-anhbasam:Độc giả Quốc Trung cho biết phản ứng mới nhất (27 và 28.11.2011) từ các báo mạng Trung Quốc trước lời tuyên bố về chủ quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội: 1. Bản tin video: 越南总理公开要求中国归还西沙 – Thủ tướng Việt Nam công khai yêu cầu Trung Quốc trả lại Tây Sa. 2. 越南总理要中国还西沙,解放军兵分两路让越南亡国 - Thủ tướng Việt Nam đòi Trung Quốc trả lại Tây Sa, giải phóng quân chia hai ngả bắt Việt Nam mất nước. 3. 越南伸手要领土了!越南总理要求中国归还西沙群岛 – Việt Nam thò tay đòi lãnh thổ! Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc trả lại quần đảo Tây Sa. 4. 越南总理叫归还西沙 中国岂能置之不理? - Thủ tướng Việt Nam đòi trả lại Tây Sa Chẳng lẽ Trung Quốc để mặc?
-- Sáng chủ nhật trời trong xanh qua, bốn phương đổ về bờ Hồ — (Người buôn gió). – phần 2 — (Người buôn gió). - Thủ tướng trước Quốc hội hay Chú Cuội trên Cung trăng — (NVCL). - – Trước giờ lên đường — (Phương Bích). – THỦ TƯỚNG ĐỐT LƯỚI NHÀ — (Mai Xuân Dũng). – Ai cần phục hồi nhân phẩm ? — (Lê Dũng).
- Trang mạng news.ifeng.com của Trung Quốc: (…) Theo tin từ truyền thông Việt Nam vào ngày hôm qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày hôm qua đã công khai yêu cầu Trung Quốc “trao trả” lại cho Việt Nam các đảo đang có tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (tức Biển Đông-ND). Trong bài nói trình bày trước Quốc hội ông ta nói, Việt Nam phải đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với các quần đảo có liên quan, đồng thời tiến hành đàm phán với Trung Quốc
(…) Đài truyền hình Việt Nam ngày hôm qua đã phát sóng bài nói trên của Nguyễn Tấn Dũng. Ông ta nhắc lại lập trường của Việt Nam, tuyên bố Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lí và lịch sử để chứng thực là có chủ quyền đối với quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa-ND).
Nguyễn Tấn Dũng nói, chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp trên cơ sở Luật quốc tế.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một vị lãnh đạo cấp cao chỉ trích Trung Quốc “chiếm” quần đảo Tây Sa.
Về vấn đề Nam Hải, lập trường của Trung Quốc là nhất quán và rõ ràng, đó là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đới với các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận.
-- Sự bình thản của Thủ tướng (DV). -- Nguyễn Duy Xuân: ÔNG NGHỊ PHƯỚC CÓ PHẠM TỘI KHI QUÂN VÀ… ? — (Quê choa).- TS Đỗ Chí Nghĩa: Văn hóa chất vấn (TVN). – Văn hóa chất vấn! (Petrotimes). Chuyện cười ngày hôm nay: Quốc hội giám sát cam kết của Chính phủ (VnEx 26-11-11)
-
-
(Chinhphu.vn) - Sáng nay, 25/11, tại Hội trường Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (25/11) - Ảnh Chinhphu.vn |
Tại Kỳ họp này, đã có 77 đại biểu Quốc hội gửi 145 phiếu chất vấn với 237 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó, có 8 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng.
Hai ngày qua đã có 5 Bộ trưởng trực tiếp và 2 Phó Thủ tướng cùng 6 Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại Hội trường.
Sáng nay, sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri, người dân quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới...
Cập nhật tình hình KT-XH, Thủ tướng cho biết, trong tháng 10 và 11 tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng giá tiêu dùng tiếp tục giảm, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%. Thu ngân sách đạt khá, đến ngày 15/11 đạt khoảng 98,5% kế hoạch; xuất khẩu 11 tháng tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; nhập siêu 11 tháng giảm còn 10,2% kim ngạch xuất khẩu; lãi suất có xu hướng giảm… Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo nhiều dự báo, khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đẩy kinh tế khu vực này vào nguy cơ suy thoái, làm cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sản xuất và nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, giá dầu và giá lương thực có khả năng tăng mạnh. Các nhân tố đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.
