Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Vũ Điệu Nga-Hoa và Những Sợi Dây


Russia's Prime Minister Vladimir Putin (L) shakes hands with China's Premier Wen Jiabao during a signing ceremony at the Great Hall of the People in Beijing October 11, 2011.      REUTERS/Jason LeeRussia's Prime Minister Vladimir Putin (L) shakes hands with China's Premier Wen Jiabao during a signing ceremony at the Great Hall of the People in Beijing October 11, 2011.
Credit: Reuters/Jason Lee

Vũ Điệu Nga-Hoa và Những Sợi Dây

Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Tribune Ngày 20111014
Hai thủ tướng Ôn Gia Bảo và Vladimir Putin duyệt binh - trong phòng kín
Hợp tác giữa Trung Quốc và Liên bang Nga? Còn nhiều bất trắc! 
Sau khi quyết định sẽ tranh cử Tổng thống vào Tháng Ba tới đây, chuyến công du hải ngoại đầu tiên của Thủ tướng Vladimir Putin là thăm viếng Trung Quốc – theo lời mời của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Chuyến Hoa du của Thủ tướng Nga khiến dư luận chú ý đến kế hoạch xây dựng Liên hiệp Âu-Á mà ông Putin đã viết trong một bài xã luận trên tờ Izvestia hôm mùng ba vừa qua.

Theo lối "phân công lao động" đã dàn xếp từ năm 2008, người thực sự lãnh đạo Liên bang Nga là Thủ tướng Putin có nhiệm vụ củng cố uy quyền bên trong, với bàn tay sắt. Tổng thống Dmitri Medvedev – do chính Putin đưa lên – đảm nhiệm việc trưng bày với thế giới bên ngoài một bộ mặt ôn hoà và canh tân của nước Nga. Với quyết định ra tái tranh cử - mà không vi hiến vì không làm Tổng thống trong ba nhiệm kỳ liên tiếp - ông Putin muốn khẳng định vai trò quốc tế của nước Nga. Ông còn viết ra chủ trương xây dựng một khối kinh tế thống nhất là Liên hiệp Âu-Á mà Liên bang Nga là cốt lõi.

Về bối cảnh của hồ sơ, xin tìm đọc các bài "Cờ Hoa Rũ Liệt – Nga Hoa Nhảy Vọt" và "Liên bang Nga và Liên hiệp Âu-Á" đã được Dainamax Magazine yết lại (www.dainamax.org). Bài này sẽ phân tách riêng về quan hệ giữa hai cường quốc, với sự hiện hữu của một nước thứ ba, Hoa Kỳ và phản ứng của các nước khác ờ vòng ngoài....


***


Hai ngày Hoa du của Putin (11 và 12 Tháng 10) đáng chú ý ở một phái đoàn hùng hậu khoảng 160 doanh gia, kể cả Tổng quản trị của các tập đoàn năng lượng hay khoáng sản như Gazprom, Rosneft và UC Rusal (về aluminium), và hàng loạt hợp đồng kinh doanh. Đó là phần vụ buôn bán thông thường của một Thủ tướng trong một chuyến công du nhằm tăng cường hợp tác kinh tế. Nhưng Putin không là người đi bán hàng, ông là người sẽ bành trướng thế lực của nước Nga.

Vì vậy, người ta thấy ra hai chuyện lợn cợn và lấn cấn. Lợn cợn vì hoàn toàn không có trong nghị trình thảo luận và ký kết Nga-Hoa một hồ sơ quan trọng cho cả hai, là hợp tác về khí đốt.

Nga cần đa diện hoá thị trường khí đốt của mình, thay vì tập trung vào việc cung cấp cho Âu châu như hiện nay. Trung Quốc cũng cần có thêm nguồn cung cấp khí đốt, cho đến nay vẫn phải chuyển vận bằng đường hàng hải, qua đại dương, và dưới tầm kiểm soát của các nước khác. Đứng đầu là Hoa Kỳ!

Giữa hai nước, có lẽ Trung Quốc cần giải quyết hồ sơ này nhiều hơn Liên bang Nga. Nhưng khí đốt của Nga lại quá đắt và chưa chắc Putin đã muốn trợ giá để bán rẻ sản phẩm chiến lược này cho Thiên triều.

Chuyện ấy dẫn ta qua mối lấn cấn trong sợi dây đoàn kết Nga Hoa.

