát hành công trái liên tục, vay nước ngoài tăng. Thu nhiều như vậy, tất yếu phải dẫn đến chi nhiều, làm sao giảm được.
Nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm trước mắt là ưu tiên chất lượng tăng trưởng kinh tế, dồn mọi nỗ lực để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Vậy tái cấu trúc nền kinh tế nên bắt đầu từ đâu? Ts Lê Đăng Doanh cho rằng, được bắt đầu từ thể chế. “Thể chế là khâu đột phá chiến lược và cũng thể hiện mục tiêu chiến lược của công nghiệp hóa, nhưng thể chế đòi hỏi tính đồng bộ và sự quyết tâm chính trị và đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị”.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, để tránh khủng hoảng.
Như đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính.
Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.
Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khác với lần đổi mới thứ nhất - chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng - đổi mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.
Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.
-“Nhóm lợi ích” không ủng hộ đổi mới!Bên cạnh lạm phát bất ổn, chưa giảm và rất khó chống đỡ thì tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm và khó phục hồi. Khu vực kinh tế chủ đạo dự kiến lỗ lớn trong năm 2011. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể lỗ gần 11.700 tỷ, Petrolimex 1.200 tỷ, Vinashin 3.092 tỷ... Những mất cân đối của nền kinh tế diễn biến phức tạp. Thâm hụt thương mại năm 2011 sẽ vào khoảng 12 tỷ USD, thâm hụt ngân sách khó có thể dưới 5%. Đáng chú ý là mức thu ngân sách luôn tăng, so với mức tổng nguồn thu ngân sách luôn đạt 28% GDP, có nghĩa, nguồn lực trong dân đã được thu hút mạnh mẽ phục vụ các khoản chi tiêu công kém hiệu quả.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu rõ, tình hình đang rất xấu. Xét về tất cả các tiêu chí kinh tế vĩ mô như lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, nợ nước ngoài và nợ công, tỷ giá đồng tiền Việt Nam cũng như sự giảm sút niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong nước và ngoài nước… đều đang ở mức trầm trọng.
Đáng chú ý là sức khỏe của hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều vấn đề, tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Mức tín nhiệm của Việt Nam bị các công ty nước ngoài hạ thấp đến mức B-, tức là mức thấp nhất trước mức C.
Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam bị giảm 6 bậc trong năm 2011, xuống vị trí 65 trên 142 nền kinh tế. Tích lũy từ nội bộ kinh tế liên tục giảm sút, để duy trì mức đầu tư cao, nước ta đã tăng vay mượn nước ngoài, không chỉ qua nguồn ODA mà còn cả qua các kênh bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế và bảo lãnh cho doanh nghiệp Nhà nước vay mượn thương mại với lãi suất cao. Số nợ của khu vực doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bất động sản cũng tăng cao rồi.
Nợ nước ngoài lên đến 42% GDP, cao nhất từ 1998 đến nay. Nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ bảo lãnh và phải trả nợ thay khi doanh nghiệp chưa trả được, như trường hợp xi măng Đồng Bành vừa qua, thì tổng số nợ đã vượt quá 100% GDP.
Một vấn đề nữa rất đáng chú ý hiện nay là chênh lệch giàu-nghèo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, bên cạnh những người nghèo gặp khó khăn rất lớn trong đời sống, chữa bệnh, cho con đi học..., đã xuất hiện những hiện tượng phô bày sự giàu có, xa hoa theo kiểu trọc phú, rất xa lạ với truyền thống dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Đặc biệt đáng lo ngại là lạm phát ở Việt Nam đã mua được vé khứ hồi, vì nó xuất hiện có tính chất chu kỳ, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Theo Ts Lê Đăng Doanh, điều đó chứng tỏ chúng ta chưa xác định chính xác nguyên nhân sâu xa dẫn đến lạm phát và các phương thuốc chống lạm phát chưa chữa trị được căn nguyên dẫn đến lạm phát.
