Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Lễ kết thúc hồ sơ ấn phong chân phước Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận



--
Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. (Hình: Internet)-

Buổi lễ kết thúc giai đoạn điều tra cấp giáo phận án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 7 năm 2013. Việt Hải, thông tín viên của SBTN đã tiếp xúc với Linh Mục Trần Thế Tuyên, Giám Quản Giáo Phận Saint Paul tại Alberta Canada, và là Cáo Thỉnh Viên trách nhiệm thiết lập Hồ sơ phong chân phước cho Cha Trương Bửu Diệp. Mời quý vị theo dõi tường thuật giải thích Việc Phong Chân Phước cho Tôi Tớ Chúa, Đức Cố Hồng Y Phan xi cô Xa vi ê Nguyễn Văn Thuận, qua phóng sự ngắn sau đây
--


--– Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay (TGNV). Dịch từ bài Hanoi against the beatification of Cardinal Van Thuân. Canonisation process witness stopped at airport (Asian News).


-Tiếp tục cuộc hành trình
Lữ Giang
Những chuyện liên hệ đến cuộc đời tù tội của ĐHY Nguyễn Văn Thuận khá dài. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại một số mốc quan trọng trong cuộc hành trình này:


GIAI ĐOẠN BỊ QUẢN CHẾ Ở GIANG XÁ


Vì có tin đồn ở Saigon rằng Đức TGM Nguyễn Văn Thuận đã chết, nên công an và Mặt Trận Tổ Quốc đã tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa ngài và Đức TGM Nguyễn Văn Bình để xóa tan tin đồn này. Đầu tháng 9 năm 1977, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội báo tin cho ngài biết Đức TGM Nguyễn Văn Bình sẽ đi Roma qua ngã Hà Nội, ngài sẽ được gặp Đức TGM Bình. Ngày 13.9.1977 công an đã đến trại Thanh Liệt chở ngài ra Cục Công An ở Hà Nội gặp Đức TGM Bình. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong khoảng 20 phút và chỉ hỏi thăm nhau về sức khỏe.


Ngày thứ bảy 13.5.1978, vào khoảng 4 giờ chiều, một trung úy công an đến gọi ngài lên văn phòng làm việc. Tại đây, ngài được ông Cục Trưởng Cục Công An tiếp và cho biết ngài được phóng thích, nhưng bị quản chế ở Giang Xá. Ngày 26.5.1978, tức 13 ngày sau, công an đến đưa ngài về Giang Xá.

Giáo xứ Giang Xá là một giáo xứ nằm ở thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, phía nam Hà Nội. Huyện này trước đây thuộc tỉnh Hà Đông, nay là tỉnh Hà Tây. Giang Xá lúc đó có khoảng 350 giáo dân, thuộc Giáo Phận Hà Nội, nhưng chỉ có Ban Hành Giáo do giáo dân đảm trách, chứ không có linh mục. Ngài bị cấm không được làm các nghi lễ phụng vụ hay giảng dạy cho giáo dân. Tuy nhiên, nhờ thái độ khoan dung và hòa nhã khi nói chuyện, mọi người đã nhận ra rằng ngài không phải là loại ác ôn như công an đã mô tả. Ngài đã chinh phục được cả những cán bộ có trách nhiệm canh giữ ngài cũng như các giáo dân có nhiệm vụ theo dõi ngài.


Ngày 21.11.1988, ngài nhận được lệnh phóng thích của Bộ Nội Vụ, nhưng không được trở về Nha Trang hay Saigon mà bị bắt buộc cư trú ở Tòa TGM Hà Nội.

ĐI VÀO CHỖ CHẾT



Trong thời gian ở Tòa Giám Mục Hà Nội, ngài bị sưng tuyến tiền liệt rất nặng. Kinh nghiệm cho biết, vào bệnh viện chữa trị là một điều rất nguy hiểm đối với hàng giáo sĩ công giáo, nhất là đối với hàng giáo phẩm cao cấp. Trường hợp của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa ở Quy Nhơn và Đức TGM Nguyễn Kim Điền ở bệnh Viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, là những thí dụ điển hình. Các giáo sĩ thường tìm các y sĩ quen biết nhờ chữa trị tại nhà.


Tuy nhiên, vì tình trạng sưng tuyến tiền liệt của ngài đã đến giai đoạn nghiêm trọng, không còn chữa tại nhà được, Tòa Giám Mục Hà Nội đã quyết định đưa ngài vào bệnh viện để xin chữa trị. Tại đây, các bác sĩ khám nghiệm và cho biết trường hợp của ngài phải giải phẫu và cắt bỏ tuyến tiền liệt.



Ngày 24.11.1988 ngài phải trải qua một cuộc giải phẫu dài ba tiếng đồng hồ tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Sau khi mổ xong, bác sĩ trưởng khoa chẳng những không cho uống thuốc men gì mà còn cấm các bác sĩ và y tá không ai được chữa trị cho ngài khi không có lệnh của ông. Vì thế, vết thương ở chỗ mổ bị nhiễm trùng, sưng lên rất lớn. Các bác sĩ phải đưa vào mỗ lại lần thứ hai, lấy ra toàn máu đông và mủ. Tuy nhiên, sau khi mổ lại xong, vết thương tiếp tục sưng đến nỗi ngài không còn đi tiểu tiện được, nhưng bác sĩ trưởng khoa cũng như các bác sĩ điều trị vẫn không cho ngài uống một viên thuốc nào. Ngài tưởng sắp chết. Nhưng nhờ một sự giúp đỡ lén lút, ngài được cứu thoát! Cho đến hôm nay, nhà cầm quyền cộng sản cũng không hiểu tại sao ông Nguyễn Văn Thuận đã không chết lúc đó!


Nhìn lại quãng đường này, ngài viết:


“Người ta tưởng tôi đã chết rồi. Dân chúng đã cử hành nhiều lễ cầu hồn cho tôi. Nhưng Thiên Chúa biết viết thẳng trên những đường cong”.



BỊ BUỘC RỜI KHỎI VIỆT NAM


Trong thời gian bị quản chế tại Tòa Giám Mục Hà Nội, Tòa Thánh và Giáo Hội Việt Nam đã tìm một giải pháp để Đức TGM Thuận có thể làm mục vụ tại Việt Nam. Vì biết chính quyền không muốn Đức TGM Thuận trở về Sài Gòn, Tòa Thánh đã đề nghị cho Đức TGM Thuận làm Phó TGM Giáo Phận Hà Nội, nhưng chính quyền không chấp thuận.



Đại Tá Nguyễn Hồng Lâm, nhân vật thứ ba trong Bộ Công An, đã nói với Đức TGM Thuận như sau:


- Vatican không thể bổ nhiệm ông nếu không có sự tham khảo chúng tôi trước. Lần này các vị lãnh đạo Roma đã đi quá xa...


Đại Tá Lâm coi việc đề nghị Đức TGM Thuận làm Phó TGM Hà Nội là một âm mưu còn lớn hơn việc bổ nhiệm ngài làm Phó TGM Sài Gòn vào năm 1975. Đức TGM Thuận đã trả lời:


- Đây là một sự hiểu lầm. Tòa Thánh “chỉ đề nghị” chứ không phải là “bổ nhiệm” tôi...


Đại Tá Lâm nói:


- Ông nói luôn với giọng nhỏ nhẹ, nhưng ông gây cho chúng tôi khá nhiều vấn đề khó khăn giải quyết... Tại sao ông không đi thăm cha mẹ ông? Ông ở đó với các vị một thời gian rồi trở về khi mọi sự đã lắng dịu.


Đức TGM Thuận trả lời:


- Tôi đã đi thăm cha mẹ tôi rồi.


Ông Lâm nói tiếp:


- Vậy thì tại sao ông không đi Roma một thời gian?”


Sau cùng, Đức TGM Thuận trả lời:



- Được, để tôi suy nghĩ.

Khi mọi cuộc thảo luận và dàn xếp bị thất bại, ngày 21.3.1991, Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bị trục xuất ra khỏi Việt Nam. Ngài đã đến Thụy Sĩ rồi từ đó xin qua Roma.



Lữ Giang



Ghi chú: Trích trong cuốn “Vài đòng về ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận” của Lữ Giang phát hành 10.000 cuốn năm 2008.










-Tiếp tục cuộc hành trình



-Người tù đặc biệt


Lữ Giang


Trong tuần trước, chúng tôi đã tường thuật chuyện Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bị bắt ở Sài Gòn ngày 15.8.1975, bị đưa ra quản thúc tại giáo xứ Cây Vông thuộc xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, Khánh Hoà, rồi ngày 18.3.1976 bị đưa vào giam ở trại Phú Khánh, Nha Trang. Sau đây là giai đoạn tiếp theo:



CHUẨN BỊ RA BẮC







Ngày 29.11.1976, xe công an lại đến trại Phú Khánh đưa ngài vào trại Thủ Đức. Chúng ta hãy nghe ông Nguyễn Thanh Giàu, một chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, kể lại chuyện gặp ngài tại trại Thủ Đức như sau:







“Lúc ấy khoảng 2 giờ chiều, trong khi chúng tôi đang kê khai lý lịch vào cuốn sổ của trại thì từ ngoài cổng, một toán bảy người đang đi về phía phòng chúng tôi, trong đó tôi nhận ra có Đại Tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang), còn những người kia thì hoàn toàn xa lạ, tuy nhiên có một người khi vừa trông thấy làm tôi thật ngạc nhiên, vì dù trong lớp áo bình thường như bao người khác, nhưng hình như ở người đó thoát ra một điều gì rất đặc biệt, rất trong sáng và tôi thầm nghĩ đây không phải là một người tầm thường. Rồi cũng như những người đến trước, mọi người kê khai tên tuổi và chức vụ của mình, chừng đó tôi mới biết vị trung niên rất đẹp trai, mặt mày rất sáng sủa kia là vị Giám Mục giáo phận Nha Trang Nguyễn Văn Thuận, và sau đó anh em Công giáo bắt đầu bu quanh Ngài để nghe Ngài nói chuyện...










“Trong thời gian ngắn ngủi, chỉ có một tuần lễ, sống chung phòng với Đức TGM Nguyễn Văn Thuận tại trại Thủ Đức, qua cung cách xử thế và đức độ của Ngài đã khiến tôi ngày càng kính trọng hơn...”







Tiếp đến là giai doạn chuẩn bị lên đường ra Bắc. Chúng ta hãy nghe ông Nguyễn Thanh Giàu kể tiếp:







“Sau màn khám xét, đồ đạc chúng tôi được cho vào những bao bố được buộc bởi những dây nylon đủ màu, xanh, vàng, trắng, đỏ...







