-Đất Nước Nhìn Từ Lào Cai
đây không phải là ngẫu nhiên, nhất là hiện nay các phim, kịch VN thường có nhân vật là một Hoa Kiều, nỉ , ngộ , tồng tùm lum tà la ... Gây ảnh hưởng văn hóa như thế này thật quá quắt.. Chương trình hài cuối tuần 1/10/2011, kỷ niệm QK TQ hay sao mà cũng như vậy ?!
--- Văn hoá đèn lồng: Bệnh “đồng phục” hình thức (LĐ).
- Hoàng Ngọc Hiến: “Dân chủ là một hiện tượng văn hóa” (Phía trước).- Ông Vũ Quốc Hùng – Cựu Phó Chủ nhiệm UBKT TƯ Đảng: “Lãnh đạo mà gian dối là mầm mống nguy hại cho đất nước” (GDVN).
-‘Treo Cao Ðèn Lồng Ðỏ!’
-
Âm mưu Hán hóa - Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh cùng ngày Quốc Khánh Trung Quốc
Trong công văn ghi rất rõ thời gian treo đèn lồng bắt đầu từ ngày 15/5 đến hết ngày 31/5/2011. Đến nay đã qua thời điểm đó đã lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì mà hai dãy đèn lồng này vẫn đêm đêm bật đèn từ khoảng 20h đến sáng sớm hôm sau.
Bác Bùi Đức Trinh (trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư số 03) cho biết, vào ban đêm, những chiếc đèn lồng được thắp điện làm sáng rực cả khu phố. Chúng được treo quá dày đặc, thiếu tính thẩm mỹ.
Trong khi đó, một số người dân cho rằng, việc treo quá nhiều đèn lồng trên phố dễ làm người ta dễ liên tưởng đến những khu phố Trung Quốc mà người dân thường thấy rất nhiều trên các bộ phim của nước này.
PGS.TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Việt Nam không có văn hóa đèn lồng. Ở Việt Nam chỉ có một chút ở Hội An nhưng nó là thứ văn hóa khác. Việc treo quá nhiều đèn lồng là lạc ra khỏi văn hóa Việt Nam”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại phố Hàng Mã – nơi tập trung bán các loại đèn lồng, hầu hết các loại đèn lồng bày bán ở đây đều được nhập từ Trung Quốc.
Đơn cử, trên tuyến đường Trần Nhật Duật, hầu hều các hộ dân đã treo đèn lồng, nhưng nhiều gia đình do xây dựng không có sự thống nhất về thiết kế (nhà thò ra, nhà thụt vào, nhà cao, nhà thấp...), nên treo đèn lồng trông không phù hợp. Hơn nữa, nhiều nhà không thiết kế hệ thống điện, nên chỉ treo làm vì, trong khi đó đèn lồng phải được thắp sáng mới đẹp. Cũng với giá thành ấy, nên chăng thành phố tiến hành làm một biểu tượng hoặc hình thức khác phù hợp hơn…".
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Ở nơi ấy, cho đến giờ vẫn còn hàng vạn những em nhỏ vẫn còn ăn cơm độn ngô và sắn.
Bình Nguyên - Thiện nguyện viên của Chương Trình Bữa Cơm Có Thịt
Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong MắtTôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994).
Tôi chưa bao giờ được đặt chân đến Hà Nội nên cứ băn khoăn, và nghi ngại mãi về đoạn văn thượng dẫn. Thực lòng, tôi không tin rằng có ai đủ vô tâm để “thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền” hay “đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao.”
Niềm tin mong manh của tôi, buồn thay, vừa mất sau khi nghe Tổng Công Ty Ðầu Tư Phát Triển Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC) loan tin:
“Thời gian vừa qua, trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư, đã xảy ra hiện tượng mất trộm bu-lông ... Qua kiểm tra, đơn vị quản lý vận hành (VEC O&M) phát hiện một số vụ việc vừa qua chủ yếu do các cháu nhỏ tháo trộm bu-lông, hộp đệm, trụ đỡ tôn lượn sóng ...”
Mẫu tin này cũng được ghi lại trên face book với rất nhiều phản hồi. Xin ghi lại năm ba:
· Bin Bin Đm đáng bao nhiêu mà khổ sở thế
· Nguyên Tí Bần cùng sinh đạo tặc
· Thanh Liêm dân ở đó đói lắm à ?
· Quockhanh Nguyen Dung la do nhèo đói ma sinh ra vậy
· trần phúc nguyên chắc mấy người ở đó nghèo túng quá nên mới làm liều ... nghèo cũng khổ
Cứ theo Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Lào Cai thì nơi đây không phải là một nơi bần cùng, hay nghèo đói:
“Trong công cuộc tái thiết cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, cả Lào Cai như một công trường lớn, những công trình đồ sộ hiện hình ở những nơi trước đây là rừng núi hoang vu hay bờ lau, bãi sậy... Lào Cai đã nuôi dưỡng, tạo sức bật cho nhiều doanh nghiệp và chính họ đã đóng góp sức mình khơi dậy tiềm năng, thế mạnh trên mảnh đất này.”
Tuy thế, trong thực tế, “mảnh đất tiềm năng” (tới cỡ đó) lại không có đủ khả năng nuôi dưỡng người dân của nó. Cũng như Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, học sinh ở nhiều trường học tại Lào Cai đều “hội đủ tiêu chuẩn” để được sự yểm trợ của Chương Trình Bữa Cơm Có Thịt.
Hãy nghe chính thiện nguyện viên của chương trình nhân đạo này nói về thực trạng của tỉnh lỵ này.
- Ông Bình Nguyên:
Ở nơi ấy, cho đến giờ vẫn còn hàng vạn những em nhỏ vẫn còn ăn cơm độn ngô và sắn. Hành trình đi tìm con chữ của các em sao nhọc nhằn quá, nhất là vào những ngày mùa đông giá rét của phương Bắc vô cùng khắc nghiệt. Thật xót xa khi nhiều người dân, các em nhỏ Việt Nam miền núi lại vẫn đang thiếu những bữa cơm có thịt cá đầy đủ chất dinh dưỡng, những cái áo ấm và tấm chăn ấm.