Trung Quốc đang ngồi trên một kho dự trữ ngoại tệ tương đương với 3.200 tỷ, sẵn sàng phóng tài hóa thu nhân tâm và bảo đảm nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho công cuộc kỹ nghệ hoá. Liên bang Nga thì cần tư bản và kỹ thuật để canh tân hạ tầng công nghiệp của mình, là điều Tổng thống Medvedev đã theo đuổi từ nhiều năm nay, nhưng cần nhất là kỹ thuật, chứ không hẳn là tư bản: Nga có dự trữ ngoại tệ khoảng 520 tỷ đô la, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Cái mà nước Nga cần nhất trong thời gian tới không phải là tư bản mà là công nghệ tiên tiến. Là điều Trung Quốc chưa có!

Cho nên, nếu nói về chuyện tiêu hành tỏi ớt rất thực tế của người đi chợ, hai Thủ tướng Nga và Tầu chưa thể đạt những thỏa thuận có thể làm thay đổi bộ mặt của đại lục địa Âu-Á, từ Tây Âu qua Viễn Đông, trùm qua khu vực Trung Á. Huống hồ, tại Trung Á hay Tây Bá Lợi Á, quyền lợi của hai nước có khi lại bất đồng. Mà nhìn trong lịch sử Nga-Hoa, hai cường quốc này đều có truyền thống nghi ngờ xứ láng giềng, đôi khi đã từng đụng nhau toé lửa.

Cho nên, trong chuyến Hoa du, Đại đế Putin sẽ phải trình bày dự kiến Liên hiệp Âu-Á sao cho nhẹ nhàng và có sức thuyết phục, trước sự gật gù đầy e ngại của Thiên triều đỏ.

Được hay không, chúng ta chưa biết.


***


Tuy nhiên, cả hai đều không thể quên đệ tam nhân và thiên hạ sự.

Thiên hạ sự là tình trạng suy trầm kinh tế của ba đầu máy hậu công nghiệp là Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản, lồng trong vụ khủng hoảng của đồng Euro. Thiên hạ sự là năm tới, Hoa Kỳ và nhiều nước Âu châu sẽ có bầu cử, khi Trung Quốc và Liên bang Nga cũng chuẩn bị ra mắt lãnh đạo mới. Thiên hạ sự là Liên bang Nga đang muốn bành trướng thế lực vào vùng ảnh hưởng cũ của Liên bang Xô viết, là Đông Âu, nhưng gặp trở ngại với kế hoạch phòng thủ chiến lược của Hoa Kỳ, như tại Ba Lan, Hung Gia Lợi, Cộng hoà Tiệp và Romania. 

Thiên hạ sự là Hoa Kỳ đang muốn rút chân ra khỏi hai chiến trường nóng là Iraq và A Phú Hãn, nên cần sự hợp tác của nhiều quốc gia, kể cả Nga, Paskitan, hay Trung Quốc. Nhưng, một khi giải quyết xong chuyện chinh chiến trong thế giới Hồi giáo, Hoa Kỳ sẽ quay trở lại Á châu Thái bình dương, như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã thông báo năm ngoái tại Hà Nội và tuần qua vừa nhắc lại trong một bài xã luận dài trên tờ Foreign Policy (xin đón xem cuộc phỏng vấn của đài RFA với người viết về bài xã luận này). 

Thiên hạ sự là Trung Quốc cố tranh thủ khoảng thời gian đang thu hẹp dần tại Đông hải để đạt một số thành quả "đã rồi", trước khi Hoa Kỳ trở lại. Thiên hạ sự là Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ chiến lược với Hiệp hội ASEAN của 10 quốc gia Đông Nam Á, đã thực tế tác động vào nội chính của Miến Điện – con ngựa chiến độc tài hắc ám của Bắc Kinh trong ASEAN, và công khai hợp tác quân sự với Indonesia và Úc Đại Lợi. Nhất là với Ấn Độ, một đồng minh cũ của Liên Xô và đối thủ truyền thống của Trung Quốc.... 

Thiên hạ sự là Hoa Kỳ hâm nóng sáng kiến từ thời Chính quyền Bush là mở rộng phạm vi đối tác Liên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership) với 10 quốc gia Trung Nam Mỹ và Đông Nam Á, nay sẽ có thêm hai xứ Đông Bắc Á là Nam Hàn và cả Nhật Bản.... Mà không có Trung Quốc.

Đâm ra, dưới nhãn quan của Trung Quốc và Liên bang Nga, thiên hạ sự đều lồng vào chuyện chính là đệ tam nhân. Là đệ nhất siêu cường Hoa Kỳ. Cả hai cường quốc này đều e ngại sự chú ý và can thiệp của Mỹ đế vào những dự tính lâu dài của họ. 