“Tâm sự chúng tôi cực kỳ hoang mang, không biết số phận mình ra sao, họ sẽ đưa mình đi đâu đây? Có người đoán họ sẽ đưa chúng tôi ra Phú Quốc, người thì nói Côn Sơn, Bà Rá, v.v... nhưng có người biết chúng tôi sẽ ra Bắc: Đó là Đức Cha Thuận. Có lẽ Ngài còn biết rõ họ sẽ đưa chúng tôi đi bằng đường biển, cho nên những ngày sau đó, Ngài đến từng anh em thăm hỏi và cho thuốc những người đang bị bịnh, tôi nhớ có một người gốc thiểu số tên là Điểu Ngang, đang bị bịnh rất nặng, và Cha Thuận đã tặng cho anh nầy nhiều thuốc để điều trị. Đức Cha Thuận còn phân phối thuốc say sóng, chống ói cho anh em và Ngài đã thuật lại câu chuyện khi Ngài từ Sài gòn đi đến Marseille bằng đường biển Ngài bị say sóng rất nhiều. Ngài khuyên mọi người khi đi tàu nên nhịn ăn nhịn uống, khi nào đói lắm hãy ăn, khát lắm mới uống, vì khi say sóng nó sẽ ói đến khi trong người không còn gì để ói mới thôi.”










TRÊN ĐƯỜNG RA BẮC







Ngày 1.12.1976, ngài cùng nhiều tù nhân chính trị khác đang bị giam ở miền Nam, được đưa xuống tàu Trường Xuân đi ra Bắc. Khi ra đi, vì không có gì để đựng các đồ tùy thân, ngài phải lấy cái quần cột hai ống lại và dồn đồ vào trong rồi mang đi. Chúng ta hãy nghe chính ngài kể lại các diễn biến này:







“Ngày mồng 1 tháng 12 năm 1976, lúc 9 giờ tối, bất thình lình tôi bị gọi cùng với vài tù nhân khác. Chúng tôi bị xích người này với người kia từng hai người một và được đẩy lên một xe cam nhông. Cuộc hành trình ngắn đưa chúng tôi tới Tân Cảng, là hải cảng quân sự mới do người Mỹ mở mấy năm trước đó. Chúng tôi trông thấy một con tàu trước mặt, hoàn toàn chìm trong bóng tối để dân chúng khỏi để ý. Chúng tôi bị đưa lên tàu đi ra Bắc - một cuộc hải hành dài 1.700 cây số...







“Cùng với các tù nhân khác, tôi bị đem xuống hầm tàu, nơi chứa than. Chỉ có một ngọn đèn nhỏ leo lét cháy. Còn lại là hoàn toàn tối om. Chúng tôi tất cả là 1.500 người, trong tình cảnh không thể tả được. Một cơn bão nổi dậy trong tâm trí tôi. Cho tới nay tôi còn ở trong giáo phận của tôi, nhưng từ giờ phút này trở đi không biết tôi sẽ phiêu bạt tới chân trời góc bể nào. Tôi suy niệm lời thánh Phaolô nói: “Tôi đi Giêrusalem mà không biết điều gì sẽ xẩy ra cho tôi ở đó. Tôi chỉ biết rằng Chúa Thánh Thần khuyến cáo tôi rằng tại mọi thành tôi tới, xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi.” (Cv 20,22,23). Tôi đã sống trong lo âu suốt đêm hôm ấy.







“Ngày hôm sau, khi một chút ánh sáng mặt trời lọt vào hầm tàu, tôi nhận ra chung quanh tôi những gương mặt buồn sầu và tuyệt vọng của các tù nhân khác. Bầu khí sầu thảm như đám tang. Một trong các tù nhân đã tìm cách treo cổ tự tử với một sợi dây thép. Những người khác gọi tôi. Tôi đến nói chuyện với anh. Sau cùng anh lắng nghe lời tôi. Cách đây hai năm, trong một cuộc họp liên tôn tại California, tôi đã gặp lại anh. Mặt mừng rỡ, anh tiến tới gặp tôi và cám ơn tôi. Anh đã cho mọi người xem các vết thẹo còn hằn trên cổ.







“Trong cuộc hành trình, khi các tù nhân biết có Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, họ đến với tôi để kể lể các nỗi lo âu của họ. Tôi đã chia sẻ các đau khổ của họ và an ủi họ hàng giờ và suốt cả ngày. Trong ba ngày trên tàu, tôi an ủi các tù nhân khác và tôi suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Đêm thứ hai, giữa cái lạnh của Thái Bình Dương trong tháng 12, tôi bắt đầu hiểu rằng ơn gọi của tôi bắt đầu một giai đoạn mới. Trong giáo phận, tôi đã đưa ra các sáng kiến khác nhau cho công tác rao truyền Tin Mừng cho người bên lương. Giờ đây phải cùng Chúa Giêsu đi về nguồn gốc của việc loan báo Tin Mừng. Phải cùng Ngài đi chết “bên ngoài tường thành”, “bên ngoài tường thánh.”







Tôi là người đã cùng đi trên chuyến tàu này với ngài, nhưng bị giam ở một khoang tàu khác. Ông Nguyễn Thanh Giàu, người bị giam chung cùng khoang với ngài đã tóm lược lại những gì đã xẩy ra trong khoang tàu của ngài như sau:







“Suốt mấy ngày ngồi dưới sàn tàu chở than dơ bẩn, lại thêm mấy thùng chứa phân, chứa nước tiểu bị tràn ra ngoài, mọi người như ngồi trên hầm phân. Đức Cha Thuận một lần nữa lại an ủi anh em, cố gắng giữ vững tinh thần, nếu để tinh thần sa sút bị bịnh lúc nầy thì rất là khổ.”
















MỘT NHÀ TU HÀNH ĐÁNG KÍNH







Ngày 3.12.1976 tàu cập bến Hải Phòng. Công an chia các tù nhân thành ba toán khác nhau theo dấu hiệu họ đã gắn ở mỗi người và đưa mỗi toán đến một trại khác nhau: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Quang và Thanh Cẩm (Thanh Hóa). Riêng Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bị đưa lên trại Vĩnh Quang ở Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc và Phú Thọ cũ), nằm sát chân núi Tam Đảo. Ông Nguyễn Thanh Giàu đã đi cùng trong toán này, nên đã kể lại một số chuyện về ngài trong thời gian ở trại Vĩnh Quang như sau:







“Họ chia chúng tôi thành từng đội, từng tổ và phân chia lao động. Tôi nhớ, khi phân công, anh em không muốn Ông Già, danh xưng để gọi Đức Cha Thuận vì lúc nầy cán bộ trại không cho gọi ai theo chức sắc tôn giáo, phải đi lao động nặng nhọc nên đề cử cho ông làm trực buồng, tức là ở nhà lo lấy thức ăn, sắp xếp chăn mền, dọn dẹp buồng và đương nhiên phải đi đổ phân hằng ngày.
















“Anh em xin Ngài cho anh em thay Ngài làm công việc dơ bẩn nầy, nhưng Đức Cha Thuận không đồng ý và Ngài bảo: Tôi rất vinh dự được đi tù chung với anh em, xin anh em hãy để tôi làm hết bổn phận của tôi. Có lần vì Trời quá rét, nhiệm vụ người trực buồng phải đi lấy than đá đem về phòng để sưởi, vì bao than quá nặng trên đường về Ngài suýt mấy lần bị té ngã nhưng Ngài gắng gượng mang được về phòng, bỏ bao than xuống Ngài phải ngồi hồi lâu mới lấy lại sức...













“Có một điểm rất đặc biệt, khi cán bộ trại giam bắt tất cả tù nhân lên hội trường, là một gian nhà trống giữa sân trại, để làm bản tự khai... Sau vài giờ viết tự khai, họ cho nghỉ giải lao, người thì đi uống nước, đi vệ sinh,hút thuốc, nhưng phần đông thì bu quanh Ông Già để nghe Ông nói chuyện. Một cách rất trung thực mà nói, lúc bây giờ bu quanh Đức Cha Thuận không phải chỉ có giáo dân mà trong đó có đủ thành phần tín đồ các tôn giáo khác như Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo. Riêng tôi, là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, lúc bấy giờ tôi không nhìn Đức Cha Thuận là Một Đức TGM Công Giáo mà nhìn Ngài là MỘT BẬC CHÂN TU, MỘT NHÀ TU HÀNH ĐÁNG KÍNH.”










ĐƯA ĐẾN TRẠI THANH LIỆT







Sau thời gian lấy lời khai tổng quát và phân loại, ngày 5.2.1977 ngài bị tách ra và đưa vào giam ở trại Thanh Liệt thuộc huyện Thanh Trì, phía Nam Hà Nội. Huyện này trước thuộc tỉnh Hà Đông, rồi Hà Tây và nay là một huyện ngoại thành của Hà Nội. Xã Thanh Liệt là quê của Chu Văn An. Trước khi rời trại Vĩnh Quang, một tù nhân đã lấy cái bao tải chùi chân ở cửa ra vào, giặt sạch và may lại thành cái bao cho ngài đựng các đồ cần thiết.







Trại Thanh Liệt được thiết lập ngay trong Đình Thanh Liệt. Nhìn bên ngoài, không ai có thể biết được đó là một trại giam. Cổng trại là một cổng đình to lớn, đồ sộ. Qua khỏi cổng trại là một khu rộng thênh thang, chung quanh có hai lớp tường kiên cố. Trại được chia thành nhiều khu nhỏ: A, B, C, D... Mỗi khu có 7 hoặc 8 buồng, mỗi buồng dài 8 thước và rộng 2 thước 50. Mỗi buồng có hai cửa dày bằng gỗ, chung quanh có tường cao khoảng 5 thước. Đây là nơi được dùng để giam những nhân vật quan trọng hoặc những người cần được khai thác. Mỗi buồng thường giam một người, nhưng cũng có khi hai người. Trước đây, trại Thanh Liệt cũng là nơi giam giữ các tù binh Mỹ. Linh mục Trần Hữu Thanh bị giam ở phòng 5D, ông Nguyễn Tư Thái (Thái Đen) bị giam ở phòng 3D, còn Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bị giam ở phòng 7D...







Trong thời gian bị giam ở trại này, Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bị thẩm vấn liên tục về đủ mọi vấn đề, từ nội bộ của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, các thành phần linh mục bị coi là chống chính quyền, các thành phần linh mục đang tham gia các hoạt động của chính phủ... đến các tổ chức chính trị ở miền Nam Việt Nam. Đa số những người đến thẩm vấn là các công an cao cấp được Bộ Nội Vụ phái đến. Việc đối đầu với các công an loại này không phải là chuyện dễ dàng.