Bữa ăn của một học sinh trường Dền Thàng, Lào Cai. Ảnh: Dân Trí
- Bà Phạm Ánh Ngọc:
Các em tại trường tiểu học Pà Chéo phần lớn đều đi chân đất và áo quần mỏng manh. Cả đoàn nhìn nhau không nói được gì, lặng lẽ quan sát. Có một điều là không phải đứa trẻ nào cũng ăn hết phần thức ăn được phát. Từ đầu bữa đến cuối, nó ăn một chút thức ăn thôi, còn lại, nó để dành một góc cặp lồng.
Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc, cô giáo trầm ngâm nói, nó để dành mang về nhà ăn bữa tối. Ở đây có những nhà có khi hàng mấy tháng trời không có được ăn chút thịt nào. Từ ngày được ăn bữa cơm có thịt, học sinh đi học đầy đủ hẳn. Có những đứa thường xuyên như thế, ở lớp nó không ăn tý thức ăn nào, bảo để dành mang về nhà cho mẹ, cho em. Tôi thấy tim mình thắt lại, cổ họng ứ nghẹn, sống mũi cay cay, tôi chạy ào ra ngoài, lau vội giọt nước mà có lẽ là lẫn cả mưa.
Trẻ con ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Phạm Ánh Ngọc
Tôi không tin rằng những cô cậu học sinh chịu nhịn phần thịt trong bữa ăn của mình “để dành mang về nhà cho mẹ, cho em” – sau khi tan trường – lại có thể trở thành những đứa bé trộm cắp (bù long) nếu không có sự đồng tình của bố mẹ, và sự “khuyến khích” của những người mua bán vật dụng phế thải.
Tôi cũng không tin rằng giải pháp mà VEC đề xuất (“phối hợp chặt chẽ với địa phương và trường học trên địa bàn tuyên truyền học sinh tham gia bảo vệ tài sản đường cao tốc”) sẽ mang lại kết quả mong muốn. Vấn đề e không giản dị như thế, và nó đã được nhà văn Phạm Xuân Đài đề cập đến tự lâu rồi:
Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá.
Thế xã hội đã “đối xử” ra sao khiến cho người dân Lào Cai hôm nay (rồi) cũng đã trở thành “thô bạo” y như người Hà Nội vậy?
Xin đọc qua đôi dòng tin mới đây của báo Lao Động, số ra ngày 24 tháng 4 năm 2015:
“Vụ án Vinashin được xem là trọng án kinh tế, số tiền thất thoát rất lớn, riêng tiền thi hành án lên đến 1.200 tỉ đồng. Nhưng cay đắng thay, đến nay mới thi hành án được khoảng mấy chục tỉ đồng.
Mấy chục tỉ đồng của 1.200 tỉ đồng quả là quá nhỏ, nhỏ đến mức không đáng kể. Mặc dù phiên tòa kết thúc vào năm 2012, nhưng tiền tham nhũng thất thoát vẫn chưa gom về lại cho khổ chủ là Nhà nước. Biết đến bao giờ mới thu đủ 1.200 tỉ đồng đây!
Vụ án Vinashin tuy ồn ào, dữ dội ban đầu, nhưng sẽ không mấy ai còn nhớ đến số tiền phải thu lại là bao nhiêu, nhà nước có thu được không. Rốt cuộc, hàng nghìn tỉ đồng tham nhũng coi như mất gần hết. Những kẻ tham nhũng giấu hết tiền bạc của cải cho vợ con và cho mình, chờ ngày ra tù để hưởng.
Vụ Vinashin chỉ là một trong nhiều vụ án tham nhũng được phanh phui và xử lý theo pháp luật. Các vụ án khác cũng có chung tình trạng, đó là không thu hồi được tiền tham nhũng. Tòa tuyên phạt ông Phạm Thanh Bình bồi thường 500 tỉ đồng, nhưng ông không nộp một đồng thì quả là chuyện hài hước.”
Chuyện “hài ước” hơn nữa là Nhà Nước có khả năng tận thu của cải, khiến cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh trắng tay, qua bao đợt “đánh tư sản mại bản” (vô cùng tàn khốc) nhưng lại hoàn toàn bất lực trong việc thu hồi mấy tỉ Mỹ Kim thất thoát – dù số tiền này vẫn nằm trong tay của gia đình những phạm nhân (đang) ở trong tù.
Khi qúi quan phụ mẫu chi dân đồng lòng, và toa rập, biến những con tầu trị giá hàng chục triệu Mỹ Kim thành sắt vụn thì trách chi chuyện người dân Lào Cai gỡ (gạc) mấy con bù long đem bán làm đồng nát.
Hoạt cảnh này đã được ông Hà Sĩ Phu hình dung ra từ hơn một phần tư thế kỷ rồi: “Thấy cái ‘ông dẫn đường’ cầm doi kia tớp được cái đùi gà thì chúng tôi cũng phải lẳng lặng nhặt cho vợ con mình con tép riu, chứ ngu gì mà chịu chết đói?” Chỉ có điều là vị sĩ phu (của đất Hà Thành) đã không tưởng tượng “nổi” là mấy ông dẫn đường “tớp” toàn tiền tỉ, chứ đâu có phải mấy cái đùi gà?
Từ già đến trẻ, từ lớn tới bé, từ miền xuôi lên miền ngược – tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân – mọi người đều sẵn sàng “thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao.” Đây phải chăng là thành quả (hay hệ quả) sau ba phần tư thế kỷ xây dựng XHCN ở Việt Nam?
-đây không phải là ngẫu nhiên, nhất là hiện nay các phim, kịch VN thường có nhân vật là một Hoa Kiều, nỉ , ngộ , tồng tùm lum tà la ... Gây ảnh hưởng văn hóa như thế này thật quá quắt.. Chương trình hài cuối tuần 1/10/2011, kỷ niệm QK TQ hay sao mà cũng như vậy ?!
--- Văn hoá đèn lồng: Bệnh “đồng phục” hình thức (LĐ).
Nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai, UBND TP.Lào Cai buộc người dân trên nhiều tuyến phố phải mua và treo đèn lồng. Việc làm này không những không nhận được sự đồng thuận của người dân mà dư luận xã hội cũng đã lên tiếng phản ứng về căn bệnh “đồng phục” hình thức, gây tốn kém tiền của nhân dân, không phù hợp bản sắc văn hoá, phong tục dân tộc VN.
Trước phản ứng của dư luận, chính quyền TP.Lào Cai đã buộc phải thay thế đèn lồng bằng đèn hoa sen, hoa gạo... Số đèn lồng đã mua đành phải bỏ, gây lãng phí tiền của, buộc ngân sách phải “gánh”?
