Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Hội đàm cấp cao hai Đảng, Nhà nước Việt-Trung

--
Hội đàm cấp cao hai Đảng, Nhà nước Việt-Trung (VN+ 11-10-11)


Việt – Trung ký kết 6 văn kiện hợp tác (TT). – Văn kiện “Thỏa thuận” giữa 2 TBT Trọng và Đào: Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung (TTXVN).  –
-  – Trung, Việt nhấn mạnh tình anh emChina, Vietnam emphasize fraternal ties (Xinhua).  – Tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu (NLĐ).
Lãnh đạo VN thăm TQ và Ấn Độ – (BBC). – Hai chuyến đi một vận mệnh – (Culangcat). – Hội đàm cấp cao Trung Quốc – Việt Nam (TTXVN/ Thanh Niên). –Việt Nam, Trung quốc mở các cuộc thảo luận về tranh chấp trên biển (VOA). – Hồ Cầm Đào giục Việt Nam hợp tác, cùng khai thác ở vùng biển tranh chấpChina’s Hu urges Vietnam to jointly develop disputed sea‎ (M&C).  - TQ thăm dò dầu khí ngoài khơi Campuchia – (BBC). - TQ tiếp tục viện trợ quân sự cho Campuchia – (BBC).

Việt – Trung đồng ý kiểm soát internetChina and Vietnam Agree Over Internet Control (IBTimes).

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Giải quyết vấn đề biển Đông bằng thương lượng hòa bình (PLTP). – Lãnh đạo Việt – Trung: ‘Hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề Biển Đông’(VNN/TTXVN). – Vấn đề biển Nam-Trung Quốc không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ(Kichbu/russian.news.cn).




Việt Nam, Đức thúc đẩy hợp tác kinh tế  (VOA). – Thủ tướng Đức thăm Việt Nam để thúc đẩy thương mại và nhân quyền  – (RFI). – Lập quan hệ đối tác chiến lược Việt-Đức  – (BBC).  – Germany’s Merkel visits Vietnam to boost trade to boost trade amid European debt crisis‎ (Washington Post). – Germany, Vietnam sign strategic partnership during Merkel visit‎ (M&C). – Báo Đức đề cao quan hệ đối tác chiến lược Đức-VN (TTXVN). – Thủ tướng Đức với cuộc gặp tình cờ ở Văn Miếu‎ (VNN). – Hoạt động của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội (DT).
Chủ tịch nước Việt Nam thăm Ấn Ðộ  (VOA).  - Tổng Bí thư Ðảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh  (VOA).  Phái đoàn của CT chỉ có thêm một ủy viên BCT-Nguyễn Xuân Phúc. Còn phái đoàn của TBT thì hùng hậu, 3 ủy viên BCT đi kèm: Phùng Quang Thanh, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh.
- Đinh Kỳ Thanh: Chuyện buồn về các cán bộ ngoại giao ở nước ngoài (Lê Thiếu Nhơn).



Quan hệ tay ba Việt-Trung-Ấn (BBC 10-10-11) -- P/v các bình luận gia Ấn.
Việt Nam sợ Tàu giận? Wary of China, Vietnam stalls Tata Steel plant (Hindustan Times 11-10-11)
Tàu hải quân Úc đến Việt Nam  – (BBC). 


Ai "lặn lội", ai "viếng thăm"?: Putin 'lặn lội' sang Trung Quốc bàn kế chống Mỹ? (ĐV 11-10-11)  -- Tai sao báo này lại bảo là Putin "lặn lội" sang Trung Quốc còn Nguyễn Phú Trọng "viếng thăm" Trung Quốc?  Báo Đất Việt có vẻ khinh rẻ Nga?


Kiểm duyệt Internet: Internet Censorship Growth Hampers News, Study Says (NYT 11-10-11) -- Có nói đến VN


-

Thúc đẩy quan hệ chiến lược toàn diện Việt-Trung

-  Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cầm Đào, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 11-15/10/2011.



Chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Kể từ khi bình thường hóa quan hệ (năm 1991) đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi Việt-Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. 




Đến nay, hai nước đã ký nhiều Hiệp định cấp chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.


Việc trao đổi đoàn ở Trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và mở rộng hợp tác giữa hai nước.


Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai."


Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc (tháng 12/2000), hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thỏa thuận đưa hai nước trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt."


Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt,” tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài.


Năm 2010, hai nước đã kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực. Hai bên đã thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác, giao lưu giữa các ban Đảng, sự hợp tác này ngày càng sinh động và đi vào thực chất.