Sau này, khi ghi lại những đoạn ngắn về thời gian bị giam giữ, ngài có viết như sau:







“Trong 9 năm bị biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không có cửa sổ. Có khi đèn diện bật sáng từ ngày này qua ngày nọ. Có lúc lại ở trong bóng tối từ tuần này qua tuần khác. Tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên. Lúc bấy giờ tôi là một giám mục trẻ, với 8 năm kinh nghiệm mục vụ. Tôi không thể ngủ nổi. Tôi bị dằn vặt bởi ý nghĩ phải bỏ giáo phận, phải bỏ dở những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy một sự phẫn uất nổi lên trong tôi.







“Một đêm kia, từ trong thâm tâm có một tiếng nói với tôi: “Tại sao con day dứt như thế? Con phải phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì Người đã làm và muốn tiếp tục làm, như các cuộc viếng thăm mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, các cư xá sinh viên, cứ điểm truyền giáo... đều là việc rất tốt và đúng là công việc của Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa! Nếu Chúa muốn con rời bỏ các việc đó, hãy bỏ ngay và hãy tín thác nơi ngài! Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con đã chọn Chúa chứ không phải những công việc của Chúa.







"Ánh sáng ấy sẽ đem lại cho tôi niềm an bình mới, làm thay đổi hoàn toàn cách suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảnh khắc hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý. Từ đó, một sự an lành tràn ngập tâm hồn tôi trong suốt 13 năm tù đày...”







Như chúng tôi đã nói ở trước, những chuyện xẩy ra ở trong trại Thanh Liệt, Đức TGM Nguyễn Văn Thuận và anh Nguyễn Tư Thái đã kể lại cho tôi nhiều lần, nhưng ngài đã bảo tôi tạm bỏ qua vì có liên hệ đến một số người khác đang sống trong nước.










Lữ Giang













Bước vào con đường gian khổ










Lữ Giang




Một biến cố trong tháng 4 năm 1975 đã đưa Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận vào những ngày bi thảm nhất của cuộc đời ngài, nhưng cũng từ đó ngài đã bước lên những địa vị quan trọng sau này trong Giáo Hội. Đây là một biến cố mà chính tôi là người đã chứng kiến và theo dõi rất sát.







ĐƯỢC ĐƯA LÊN LÀM TGM SÀI GÒN










Vào tháng 4 năm 1975, khi đoán biết miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã 5 lần đề nghị Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Henri Lemaitre, xin Tòa Thánh cử Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám Mục Saigon với hy vọng sự khôn ngoan của ngài có thể đưa Giáo Hội Việt Nam vượt qua những cơn khó khăn sắp đến. Cuối cùng, chiếu theo đề nghị của Đức Khâm Sứ, ngày 23.4.1975 Tòa Thánh đã phong Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám Mục hiệu tòa thành Vadesitana, và ngày 24.4.1975 cử ngài giữ chức Phó TGM Giáo Phận Saigon với quyền kế vị. Đức TGM Nguyễn Văn Bình nghĩ rằng nếu tình hình quá khó khăn, ngài sẽ từ chức và trao quyền lại cho Đức TGM Nguyễn Văn Thuận. Đây là một biến cố đã đưa ngài vào một khúc quanh mới của lịch sử dân tộc và lịch sử giáo hội,










Đước tin nói trên, ngày 8.5.1975, một nhóm Linh mục đã gởi đến Đức TGM Nguyễn Văn Bình một kiến nghị yêu cầu hoãn bổ nhiệm ĐGM Nguyễn Văn Thuận làm TGM Phó. Kiến nghị này do các Linh mục sau đây ký tên: Trương Bá Cần, Trần Viết Thọ, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, Thanh Lãng, Nguyễn Quang Lãm, Hoàng Kim, Huỳnh Công Minh, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Đinh Bình Định, Nguyễn Thiện Toàn, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Huệ và Nguyễn Nghị.







Mặc dầu có sự phản đối nói trên, ngày 12.5.1975 Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn thông báo cho các giáo xứ trong giáo phận biết Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm TGM Phó với quyền kế vị của TGP Sài Gòn vào ngày 24.4.1975. Và ngày 12.5.1975 Đức TGM Nguyễn Văn Thuận đã đến nhận nhiệm vụ mới.




CHIẾN DỊCH CHỐNG ĐỐI BÙNG LÊN







Ngay lập tức, các Linh mục Trương Bá Cần, Trần Viết Thọ, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ, Thanh Lãng, Nguyễn Quang Lãm và Hoàng Kim đã đến Chủng Viện Thánh Giuse ở đường Cường Để, Sài Gòn, chất vấn Đức TGM Nguyễn Văn Bình và yêu cầu Đức Phó TGM Nguyễn Văn Thuận từ chức.










Ngày 13.5.1975, một nhóm sinh viên công giáo đã xâm nhập Tòa Giám Mục Saigon, căng lên những biểu ngữ sau đây:







- Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục của ai?







- Vì quyền lợi của Giáo Hội Việt Nam, yêu cầu Nguyễn Văn Thuận từ chức.







- Không có hòa giải, Nguyễn Văn Thuận phải rút lui.







Ngoài ra, nhóm này cũng gởi đến Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre một văn thư nói rằng “Mỹ - Thiệu và tay sai đã dẫm lên nhau chạy trốn, sự bổ nhiệm một Giám Mục chống Cộng tại Saigon là một điều nguy hiểm không những cho Giáo Hội mà cho cả dân tộc Việt Nam”. Họ yêu cầu Đức TGM Nguyễn Văn Thuận từ chức để “tránh cho Giáo Hội và dân tộc Việt Nam những phiêu lưu vô vọng và nguy hiểm”.
















Ngày 14.5.1975, một đoàn biểu tình do Đoàn Phú Khánh cầm đầu, đã xâm nhập Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh ở đường Hai Bà Trưng, trèo lên nóc nhà hạ cờ Tòa Thánh xuống và căng biểu ngữ đòi Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre phải cút đi. Họ đẩy một linh mục người Ba Lan và linh mục Trần Ngọc Thụ ra khỏi Tòa Khâm Sứ. Trong khi đó, Linh mục Huỳnh Công Minh đứng chụp hình và Linh mục Thanh Lãng phát bản tuyên cáo. Ngày 3.6.1975, họ đến phá Tòa Khâm Sứ một lần nữa. Được tin này, các thanh niên công giáo thuộc giáo xứ Bùi Phát ở đường Trương Minh Giảng đã kéo lên. Nhưng khi các toán thanh niên này mới đến đầu cầu Trương Minh Giảng thì bộ đội đã xả súng bắn vào họ, một người bị chết và nhiều người bị thương. Linh mục Vũ Bình Định, Phó xứ Bùi Phát đã bị bắt ngay sau đó.










Trước sự chống đối này, ngày 7.6.1975 Đức TGM Nguyễn Văn Bình đã gởi cho các linh mục và giáo dân một văn thư, trong đó có những đoạn như sau:










“Tôi đã hết sức ôn hòa, lắng nghe và thông cảm đồng thời giải thích trực tiếp hoặc gián tiếp cho những ai muốn đối thoại với tôi về những sự việc trên. Nhưng tình trạng ấy chưa khả quan hơn.”







Sau đó, ngài kêu gọi:







“Tôi kêu gọi tất cả quý cha, các tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân sẵn sàng tuân phục hoàn toàn quyết định của Tòa Thánh La Mã”.







Ngày 18.6.1975, Đức TGM Nguyễn Văn Bình đã gởi cho Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một văn thư yêu cầu ba điểm sau đây:
















1) Triệt để thi hành Sắc Lệnh Tự Do Tín Ngưỡng và chính sách 10 điểm của chính phủ để gây tin tưởng và phấn khởi nơi toàn dân đối với chính phủ.







2) Chấm dứt chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ, vu cáo các chức sắc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.







3) Chấm dứt ngay chiến dịch vận động phi pháp trục xuất Đức TGM Nguyễn Văn Thuận, vì việc trục xuất phi pháp này vi phạm trầm trọng Sắc Lệnh Tự Do Tín Ngưỡng và chính sách 10 điểm của chính phủ, sẽ gây nguy hại cực kỳ lớn lao không lường được, về đối nội cũng như đối ngoại, cho Quốc Gia Dân Tộc.













Ngày 27.6.1975, tại Dinh Độc Lập (cũ), Ủy Ban Quân Quản thành phố Saigon - Gia Định công bố quyết định không cho Đức TGM Nguyễn Văn Thuận được hoạt động tại nhiệm sở mới. Ngày 1.7.1975 Ủy Ban Quân Quản gởi cho ngài một văn thư yêu cầu ngài phải trở lại nơi cư trú trước ngày 30.6.1975.










MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH GIAN KHỔ







Chiều 15.8.1975, Ủy Ban Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Thành Phố Sài Gòn đã mở cuộc họp tại Nhà Hát Thành Phố (trụ sở Hạ Nghị Viện cũ) để trình bày trường hợp của Đức TGM Nguyễn Văn Thuận. Có khoảng 350 giáo sĩ, tu sĩ và đại diện các giáo xứ được mời đến nghe trình bày. Ông Mai Chí Thọ tuyên bố rằng chính phủ quyết định đưa TGM Nguyễn Văn Thuận trở về Nha Trang, nơi đương sự cư ngụ trước ngày 30.6.1975, vì sự hiện diện của đương sự gây trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc.










Cũng trong ngày 15.8.1975, ngài được mời lên Dinh Độc Lập, ở đó ngài bị bắt đưa về Nha Trang, nhưng không phải đưa về Tòa Giám Mục Nha Trang, nơi ngài cư trú trước 30.4.1975, mà đưa đến giáo xứ Cây Vông thuộc xã Diên Sơn, Huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Chính Đức TGM Nguyễn Văn Thuận đã kể lại câu chuyện này như sau:










“Ngày 15 tháng 8 năm 1975, lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, tôi được mời đến Phủ Tổng Thống, “Dinh Độc Lập”, vào lúc 14 giờ. Tại đó, tôi bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm. Và đó là khởi đầu cuộc phiêu lưu của tôi.







“Trong lúc ấy, tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ bị gọi tới Nhà Hát, với mục đích tránh mọi phản ứng của dân chúng đối với vụ bắt tôi.







“Trong cuộc hành trình, tôi bắt đầu ý thức rằng mình đang mất tất cả. Tôi ra đi, với chiếc áo chùng thâm trong túi có một cỗ tràng hạt. Tôi chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng. Nhưng giữa bao nhiêu lo âu ấy, tôi vẫn thấy có một niềm vui lớn: “Hôm nay là lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời...”







“Từ lúc đó, người ta cấm gọi tôi là “Đức Cha...”. Tôi là ông Nguyễn Văn Thuận. Tôi không được phép mang dấu hiệu gì về chức vị của tôi. Không hề báo trước chút nào. Chúa yêu cầu tôi hãy trở về với điều cốt yếu.







“Trên đường dài 450 cây số, không có một ai. Tôi thực sự bị bỏ rơi.