Lãng phí lại “đổ đầu” ngân sách
Chủ trương treo đèn lồng của UBND TP.Lào Cai, nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh đã được Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai nêu rõ quan điểm tại công văn số 608 ngày 15.9 gửi UBNDTP: “ Đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố”. Thế nhưng, việc treo đèn lồng vẫn được triển khai đến từng tổ dân phố.
Một lần nữa, Sở VHTTDL tỉnh phải lên tiếng với UBND TP.Lào Cai bằng văn bản số 630 ngày 22.9. Trong công văn nêu rõ: “Có tổ dân phố không tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân về chủ trương treo đèn lồng của TP mà chỉ gửi giấy thông báo và cho người mang đèn lồng đến, yêu cầu các hộ dân mua treo nên người dân rất bất bình...việc treo đèn lồng không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam...”.
Theo ghi nhận tại thời điểm đến ngày 23.9, tại phường Pom Hán, đèn lồng đang treo tại các tổ 9,10,23,25... và có tới khoảng 80% số hộ dân treo đèn lồng. Đèn lồng treo tại phường này có chữ “ Kính chào quý khách/TP.Lào Cai và biểu tượng cờ tổ quốc”. Tại phường Bắc Lệnh, có 8 tổ dân phố (khoảng 50% số nhà dân trong phường) đã treo đèn lồng không có chữ.
Trên các tuyến phố phường Lào Cai như: Nguyễn Thiệp, Ngô Thì Nhậm, Bùi Thị Xuân thì số đèn lồng được treo có chữ Trung Quốc. Riêng đường Nguyễn Huệ thì lại treo đèn hoa sen. Phường Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân cũng có treo đèn lồng có chữ TQ. Đa số các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn tại TP.Lào Cai đều được treo đèn lồng TQ.
Theo phản ánh của người dân, số đèn lồng không có chữ thì được chính quyền đặt mua từ Huế, giá thành (cả đèn và dây điện...) khoảng trên 100.000 đồng, nhưng số đèn xuất xứ của TQ thì giá thành cao hơn gấp hai, ba lần (giá đèn là từ 200.000 đồng trở lên, dây điện, ổ cắm gần 100.000 đồng).
Mặc dù không đồng tình với việc treo đèn lồng vì không phù hợp với kiến trúc nhà, bản sắc văn hóa dân tộc VN, nhưng theo phản ánh của người dân thì chủ trương này được chính quyền TP triển khai đến từng TDP, nên người dân đành phải “bấm bụng” bỏ tiền ra mua. Khi được hỏi, chính quyền yêu cầu nhà dân phải treo đèn trong thời gian bao lâu thì không một người dân nào được biết.
Số đèn lồng đã được treo, nay được dán thêm dòng chữ “Kính chào quý khách” lên dòng chữ “ngoại”, số nhà dân chưa được nhận đèn lồng nay được chính quyền thay thế bằng đèn hoa sen, hoa gạo. Về mặt mỹ quan, việc treo đèn trước mỗi nhà dân đã gây hiệu ứng “nhức mắt” vì nhà dân mặt tiền hẹp, đèn lại chi chít, nguy cơ cháy, chập điện cao.
Người dân không khỏi băn khoăn về số đèn lồng đã được chính quyền mua sẵn hộ người dân nay phải thay thế bằng đèn hoa sen, hoa gạo thì ai gánh khoản kinh phí này, hay lại đổ đầu “ngân sách”.
Phong trào hay văn hoá đèn lồng?
Vài ba năm gần đây, nhiều địa phương có phong trào nhân một dịp kỷ niệm là lại bắt buộc người dân phải mua đèn lồng treo trước cửa nhà. Vì là chủ trương của chính quyền, nên không một người dân nào dám không bỏ khoản tiền vài trăm ngàn ra mua, để rồi treo một hai tuần lại gỡ xuống, vứt bỏ, rất lãng phí.
Còn nhớ, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, UBND TP.Hà Nội cũng có chủ trương treo đèn lồng tại tuyến phố trung tâm. Phố cổ vốn đường đã hẹp, nhà lại thấp, mặt tiền hẹp mà mỗi nhà phải treo một cái đèn lồng, khiến cả dãy phố nhìn chỉ thấy đèn là đèn. Thấy Hà Nội treo đèn lồng, nhân dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chính quyền TP.Thanh Hoá cũng “ép” người dân phải treo đèn lồng, rồi “lan ra cả tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh...
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập quận Hai Hà Trưng (Hà Nội) thì UBND phường Phố Huế cũng có chủ trương treo đèn lồng. Theo Chủ tịch phường Phố Huế Hoàng Bích Diệp thì việc chính quyền phường đồng ý cho người dân treo đèn là xuất phát từ nguyện vọng người dân, dân tự nguyện nộp tiền để mua đèn.
Ông Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình còn khẳng định rằng: Việc treo đèn là do... tự phát của người dân treo đèn chơi tết, không phải là chủ trương, chỉ đạo của ngành, chính quyền tỉnh, không ảnh hưởng đến mỹ quan TP, kinh tế xã hội và không ảnh hưởng lớn đến bản sắc văn hóa, dân tộc.
Riêng Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa có phần “quyết liệt” với UBND TP.Thanh Hoá về việc chỉ đạo nhân dân treo đèn lồng bằng cách có văn bản gửi ngành điện chỉ đạo không cấp điện cho những phố treo đèn lồng vì vừa gây lãng phí, nguy cơ gây mất an toàn cao.
Thời gian gần đây, không chỉ phong trào đèn lồng mà phong trào treo biển gia đình văn hóa “đồng phục” cũng “trăm hoa đua nở” ở nhiều địa phương. Cách đây gần một năm, nhân dân quận Hà Đông và dư luận đã phản ứng gay gắt chuyện chính quyền quận bỏ hơn 3 tỉ đồng để gắn biển “Gia đình văn hoá” tại cửa mỗi gia đình, có phường đạt đến 90% số gia đình văn hoá (GĐVH).
Sau khi Báo Lao Động đăng loạt bài về việc treo biển GĐVH tại quận Hà Đông, Bộ VHTTDL đã có công văn số 785 ngày 15.3.2010 gửi các địa phương, không tổ chức việc treo biển GĐVH. Trước phong trào “nhà nhà văn hóa”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến, yêu cầu Bộ VHTTDL chủ trì kiểm tra việc gắn biển GĐVH tại một số địa phương.