Thủ tướng cho rằng, tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải phát huy lợi thế và những kết quả đã đạt được, kiên định các giải pháp đã và đang phát huy hiệu quả, đồng thời theo sát tình hình, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, điều hành linh hoạt, sát thực tế; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2012.
Thủ tướng cũng trình bày thêm về một số nhóm vấn đề: ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; cơ cấu lại nền kinh tế; nông nghiệp và nông thôn và một số vấn đề xã hội bức xúc.
Ảnh Chinhphu.vn |
Về ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết, với những giải pháp điều hành quyết liệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm liên tục trong 6 tháng qua, tính chung 11 tháng tăng 17,5%. Với xu thế này, mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% là có khả năng thực hiện được. Chính phủ đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với giá điện, xăng dầu, than và các hàng hoá, dịch vụ quan trọng khác, Thủ tướng đề nghị Quốc hội ủng hộ chủ trương kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường; đồng thời, có hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Chính phủ sẽ xác định lộ trình hợp lý để thực hiện, vừa từng bước tiếp cận giá thị trường, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Cần có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cũng là vấn đề cả nước quan tâm và nhiều vị đại biểu Quốc hội nêu ý kiến. Thủ tướng cho biết thêm, theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, có trên 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 21,8% so cùng kỳ năm 2010.
Việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chủ yếu như tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về 1 con số, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế, rà soát các dự án bất động sản, có chính sách phù hợp, nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các dự án sắp hoàn thành trong một số lĩnh vực cụ thể...
Về cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng giải trình, làm rõ thêm về ba nội dung là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại.
Theo Thủ tướng, do tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, cả ba nội dung tái cấu trúc trên phải được thực hiện đồng bộ, với các chính sách tài khóa, tiền tệ đúng đắn, hiệu quả đi đôi với việc tiến hành đồng bộ 3 khâu đột phá chiến lược. Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội.
Về nông nghiệp và nông thôn, trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, sẽ tiếp tục quan tâm tăng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ sẽ trình Quốc hội Kế hoạch đầu tư phát triển 3 năm 2013 - 2015, nếu kế hoạch này được thông qua thì sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (2009 - 2013) tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 500 ngàn tỷ đồng, gấp 2,76 lần so với 5 năm 2004 - 2008, vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 đề ra.
Thủ tướng cũng giải trình về một số vấn đề xã hội bức xúc như trật tự an toàn giao thông, giảm nghèo, lao động - việc làm.
Về vấn đề giao thông, Thủ tướng cho biết: “Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội có Nghị quyết về vấn đề này nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đề cao trách nhiệm và kỷ luật kỷ cương, huy động mọi nguồn lực để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông”.
Về vấn đề tạo việc làm cho người lao động và giảm nghèo bền vững, Thủ tướng cho biết, đây luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chính sách, giải pháp cụ thể đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Năm 2011, cả nước tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm, đạt kế hoạch đề ra. Về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010.
Sau khi giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời trực tiếp chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật nội dung phần trả lời chất vấn trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm PV
- CẦU CỨU "CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ"
Hai ngày nay, khi dùng đến bốn chữ "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" để nhắc đến chế độ Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam trước 1975 trong phần trả lời trước quốc hội của mình, thủ tướng chính phủ CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên nhiều suy nghĩ trong dư luận trong, ngoài nước. Đây là lần đầu tiên, một giới chức lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN, nhắc đến chính quyền chế độ miền nam VN, một cựu thù của mình trước đây- bằng đúng danh xưng hợp pháp lẽ ra cần phải xử dụng tự bao lâu nay. Biểu hiện này còn đặc biệt hơn đối với cá nhân ô NTD, nhân vật từng được dư luận biết đến như một người có ác cảm sâu sắc đến chế độ miền nam Việt Nam, qua tiết lộ của Wikileaks gần đây.
Những người lạc quan, nhìn động thái này như một tín hiệu tốt của một chính quyền đảng trị, độc tài từng công khai chối bỏ dòng sinh mệnh lịch sử của 17 triệu người dân miền Nam Việt Nam trải suốt từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975.