“Và trong sự xúc động trước hoàn cảnh mới, diện đối diện với Chúa, tôi nghe thấy Chúa Giêsu hỏi Simon: “Simon, con bảo Thầy là ai?” (cf MT 16,15)”







Giáo xứ Cây Vong lúc đó có khoảng 1200 giáo dân do Linh mục Gioan Phùng Văn Như, 72 tuổi, làm chánh xứ. Trong thời gian bị quản chế tại đây, ngài được Linh mục chính xứ và giáo dân mộ mến và giúp đỡ tận tình. Tuy nhiên, vào 8 giờ sáng ngày 18.3.1976, công an đã đưa xe bịt bùng đến, đọc lệnh bắt giam ngài, lý do bị bắt là vì ngài có những hành vi phản động dinh líu đến vụ nhà thờ Vinh Sơn, mặc dầu lúc đó ngài đang bị quản thúc ở Cây Vong, cách xa nhà thờ Vinh Sơn hơn 400 cây số. Khi ngài bị đẩy lên xe, mọi người đều chảy nước mắt và ai cũng âm thần đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Ngài bị đưa vào giam ở trại Phú Khánh. Ngài đã mô tả lại thời gian bị giam tại trại này như sau:







“Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đã làm giám mục trong 8 năm.







“Từ phòng giam, sáng tối tôi đều nghe thấy tiếng chuông nhà thờ ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà dòng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.







“Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái Bình Dương mà tôi đã từng nghe thấy từ văn phòng tòa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống tình trạng thật vô lý!”







Lữ Giang










Ghi chú: Trích trong cuốn “Vài đòng về ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận” của Lữ Giang phát hành 10.000 cuốn năm 2008.





- Việt Nam bác bỏ thông tin về việc hủy bỏ visa của phái đoàn Vatican – (RFI). – Việt Nam phủ nhận việc ngăn cản phái đoàn Vatican – (VOA). – Church: Vietnam revokes visas of 3 from Vatican (CBS News).

- - - Đẩy mạnh đấu tranh chống các quan điểm sai trái (TN). - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương (NLĐ). - Tổng Bí thư thăm Thường trực Hội đồng Lý luận TW (TTXVN). – -- Hội nhà báo VN có lãnh đạo mới – (BBC). – Công tác tổ chức cán bộ sai phạm ở tất cả các khâu (Thanh tra).- Bỏ phiếu tín nhiệm cấp lãnh đạo chính phủ – (RFA). -



- Việt Nam rút Visa phái đoàn Vatican



Nghiên cứu phong thánh cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận







SÀI GÒN (NV) - Phái đoàn của Tòa Thánh Vatican dự trù đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba để thu thập chứng cứ trong tiến trình phong thánh cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã bị nhà cầm quyền Việt Nam rút visa.







Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt qua một điện thư hôm Thứ Sáu. Linh Mục Nguyễn Thanh Tùng, giáo sư Ðại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, nói rằng: “Tôi xin xác nhận, qua bức thư thông báo của Ðức Hồng Y Peter K. Turkson thì phái đoàn điều tra án phong không thể đến Việt Nam được. Lý do là vì phái đoàn không được cấp visa.”

























Linh Mục Tùng là người được chỉ định phụ trách thu thập chứng từ cho án điều tra phong Chân Phước và Phong Thánh cho Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.







Bản tin của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đều đưa tin phái đoàn đến Việt Nam và kêu gọi những ai “muốn làm nhân chứng” cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thì viết thành văn bản và gửi về 3 địa chỉ ở Sài Gòn, Hà Nội và Nha Trang, các nơi phái đoàn dự trù đến tiếp xúc.







Trong ngày Thứ Sáu, báo điện tử Truyền Thông Chúa Cứu Thế VRNs (www.chuacuuthe.com) cũng đưa tin hai nữ nhân viên của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn nói rằng phái đoàn Vatican bị rút Visa khi thuật lời Ðức Cha Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn nói trong một lớp học tập Kinh Thánh hôm Thứ Năm 22 Tháng Ba 2012.







“Tòa đại sứ Việt Nam tại Italia thu hồi visa nhập cảnh của phái đoàn Tòa Thánh Vatican.” VRNs thuật lại lời Giám Mục Nguyễn Văn Khảm nói.







Nguồn tin cũng thuật lại lời của Giám Mục Khảm nói rằng phái đoàn của Tòa Thánh đã được cấp phát visa nhập cảnh Việt Nam “để thu thập chứng cứ cho việc tiến hành phong Chân Phước cho Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nhưng sau đó lại bị thu hồi”.







Phái đoàn dự trù đến Sài Gòn các ngày từ 24 Tháng Ba đến 27 Tháng Ba 2012, có mặt ở Nha Trang các ngày từ 29 đến 31 Tháng Ba 2012, ở Hà Nội từ 5 đến 7 Tháng Tư 2012.







Ngày 21 Tháng Ba 2012, Zenit.org, hãng thông tấn của Tòa Thánh Vatican, loan tin một phái đoàn Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh do một vị hồng y tới Việt Nam từ ngày 23 Tháng Ba đến ngày 9 Tháng Tư 2012 “thu thập các lời điều trần về cuộc đời và các công trình hoạt động của Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, có thể hữu ích cho việc phong thánh”.







Ðây là một hoạt động thuần túy đức tin Công Giáo nhưng lại liên can đến nhà cầm quyền qua giai đoạn ngài bị CSVN cầm tù không án suốt 13 năm.







Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời năm 2002, thọ 74 tuổi, khi làm chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình tại Tòa Thánh. Năm 2010, Tòa Thánh chính thức khởi sự tiến trình phong chân phước cho ngài ba năm sau khi Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình ra quyết định.







Chuyện cấp visa cho nhập cảnh rồi đột ngột lấy lại thỉnh thoảng xảy ra đối với những nhân vật hoặc vụ việc có tính cách “nhạy cảm” đối với chế độ Hà Nội. Một số người được cấp visa về tới phi trường Tân Sơn Nhất hoặc Nội Bài thì bị công an giữ lại và đẩy lên một máy bay khác quay về.







Trong khi phái đoàn của Hồng Y Peter Turkson bị rút lại visa, 2 ngày trước, hãng tin Công Giáo Fides của Tòa Thánh cho biết “trong số các lời khai tại Tổng Giáo Phận Huế (miền Trung Việt Nam), đã có hai phụ nữ (một nữ tu và một nữ giáo dân) khai rằng họ đã được chữa lành bệnh qua sự can thiệp của Ðức Hồng Y”.







Bản tin Fides tóm tắt hai câu chuyện như sau. “Nữ tu Maria Ðỗ Thị Lan, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, cho biết vào năm 2009, chị đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật khó khăn cho đôi mắt. Các bác sĩ không đảm bảo rằng thị lực của chị sẽ được khôi phục và có nguy cơ bị mù. Chị Maria nói: ‘Tôi cầu nguyện với Ðức Hồng Y và rồi đôi mắt của tôi đã được chữa lành mà không cần phẫu thuật nữa’.







‘Cũng tại Tổng Giáo Phận Huế, bà Maria Lê Thị Thân (70 tuổi) là một giáo dân thuộc giáo xứ Thạch Hãn đã nằm liệt giường hơn 40 năm qua vì một hội chứng thuộc về dây thần kinh. Bà đã cậy trông vào lời cầu nguyện và cầu bầu của Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Ðến thời gian gần đây, bà đã chữa lành để tiếp tục cuộc sống bình thường, làm việc hàng ngày mà trong nhiều thập kỷ qua bà không thể làm được.’”







Huế là nơi mà Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được sinh ra, lớn lên và được thụ phong linh mục. Ngài cũng giữ chức hiệu trưởng Chủng Viện Hoan Thiện và chức tổng đại diện của giáo phận này.







Hãng tin của Tòa Thánh Zenit.org ngày 21 Tháng Ba 2012 nói có một danh sách rất dài những người muốn làm chứng cho việc phong thánh.







Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói trên bản tin Zenit là “Tôi thường gặp ngài khi tôi còn là giáo sư tại trường Angelicum ở Roma. Kể lại những ngày đen tối trong tù, ngài không thù hận mà lại nói với lòng yêu thương kẻ thù và những kẻ đàn áp ngài.”







Chỉ ít ngày trước khi miền Nam sụp đổ, Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được Tòa Thánh cử làm tổng giám mục phó với quyền thừa kế Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Nhưng ngài tới Sài Gòn một tuần lễ sau 30 Tháng Tư 1975 thì bị cộng sản cản không cho nhậm chức rồi bắt bỏ tù 4 tháng sau đó.







Ngài bị giam qua nhiều nhà tù khác nhau cho tới cuối năm 1988. Ra tù, ngài bị quản chế ít tháng rồi cho ngài sang Úc thăm thân nhân. Ngài trở về Việt Nam lại thì phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ðược giải phẩm ở Hà Nội năm 1989 rồi sang chữa bệnh tiếp ở Roma. Năm 1990, nhà cầm quyền Hà Nội loan báo cấm ngài quay về Việt Nam.







Tòa Thánh cử ngài giữ một số chức vụ quan trọng và ngài được phong hồng y một năm trước khi qua đời ở Roma năm 2002. (T.N.)







- USCIRF đề nghị đưa VN trở lại CPC – (RFA). – HRW kêu gọi VN noi gương Miến Điện thả tù nhân chính trị – (VOA).
















- Thu thập chứng từ cho việc phong thánh









Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình trước khi được phong Hồng y







Một phái đoàn Tòa thánh Vatican sẽ đến Việt Nam trong tháng này để thu thập chứng từ về việc phong Á thánh và Hiển thánh cho Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận.







Người từng là Tổng Giám mục phó Sài Gòn từ 1975 và bị chính quyền cộng sản bắt giam 13 năm tù, trước khi được Vatican vinh thăng Hồng y năm 2001 và qua đời năm 2002 tại Rome.
















Giáo phận Rome, vào năm 2010, chính thức mở án phong Á thánh và Hiển thánh cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.







Một thông cáo vào ngày đầu năm 2012 của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục Giáo phận TP. HCM, cho hay "để được tuyên phong Á Thánh và Hiển Thánh, vị Tôi Tớ Chúa phải được Giáo Hội nhìn nhận là người có danh thơm tiếng tốt về sự thánh thiện và những nhân đức anh hùng".







Phái đoàn Vatican sẽ có khoảng hai tuần ở nhiều nơi tại Việt Nam, trong đó có Hà Nội, TP. HCM, Huế, và Nha Trang, nơi Đức cố Hồng y từng là Giám mục Giáo phận (1967-1975).







Dự kiến chuyến công tác sẽ kết thúc vào ngày 9/04.