Hai Đảng cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận, hợp tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ... Đặc biệt, giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước được duy trì thường xuyên thông qua các hoạt động giao lưu, gặp gỡ hữu nghị...


Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003). Một số hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn.


Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, tổ chức hội thảo, triển lãm...


Hàng năm, lãnh đạo Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc đều sang thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh, khu với các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng như các địa phương nằm trong "Hai hành lang, một vành đai."


Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng nhanh. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch song phương đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm so với mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đến năm 2010, con số này đã vượt xa hơn nữa, đạt hơn 27 tỷ USD. 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 15,7 tỷ USD.


Mấy năm gần đây, đầu tư vào Việt Nam của Trung Quốc ngày càng tăng, tính đến tháng 7/2010, Trung Quốc có 805 dự án đầu tư trực tiếp đang triển khai ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD, đứng 14 trên tổng số 92 quốc gia và khu vực có đầu tư vào Việt Nam.


Ngoài ra, những năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa- thể thao... cũng được đẩy mạnh.


Tiềm năng phát triển của mối quan hệ Việt-Trung là rất lớn, trong chuyến thăm chính thức lần này tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự kiến lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ cùng trao đổi các vấn đề trong quan hệ hai nước, trong đó có các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...


Với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepan, Bhutan (phía Tây Nam), với Myanmar, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).


Đất nước Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2 và có dân số hơn 1,34 tỷ người. Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó, chủ yếu là dân tộc Hán, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc).


Trung Quốc có 31 tỉnh, thành phố, gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể và trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới.


Năm 2010, kinh tế Trung Quốc tăng 10,3%, cao nhất trong 3 năm qua. Với tổng GDP đạt khoảng 5.880 tỷ USD, kinh tế Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Trong 5 năm tới (2011-2016), Trung Quốc đặt ra kế hoạch đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 7%../.

Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)








Ba nguyện vọng của bộ đội Trường SaQĐND -
Tàu không số và sự giúp đỡ của Trung Quốc (VTC 9-10-11) -- Có lẽ đăng bài này để chuẩn bị chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng?


Thúc đẩy hợp tác các địa phương của VN và Nga




Việt Nam lại 'chọc giận' Trung Quốc?

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói Hà Nội hoan nghênh Ấn Độ và các nước thăm dò dầu khí ở vùng chủ quyền của Việt Nam, hành động có thể làm Bắc Kinh tức giận.


Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn của hãng PTI
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Ngày 9/10, hãng thông tấn PTI của Ấn Độ đã đăng trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với phóng viên hãng này trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Ấn Độ.


Trả lời câu hỏi về mục đích chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của mình tới Ấn Độ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn nữa.


Chủ tịch cho biết trong chuyến thăm này, ông sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về phương hướng thúc đẩy quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực, cũng như việc tăng cường hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế để nâng tầm quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ tương xứng với tiềm năng còn rất lớn và mong muốn của nhân dân hai nước. 


Đề cập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu bật quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp được gây dựng và vun đắp bởi các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước, cũng như việc hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng mỗi nước ngày nay, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. 


Chủ tịch bày tỏ hài lòng với quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quan hệ an ninh - quốc phòng, đồng thời cho rằng trong tình hình hiện nay, sự hợp tác này cần được đẩy mạnh để đối phó với nhiều thách thức như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh, an toàn hàng hải… đồng thời góp phần tăng cường giao lưu hữu nghị giữa lực lượng vũ trang của hai nước, phù hợp với xu thế hòa bình và hợp tác của khu vực. 


Đề cập câu hỏi về tranh cãi xung quanh việc Trung Quốc phản đối Công ty dầu khí Ấn Độ (ONGC) khai thác tại hai lô trên thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với ONGC, đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982. 

Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam.
Liên quan câu hỏi về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam và các nước láng giềng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Trung Quốc là nước có vai trò, ảnh hưởng ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hy vọng sự phát triển của Trung Quốc sẽ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. 

Trả lời câu hỏi về giải pháp thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chủ tịch nước cho biết quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ đang phát triển vững chắc và kim ngạch song phương đã đạt trên 2,7 tỷ USD năm 2010, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng còn rất lớn giữa hai nước. 

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, để khai thác hết tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này, Việt Nam và Ấn Độ cần thực hiện tổng hợp và toàn diện nhiều biện pháp, đồng thời bày tỏ hy vọng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 và sẽ tăng đều vào các năm tiếp theo./.
(TTXVN/Vietnam+)

Tổng số lượt xem trang