Những người hoài nghi, đang lặng lẽ chờ xem những gì ẩn khuất đàng sau biểu hiện ấy của chính quyền đảng CSVN nói chung và của cá nhân vị thủ tướng từng tuyên bố nhiều điều gây nhiều tranh cãi từ khi tại chức đến nay.
Tuy nhiên, thật quá sớm để đưa ra những suy diễn lạc quan từ tín hiệu ấy. Đặc biệt là những suy diễn về một sự thay đổi trong quan điểm của những người CS Việt Nam về chế độ cựu thù của họ ở miền Nam Việt Nam.
Ngay tại thời điểm này, chỉ có một nguyên nhân rõ ràng cho việc phải dựng lại danh xưng hợp pháp của chế độ miền nam Việt Nam: Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực lịch sử mà chính quyền CSVN hiện nay đang cần đến để trám lại vết hổng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa về lịch sử.
Nhìn lại cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc; bắt đầu từ những căng thẳng về đảo Trường Sa vào năm 1988 lên đến các cao điểm gần đây giữa hai nước, ngoài việc khẳng định hiện diện lịch sử của mình trên hai quần đảo này từ thời nhà Đường, Trung Quốc còn luôn luôn nhắc đến Công Hàm ký kết năm 1958 giữa P.V Đồng và Chu Ân Lai như một cam kết pháp lý giữa hai chính phủ.
Trước luận điệu của TQ, về mặt công khai, chính quyền VN lại chưa bao giờ minh giải được trước công chúng của mình về bản Công Hàm này. Dù nhiều nhà lý luận, nghiên cứu Sử học của Việt Nam ở trong nước cũng đã góp phần giải thích về ý nghĩa, giá trị của bản công hàm này, nhưng tất cả vẫn chỉ là những giải thích không chính thức từ nhà nước. Điều này càng cho thấy sự lúng túng khó xử của chính phủ VN hiện nay về một văn kiện lịch sử đã cũ trong quan hệ giữa hai đảng anh em từ quá khứ.
Trong khi đó, từ trong nước: đời sống dân chúng ảnh hưởng nặng nề từ những thủ đoạn phá hoại nham hiểm của lái buôn TQ, kinh tế vĩ mô bế tắc, lạm phát tăng cao, đồng bạc mất giá, việc biến VN thành xưởng thợ nhân công rẻ không còn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài như trước nữa... Đồng thời,. Dù tạm thời dẹp yên được các cuộc biểu tình suốt tháng Bảy vừa qua nhưng chính quyền luôn hiểu rằng lòng cảnh giác Bắc phương lúc nào cũng canh cánh trong lòng mọi người, lúc nào cũng có thể là ngọn lửa thổi bùng thành một loại Mùa Xuân Ả Rập ở VN.
Trước nguy cơ có thể bị "mất dân trước khi mất nước" như blogger Thanh Chung từng cảnh báo, chính quyền CSVN đang phải đánh ván bài khác: xử dụng đến sự liên tục của lịch sử để vô hiệu phần nào hóa Công Hàm PVĐ và minh định hơn nữa sự hiện diện của người Việt Nam trong hai quần đảo đang bị TQ tranh chấp này. Bởi vì, chỉ sự minh định tính chính danh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới có thể hóa giải được thế kẹt mà bản công hàm PVĐ từng gây nên cho chế độ CS Việt Nam bao lâu nay.