Một quan chức của Bộ VHTTDL nhận xét rằng, việc nở rộ phong trào treo đèn lồng hay gắn biển GĐVH là do quan chức của địa phương đi tham quan thấy địa phương nào đó đã thực hiện, thấy hay hay nên về triển khai ngay tại địa phương nên nó lan thành phong trào.
Không thể nói rằng phong trào là do nguyện vọng, tự nguyện của người dân. Nếu địa phương nào cũng có thái độ kiên quyết như Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thì bệnh “đồng phục” hình thức sẽ không có điều kiện để phát triển.
Lê Huân - Mộc Miên
- Hoàng Ngọc Hiến: “Dân chủ là một hiện tượng văn hóa” (Phía trước).- Ông Vũ Quốc Hùng – Cựu Phó Chủ nhiệm UBKT TƯ Đảng: “Lãnh đạo mà gian dối là mầm mống nguy hại cho đất nước” (GDVN).
-‘Treo Cao Ðèn Lồng Ðỏ!’
Tạp Ghi Huy Phương
Dù đã 33 năm, tại Lào Cai có lẽ người dân chưa quên khi trở lại trận địa, họ đã chôn chồng, cha mẹ, con cái, anh em của họ như thế nào, để bây giờ lại phải “treo cao lồng đèn đỏ” mừng quốc khánh kẻ thù phương Bắc, không khác gì Thúy Kiều phải vừa hầu đàn xong, lại phải ngủ với Hồ Tôn Hiến khi mộ Từ Hải vừa mới được chôn vội bên sông vào buổi chiều.
Những chiếc đèn lồng màu đỏ vừa được treo lên trong phần sân riêng của Tùng Liên, người thiếp thứ tư của chủ nhân họ Trần. Mỗi đêm, Trần phú hộ lại chọn ngủ với một thê thiếp, một ân sủng được người quản gia loan báo cho cả gia trang bằng những ngọn đèn lồng đỏ được treo cao trong sân nhà của người thiếp được chọn. Ðó là những hình ảnh chúng ta được xem trong cuốn phim “Treo Cao Ðèn Lồng Ðỏ” nổi tiếng của điện ảnh Trung Hoa.
Với danh nghĩa mừng ngày tái lập tỉnh Lào Cai, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh này đã chỉ thị cho dân treo đèn lồng lụa đỏ kiểu Tàu trên một số đường ở trung tâm thành phố. Từ ngày 2 tháng 9, các công sở đồng loạt treo đèn lồng trên cây phía trước trụ sở. Tại mỗi phường trong nội thành như Cốc Lếu, Lào Cai, Phố Mới, Kim Tân, Duyên Hải, UƯy Ban Nhân Dân lại chọn ít nhất một con đường bắt dân thắp đèn lồng đỏ, như tại phố Trần Nhật Duật thuộc phường Kim Tân, theo chỉ thị của chính quyền, người dân phải đồng loạt thắp đèn lồng đỏ trước hiên nhà.
Trên trang báo mạng của đảng bộ tỉnh Lào Cai, có một banner ghi “Hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai 1/10/1991-1/10/2011.” Kỳ thực Lào Cai được thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1907 bởi toàn quyền Ðông Dương thời bấy giờ. Dưới chế độ Cộng Sản, Lào Cai trở thành một phần của tỉnh Hoàng Liên Sơn vào tháng 3 năm 1975 rồi được trả lại tên cũ vào ngày 10 tháng 10 năm 1991. Thế nhưng, lãnh đạo đảng bộ Lào Cai đã không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 và cũng không chọn ngày 10 tháng 10 nếu muốn dùng ngày “tái lập,” mà lại “chọn” ngày 1 tháng 10. Ngày 1 tháng 10 “tình cờ” lại là ngày quốc khánh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Người dân Lào Cai cho rằng việc treo quá nhiều đèn trong khu phố dễ làm cho người ta liên tưởng đến các khu phố Trung Cộng mà người dân vẫn thấy trong các cuốn phim của nước này. Dân phản đối vì treo lồng đèn đỏ không phải là văn hóa Việt Nam mà đây là một thứ văn hóa nô dịch. Thế nhưng những thứ công cụ “vẹt” chỉ biết lập lại chủ trương của chính quyền như chủ tịch UBND Phường Kim Tân thì tâng bốc, cho rằng thắp đèn lồng trong khu phố là “việc nên làm để nâng cao mỹ quan đô thị, làm đẹp thêm hình ảnh thành phố biên cương trong mắt người dân và du khách.”
Ðó chỉ là sự ngu dốt về mỹ thuật, bắt chước như khỉ và nói theo như vẹt, hay trò lập lờ đánh lận con đen để làm vừa lòng quan thầy, tự nguyện làm một quận huyện của phương Bắc? Bên “mẫu quốc” mừng ngày quốc khánh thì bên “chư hầu” cũng hoan hỉ ngày “cha sanh mẹ đẻ.” Ngay ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn được phù phép biến thành ngày 1 tháng 10 thì chuyện cỏn con ngày tái lập một tỉnh Lào Cai bị ảo thuật hóa trùng ngày quốc khánh Tàu Cộng thì quá dễ dàng.
Thế nhưng, điều nhục nhất Lào Cai đã là trận địa, nơi thường dân và bộ đội đã bị Trung Cộng sát hại hàng chục nghìn người trong cuộc chiến biên giới năm 1979, “dạy cho Việt Nam một bài học.” Dù đã 33 năm, tại Lào Cai có lẽ người dân chưa quên khi trở lại trận địa, họ đã chôn chồng, cha mẹ, con cái, anh em của họ như thế nào, để bây giờ lại phải “treo cao lồng đèn đỏ” mừng quốc khánh kẻ thù phương Bắc, không khác gì Thúy Kiều phải vừa hầu đàn xong, lại phải ngủ với Hồ Tôn Hiến khi mộ Từ Hải vừa mới được chôn vội bên sông vào buổi chiều.
Trong tác phẩm điện ảnh “Treo Cao Ðèn Lồng Ðỏ” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, Tùng Liên là cô sinh viên 19 tuổi xuất thân từ gia đình trung lưu, đang theo học đại học thì cha cô bị phá sản phải tự tử. Dưới sự áp lực của người mẹ ghẻ, cô phải bỏ học và về làm người thiếp thứ tư cho chủ nhân Trần Tả Thiên, một ông già nhiều tuổi nhưng giàu có. Cuộc sống của cô bị giam cầm trong trang viên của lão phú hộ, bán linh hồn lẫn thể xác cho chủ nhân không còn hy vọng vào một tương lai.