Kết cuộc thì ta trở lại chuyện Tam Quốc, không hẳn là truyện "Tam Quốc chí Diễn nghĩa" của La Quán Trung: Nga Hoa đều nghi nhau nhưng nghi Mỹ hơn cả! Và có thừa bản lãnh, xứ nào cũng muốn xứ kia lên lưới để bị Mỹ chú ý trong khi mình kín đáo vận động cho quyền lợi riêng, có khi là qua hợp tác với Mỹ!

Nghĩa là đôi bên vừa hợp tác với nhau vừa muốn đẩy đối tác của mình vào tầm nhắm của Mỹ đế trong khi vẫn cần buôn bán và thụ đắc công nghệ tiên tiến của ba khối kinh tế cứ gọi là già nua là Âu-Mỹ-Nhật.

Mà thâm tâm cả hai đều biết là nước Mỹ chưa già, đôi khi trẻ người non dạ chứ vẫn thừa sức bật!


***


Lý do, như chính Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói và còn viết thẳng ra, Hoa Kỳ là một xứ dân chủ chính trị, theo kinh tế thị trường và đang có sức mạnh quân sự, kinh tế, hiệu năng sản xuất và giáo dục cao nhất thế giới. Trong lịch sử, nước Mỹ đã có những thất bại khiến phải thoái lui trong nhất thời, nhưng chính thất bại này lại kích thích sáng kiến và giải pháp vượt thắng để chiếm lại vị trí siêu cường. 

Hầu tiếp tục lãnh đạo thế giới.

Việc Hoa Kỳ đòi lãnh đạo thế giới không là một lời đả kích xuất phát từ Moscow hay Bắc Kinh – theo kiểu Mỹ là "sen đầm quốc tế" – mà là một khẳng định của cả Ngoại trường Clinton lẫn Tổng thống Barack Obama. Chẳng khác gì các vị tiền nhiệm trong lịch sử! Từ ông Bush đầy tai tiếng cho đến ông Obama hiện nay, lãnh đạo Hoa Kỳ đều nhấn mạnh rằng nước Mỹ không áp đặt các giá trị văn hoá và chính trị của mình trên các nước khác – theo kiểu phải áp dụng chế độ dân chủ Mỹ. Nhưng chủ trương phát huy những giá trị phổ cập của nhân loại, như nhân quyền, tự do. Và sẽ yểm trợ việc phát huy đó bằng ngoại thương, ngoại giao và mọi phương tiện chiến lược khác.

Khi ấy, ở vòng ngoài của hai đế quốc trên đại lục địa Âu-Á là Liên bang Nga và Trung Quốc, các nước khác có thể làm gì?


***


Tại Âu châu, Cộng hoà Liên bang Đức đã có một vùng trái độn là các nước Đông Âu và Trung Âu nên khỏi e ngại gì về an ninh từ Liên bang Nga. Vì vậy, Đức có thể tăng cường hợp tác với Nga về đầu tư, ngoại thương và năng lượng! Việc an ninh của vòng đai trái độn ấy thì đã có Mỹ lo với lá chắn chiến lược BMD và dàn hỏa tiễn. Các nước Âu châu còn lại thì đều đã có dân chủ và nay chỉ lo giải quyết hồ sơ kinh tế sao cho có lợi. Còn hai nước ở trên tuyến đầu là Georgia và Ukraina đều e ngại sự bành trướng của Liên bang Nga nên lại càng gắn bó với Liên hiệp Âu châu và Minh ước NATO – mà họ biết là chỉ chạy bằng xăng dầu và võ khí của Hoa Kỳ.

Nghĩa là nỗ lực bành trướng của Putin khiến các nước Âu châu tiếp cận vớ Nga lại càng sát cánh hơn nữa... với Hoa Kỳ.

Tại Á châu, giấc mơ của Putin không làm mất ngủ bằng cơn ác mộng về Trung Quốc. 

Các nước nơi đây đều muốn làm ăn với một thị trường đông dân nhất địa cầu, nhưng cũng e ngại tham vọng của một cường quốc có truyền thống Đế quốc. Thứ hai, ngần ấy quốc gia đều hiểu ra một trào lưu tất yếu là người dân phải có tự do và chính quyền phải tự chuyển hóa sang chế độ dân chủ, trong một chừng mực an toàn. Sinh hoạt dân chủ rất tèm lem của Hoa Kỳ thật ra lại có giá trị hơn mô hình "ổn định" của Bắc Kinh vì mở ra nhiều cơ hội chọn lựa hơn cho người dân và lãnh đạo. 

Sau Nam Hàn và Đài Loan, cả Thái Lan, Phi Luật Tân và nhất là Indonesia đều thấy ra điều ấy....