Như các nhà luật gia, nghiên cứu sử học ở Hải Ngoại nhiều lần lên tiếng, cụ thể là lời nhận xét sau đây của Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông :
"Thứ nhất, ông Đồng hay bất cứ ông nào ở miền Bắc lúc đó cũng chẳng có quyền gì mà có thể nói chuyện công nhận hay cho ai cái gì được cả. Bởi vì theo hiệp định Geneve 1954 thì [Việt Nam] đã chia đôi, từ vùng vĩ tuyến 17 trở về bên ngoài là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý lãnh thổ đó, từ vĩ tuyến 17 vào trong là chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Và như vậy là rõ ràng là các ông ở miền Bắc, dù có là ông nào đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng cũng chẳng có quyền gì mà lại tuyên bố được với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc một chính quyền khác quản lý. Thế Việt Nam Cộng hòa có phải là một quốc gia không? Là một quốc gia chứ! Là một quốc gia bình thường và thậm chí năm 1957 Liên hiệp quốc còn định đưa trở thành một thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, nhưng mà sau đó có một phiếu phủ quyết của Liên Sô. Nếu không thì [đã được gia nhập Liên hiệp quốc rồi]. Thật ra Việt Nam Cộng hòa vẫn là một quốc gia bình thường. Và rõ ràng là anh không thể tuyên bố hay cho nhận cái gì của cái không phải là của mình, không do mình quản lý".
Tóm lại là chế độ Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đang được nhắc lại, để cầu cứu đến trong hoàn cảnh cuộc tranh chấp hiện nay tại Biển Đông. Bởi vì chính quyền CSVN với thế kẹt không thể lý giải được trước công luận trong, ngoài nước vì những nhượng bộ - bằng văn bản - trong quá khứ với phía TQ , hiện chỉ còn một lối ra: xử dụng đến dòng tiếp diễn lịch sử của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trước 75 để minh chứng chủ quyền trong cuộc tranh cãi với TQ.
Tuy nhiên, để đánh ván bài này, không chỉ đơn giản là nhắc đến chế độ miền nam Việt Nam bằng danh xưng hợp pháp của chế độ như ông NTD vừa làm. Còn phải chờ xem những động thái sắp tới của chính quyền VN để thấy rõ là họ đánh ván bài này như thế nào, đặc biệt trong vị trí éo le, thiếu minh bạch trước lịch sử và công chúng của họ từ bao lâu nay.
Và, cũng chẳng phải là một điểm đáng khen khi ông NTD thẳng thắn lên tiếng trước quốc hội về tình hình tranh chấp ở Biển Đông, dù rằng đấy cũng là một động thái tương đối mới của một chế độ vốn thường xem thường dư luận dân chúng mình. Nói cho cùng là: họ không còn cách nào khác nữa ngoài việc phải nói thẳng, nói thật một lần.
Bởi họ cũng hiểu rõ, sức dân có thể trở thành những cơn sóng, dữ hơn sóng Biển Đông, có thể lật úp con thuyền chèo vụng của Đảng CSVN bất cứ lúc nào.
Lại nhớ đến hồi đầu tháng 3 năm nay, trên facebook, một người ký tên Tiên Sa từng lên tiếng yêu cầu "Hãy để cho Việt Nam Cộng Hoà được lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên". Bài viết ấy tạo nên một phản ứng khá râm ran trong cộng đồng mạng. Tưởng đã yên, nay "Việt Nam Cộng Hòa" lại bị ông Nguyễn Tấn Dũng chiêu hồn về để gỡi rối cho chính quyền CS của ông. Nghĩ thật mỉa mai và chua cay cho một chế độ đã bị bức tử, bị đày đọa, nay lại còn bị cầu về để cứu nguy cho những kẻ hãm hại mình.
Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng quả đúng là một người "yêu sự thật ghét sự giả dối" thì đâu phải chờ đến hôm nay ông mới cầu hồn "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa" lên như thế ?
-Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
-Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
TPO - Ngày 25-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo giải trình và trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Tiền Phong xin trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo giải trình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thưa đồng bào đồng chí,
Trước hết, thay mặt Chính phủ, tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua các Nghị quyết về kinh tế, xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 - 2015.
Tại Kỳ họp này, đã có 77 đại biểu Quốc hội gửi 145 phiếu chất vấn với 237 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó, có 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Chính phủ đánh giá cao các vị đại biểu Quốc hội đã chất vấn về những vấn đề thiết thực trong quản lý điều hành của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản đến các vị đại biểu Quốc hội. Hai ngày qua đã có 5 Bộ trưởng trực tiếp và 2 Phó Thủ tướng cùng 6 Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại Hội trường. Các ý kiến giải trình, trả lời chất vấn của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng là trách nhiệm và cầu thị. Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào cả nước quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới.