Trên đất nước Việt Nam, 36 năm sau ngày cả đất nước bị nhuộm đỏ, để giữ quyền lực và nhận được ân sủng, đảng Cộng Sản Việt Nam đã dâng cả đất nước cho Tàu Cộng. Sau Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương, Việt Nam bị gả bán cả phần hồn lẫn phần xác cho lão phú hộ Trung Quốc. Cao nguyên miền Trung bị đào xới khai thác bauxite. Rừng đầu nguồn Tây Bắc bị cho thuê dài hạn. Lao động phổ thông Tàu tràn ngập đất nước với những dự án chất lượng thấp. Phim và truyện Tàu tràn lan hang cùng ngõ hẻm. Cái ý niệm phải làm một điều gì đó cho vừa lòng ông chủ lớn, dù phải xây Vạn Lý Trường Thành ở Ðà Lạt, lập Ðông Ðô Ðại Phố Bình Dương, hay dâng cao nguyên cho Trung Cộng khai thác bauxite, cũng chưa đủ nghĩa “cúc cung tận tụy.” Lịch sử chống Bắc phương bị đục bỏ, xóa mờ. Dân chúng biểu tình chống xâm lăng bị đạp vào mặt. Và thân phận toàn dân “tối đen như mực và như cái tiền đồ”* của đất nước.
Những hành động như thế này của đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản giúp cho ta thấy rõ hơn sự suy nghĩ và hành động của tập đoàn độc tài không vượt lên trên được xuất thân vô học và vô văn hóa của chính mình. Nó cũng bộc lộ bản chất hèn hạ bợ đỡ của những kẻ bất tài, vô hạnh tự nguyện làm tôi tớ cho ngoại bang.
Thắp sáng và treo cao những ngọn lồng đèn đỏ lên đi, chị em ta! Ông chủ Trung Cộng đã chiếu cố đến thân phận tỳ thiếp hèn mọn của Việt Nam rồi đó.
* Tắt Ðèn của Ngô Tất Tố
-
Tái lập tỉnh Lào Cai: Dứt khoát phải là ngày 01 tháng 10 !!!
-Dân Làm Báo - Nhân ngày Quốc Khánh của Trung Quốc, tỉnh Lào Cai cũng tưng bừng kỷ niệm "sớm" 20 năm ngày tái lập tỉnh. Sau khi cạo sửa lịch sử ngày tháng trên trang web của chính phủ để thụt lùi ngày tái sanh của tỉnh, ông Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai đã đăng đàn đọc diễn văn tại lễ mít tinh kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Đồng chí UVTƯĐ đã long trọng đóng dấu chính thức cho ngày tái lập tỉnh "mới" của Lào Cai: 01 tháng 10 năm 1991.
Dân Làm Báo gửi đến các bạn đoạn phát biểu của ông Vạn nói về lịch sử Lào Cai trong bài diễn văn 5 trang 4000 chữ của ông:
"...Trước yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, năm 1976, tỉnh Lào Cai được sáp nhập với tỉnh Yên Bái và tỉnh Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau 16 năm dưới mái nhà chung, cùng chung tay xây dựng tỉnh Hoàng Liên Sơn và đóng góp cùng cả nước vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, ngày 01/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái lập. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã bắt tay vào xây dựng tỉnh mới trước muôn vàn khó khăn, thách thức với một quyết tâm cao là vươn lên thoát khỏi đói nghèo để đổi mới và phát triển, phấn đấu xây dựng tỉnh Lào Cai xứng đáng là một tỉnh biên giới giàu mạnh của Tổ quốc, cuộc sống của nhân dân ấm no, hạnh phúc..."
Nguyễn Hữu Vạn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai
Quang cảnh buổi lễ với ngày tái lập 01/10/2011
Những "dấu ấn" về ngày tái lập tỉnh đã được "khai triển" ở nhiều nơi khác nhau. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai Giới thiệu Đặc san “20 NĂM TÁI LẬP TỈNH LÀO CAI (1/10/1991 - 1/10/2011)” của Báo Lào Cai mở đầu như sau:
"Ngày 1/10/1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII, tỉnh Lào Cai chính thức đi vào hoạt động. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Lào Cai đã đạt được thành tựu to lớn và rất quan trọng, ghi thêm mốc son mới trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kỷ niệm trọng thể 20 năm Ngày tái lập tỉnh, được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, cấp phép của Bộ Thông tin - Truyền thông, Báo Lào Cai xuất bản đặc san với tiêu đề: “20 NĂM TÁI LẬP TỈNH LÀO CAI (1/10/1991 - 1/10/2011)”.
Các bạn có thể vào nguồn dẫn sau đây để tham khảo bài diễn văn.
Liên quan đến vụ việc ngày tái lập tỉnh Lào Cai xin đọc bài của Danlambao đã đăng:
--
Tái lập tỉnh Lào Cai: Dứt khoát phải là ngày 01 tháng 10 !!!
------------------------------
TLQ:
Phát hoảng với… đèn lồng Thái Bình
Chủ nhật 30/01/2011 22:32
(ANTĐ) - Đèn lồng đỏ được giăng mắc khắp nơi, từ phố vào ngõ, từ thành thị đến nông thôn, nhiều la liệt đến mức phát hoảng.
Một cửa hàng bán đèn lồng ở TP Thái Bình |
Thành phố “đèn lồng đỏ”
Anh bạn đi cùng bảo “Thái Bình quê lúa giờ thành quê… đèn lồng đỏ rồi cậu ạ”. Tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng chỉ vừa chớm đặt chân qua trạm soát vé cầu Tân Đệ thì cái sự ngờ ấy đã tan biến như mây khói bởi cả một dãy đèn lồng đỏ choét hiển hiện ngay trước mặt, treo dưới mái hiên của dãy nhà nằm ở ven quốc lộ 10.
Đèn lồng dưới mái hiên một nhà dân ở xã Vũ Việt, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình |
Vượt qua huyện Vũ Thư, vào đến thành phố Thái Bình mới thấy lượng đèn lồng đỏ được trưng bày dịp cận tết Tân Mão này nhiều như thế nào. Hầu như tất cả các con đường chính trong thành phố đều thấy chăng mắc những đèn lồng là đèn lồng.