Thời gian qua, một số giáo phận ở Việt Nam đã gửi thư đề nghị những ai muốn làm chứng trước phái đoàn thì viết thành văn bản và gửi cho giáo phận.







Tù đày







Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1928 ỏ Huế, được thụ phong linh mục năm 1953 và sau đó được cử đi du học tại Roma và đậu bằng tiến sỹ tại đó năm 1959.







Năm 1967, Ngài được chọn làm Giám mục Giáo phận Nha Trang.







Tám năm sau, vào ngày 24/04/1975, Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị.







Nhưng rồi thay vì vào Sài Gòn để nhận nhiệm sở mới, Ngài bị bắt, trải qua 13 năm tù giam, tại nhiều trại giam khác nhau, trong đó có chín năm biệt lập.







Sau khi được thả năm 1988, Ngài sống lưu vong ở Rome, được phong chức Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình của Vatican năm 1998.







Ngài được phong Hồng y năm 2001, một năm trước ngày qua đời.


-Đàng sau ván bài Vatican – Việt Nam


Lữ Giang


Cứ mỗi lần có cuộc gặp gỡ giữa hai phái đoàn Vatican và Việt Nam đều có một chiến dịch nhằm ngăn chận cuộc gặp gỡ này. Thủ đoạn thông thường là tung ra những tin bịa đặt và những bình luận xuyên tạc để gây hoang mang trong dư luận.

Một thí dụ cụ thể: Năm nay, khi được tin phái đoàn Vatican sắp đền Hà Nội, ngày 22.2.2012, “PV. Vietcatholic ở Hà Nội”, đã thả bong bóng duới một bài có đầu đề “Hội đàm vòng 3 Việt Nam- Vatican sắp diễn ra tại Hà Nội”, đưa những chuyện tưởng tượng như “Phía Hà Nội rất lo ngại, nếu thiết lập ngoại giao, Vatican lại đòi tài sản”, “ngưng tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận vì cho rằng quá “nhạy cảm”, “ngăn chặn những vụ khiếu kiện tương tự phát xuất từ các giáo xứ hay nhà dòng, v.v. Đây là lối viết theo kiểu phản gián của một người đã được huấn luyện. Tuy làm như đang ngủ dưới gầm giường của ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh (tương đương Bộ Trưởng Ngoại Giao) của Tòa Thánh, “phóng viên” này lại để ra sơ hở là không phân biệt những vấn đề phải giải quyết giữa hai quốc gia và những vấn đề chỉ cần giải quyết giữa HĐGMVN và Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Điều đáng tiếc là một vài cơ quan thông tin Việt ngữ quốc tế đã khai thác những tin bịa đặt này với dụng ý gây nghi vấn về đường lối của Vatican.


Vấn đề là “thế lực thù địch” nào đang đứng đàng sau những loại thông tin phá hoại có hệ thống này và mục tiêu của họ là gì? Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu vấn đề này, chúng ta thử nhìn qua những khó khăn trước mắt về vấn đề thiết lập bang giao giữa Vatican và Hà Nội.


ĐIỀU ĐƯỢC NHIỀU GIỚI LƯU Ý


Các cơ quan truyền thông lớn đều chú ý đến một điểm trong bản thông cáo chung ngày 28.2.2012 về cuộc họp giữa hai bên, đó là hai đoạn sau đây:


“Tòa Thánh bày tỏ mong ước rằng vai trò của Vị Đại Diện Không Thường Trú và sứ mạng của Ngài được tăng cường và mở rộng, để củng cố các quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, cũng như ý hướng của Việt Nam và Tòa Thánh phát triển các mối quan hệ với nhau.


“Cả hai bên đã đồng ý tạo điều kiện dễ dàng cho công việc của Đức TGM Girelli, để Ngài có thể thi hành sứ mạng tốt đẹp hơn.”


Nói cách khác, hai bên không bàn đến tiến trình mới về bang giao giữa hai nước mà chỉ nói đến tăng cường vai trò của vị Đại Diện không thường trú của Vatican để củng cố các quan hệ giữa hai nước. Tại sao tiến trình thiết lập bang giao giữa Vatican và Việt Nam lại ngừng ở đây?



TÍNH TOÁN CỦA PHÍA HÀ NỘI


“PV. Vietcatholic ở Hà Nội” cho rằng Hà Nội sợ thiết lập bang giao, Vatican sẽ đòi lại tài sản. Đây là một lối phịa tin ấu trỉ. Vấn đề tài sản của GHCGVN bị cưởng chiếm chưa hề được bàn đến trong ba cuộc gặp gỡ đã qua giữa Vatican và Hà Nội. Trong thực tế, qua các cuộc thương lượng giữa HĐGMVN và Ban Tôn Giáo Chính Phủ, một số cơ sở đã được ưu tiên trả lại cho Giáo Hội như Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, các chủng viện tại miền Bắc, v.v. Nhà đất Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà không nằm trong ưu tiên nào cả.



Khi thả bong bóng đòi lại nhà đất, “PV. Vietcatholic ở Hà Nội” đã để lòi ra chủ trương của “các thế lực thù địch” hiện nay là tạo ra “các điểm nóng” để dẫn tới biến loạn.



Theo chúng tôi, sở dĩ hiện nay Hà Nội chưa muốn có bang giao với Vatican vì hai lý do chính sau đây:

1.- Trung Quốc chưa thiềt lập bang giao với Vatican nên Hà Nội phải đợi đàn anh đi trưóc.


2.- Đề phòng “các lực lượng thù địch” biến Công Giáo VN thành một công cụ đối kháng.


Trong ván bài xì phé hiện nay giữa Washington và Hà Nội, hai bên đã nhìn ra con tẩy của nhau rõ mồn một. Có thể coi đây là ván bài lật ngữa, nhưng hai bên vẫn tiếp tục chơi. Hà Nội đã không ngần ngại nói lên các “siêu chiêu” của Hoa Kỳ và chỉ đạo những phương thức đối phó.


Trong Hội nghị toàn quốc về chỉnh đốn Đảng ngày 27.2.2012, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất rõ về chiến dịch “diễn biến hòa bình” của Mỹ và các quốc gia Tây phương như sau:


“Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: "Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn thành"; "một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước". Ngày nay "làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim khối óc con người"; "một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng"; "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị".


Như chúng tôi đã nói nhiều lần, từ lâu Mỹ đã nhận thấy rằng tại các nước chậm tiến như Việt Nam hay các quốc gia Hồi Giáo, chỉ có tôn giáo mới có thể tạo ra các cuộc chính biến lớn, còn các tổ chức chính trị khác không có khả năng. Vì thế, sau khi dùng lá bài Phật Giáo thất bại, Mỹ đang quay qua dùng lá bài Công Giáo, khởi sự từ “các điểm nóng”. Để đối phó, hôm 21.2.2012, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 212/QĐ-TTg bổ nhiệm Trung Tướng Phạm Dũng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, làm Thứ Trưởng Nội Vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Năm ngoái, Thủ Tướng Dũng cũng đã cử Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng làm Phái viên tư vấn Thủ tướng về an ninh và tôn giáo.


Những quyết định này cho thấy Hà Nội đã coi vấn đề tôn giáo là vấn đề hàng đầu. Hà Nội không thể lường được vai trò của một Toà Sứ Thần Vatican sẽ gây ảnh hưởng như thế nào, nên tạm ngưng nói về vấn đề bang giao.


KHÓ KHĂN TỪ PHÍA VATICAN



Trong vấn đề thiết lập bang giao với Việt Nam, Vatican cũng đang gặp những vấn đề khó khăn sau đây:


1.- Vấn đề thống nhất đường lối của Giáo Hội Việt Nam.


Sau 20 năm chia cắt (từ 1954 đến 1975) hai Giáo Hội thuộc hai miền Nam – Bắc đã hợp nhất, nhưng còn nhiều khác biệt cần có thời gian mới có sự hiệp thông trọn vẹn. Qua Hội Đồng Giám Mục, đường lối của Giáo Hội coi như đã thống nhất, nhưng chỉ mới ở tầng trên, ở từng dưới nhiều nơi không nắm vững, nên thỉnh thoảng lại xẩy ra chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Các Giám Mục phải hướng dẫn từ từ để mọi thành phần dân Chúa đi đến hợp nhất và những thành phần nông nổi hay phá hoại không còn môi trường hoạt động.


Chuyến đi thăm 26 giáo phận Việt Nam trong năm vừa qua của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh, đã đem lại những kết quả tốt.


2.- Sư ngăn chận của “các thế lực thù địch”


Khi muốn biến GHCGVN thành một lực lượng đối kháng để thay thế GHPGVNTN đang suy tàn, chắc chắn “các thế lực thù địch” không muốn Vatican lập bang giao với Việt Nam. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy mỗi khi sắp có cuộc họp giữa phái đoàn hai nước, hoặc tại Hà Nội hoặc tại Vatican, những bản tin bịa đặt hay xuyên tạc đã được tung ra để gây áp lực.


3.- Kế hoạch biến GHCGVN thành một lực lượng chính trị đối kháng.


Các cuộc quan sát cho thấy âm mưu biến Giáo Hội Công Giáo thành một lực lượng đối kháng được tiến hành theo một kế hoạch khá tinh vi. Thỉnh thoảng người ta thấy chính các viên chức của Tòa Đại Sứ Mỹ lại đích thân dính vào. Kế hoạch này gồm những thủ đoạn chính sau đây:


(1) Mở chiến dịch quy kết HĐGHVN và một số Giám Mục đã bị Cộng Sản khuất phục hay làm tay sai cho Cộng Sản. Họ nghĩ rằng khi quy kết như thế, các Giáo Mục sẽ phải đưa ra những lời tuyên bố hay những hành động mạnh mẽ chống lại đường lối của Đảng CSVN để biện minh. Từ đó Giáo Hội sẽ biến thành một “giáo hội chống cộng”, một lực lượng đối kháng giống GHPGVNTN.


(2) Đưa ra học thuyết “Thiên Chúa là phèng la” (Deus cymbalum est) với ngụy luận rằng Thiên Chúa đã đánh phèng la cho đến nổi chết trên thập giá. Chúng ta cũng phải đánh phèng la như thế. Không đánh phèng la là “đồng lỏa với tội ác”.

(3) Quan trọng hóa vai trò của các giáo sĩ trong Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo để cho rằng Giáo Hội VN đã bị các nhóm linh mục này lũng đoạn. Trong thực tế, tổ chức này chỉ là một thứ “hoa lá cành” của Mặt Trận Tổ Quốc, không bao giờ gây được ảnh hưởng gì về đường lối của Giáo Hội.


4.- Biến “những điểm nóng” thành vết dầu loang


“Các thế lực thù địch” cũng âm mưu biến những nơi có tranh chấp giữa Giáo Hội và chính quyền thành vết dầu loang.