I. VỀ CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Thưa Quốc hội,
Đầu Kỳ họp, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm. Trong tháng 10 và 11 tình hình kinh tế, xã hội có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng giá tiêu dùng tiếp tục giảm, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%. Thu ngân sách đạt khá, đến ngày 15/11 đạt khoảng 98,5% kế hoạch; xuất khẩu 11 tháng tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua1; nhập siêu 11 tháng giảm còn 10,2% kim ngạch xuất khẩu; lãi suất có xu hướng giảm. Cán cân thanh toán có bước được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng so với năm 2010. Sản xuất tiếp tục phát triển. Các lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá, tổng mức bán lẻ 11 tháng tăng 23,5% so với cùng kỳ. Văn hoá, xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát tuy đã giảm dần trong 6 tháng qua nhưng tính chung cả năm vẫn rất cao; lãi suất chưa giảm nhiều, thanh khoản của ngân hàng và của cả nền kinh tế còn khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng lên; nhu cầu ngoại tệ và sức ép về tỷ giá vào cuối năm là khá lớn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán trầm lắng. Việc thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát có kết quả, nhưng hệ quả là các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng2… nếu không tháo gỡ kịp thời, sản xuất sẽ trì trệ, tăng trưởng suy giảm, tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều công trình đầu tư dở dang nếu không được xử lý phù hợp sẽ gây lãng phí. Sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại3, sản xuất nông nghiệp bị tác động nặng của thiên tai, lũ lụt. Việc làm và đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp, công nhân mất việc đang là vấn đề bức xúc.
Tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo nhiều dự báo, khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đẩy kinh tế khu vực này vào nguy cơ suy thoái, làm cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sản xuất và nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, giá dầu và giá lương thực có khả năng tăng mạnh. Các nhân tố đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta.
Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải phát huy lợi thế và những kết quả đã đạt được, kiên định các giải pháp đã và đang phát huy hiệu quả, đồng thời theo sát tình hình, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, điều hành linh hoạt, sát thực tế; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2012.
II. VỀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
Các vị đại biểu Quốc hội và cử tri đang rất quan tâm đến các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, điều hành lãi suất, tỷ giá, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng. Tôi xin trình bày thêm như sau:
Với những giải pháp điều hành quyết liệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm liên tục trong 6 tháng qua, tính chung 11 tháng tăng 17,5%. Với xu thế này, mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% là có khả năng thực hiện được. Chính phủ đang chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị đủ hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là về lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp cuối năm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ tăng giá; tăng cường thông tin, tuyên truyền để ngăn chặn tình trạng tăng giá do tâm lý.
Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát và chủ động điều hành thực hiện lạm phát mục tiêu. Điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và bảo đảm giá trị của đồng tiền Việt Nam. Có giải pháp thích hợp để hỗ trợ phục hồi lành mạnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Quản lý chặt chẽ việc xuất nhập khẩu và thị trường vàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá thế giới; bảo đảm quyền sở hữu vàng của người dân; không để vàng trở thành phương tiện thanh toán phổ biến; có chính sách phù hợp để huy động nguồn lực vàng trong dân phục vụ mục tiêu phát triển.
Về tài khóa, năm 2012 tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, phấn đấu giảm mức bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% và giảm dần trong những năm tiếp theo, bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn. Tăng cường quản lý thu ngân sách, thực hiện quyết liệt các biện pháp chống thất thu, nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai, chống gian lận thuế và chuyển giá, trốn thuế trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đi đôi với tiết kiệm chi; nghiên cứu giảm tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và tăng sức đầu tư của khu vực dân doanh, hỗ trợ tái cơ cấu đầu tư. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra các khoản chi ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm các quy định về mua sắm tài sản công.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối. Tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu; phát triển sản xuất thay thế có hiệu quả hàng nhập khẩu; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được phù hợp với các cam kết quốc tế. Thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI. Tăng cường quản lý các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Thu hút khách du lịch quốc tế và nguồn kiều hối.