Cái nhỏ thì bằng quả bóng bay, cái to cỡ chiếc lồng bàn. Thường nhà nào chơi thì treo một chiếc dưới mái hiên tầng 1, cá biệt có nhà treo tới 2-3 chiếc, kín từ tầng 1-3. Mà xem ra có vẻ phong trào treo đèn lồng ở Thái Bình không phải mới khởi phát dịp Tết nguyên đán này, vì có nhiều dãy đèn lồng trông rất cũ kĩ, bạc phếch màu mưa nắng.
Đèn lồng về đêm ở trung tâm thị trấn huyện Quỳnh Phụ |
Đi một vòng quanh thành phố mới phát hiện ra rằng có rất nhiều cửa hàng bán đèn lồng đỏ, trông những cửa hàng này có nét gì đó hao hao các cửa hàng ở phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Thậm chí như phố Đốc Nhưỡng, phải có đến cả chục cửa hàng bán đèn lồng đỏ nằm liền kề nhau. Anh Hùng, một người bán cho hay: giá đèn lồng hiện dao động từ 70-120.000 đồng/chiếc, những chiếc đặc biệt thì giá có thể còn cao hơn.
Hầu hết những chiếc đèn lồng đều có cấu tạo để thể mở ra gấp vào được, trên thân đèn viết các chữ Phúc- Lộc- Thọ… bằng tiếng Trung Quốc, và đương nhiên phần lớn xuất xứ của đèn lồng Thái Bình là cũng từ đất nước này (cá biệt có cả đèn lồng Hội An, tuy nhiên giá cả đắt hơn đèn Trung Quốc).
Một dãy đèn lồng bạc phơ bạc phếch |
Xẩm tối, tôi về huyện Quỳnh Phụ. Đèn lồng cũng có mặt ở đây, cả phố huyện ban đêm rực rỡ ánh đèn đỏ trông thoáng như… khu phố Tàu. Chỉ có điều là thay vì ồn ã và tấp nập thì nhà nhà cửa đóng then cài vì lạnh, chỉ còn những chiếc đèn lồng sáng đỏ, lúc lắc trong gió. Về đến nhà anh bạn ở xã Quỳnh Hoa, đã lại thấy một chiếc đèn lồng treo lủng lẳng dưới mái hiên…
Bản sắc hay không bản sắc?
Tìm kiếm trên mạng internet, thấy lác đác một vài bài báo về chuyện đèn lồng đỏ ở Thái Bình. Tựu chung lại: người thích treo thì bảo là trông ấm cúng, mang lại may mắn, có phong cách; người phản đối thì bảo mất bản sắc, giống phố Tàu (mà giống thật), nhiều quá đâm nhàm.
Đèn lồng đỏ hiện diện khắp nơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình |
Cũng có nhà bảo tôi không thích treo, nhưng tổ dân phố tới thu 70-80.000 đồng, thôi thì đóng cho xong, sau vài hôm thấy được phát 1 cái đèn lồng để treo.
Cuối cùng thì xin trích ý kiến của đại diện các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình trả lời báo giới về chuyện này: Ông Bùi Công Phượng (Giám đốc sở VH,TT&DL) cho biết việc treo đèn lồng đỏ là ý tưởng tự phát của tổ dân khu phố, không phải do chủ trương, chỉ đạo của ngành, chính quyền tỉnh. “Việc chơi đèn lồng của người dân chủ yếu để thắp sáng, chơi Tết theo sở thích chứ không ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, kinh tế xã hội, không ảnh hưởng lớn đến bản sắc dân tộc”.
Còn ông Nguyễn Đình Lộc (Giám đốc sở Điện lực) khẳng định: “Ngành điện lực tỉnh không hề nhận được ý kiến, văn bản, hợp đồng hay thỏa thuận nào về việc các tổ dân mắc đường dây đèn lồng qua hệ thống dây của điện lực. Hiện tại chưa có báo cáo về hiện tượng cháy nổ, điện giật gây mất an toàn liên quan đến việc treo đèn lồng”.
Cao Minh
Phố Huế, Hà Nội thành phố đèn lồng
16/06/2011 07:32:55
- Thời gian gần đây, người dân Hà Nội ngỡ ngàng khi đi qua tuyến Phố Huế, Hà Nội, một loạt đèn lồng được treo dọc hai bên đường, vào đêm rực một màu đỏ.
Theo ghi nhận sáng 15/6 của phóng viên, từ đầu Phố Huế (đoạn giáp với đường Đại Cồ Việt) kéo dài liên tục đến ngã tư giao cắt với đường Nguyễn Công Trứ, hai dãy đèn lồng chạy dọc bên đường dài gần 1 km. Những chiếc đèn lồng phủ một màu đỏ và vàng, trang trí họa tiết, trên mỗi chiếc đèn lồng đều in chữ Trung Quốc.
Công văn số 29/CV-UBND ký ngày 11/5/2011 của UBND phường Phố Huế cho biết, việc treo đèn lồng là trang hoàng tuyến phố chính để kỷ niệm 50 năm thành lập quận Hai Bà Trưng. Theo công văn này, để trang hoàng cho đẹp và trang trọng, các tổ trưởng tổ dân phố thuộc khu dân cư số 01; 02; 03 trên tuyến Phố Huế vận động các hộ gia đình, các cửa hàng kinh doanh có nhà mặt phố treo đèn lồng trước cửa. Theo đó, vận động mỗi hộ đóng 120.000/một chiếc (gồm tiền mua đèn lồng; bóng điện; đui đèn; phích cắm và công lắp đặt).
TIN LIÊN QUAN |
---|
Theo ghi nhận sáng 15/6 của phóng viên, từ đầu Phố Huế (đoạn giáp với đường Đại Cồ Việt) kéo dài liên tục đến ngã tư giao cắt với đường Nguyễn Công Trứ, hai dãy đèn lồng chạy dọc bên đường dài gần 1 km. Những chiếc đèn lồng phủ một màu đỏ và vàng, trang trí họa tiết, trên mỗi chiếc đèn lồng đều in chữ Trung Quốc.
Công văn số 29/CV-UBND ký ngày 11/5/2011 của UBND phường Phố Huế cho biết, việc treo đèn lồng là trang hoàng tuyến phố chính để kỷ niệm 50 năm thành lập quận Hai Bà Trưng. Theo công văn này, để trang hoàng cho đẹp và trang trọng, các tổ trưởng tổ dân phố thuộc khu dân cư số 01; 02; 03 trên tuyến Phố Huế vận động các hộ gia đình, các cửa hàng kinh doanh có nhà mặt phố treo đèn lồng trước cửa. Theo đó, vận động mỗi hộ đóng 120.000/một chiếc (gồm tiền mua đèn lồng; bóng điện; đui đèn; phích cắm và công lắp đặt).