Linh mục Nguyễn Văn Lý và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà được Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội chú ý nhiều nhất. Một tùy viên chính trị của Tòa Đại Sứ Mỹ đã tìm gặp Cha Lý đang dưỡng bệnh ở Nhà Chung ở Huế. Công An thấy thế đã đưa Cha Lý vào tù lại. Một tùy viên khác đã đến khuyến khích cuộc đấu tranh của DCCT Thái Hà khiến Công An quyết định phải chận đứng “điểm nóng” này một cách mạnh mẽ hơn.


“Điểm nóng” thứ ba được Tòa Đại Sứ Mỹ chú ý là giáo phận Kontum. Ngày 23.2.2012, LM Nguyễn Quang Hoa bị đánh trọng thương trên đường đi làm mục vụ về. Tin này được loan đi khắp thế giới. Ngày 29.2.2012 một phái đoàn Toà Đại Sứ Hoa Kỳ do Bà Claire A. Pierangelo, Phó Đại Sứ cấm đầu đã đến thăm ĐGM Kontun Hoàng Đức Oanh. Phái đoàn có ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự; ông Taylor C. Tinney, viên chức Môi Trường và ông Phạm Thanh Nhân, thông dịch viên. Nhiều người nghĩ giáo phận Kontum sẽ làm to chuyện này. Nhưng trong Thư Mục Vụ Mùa Chay ngày 3.3.2012 gởi đến các tín hữu trong giáo phận Kontum, ĐGM Hoàng Đức Oanh nói:


“Cả Giáo phận đều bàng hoàng. Để tránh những bức xúc quá đáng, chúng ta cần đón nhận biến cố này sao cho phù hợp với Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu mà chúng ta đang sống?…


“Đây không còn là lúc ngồi than trách ai, mà là sống. Sống mầu nhiệm mùa chay, mùa sám hối và sống theo Tin Mừng yêu thương. Chỉ có Thánh Thần Chúa soi sáng và đổi mới mỗi chúng ta thực sự trở nên những anh em của nhau và với nhau, để ai nấy đều sống chan hoà yêu thương nhau.”


Có lẽ Toà Đại Sứ Mỹ đã thất vọng về Thư Mục Vụ Mùa Chay này.



4.- Nhóm thực hiện


Các chiến dịch được Mỹ phát động đều được giao cho những người được cấp “Fund” hay “Grant” thực hiện. Hai tên “PV Vietcatholic ở Hà Nội” và Joshep Dang ở Westminster đang bị nhiều người theo dõi.



Các tên này viết theo sự chỉ đạo và có nghiên cứu. Thông thường là thu lượm một số sự kiện có thật liên quan đến người họ muốn tấn công, rồi từ đó bịa ra những chuyện khác làm cho những người ít hiểu biết tưởng thật và tin.


Nhóm Giao Điểm Công Giáo vốn biết rất ít về chính trị và đường lối của Giáo Hội, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, đã bị nhóm ăn “Fund” ăn “Grant” đẩy cây, trở thành những công cụ đánh phá Giáo Hội ác liệt.



Mới đây, nhóm này đã cho phổ biến bài “Lưng ghẻ lở mà che dấu sẽ ghẻ lở thêm” đăng trên website “Ba Cây Trúc” ở Thuỵ Sĩ, quy kết Đức TGM Huế Nguyễn Như Thể là tay sai cộng sản với những chuyện bịa đặt. Nhiều người muốn viết bài trả lời, nhưng chúng tôi đã nói với họ: Trả lời là trúng kế địch!


Thủ đoạn của nhóm Giao Điểm Phật Giáo và nhóm Giao Điểm Công Giáo đều gióng nhau: Cứ tung ra các chuyện bịa đặt và khiêu khích đối phương trả lời. Khi đối phương trả lời chưa hết chuyện này, họ đã bày ra chuyện khác, đưa cuộc tranh luận vào mê hồn trận. Cách tốt nhất để đối phó là lật con tẩy lên.


Khi chúng ta lật con tẩy lên, cả trong và ngoài nước đều biết, chiến thuật của họ bị vô hiệu hoá.


CON ĐƯỜNG CỦA GIÁO HỘI


Giáo Hội miền Bắc chịu nhiều đau thương vì Cộng Sản và cũng có rất nhiều kinh nghiệp về Cộng Sản. Trong khi đó, Giáo Hội miền Nam khó quên được những tai hoạ mà Mỹ đã gây ra cho Giáo Hội: Bằng chiến thuật kích động lòng hận thù tôn giáo, Mỹ đã biến Phật giáo thành một lực lượng đối kháng rồi dựa vào đó tổ chức lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào miền Nam. Chiến thuật này đã gây ra sự xung đột giữa Phật Giáo và Công Giáo với những hệ lụy còn kéo dài cho đến ngày nay và rất khó xóa bỏ được. Kết quả: Miền Nam bị mất.



Hiện nay, ngoài âm mưu của “các thế lực thù địch”, một số người công giáo muốn chống cộng nhưng không có khả năng lập một tổ chức đối kháng để làm thay đổi chế độ như Công Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan, họ quay lại thúc đẩy Giáo Hội trong nước phải đứng ra làm chuyện đó thay cho họ. Nhưng đó không phải là sứ mạng của Giáo Hội.


Đường lối của Giáo Hội Công Giáo trong quá khứ và trong hiện tại như thế nào?


Được báo chí hỏi: “Khi một chính quyền trở thành độc tài, thì lập trường của Giáo Hội và của người công giáo là như thế nào?” ĐHY Jaime Ortega Alamino, TGM Havana của Cuba, đã trả lời như sau:


“Lập trường của Giáo Hội và của những người công giáo trước những chế độ trở thành độc đoán, phải phù hợp với điều chúng ta đang là trong hoàn cảnh nầy, phù hợp với sứ mạng của Giáo Hội. Giáo Hội không có sứ mạng trở thành một đảng chính trị đối lập - rất tiếc là Cuba ngày nay không có đảng đối lập nào cả. Cá nhân tôi muốn có nhiều đảng đối lập. - Nhưng người ta không thể yêu cầu giáo hội trở thành một đảng đối lập. Chúng ta hiện hữu để rao giảng Nước Thiên Chúa.Sức mạnh tinh thần của Giáo Hội không thể được xử dụng cho nhóm chính trị nầy hay nhóm chính trị kia. Giáo Hội bênh vực những giá trị của Nước Chúa, tình yêu, sự phục vụ cho những gì là tốt nơi con người.”


Đó cũng là lập trường của Giáo Hội Việt Nam. Giữa vững lập trường này, Giáo Hội Việt Nam vẫn tồn tại qua nhiều thử thách, trong khi các tôn giáo khác đều đã bị “quốc doanh hoá”.


Khi viếng thăm Cuba năm 1998, Đức Giáo Hoàng Jean Paul II đã xác nhận lại một lần nữa:



“Giáo Hội, hiện diện giữa lòng xã hội, không nhằm đi tìm bất cứ hình thức quyền hành chính trị nào khi thực hiện sứ mạng của mình; Giáo Hội chỉ muốn là hạt giống phát sinh những thiện ích của mọi người bằng sự hiện diện của mình trong các cơ cấu xã hội.”



Làm công cụ cho Cộng Sản hay cho Mỹ đều thê thảm.



Ngày 6.3.2012


Lữ Giang



- Tin nóng: Giáo dân Cồn Dầu bị đe dọa và khủng bố (TNCG). - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – (RFA).- Một dự luật thiển cận và trái đạo lý (ND). – Việt Nam phản đối Hoa Kỳ về việc thông qua dự luật nhân quyền – (RFI). – Hà Nội chỉ trích Dự luật Nhân quyền VN được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua – (VOA). -Bàn về cách đối phó với Dự luật Nhân quyền: Cần thông qua một dự luật về Nhân quyền ở Mỹ (J.B Nguyễn Hữu Vinh). - Việt Nam có cải cách như Miến Điện? – (BBC). Tin thêm về hai giáo dân GP Vinh bị kết án tù -- Nhà văn nổi tiếng Kertész Ákos xin tị nạn tại Canada vì bị chính quyền sách nhiễu – (RFI). – PHẢI ÐI TỊ NẠN VÌ CÓ Ý KIẾN “TRÁI CHIỀU” (NCTG).- Giáo Hoàng đề cập đến đề nhân quyền với Cuba ? – (RFI).



-Mỹ và lá bài tôn giáo

Lữ Giang


February 10, 2012


Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, chính quyền Mỹ đều nhận thấy rằng trong các nước chậm tiến như Việt Nam hay các quốc gia Hồi Giáo, ngoài tôn giáo ra không một lực lượng chính trị nào có thể huy động quần chúng đứng lên để tạo ra một cuộc chính biến lớn. Vì thế, tại các quốc gia này lá bài tôn giáo thường được Mỹ xử dụng.


Trong chiến tranh Việt Nam, để đạt được những mục tiêu chiến lược và chiến thuật, Hoa Kỳ đã xử dụng Phật Giáo như là một công cụ để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào miền Nam, gây ra những xáo trộn liên tục, đưa Phật Giáo và miền Nam vào những ngày đen tối.


Sau năm 1975, khi thấy một nhóm trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang (GHPGAQ) tách rời khỏi nhóm đi theo Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước và hình thành một tổ chức ly khai do Hoà Thượng Huyền Quang (sau đó là Hoà Thượng Quảng Độ) lãnh đạo, Hoa Kỳ đã yểm trợ và biến nhóm này thành một lực lượng đối kháng. Nhưng Cộng Sản đã áp dụng các biện pháp rất tinh vi để làm nhóm này tan rã. Mỹ đang quay qua phía Công Giáo.


Trong năm qua, tại Ai Cập, Mỹ cũng đã phải xử dụng lá bài tôn giáo để loại bỏ Tổng Thống Mubarak và một số tướng lãnh không muốn tuân lệnh Mỹ. Hậu quả của chiến thuật này cũng rất phức tạp và nghiêm trọng như ở miền Nam Việt Nam trước đây. Vậy trước khi quay lại Việt Nam để xem lá bài tôn giáo của Mỹ, chúng ta cũng cần nhìn vào Ai Cập để rút bài học kinh nghiệm.

RẬP KHUÔN PHƯƠNG THỨC VN


Ai Cập và Mỹ vốn được coi là “đồng minh” chí cốt giống VNCH trước đây. Tuy nhiên, ngày 26.1.2012, nhà cầm quyền Ai Cập đã ra lệnh cấm một số công dân Mỹ rời khỏi quốc gia này, trong đó có cả con trai của Bộ Trưởng Giao Thông Ray LaHood là Sam LaHood.