Ts Võ Đại Lược cho rằng, chúng ta chưa trả cái giá nào cho chống lạm phát nên không cứu được lạm phát,
Lạm phát ở Việt Nam không chỉ bắt nguồn từ chính sách tài chính tiền tệ mà còn bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng. Do đó, nếu chưa có những giải pháp cơ bản tái cơ cấu nền kinh tế thì dù có giảm được lạm phát cũng chỉ được một thời gian. Nguy cơ tái lạm phát do mô hình tăng trưởng lỗi thời vẫn còn là một thách thức. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát có thể tăng cao ở mức 24% vào cuối năm nay.
Theo TS Trần Đình Thiên, cách thức điều hành vĩ mô và chống lạm phát nặng về hành chính, có tính chất chữa cháy nên ít có hiệu quả trên thực tế. Căn bệnh của nền kinh tế - nghiện đầu tư, thèm dự án, đói tài nguyên đã ăn sâu vào cơ cấu bên trong, trở thành căn bệnh cơ cấu. Thời gian qua, chúng ta càng đầu tư thì tăng trưởng càng giảm và lạm phát càng tăng.
Trong ngắn hạn, theo Ts Trần Đình Thiên, tình thế là khẩn cấp và không thể tiếp diễn cách thức cũ và thậm chí phải chấp nhận trả giá. Theo đó, phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, trong đó, đặt trọng số vào chính sách tài khóa thông qua tiếp tục thắt chặt chi tiêu, đầu tư công và giảm mạnh thu ngân sách. Giải pháp này được các chuyên gia dự hội thảo đặc biệt nhấn mạnh. Một phần vì cắt giảm đầu tư công được nói đến rất nhiều nhưng hiệu lực rất thấp. Một điểm quan trọng khác là Chính phủ chỉ tập trung thắt chặt chi, không giảm thu mà còn tăng mức thu ngân sách - luôn rất cao và vượt kế hoạch, phát hành công trái liên tục, vay nước ngoài tăng. Thu nhiều như vậy, tất yếu phải dẫn đến chi nhiều, làm sao giảm được.
Nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm trước mắt là ưu tiên chất lượng tăng trưởng kinh tế, dồn mọi nỗ lực để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Vậy tái cấu trúc nền kinh tế nên bắt đầu từ đâu? Ts Lê Đăng Doanh cho rằng, được bắt đầu từ thể chế. “Thể chế là khâu đột phá chiến lược và cũng thể hiện mục tiêu chiến lược của công nghiệp hóa, nhưng thể chế đòi hỏi tính đồng bộ và sự quyết tâm chính trị và đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị”.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, đã đến lúc Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cần có quyết định cải cách mạnh mẽ, để tránh khủng hoảng.
Như đã nói, cần điều chỉnh kế hoạch 5 năm tới. Trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Mục tiêu của kế hoạch này là giảm lạm phát, bội chi ngân sách, nhập siêu, cải thiện rõ rệt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng những cải cách mạnh mẽ trong thu-chi ngân sách, cắt giảm mạnh mẽ đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách, hoạt động đầu tư, thực hiện tinh giảm bộ máy nhà nước đã phình to lên nhanh chóng trong thời gian qua, cắt giảm biên chế hành chính.
Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách, giảm hẳn các khoản chi tiêu còn để ngoài ngân sách, thực hiện sự giám sát đầy đủ, chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan dân cử về chi tiêu ngân sách. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Mua sắm công, ban hành Luật Đầu tư công nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí, chia chác trong nhóm lợi ích.
Khâu trọng tâm là cải cách các tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện mô hình quản lý dựa trên kết quả, công khai minh bạch như những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khác với lần đổi mới thứ nhất - chủ yếu là cởi trói và giải phóng sức sản xuất, được sự ủng hộ của đông đảo nông dân và quảng đại quần chúng - đổi mới lần này đỏi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội.
Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy. Đó là nhiệm vụ khó khăn cần phải vượt qua, và cũng là sứ mệnh vẻ vang của thế hệ lãnh đạo hiện nay.
