Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan liên quan đến “ván cờ biển Đông”

-Một bài báo quỷ quyệtVấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan liên quan đến “ván cờ biển Đông” (Ta Kung Pao 26-9-11) -- Tàu khoe: "Năm 1974, hải quân Trung Quốc chiến thắng trong trận hải chiến Tây Sa một phần là nhờ Tưởng Giới Thạch, khi đó là lãnh tụ Đài Loan, tin rằng lợi ích của dân tộc Trung Hoa phải được đặt cao hơn tranh chấp giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và vì thế Tưởng đã bật đèn xanh cho hải quân Hoa Lục hành động.  Phịa hay thật? Có ai kiểm chứng được không? (Bài báo dụ Đài Loan: "Nếu hai bờ eo biển Đài Loan cùng chung lực lượng, chia sẻ cùng mối căm thù và chiến đấu chống lại kẻ thù chung, và tạo nên lực lượng chống lại thế lực bên ngoài, lúc đó hai bờ eo biển sẽ trở thành một lực lượng bất khả chiến bại"  Độc địa chưa?) ◄◄
Feng Chuang-chih
(Bàn dịch của một thân hữu của viet-studies từ bản tiếng Anh của BBC)
Tuyên bố của chính phủ Barack Obama về việc Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Ngày 21 và 22 tháng Chín, ba cơ quan thuộc chính quyền Trung Quốc, đó là Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Văn phòng đặc trách các vấn đề Đài Loan thuộc Hội đồng Nhà nước đồng loạt phản đối quyết định này. Ngày 22 tháng Chín, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì thúc giục Mỹ sửa chữa hành động sai lầm khi quyết định bán vũ khí cho Đài Loan, và phải lập tức rút lại quyết định sai trái này. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để phản đối.
Những hành động này cho thấy thái độ kiên quyết của Trung Quốc. Khi phân tích vấn đề, nhiều cơ quan truyền thông đặt câu hỏi tại sao Mỹ vẫn nhất quyết theo đường lối riêng của mình qua việc bán một lượng vũ khí rất lớn cho Đài Loan, trị giá lên đến 6 tỷ Đô la, dù quan hệ Mỹ-Trung đã ngày càng bình thường hóa, và tần suất tiếp xúc quân sự Mỹ-Trung đã gia tăng dần trong những năm gần đây.
Nguồn tin từ Mỹ tiết lộ quyết định của chính phủ Obama bị thúc giục bởi áp lực chính trị trong nước. Hơn 100 đại biểu quốc hội Mỹ đã đồng ký tên [vào một lá thư] để gây sức ép lên chính quyền, trong khi giới buôn vũ khí Mỹ liên tục lặp lại đại khẩu hiệu về việc dùng buôn bán vũ khí để phục hồi nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, quyết định của Mỹ chỉ là một nước cờ trong “ván cờ Nam Hải (biển Đông)”.