Sam LaHood là người đứng đầu Văn Phòng Ả Rập của tổ chức International Republican Institute (Viện Cộng Hoà Quốc Tế - IRI) ở Ai Cập. Tổ chức IRI là một trong 17 tổ chức phi chính phủ (NGO) đã bị cơ quan an ninh Ai Cập lục soát văn phòng ngày 29.12.2011, với lý do là để điều tra xem họ có hoạt động bất hợp pháp hay không.


Nhiều giới chức cao cấp Mỹ, kể cả Tổng Thống Barack Obama, đều đã liên lạc với các giới chức cao cấp ở Ai Cập yêu cầu cho những người này ra đi, nhưng không có kết quả.


1.- Viện Cộng Hoà Quốc Tế


IRI là một tổ chức như thế nào và đã làm những gì khiến cho các tướng lãnh Ai Cập phải có những biện pháp mạnh tay như thế?


IRI là một tổ chức phi chính phủ (NGO) được thành lập vào năm 1983 và được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để hướng dẫn “các chương trình chính trị quốc tế” (international political programs) đôi khi được gọi là “các chương trình dân chủ hóa” (democratization programs)


Trong thực tế, đây là một tổ chức tình báo trá hình có sứ mạng gây ra các biến cố chính trị để đưa tới những thay đổi mà Mỹ muốn, như IRI đã làm ở Haiti năm 2004, Honduras năm 2009, Ba Lan, v.v.


2.- Lá bài tôn giáo


Việc IRI đã tạo ra các biến cố để đưa tới “Mùa Xuân A Rập”, chúng tôi đã trình bày nhiều lần. Tuy nhiên, tại Ai cập, các tổ chức đối kháng do Mỹ thành lập hay yểm trợ không thể huy động một số đông quần chúng để lật đổ Mubarak, Mỹ phải “cầu viện” tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo vốn bị coi là “thế lực thù địch” đối với Mỹ. Khi tổ chức này đứng ra xách động, tín đồ Hồi Giáo xuống đường tràn ngập, khiến Mubarak không thể đứng lại được.


Khi xử dụng lá bài Hồi Giáo, Mỹ cũng phải chịu những hậu quả nghiêm trọng như đã xử dụng lá bài Phật Giáo tại VNCH trước 1975. Mỹ tính sau khi lật đổ Mubarak sẽ cho các tướng lãnh Ai Cập tổ chức một bầu cử mánh mung để đưa một tướng khác ra thay Mubarak. Nhận ra âm mưu này, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo lại hô hào dân chúng xuống đường đòi trao quyền lại cho một chính phủ dân sự. Các tướng lãnh Ai Cập đã đàn áp thẳng tay như dưới thời Mubarak. Mỹ sợ mất Ai Cập nên phải thương lượng với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, nhường cho họ một số lớn ghế tại quốc hội (235 ghế trong 498 ghế đại biểu). Các tướng lãnh Ai Cập đã chống lại vì sợ quyền bính của họ sẽ bị mất. Mỹ lại thúc đẩy các lực lượng quần chúng biểu tình để gây áp lực. Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo liền tương kế tựu kế, đứng về phe Mỹ để đẩy những tay sai Mỹ ra khỏi chính quyền.


3.- Sắp có đảo chánh ở Ai Cập?


Trước tình trạng nói trên, các tướng lãnh Ai Cập đã một mặt ra lệnh đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình, mặt khác áp dụng các biện pháp mạnh để loại bỏ các tổ chức tình báo của Mỹ nấp dưới danh nghĩa NGO, đứng đầu là IRI.


Hôm 27.1.2012, bà Victoria Nuland, nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại Hoa Kỳ nói rằng việc này có thể ảnh hưởng đến số tiền quan trọng hơn $1,3 tỉ Hoa Kỳ viện trợ cho Ai Cập. Lời tuyên bố này càng làm cho các tướng lãnh Ai Cập tức giận hơn.


Bản tin của đài VOA hôm 5.2.2012 cho biết các thẩm phán điều tra đã đưa 43 người, trong số này có 19 công dân Mỹ, sang một tòa án hình sự để truy tố và xét xử vì họ bị cho là đã can dự vào những hoạt động bị cấm như là “nhận tiền tài trợ bất hợp pháp” hay “điều khiển các tổ chức mà không có giấy phép theo như đòi hỏi.”


Một phát ngôn viên tòa án cho biết trong những người bị truy tố có 5 người Serbia, 2 người Đức, 3 người Ả Rập và một số người Ai Cập. Tất cả 43 người này đều bị cấm không được rời khỏi Ai Cập. Ngày giờ xét xử chưa được ấn định.


Trong khi đó, các tướng lãnh Ai Cập loan báo sẽ cho tổ chức bầu cử Tổng Thống sớm, bắt đầu từ 10 tháng 3 sẽ nhận đơn đề cử.


Bây giờ Ai Cập đang ở giữa ngã ba đường: Nếu tổ chức bầu cử tự do, Hồi Giáo sẽ thắng và khẩu hiệu “Hồi Giáo là giải pháp” sẽ được áp dụng. Nếu tiếp tục bầu cử mánh mung, các tướng lãnh Ai Cập sẽ còn nắm được chính quyền, nhưng bạo loạn có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Trong tình trạng căng thẳng hiện tại, nhiều người tin rằng Mỹ đang chuẩn bị một cuộc đảo chánh ở Ai Cập như đã làm ở VNCH năm 1963, loại các tướng lãnh chống Mỹ và đưa tay sai của Mỹ như Nguyễn Văn Thiệu hay Trần Thiện Khiêm lên nắm chính quyền.


TRỞ LẠI VIỆT NAM


Sau khi GHPGAQ bị quốc doanh hoá năm 1981, các thành phần ly khai của giáo hội này đã quay lại chống chính quyền. Sự chống đối ngày càng dữ dội, lên đến đỉnh cao là năm 1993, sau khi Hoà Thượng Đôn Hậu viên tịch.


Sáng ngày 24.5.1993 Công An đã đến chùa Linh Mụ bắt Đại Đức Thích Trí Tựu. Tin này được thông báo ra khắp thành phố Huế, khoảng 40.000 Phật tử đã kéo xuống đường biểu tình giải vây cho Đại Đức Thích Trí Tựu.


Khoảng 20 vị sư đã ngồi tuyệt thực trên đường Lê Lợi, trước Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Huế. Nhà cầm quyền phải dùng vòi rồng, lựu đạn cay, roi điện và xe tăng để giản tán. Đại Đức Thích Trí Tựu đã được Công An cho về chùa.


Nhưng chiều 5.6.1993, khoảng 6 giờ, bỗng nhiên Công An lại đến bao vây chùa Linh Mục, bắt Đại Đức Thích Trí Tựu, còng tay và đưa về giam ở lao Thừa Phủ. Vài ngày sau, khoảng 300 Phật tử bị bắt. Các chùa bị lục soát và cô lập. Đã có 22 tăng ni và Phật tử tự thiêu.


Nhận thấy nhóm Phật Giáo đấu tranh ở trong nước vẫn còn mạnh, Mỹ quyết định nhảy vào và biến thành một lực lượng đối kháng. Kể từ năm 1997, ông Võ Văn Ái ở Pháp, được tổ chức National Endowment for Democracy (NED), tài trợ hàng năm để đẩy mạnh phong trào Phật Giáo ở trong nước lên (năm 1997 là $90.000, năm 1998 $95.000, năm 2006 $97.000, năm 2007: 107.000 USD, năm 2008: 107.000 USD. v.v.).


Trong hai năm 2005 và 2007, Hà Nội đã cho Thiền sư Nhất Hạnh dẫn phái đoàn về Việt Nam thuyết phục các thành phần của GHPGAQ còn lại sát nhập vào Giáo Hội Nhà Nước, nhưng bất thành. Sau đó chính quyền tiếp tục đàn áp. Theo thông báo ngày 20.9.2010 của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris, “Gần 400 Khuôn Hội chỉ trong một ngày đã thay ngôi đổi chủ, ai theo thì sống, ai chống thì chết”. Trong khi đó, nhóm Thân Hữu Già Lam lại hình thành nhóm Về Nguồn, tách rời ra khỏi sự lãnh đạo của Hoà Thượng Quảng Độ, “trá hàng Cộng Sản để làm văn hóa, hoằng pháp”. Đến nay có thể nói 90% các tăng sĩ và chùa ở hải ngoại đã đi theo nhóm Về Nguồn, GHPGAQ coi như bị tan rã, Mỹ quay về Công Giáo.


ĐỊNH DÙNG LÁ BÀI CÔNG GIÁO?


Chuyện Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Thái Hà đứng lên đòi lại nhà đất kể từ năm 2008 là chuyện bình thường như dân oan đã và đang làm hàng ngày, nhưng nó trở thành biến cố do sự xuất hiện của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, vì những lý do chính sau đây:


(1) DCCT Thái Hà là một tổ chức công giáo tự trị, không trực thuộc Toà TGM Hà Nội mà thuộc Bề Trên Giám Tỉnh ở Sài Gòn và Bề Trên Tổng Quyền ở Roma. Riêng giáo xứ Thái Hà chỉ chịu sự quản trị của Toà TGM Hà Nội về phương diện mục vụ. Do đó, DCCT đã hành động theo đường lối riêng. Tuy nhiên, Đức TGM Kiệt lại dính vào.


(2) Cuộc họp ngày 20.9.2008 tại UBND thành phố Hà Nội chỉ là cuộc họp để công bố quyết định của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng.


Như chúng ta đã biết, những vấn đế quan trọng có thể gây ảnh hưởng lớn như vấn đề nhà đất của DCCT Thái Hà, Thành Ủy và UBND thành phố Hà Nội không có quyền quyết định, họ phải xin chỉ thị của BBTTUĐ. Sau đó, UBND thành phố Hà Nội chỉ công bố quyết định của BBTTUĐ.


Có thể nói đây là cuộc họp với những người điếc, nên mọi tranh luận đều vô ích. Thế nhưng Đức TGM Kiệt lại đích thân đến họp, thay vì cho Linh mục thư ký đi.


(3) DCCT và Đức TGM Kiệt biết chắc Đảng CSVN sẽ không trả đất lại cho DCCT Thái Hà nên mọi cuộc tranh luận đều vô ích. Theo thống kê, nhà cầm quyền CSVN đã chiếm đoạt của GHCG khoảng 2.250 cơ sở, nếu trả nơi này phải trả nơi khác, trả luôn cho cả Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo và Tin Lành nữa. Nếu thật sự chỉ muốn lấy lại đất thì trong “tam thập lục kế” phải dùng kế khác. Nhưng DCCT đã không làm như vậy.


(4) Những lời tuyên bố của Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại UBND thành phố Hà Nội hôm đó được nhiều giới coi là không phù hợp với điều 285 của Bộ Giáo Luật.