Đèn lồng treo dọc phố Huế |
Trong công văn ghi rất rõ thời gian treo đèn lồng bắt đầu từ ngày 15/5 đến hết ngày 31/5/2011. Đến nay đã qua thời điểm đó đã lâu, nhưng không hiểu vì lý do gì mà hai dãy đèn lồng này vẫn đêm đêm bật đèn từ khoảng 20h đến sáng sớm hôm sau.
Bác Bùi Đức Trinh (trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư số 03) cho biết, vào ban đêm, những chiếc đèn lồng được thắp điện làm sáng rực cả khu phố. Chúng được treo quá dày đặc, thiếu tính thẩm mỹ.
Trong khi đó, một số người dân cho rằng, việc treo quá nhiều đèn lồng trên phố dễ làm người ta dễ liên tưởng đến những khu phố Trung Quốc mà người dân thường thấy rất nhiều trên các bộ phim của nước này.
Những chiếc đèn lồng đỏ rực, có trang trí họa tiết và in chữ Trung Quốc |
PGS.TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Việt Nam không có văn hóa đèn lồng. Ở Việt Nam chỉ có một chút ở Hội An nhưng nó là thứ văn hóa khác. Việc treo quá nhiều đèn lồng là lạc ra khỏi văn hóa Việt Nam”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại phố Hàng Mã – nơi tập trung bán các loại đèn lồng, hầu hết các loại đèn lồng bày bán ở đây đều được nhập từ Trung Quốc.
"Ngoài bán lẻ tại cửa hàng, chúng tôi còn xuất hàng đi các tỉnh lân cận và cả vào trong Huế, Đà Nẵng. Vài năm nay, những dịp gần Tết Nguyên đán, lượng khách đến mua đèn lồng tăng nhiều hơn so với trước đây. Đặc biệt là những người ở tỉnh xa " - Bác Vân (một người dân kinh doanh lâu năm trên phố Hàng Mã) cho biết.
Ngọc Tú
CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ 1.000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI:
Thứ Sáu, 1.10.2010 | 09:42 (GMT + 7)
Ở vị trí trung tâm của thủ đô, nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến nay, quận Hoàn Kiếm đã đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật kết hợp chỉnh trang đô thị với kinh phí 1.182 tỉ đồng.
Tạo bộ mặt đô thị khang trang, sạch đẹp
Theo ông Nguyễn Quốc Hoa - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - để chuẩn bị đón đại lễ, từ 2-3 năm trước, quận đã tập trung đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật, kết hợp chỉnh trang đô thị.
Đến nay, quận đã hoàn thành việc đầu tư cải tạo hè, thoát nước 91 tuyến phố trên địa bàn, trong đó có 72/76 tuyến phố thuộc khu phố cổ (đạt xấp xỉ 95%), 3 tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm và 16 tuyến thuộc khu vực phố cũ; hoàn thành dự án hạ ngầm kết hợp với chỉnh trang tuyến phố Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi – Điện Biên Phủ, tuyến phố Ngô Quyền và duy tu, sửa chữa hè, đường dạo xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Đến nay, quận cũng đã đưa Trung tâm thương mại chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da đi vào hoạt động; đang triển khai thi công tầng hầm công trình chợ 19.12; tổ chức giải tỏa xong 240 hộ kinh doanh tại chợ Hàng Bè, hoàn trả mặt đường, đảm bảo sạch đẹp, mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trang hoàng đèn lồng 10 phường khu phố cổ
Trong kế hoạch chào đón đại lễ, quận đã xây dựng 4 trục đường, phố hướng vào khu vực hồ Hoàn Kiếm được trang hoàng bằng các bồn hoa, cây cảnh, đèn lồng. Đến nay, 10 phường trong khu phố cổ đều trang hoàng đèn lồng trên 100% các tuyến phố.
Riêng 2 phường Phúc Tân, Chương Dương dựng các cổng chào bằng hoa qua các cửa khẩu, tạo sự nổi bật cho con đường gốm sứ. 98% các tuyến phố trên địa bàn quận được treo cờ tổ quốc từ ngày 25.9. Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận cũng được chú trọng. Hiện quận đã khánh thành Trung tâm thông tin phố cổ ở 28 Hàng Buồm.
Vừa qua, UBND quận đã hoàn thành các thủ tục và tổ chức gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đối với các công trình: Trường THCS Nguyễn Du, Trung tâm thông tin phố cổ, chợ Hàng Da. Việc triển khai và đưa tuyến ôtô chạy bằng điện thân thiện với môi trường đi vào hoạt động trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm được nhân dân, khách du lịch đón nhận.
Ông Nguyễn Quốc Hoa cho biết, trong thời gian từ nay đến ngày kết thúc đại lễ, quận tập trung vào công tác tuyên truyền ý thức người dân thủ đô, gắn với hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; chỉnh trang đường phố “trật tự, sạch đẹp – phố cờ, phố hoa, phố đèn lồng”; đảm bảo tốt an ninh trật tự trước, trong và sau 10 ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội...
Về việc các phường tổ chức thu tiền trang hoàng đường phố (mua đèn lồng, cờ, hoa..) mỗi nơi một kiểu, ông Nguyễn Quốc Hoa cho biết, các phường thực hiện thu tiền trên cơ sở vận động nhân dân, không áp đặt. TP hỗ trợ cho 18 phường thuộc khu phố cổ 50 triệu đồng/phường và 12 phường - mỗi phường 100 triệu đồng, còn lại là từ nguồn thu xã hội hoá.
Các phường tự cân đối thu - chi. Sở dĩ có việc thu tiền nơi nhiều, nơi ít là do cách làm của từng phường. Có phường vận động được nhà hảo tâm ủng hộ toàn bộ đèn lồng, có phường vận động ủng hộ được 20 đèn lồng...Việc đóng góp kinh phí trang hoàng đường phố hoàn toàn không áp đặt, thậm chí có trường hợp 2 nhà chung 1 đèn lồng cũng không sao.
Xuân Thu
TP Lào Cai: Cưỡng bức dân treo cao đèn lồng đỏ?