Mưu đồ ngăn cản Trung Quốc bảo vệ chủ quyền



Từ khi đặt ra chiến lược trở lại Châu Á, Mỹ luôn để mắt theo dõi sát sao tình hình [Châu Á]. Tiêu điểm trong chiến lược Châu Á của Mỹ là bố trí thế trận trong khu vực Nam Hải. Giờ đây, Việt Nam đã đi một nước cờ liều lĩnh bằng cách lôi kéo Ấn Độ vào cùng hội cùng thuyền. Việt Nam đã mời các công ty Ấn Độ vào khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên trong vùng biển Nam Hải của Trung Quốc. Tất cả việc này đều có yếu tố Mỹ đằng sau. Theo các báo cáo do những viện nghiên cứu chính sách của Mỹ và Ấn Độ phát hành, Ấn Độ và Mỹ “chia sẻ nhiều mục tiêu chiến lược liên quan đến các vấn đề Trung Quốc.” Cũng có người nói rằng các hành động cứng rắn của Trung Quốc từ năm 2007 đã gây lo lắng cho Mỹ, Ấn Độ cũng như cho những quốc gia và khu vực khác. Ngày 19 tháng Chín, các phương tiện truyền thông tại Singapore thừa nhận sự kiện Úc, Nhật, Nam Hàn và Mỹ đã bắt đầu cùng phối hợp lập trường về vấn đề Nam Hải. Các nước này cũng lên kế hoạch cùng nhau nêu lên “những quan ngại đối với Trung Quốc” tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sẽ được tổ chức tại Indonesia vào tháng 11. Điều này biểu lộ ý định của Mỹ muốn làm kẻ giám sát phía sau hậu trường đối với vấn đề Nam Hải.
Đài Loan nằm ở tuyến đầu trong khu vực Nam Hải và có vị trí gần nhất đối với Tây Sa [quần đảo Hoàng Sa]. Trong trường hợp Đài Loan và Trung Hoa lục địa cùng bắt tay bảo vệ Nam Hải, thì rõ ràng chẳng khác nào là con át chủ bài để giải quyết vấn đề Nam Hải, nhìn vấn đề từ bất cứ hướng nào. Cách đây không lâu, quân đội Đài Loan có lập kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận ở Nam Hải vào cuối tháng Sáu nhằm đối phó với tranh chấp chủ quyền Nam Hải có liên quan đến Việt Nam và Philippines. Sự khua chiêng gióng trống do Đài Loan và Hoa Lục cùng phối hợp thực hiện đã phần nào làm cho các quốc gia này hoảng hốt. Năm 1974, hải quân Trung Quốc chiến thắng trong trận hải chiến Tây Sa một phần là nhờ Tưởng Giới Thạch, khi đó là lãnh tụ Đài Loan, tin rằng lợi ích của dân tộc Trung Hoa phải được đặt cao hơn tranh chấp giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và vì thế Tưởng đã bật đèn xanh cho hải quân Hoa Lục hành động. Nếu hai bờ eo biển Đài Loan cùng chung lực lượng, chia sẻ cùng mối căm thù và chiến đấu chống lại kẻ thù chung, và tạo nên lực lượng chống lại thế lực bên ngoài, lúc đó hai bờ eo biển sẽ trở thành một lực lượng bất khả chiến bại. Hiện nay, với sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Nam và Philippines đang có những hành động ngang ngược ở Nam Hải. Đuơng nhiên, điều này đã làm cho người dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển Đài Loan tẩy chay Việt Nam và Philippines. Do đó, trước tình hình Mỹ gieo rắc mối bất hòa giữa hai bờ eo biển và tạo nên tình trạng căng thẳng, buộc Trung Quốc phải có chiến lược đối phó hữu dụng.

Không muốn có hòa bình qua eo biển Đài Loan

Như chúng ta đã biết, tổng tuyển cử đang diễn ra tại Đài Loan. Quốc Dân Đảng và Đảng Dân Tiến [DPP] đang trong giai đoạn tranh luận về chủ đề giải quyết tình hình xung quanh hai bờ eo biển Đài Loan. Trong chương trình tranh cử của mình, ứng viên DPP Thái Anh Văn tuyên bố bà từ chối công nhận Đồng thuận năm 1992 và tán thành cái gọi là “Đồng thuận Đài Loan”. Đối với một số người tại Mỹ, “không tái thống nhất và không tuyên bố độc lập” được xem là tình trạng lý tưởng cho hai bờ eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ muốn có hòa bình qua eo biển. Nếu mọi thứ qua eo biển Đài Loan đều yên bình, nền kinh tế của Hoa Lục sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với tổng sản lượng kinh tế vượt qua mặt Nhật Bản, và có thể bắt kịp Mỹ. Phía Mỹ tin rằng “mối đe dọa kinh tế từ Trung Quốc” là một trở ngại đối với nỗ lực thúc đẩy chiến lược Châu Á của Mỹ.  Do vậy, Mỹ phải dựng lên chướng ngại vật trong vấn đề Đài Loan và sử dụng Đài Loan để cầm chân Hoa Lục.