Sau nhiều lời bàn qua tán lại, trong chuyến viếng thăm định kỳ (ad limina) Roma với các Giám Mục khác, Đức TGM Kiệt không những chỉ đệ đơn lên Bộ Giáo Sĩ mà còn đưa tận tay cho Đức Giáo Hoàng khi được gặp, xin từ chức vì lý do sức khỏe.


MỘT CHIẾN DỊCH THÂM ĐỘC


Sau khi tin Đức TGM Ngô Quang Kiệt xin từ chức được tung ra, “các thế lực thù địch” mở ngay chiến dịch để đẩy Giáo Hội Công Giáo trở thành một lực lượng đối kháng như GHPGAQ đã làm dưới thời VNCH cũng như sau năm 1975. Chiến dịch này gồm hai thủ đoạn chính:


- Thủ đoạn thứ nhất là hô lên các Giám Mục VN và HĐGMVN đã bị nhà cầm quyền khuất phục. Thủ đoạn này do Đài Á Châu Tự Do(RFA) của Mỹ, nhóm Nữ Vương Công Lý của DCCT Thái Hà và nhóm Giao Điểm Công Giáo ở hải ngoại thực hiện.


- Thủ đoạn thứ hai là đưa ra thần học được chúng tôi đặt tên là thần học “Thiên Chúa là phèng la” (Deus cymbalum est), đòi buộc Giáo Hội Công Giáo phải lên tiếng chống lại nhà cầm quyền CSVN, và tuyên bố không lên tiếng là “đồng loả với tội ác”.


Thần học “Thiên Chúa là phèng la” là một thứ nguỵ biện, những người không học thần học cũng có thể bác bỏ một cách dễ dàng, nên chỉ ít lâu sau đã phải im tiếng.


Thủ đoạn thứ nhất vẫn còn được tiếp tục xử dụng không ngừng nghỉ.


Trong bài “Đức Giám mục Ngô Quang Kiệt sang Mỹ chữa bệnh” phổ biến ngày 13.5.2010, đài RFA nói: “Các tin tức cho biết chính quyền Hà Nội đã liên tục tạo áp lực buộc Vatican phải đưa Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội.”


Ngày 8.5.2010 đài RFA phổ biến bài “Quang cảnh tương phản trong Lễ chào đón Tổng Giám mục phó Hà Nội” do Mặc Lâm phỏng vấn tên cò mối Nguyễn Hữu Vinh, tên này tuyên bố: “Từ những khi bị bách hại đến những giai đoạn khó khăn, đàn áp....người công giáo Việt Nam chưa khi nào có một nghi vấn về giáo hội thân yêu của mình. Thế nhưng lần này, đức vâng lời của họ xem ra ẩn chút gì đấy ngậm ngùi, xen lẫn ngao ngán.”


Ngày 13.5.2010, đài này lại cho phổ biến bài “Vatican chấp thuận đơn từ chức của TGM Ngô Quang Kiệt” phỏng vấn LM Nguyễn Văn Khải thuộc DCCT Thái Hà, người dẫn đầu đoàn biểu tình chống việc Tòa Thánh cử ĐGM Nguyễn Văn Nhơn làm TGM Hà Nội. LM Khải nói về trường hợp LM Nguyễn Thái Hợp được cử làm Giám Mục Giáo Phận Vinh như sau: “Dưới mắt nhiều người, người ta vẫn thấy cha Nguyễn Thái Hợp theo xu hướng thân thiện với chính quyền Cộng sản và theo xu hướng là thỏa hiệp với chính quyền này để tồn tại hay là... thế nào đấy!”


LM Khải nay đã bị triệu hồi qua Roma.


Website Nữ Vương Công Lý của DCCT Thái Hà còn chơi bạo hơn. Hôm 9.4.2010, khi HĐGMVN vừa công bố “Thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi Cộng Đồng Dân Chúa” nói về phiên họp của Hội Đồng tại Vũng Tàu, NVCL tung ngay ra bài “Mặc cả Vũng Tàu: TGMHN và ĐGH ai đi, ai đến?” ký tên Ngô Đức Diễm nói rằng “cuộc mặc cả gay gắt” giữa việc ra đi của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khỏi Hà Nội để đổi lấy chuyến viếng thăm Việt Nam của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.”


Ngay sau đó, nhiều Giám Mục đã lên tiếng phủ nhận tin bịa đặt đó vì cuộc họp của các Giám Mục không hề bàn vấn đề không hợp với Giáo Luật này.


Bản tin nói Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết sẽ đọc diễn văn trong lễ Bế Mạc Năm Thánh tại La Vang do Joseph Dang tung ra và bài xuyên tạc về bài giảng có đề cập đến “cánh chung luận” của Mark của ĐGM Nguyễn Văn Khảm viết cách đây trên 10 năm được đăng trên Nữ Vương Công Lý cũng đều nằm trong thủ đoạn chụp mũ GHVN đã khuất phục Cộng Sản.


TÒA ĐẠI SỨ MỸ NHÚNG TAY VÀO


Ngày 5.1.2011 ông Christian Marchant, Tùy viên Chính trị, Đại diện Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, đã đến thăm LM Nguyễn Văn Lý đang trị bệnh tại Nhà Chung của giáo phận Huế, nhưng Công An đã ngăn lại không cho vào với lý do LM Lý đang ở trong thời gian bị giam giữ, không có giấy phép không vào được. Ông cứ đi vào nên Công An đã khiêng ông vứt lên xe và đưa về Sở Ngoại Vụ của tỉnh Thừa Thiên-Huế.


Cuối năm 2011, khi DCCT Thái Hà tái phát động chiến dịch đòi lại tu viện của Dòng, lúc 15 giờ 20 ngày 18 11 2011, ông Michael Orana, tùy viên của Tòa Đại Sứ Mỹ lại đến thăm các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà với mục đích khích lệ đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh.


Tòa Đại Sứ muốn dùng vụ Cha Lý và cuộc tranh đấu của DCCT Thái Hà để đẩy GHCGVN đứng lên đối kháng với chính quyền, nhưng họ đã tính lầm. Cha Lý chỉ là một con số không to tướng trong hàng giáo sĩ VN, còn DCCT Thái Hà là một tổ chức tự trị không thuộc quyền Tòa TGM Hà Nội và không đi theo đường lối của HĐGMVN. Không thể dùng Cha Lý và DCCT Thái Hà để kích động được.


CON BÀI TẨY ĐÃ BỊ LẬT LÊN


Thông thường, khi tổ chức vận động chính trị, người Mỹ thường cấp “Grant” hay “Fund” cho một số tổ chức hay cá nhân để phụ trách công tác này. Những người được cấp “Grant” để viết những bài kích động không thiếu gì, nhưng chúng ta chưa khám phá ra người được cấp “Fund” như ông Võ Văn Ái để điều động chiến dịch thúc đẩy sự đối kháng của GHCGVN. Tên một vài linh mục đã được nêu lên nhưng chưa thể xác định.


“Các thế lực thù địch” tưởng rằng cứ cho xuyên tạc GHCGVN đã bị chính quyền cộng sản khuất phục rồi, Giáo Hội này sẽ phải xuất hiện như một lực lượng đối kháng để tự biện minh. Nhưng một giáo hội có tổ chức và đường lối rõ ràng không bao giờ trúng những kế ấu trỉ như thế.


Hiện nay “chiến tranh lạnh” giữa Hoa Kỳ và CSVN đang gay cấn, một đàng gia tăng tối đa chiến dịch kích động tinh thần đối kháng, một đàng cương quyết bóp chết mọi mần mống nổi dậy trong trứng nước, dù phải trả bằng bất cứ giá nào. Không ai tin rằng Hoa Kỳ sẽ thắng vì họ đang thiếu một lãnh tụ nổi bật hay một tổ chức có thể lãnh đạo quần chúng. Hoa Kỳ không thể biến Giáo Hội Công Giáo thành một công cụ của Mỹ như đã biến Phật Giáo năm 1963, vì con bài tẩy đã bị lật lên rồi.


Trong năm qua, Toà Thánh đã cử Đức TGM Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà Thánh, lần lượt viếng thăm mục vụ 26 giáo phận Việt Nam. Ngài đã nắm vững tình hình và nói rõ đường lối của Giáo Hội, nên GHVN rất an tâm.


Cuộc chiến nào cũng cần có những con bài thí như Hoà Thượng Thích Quảng Đức, Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Cù Huy Hà Vũ, v.v. Chết cho tổ quốc là hiên ngang, nhưng chết vì làm tay sai cho những âm mưu đen tối là một sự phủ phàng.


Ngày 7.2.2012


Lữ Giang



- Thẳng tay đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo – (RFA). – Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2012: Vietnamese Buddhist dissident nominated for 2012 Nobel Peace Prize (Asia News).


-- Giải thưởng Dân chủ-Nhân quyền Châu Á 2011 – (VOA).


- Công an quấy nhiễu Pháp Luân Công bằng nhiều thủ thuật? – (RFA).- Video: Gia đình Pháp Luân Công, cựu sỹ quan QĐNDVN, bị Công An đuổi nhà, tống đồ ra đường (TTXVA).- Video: Pháp luân công bị bắt và đánh đập tại cv Lê Văn Tám 2/2/2012 (TTXVA).- Video: 100 người dân Hà Nội 2 kéo đến khiếu kiện tại số 1 Ngô Thì Nhậm (TTXVA).- Học viên Pháp Luân Công ‘mất tích’ – (BBC).- Trần Văn Huỳnh – Thư gửi Liên Minh Châu Âu nhằm cải thiện quyền con người tại Việt Nam – (Dân Luận).


- Video Biểu tình ngồi: 100 Người dân Dương Nội tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(TTXVA).


- Thông báo của giáo phận Vĩnh Long về cơ sở Đại chủng viện đang bị cưỡng chiếm trái phép – (NVCL).

- Bắt thêm 4 đối tượng phản động ở Phú Yên (NLĐ). – Bắt thêm 4 người thuộc “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” (TN). – Phú Yên: Bắt thêm bốn người trong tổ chức âm mưu lật đổ chính quyền (PLTP).


- Bắt tiếp 4 đối tượng phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”

Đài Tiếng Nói Việt Nam

Theo báo NLĐ, chiều 12/2, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 4 đối tượng thuộc tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, ...

Vô hiệu hoá tổ chức chính trị phản động ở Phú Yêncand.com

Thêm 4 người của 'Hội đồng công luật công án Bia Sơn' bị bắtNgười Việt

Bắt thêm 4 người thuộc “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”Thanh Niên

Báo Phú Yên -Việt Báo Daily Online -Sài gòn Giải Phóng



-Một triệu con số không… (nói về ải Nam Quan ... bảo ải Nam Quan của Tầu ...., và cuốn sách của ô Trương Nhân Tuấn.. tranh cãi với ô Đỗ Thái Nhiên...)

Tổng số lượt xem trang