Và cũng đều biết về những bất trắc bên trong nội tình Trung Quốc. Nếu không biết thì đã được chính Tổng lý Ôn Gia Bảo nhắc nhở khi ông ta nói đến nhu cầu cải cách cả chính trị!

Điều bất trắc còn lại là "có thể tin vào Hoa Kỳ tới mức nào?"

Thế rồi, nhờ các đấng con trời đỏ và những trò quậy sóng ngoài Đông hải từ vài năm nay, việc Hoa Kỳ trở lại Á châu Thái bình dương lại càng ngày càng khả tín hơn! Vì chính quyền lợi của nước Mỹ.

Cho nên, ta có thể thấy ra một thực tế đầy nghịch lý, là các nước Á châu không phải đu dây chọn lựa là nên theo Mỹ hay theo Tầu! Họ không đứng trên sợi dây của thời Chiến tranh lạnh mà bung ra làm ăn với tứ phương, qua mọi ngả giao lưu ngoài biển, với cả Trung Quốc, hay Nhật Bản hay Ấn Độ. Và với Hoa Kỳ, nhất là với Hoa Kỳ, một thị trường có sức tiêu thụ cao nhất. Và có hải đội đáng nể nhất, nay lại hợp nhất cả Ấn Độ dương vào Thái bình dương.

Đâm ra, chỉ có lãnh đạo Việt Nam là còn siết họng người và ngồi vắt vẻo trên sợi dây. Để ăn cái giải gì trên dải đất đang bị Thiên triều bao vây và chỉ còn ngả Đông hải để vươn ra ngoài?


Russia says close to final stage on China gas deal

-(Reuters) - Russia said Tuesday it was close to the final stage of a huge gas supply deal with China, in what would be a landmark trade agreement between the long-wary neighbors.
deal to supply the world's second biggest economy with up to 68 billion cubic meters of Russian gas a year over 30 years has long been delayed over pricing disagreements.

"We are nearing the final stage of work on gas supplies," Putin said during a visit to Beijing," said Russian Prime Minister Vladimir Putin, on his first overseas trip since announcing he was ready to reclaim the Russian presidency.

Putin is hoping his two-day visit will help broaden trade with China, which he expects to grow to $200 billion in 2020 from $59.3 billion last year.
Earlier, his Deputy Prime Minister Igor Sechin said that there had been "significant" progress in the gas talks with Chinese Vice Premier Wang Qishan.
A senior Russian official had said before Putin's arrival that Moscow did not expect a breakthrough in the gas talks.
Sechin also that the two sides had resolved their differences over China's debts for Russian oil exports.
"This question has been settled and removed from the agenda," said Sechin.
Putin had earlier appeared to suggest that more give-and-take was needed before the gas could begin flowing.
"Our talks a taking place in a business-like atmosphere, with the mutual desire to find compromise on difficult questions which inevitably arise given the sheer volume of our relationship," Putin told Premier Wen Jiabao in the Great Hall of People, a cavernous official building in central Beijing.
"As far as the as the economy and trade are concerned, issues of practical nature are being resolved, and this is good," Putin added in remarks made at the start of his talks with Wen that reporters were allowed to see.
"Those who sell always want to sell at a higher price, while those who buy, want to buy at a lower price. We need to reach a compromise which will satisfy both sides," said Putin, who did not directly mention the gas issue.
China's Xinhua state news agency praised Putin's visit as one that "will mark ever-deepening China-Russia cooperation." But the two giant neighbors have so far failed to seal a huge gas deal that has been negotiated for five years.
Russian state bank VEB and the China Development Bank (CDB) signed a deal for the Chinese bank to invest $1.5 billion in building the first stage of UC RUSAL's 750,000-tonne Taishet aluminum smelter.
As well, the China Investment Corp agreed to invest $1 billion in a joint Russia-China Investment Fund set up in partnership with a Russian state-backed vehicle to promote direct investment.
The tortuous gas negotiations have been a reminder that, despite frequent professions of brotherly goodwill between Moscow and Beijing, relations are held back by mutual distrust, especially on the Russian side, extending back to the Cold War, when border disputes almost erupted in full-fledged war.
But the two neighbors have found common ground in opposing what both see as excessive meddling and pressure on the international stage by the United States and its allies.
Russia and China joined forces last week to veto a European-drafted U.N. Security Council resolution condemning Syria for its bloody crackdown on protesters.
Putin has brought an army of Russian executives including the CEOs of state-controlled energy firms Gazprom and Rosneft and aluminum producer UC RUSAL, all eager to exchange their wares for Chinese cash.
Wednesday, Putin will meet Chinese President Hu Jintao.

Russia says close to final stage on China gas deal


Tổng số lượt xem trang