Ngược lại, trong những năm qua kể từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền, quan hệ giữa Hoa Lục và Đài Loan ngày càng phát triển trong không khí hòa bình. Điều này không có lợi cho chiến lược Châu Á của Mỹ. Do đó, Mỹ tất nhiên đi một nước cờ theo hướng Thái Anh Văn. Khi bà Thái thăm Mỹ, phía Mỹ đã công bố quyết định bán cho Đài Loan lượng vũ khí trị giá gần 6 tỷ Đô la. Giá trị thương vụ này cao hơn nhiều khi so với giá trị những vụ bán vũ khí đã thực hiện trong những năm gần đây. Không khó để nhận ra động cơ chủ yếu của Mỹ đằng sau nước cờ khác thường này: kích động vấn đề “Đài Loan độc lập” và đặt gánh nặng lên Trung Quốc. Một khi căng thẳng bùng phát ở Nam Hải, Đài Loan có thể chỉ là một kẻ bàng quan hoặc thậm chí “xây dựng hệ thống phòng thủ” chống lại Hoa Lục theo sự xúi giục của Mỹ.  Việc này làm phát sinh nhiều chi phí quân sự và chính trị đối với Trung Quốc khi giải quyết vấn đề Nam Hải. Vì thế, không khó khăn gì để hiểu rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không nghiêng nhiều về chiến lược Châu Á, mà đây chính là một nước trong ván cờ, theo đó Mỹ muốn can thiệp vào vấn đề Nam Hải.   
Vào tháng Bảy, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ công khai phát biểu rằng “Khi thời gian trôi qua, các bạn sẽ thấy nước Mỹ đang chuyển hướng về [khu vực] Châu Á-Thái Bình Dương”. Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Mỹ cũng tuyên bố rằng việc tạo căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan là một phần của chiến lược quân sự Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Chính vì vậy, khi phân tích động thái kiên quyết của Mỹ trong việc bán vũ khí cho Đài Loan bất chấp sự tẩy chay kịch liệt của Trung Quốc cũng như thực tế Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nên nhận thấy được vấn đề lớn và bức tranh lớn liên quan đến chiến lược Châu Á của Mỹ.    
Tất nhiên, thời thế thì mạnh hơn sức mạnh của con người. Sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Nam Hải và nỗ lực dùng việc bán vũ khí để tái kích động cuộc đối đầu giữa hai bờ eo biển Đài Loan chỉ là một sự mơ tưởng. Công chúng Đài Loan đã từng nếm vị đắng của sự đối đầu và cả vị ngọt của sự hòa hợp giữa hai bờ eo biển. Cố gắng quá sức để chạy theo những ý tưởng mới của các chính trị gia Đài Loan và chồng chất thêm gánh nặng cho người dân Đài Loan sẽ chỉ là những thử nghiệm ngớ ngẩn và dẫn đến sai lầm.

Nguồn : Đại Công Báo, Hồng Kông, ngày 26-9-2011





Âm mưu bản đồ “đường lưỡi bò”: Khoa học phản công (Nguyễn Văn Tuấn).

Dàn pháo khủng trên tàu chiến hải quân Việt Nam (VTC). - Báo Trung Quốc nói về tàu pháo đầu tiên do Việt Nam sản xuất (PN today).
Trung-Ấn: Va chạm từ biển Đông (Phía trước/Time).--  Ấn Độ dính vào, Trung Quốc lo – (bauxitevn).




Biển Đông - Mỹ - Philippin tập trânUS, Filipino marines hold combat drill near South China Sea shoal disputed by Beijing, Manila (AP WP 22-10-11) Chủ tịch nước Việt Nam công du Philippines: Hai bên quyết định tăng cường hợp tác trên biển (RFI 23-10-11)


Biển Đông - Nhìn từ Ấn Độ: South China Sea Conflict? No Way (Diplomat 23-10-11)







Tổng số lượt xem trang