Minh Giang
--------
-Kinh tế Việt Nam 2011: Thành tựu, khó khăn và những giải pháp (30/9/2011)
--Kiểm soát lạm phát sẽ thuận lợi hơn! (29/9/2011) -Cà phê cuối tuần: “Đến lúc nhìn thẳng vào sự thật”
đổi tên thành: - TS Lê Đăng Doanh – Cà phê cuối tuần: “Cần có đổi mới lần hai” (VnEconomy). “…đổi mới lần này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy, chính sách, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ những ung nhọt đang gây ra những căn bệnh kéo dài của nền kinh tế và xã hội. Có thể, một số nhóm lợi ích đang được hưởng lợi lớn sẽ không ủng hộ một cuộc đổi mới như vậy…”.-Khắc phục tình trạng gà nhà đá nhau? (Sgtt)-
- Có thể siết chặt đầu tư “tay trái” của doanh nghiệp nhà nước (VnEconomy).- DN nước ngoài mua nông sản: Phá độc quyền, tăng lợi nhuận (TBKTSG).
- Đầu tư nước ngoài: Có dự án “biến tấu” (VnEconomy). -Doanh nghiệp FDI bỏ trốn: biết đòi nợ ai (Sgtt)-
Giá rẻ: sẽ thua nhà thầu Trung Quốc (TT 30-9-11)-- Ngộ nhận năng lực nhà thầu ngoại (DV 30-9-11)
-- Làm xăng dầu có ai nghèo đói (!?) (DT).- Chuyện thằng X và giá xăng dầu (Trần Minh Quân). - Nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu (NLĐ).
- Đề án làm đường vận chuyển bauxite gần 713 tỉ đồng (PLTP). – Công ty Atlantic sẽ xây dựng dây chuyền vận chuyển-cung cấp bauxite tại VN (VOA).
- Vinashin lại đề nghị ưu đãi thuế (VNE).
- Liên quan đến dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A – Còn bất đồng quan điểm (SGGP).
- - Nhãn Hưng Yên chật vật tìm hướng đi (Tin tức).- Xuất khẩu cá tra: không có hàng để bán (SGTT).- Ông Hoàng Kim Giao – Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT: Thịt ngoại tràn ngập: Chỉ có tốt hơn (!?) (DV).
Lối thoát nào cho sản xuất ngành nhựa? (ĐV 30-9-11)
- Muốn bán BVH, SCIC phải xin ý kiến Thủ tướng – (Gaffin.vn/ĐTCK).
- Tiền vẫn chảy vào hệ thống ngân hàng (Gafin.vn/TBNH). -- Tháng 9, NHNN bơm ròng 28.000 tỷ đồng trên OMO (Gafin.vn).
- Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank – (BBC).
- Hoa Kỳ khuyến khích Nhật Bản tham gia TPP – (RFI).
- Khủng hoảng thế giới tác hại kinh tế Trung Quốc – (RFI). – Khu vực chế tạo của Trung Quốc bị trì trệ (VOA).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Euro Zero – (Viet Tribune/ Dainamax).
- Hy Lạp, Pháp sẽ thảo luận vụ khủng hoảng tài chánh Hy Lạp (VOA).
- Tranh giành quyền lãnh đạo khối euro – (RFI).
- Quốc Hội Ðức tăng quỹ giúp đồng Euro – (NV).
-YAO/YU: The “Asset Crisis” of Emerging Economies Project Syndicate
YAO/YU: The “Asset Crisis” of Emerging Economies Rather than confronting a debt crisis, as in 1997-98, emerging-market economies now face an “asset crisis,” but they will suffer the same result: great capital losses on their foreign-exchange reserves. Indeed, the magnitude of the losses will be on par with that of Asian financial crisis, if not higher.
Three steps to avoid a global depression: Soros LONDON (Reuters) - Policymakers have lost control of the economic crisis and financial markets are forcing the world into a depression, George Soros said on Friday, urging Europe to create a common Treasury, recapitalize its banks and protect vulnerable states.
SACHS: Globalization’s Government
SACHS: Globalization’s Government In the era of globalization, we need more government, not less. Yet the role of government also needs to be modernized, in line with the specific challenges posed by an interconnected world economy.Kinh tế học - Chính sách công nghiệp: Economists reconsider the merits of industrial policy, but some flaws are hard to fix (Economist 1-10-11)
Tập đoàn châu Á: Asia’s new model company (Economist 1-10-11) -- Samsung’s recent success has been extraordinary. But its strategy will be hard to copy
Bá quyền Trung Quốc: Sledgehammers and stunned fish (Economist 1-10-11) -- "Toàn cầu hoá với bản sắc Trung Quốc" Damn! BULLSH*T!