Thứ sáu 23/09/2011 08:26
(GDVN) - Nhân dịp 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai, TP Lào Cai khởi động chương trình "đèn lồng đỏ treo cao" tại hàng loạt tuyến phố...
Theo báo Lào Cai, nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Lào Cai (1/10/1991 - 1/10/2011), thành phố Lào Cai đã bắt đầu khởi động chương trình chỉnh trang đô thị, trong đó có việc thắp đèn lồng tại các công sở và nhà dân trên một số tuyến phố.
Đèn lồng trên phố Trần Nhật Duật (phường Kim Tân). |
Năm phường nội thị là Cốc Lếu, Lào Cai, Phố Mới, Kim Tân, Duyên Hải được chọn làm điểm, mỗi phường có ít nhất 1 tuyến phố thắp đèn lồng từ dịp Quốc khánh 2/9/2011. Tại phường Kim Tân, phố Trần Nhật Duật (từ quảng trường cũ tới đầu đường Trần Hưng Đạo), từ dịp Quốc khánh trở lại đây, vào mỗi tối, người dân lại đồng loạt thắp đèn lồng đỏ trước hiên nhà đã gây sự tò mò của nhiều người.
Ngoài đèn lồng, đèn trang trí cũng được thắp trên các rặng cây cảnh quan tại khu vực quảng trường cũ và một số công sở, khiến cảnh quan về đêm thêm lộng lẫy.
Ngoài đèn lồng, đèn trang trí cũng được thắp trên các rặng cây cảnh quan tại khu vực quảng trường cũ và một số công sở, khiến cảnh quan về đêm thêm lộng lẫy.
Tại phường Lào Cai, trên phố Nguyễn Huệ từ đầu cầu Cốc Lếu qua khu vực Cửa khẩu Quốc tế đến Đền Thượng, các công sở đồng loạt treo đèn nháy trên cây phía trước trụ sở. Hơn 10 hộ dân giáp chùa Tân Bảo cũng đã thắp đèn lồng đỏ từ dịp Quốc khánh 2/9.
Đèn treo trên phố Hoàng Liên (khu vực phường Cốc Lếu) có kích cỡ quá nhỏ. |
Theo bà Lưu Thị Nụ, Chủ tịch UBND phường Kim Tân thì từ tối 25/9, tuyến phố Trần Nhật Duật (đoạn từ đầu đường Trần Hưng Đạo đến đường Quy Hoá), các hộ dân sẽ đồng loạt thắp đèn lồng. Bà Nụ cho biết, việc thắp đèn trang trí trên 3 tuyến phố chính thuộc địa bàn phường là việc nên làm trong dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh để nâng cao mỹ quan đô thị, làm đẹp thêm hình ảnh thành phố biên cương trong mắt người dân và du khách.
Không được người dân đồng thuận
Không được người dân đồng thuận
Vừa qua, thành phố Lào Cai đã có công văn triển khai tới các phường, từ đó các tổ dân phố, chi bộ tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân về việc treo đèn lồng. Tuy vậy, chương trình treo đèn lồng đã không hoàn toàn nhận được sự đồng thuận của người dân.
Chiếc đèn lồng này có giá gần 200.000 đồng. |
Dù sao, thành phố Lào Cai vẫn quyết tâm để chủ trương này được triển khai trong dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và từ 25/9/2011 sẽ triển khai đồng loạt trên những tuyến phố chính. Anh Phạm Đình Sơn, tổ 14 phường Kim Tân nói: "Treo đèn lồng trông không phù hợp.
Là hộ tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí trên địa bàn nên gia đình rất ủng hộ chủ trương làm đẹp của thành phố. Tuy nhiên, tôi thấy đa số các hộ dân trông tổ không đồng tình với chủ trương đưa đèn lồng vào treo ở một số tuyến đường trên địa bàn.
Đơn cử, trên tuyến đường Trần Nhật Duật, hầu hều các hộ dân đã treo đèn lồng, nhưng nhiều gia đình do xây dựng không có sự thống nhất về thiết kế (nhà thò ra, nhà thụt vào, nhà cao, nhà thấp...), nên treo đèn lồng trông không phù hợp. Hơn nữa, nhiều nhà không thiết kế hệ thống điện, nên chỉ treo làm vì, trong khi đó đèn lồng phải được thắp sáng mới đẹp. Cũng với giá thành ấy, nên chăng thành phố tiến hành làm một biểu tượng hoặc hình thức khác phù hợp hơn…".
Ông Trần Ngọc Dân, tổ trưởng tổ 14, phường Kim Tân khẳng định: "Hầu hết các hộ dân trong tổ không đồng tình với chủ trương treo đèn lồng.
Tổ 14 có 65 hộ dân nằm dọc tuyến đường Lý Công Uẩn. Trong buổi họp tổ (16/9/2011) để lấy ý kiến nhân dân về thực hiện chủ trương của thành phố treo đèn lồng nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai thì hầu hết các hộ dân không đồng tình vì cho rằng treo đèn lồng là không phù với văn hóa người Việt Nam cũng như cảnh quan, không gian, kiến trúc ở tổ dân phố nên dễ gây phản cảm.
Với trách nhiệm, tổ cũng chỉ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, đối với cán bộ, đảng viên thì phải gương mẫu thực hiện chủ trương của thành phố".
Với trách nhiệm, tổ cũng chỉ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia, đối với cán bộ, đảng viên thì phải gương mẫu thực hiện chủ trương của thành phố".
Theo chị Huệ, số nhà 411, đường Nguyễn Huệ, phường Phố Mới: Tổ dân phố bắt buộc các hộ dân trên địa bàn mua đèn lồng.
"Tổ dân phố không tổ chức họp dân lấy ý kiến về chủ trương treo đèn lồng mà chỉ gửi giấy thông báo và cho người mang đèn lồng đến yêu cầu các hộ dân phải mua để treo, nên người dân bất bình. Nếu ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn thì treo cờ Tổ quốc là phù hợp nhất, chứ nhà cửa như thế này treo đèn lồng sẽ gây phản cảm và lãng phí.
Thông báo về chủ trương treo đèn lồng tại các hộ dân. |
Mỗi vỏ chiếc đèn lồng có giá 125 nghìn đồng, nhưng để treo và thắp sáng được, mỗi chiếc phải đầu tư thêm gần 100 nghìn đồng để mua bóng điện, dây, phích cắm, mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện cả.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đăng tải các thông tin tiếp theo về việc này.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đăng tải các thông tin tiếp theo về việc này.