Đối với giá điện, xăng dầu, than và các hàng hoá, dịch vụ quan trọng khác, đề nghị Quốc hội ủng hộ chủ trương kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường; đồng thời, có hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Chính phủ sẽ xác định lộ trình hợp lý để thực hiện, vừa từng bước tiếp cận giá thị trường, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải công khai minh bạch kết quả sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm để Quốc hội và cử tri giám sát. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sản xuất kinh doanh các mặt hàng này phải được cơ cấu lại bảo đảm hoạt động có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ và vai trò Nhà nước giao.
III. THÁO GỠ KHÓ KHĂN, HỖ TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Cần có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cũng là vấn đề cả nước quan tâm và nhiều vị đại biểu Quốc hội nêu ý kiến. Tôi xin báo cáo thêm như sau:
Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, có trên 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 21,8% so cùng kỳ năm 2010. Việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
- Phải tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về 1 con số để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu tư; ưu tiên tín dụng phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, bảo đảm điện, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu.
- Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia4; phát hành trái phiếu doanh nghiệp5; cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa6, cơ chế tín dụng đầu tư hỗ trợ xuất khẩu7 và các chính sách khác.
- Theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế8 và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do để tăng nhanh xuất khẩu; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Khẩn trương hỗ trợ khắc phục khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất vụ Đông Xuân. Triển khai có hiệu quả các chương trình về giống, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
- Rà soát các dự án bất động sản, có chính sách phù hợp, nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các dự án sắp hoàn thành trong các lĩnh vực: Xây dựng nhà xưởng sản xuất, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, ký túc xá sinh viên và các dự án đầu tư cho giáo dục, y tế.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đẩy mạnh hợp tác công - tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các hoạt động của doanh nghiệp.
IV. VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ
Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí với chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế tập trung vào 3 nội dung, nhưng nhiều ý kiến còn băn khoăn về phương thức và lộ trình tổ chức thực hiện. Tôi xin báo cáo giải trình thêm như sau:
1. Về cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công
Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát phải cắt giảm gắn liền với nâng cao hiệu quả đầu tư công, dành thêm nguồn từ ngân sách để đầu tư cho các lĩnh vực xã hội; đồng thời phải có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
Chính phủ đang tập trung chỉ đạo khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, gây thất thoát, lãng phí. Rà soát lại quy hoạch và các quy định về phân cấp đầu tư, bảo đảm mỗi dự án khởi công mới đều phải được cấp có thẩm quyền thẩm định và kiểm soát chặt chẽ về quy hoạch, tính cấp thiết, mục tiêu, quy mô, nguồn vốn trước khi quyết định đầu tư, bảo đảm hiệu quả đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với các dự án chuyển tiếp, phải rà soát để bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên; các dự án không tiếp tục cân đối được nguồn vốn phải chuyển sang thực hiện đầu tư dưới hình thức khác hoặc đình hoãn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá hiệu quả đầu tư; xử lý nghiêm những việc làm sai trái. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đề cao trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Chính phủ sẽ khẩn trương hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư kết cấu hạ tầng thông qua các hình thức BT, BOT, BTO, PPP, tạo bước đột phá trong phát triển một số công trình hạ tầng có quy mô lớn.
Việc vận động và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được xem xét, cân đối một cách tổng thể, gắn kết với các nguồn vốn phát triển khác. Tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bảo đảm điện, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục; đồng thời sắp xếp dự án theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn đối ứng một cách phù hợp.
Điều chỉnh chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, phát triển kết cấu hạ tầng; ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường. Không khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng lao động có chi phí nhân công thấp, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến.
Cơ cấu lại đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm của cả nước, của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, vừa là yêu cầu cấp bách, vừa phải được thực hiện cụ thể, liên tục trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính phủ sẽ khẩn trương chuẩn bị dự án Luật Đầu tư công và sửa đổi Luật Ngân sách để trình Quốc hội.
2. Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện tốt hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước là yêu cầu cấp thiết, là một trong 3 nội dung quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế. Chính phủ đang tập trung chỉ đạo thực hiện những công việc cụ thể như sau:
- Xác định rõ chức năng của Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tổng kết đánh giá mô hình quản lý, hiệu quả hoạt động, xác định rõ phạm vi, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và phê duyệt phương án tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ phương án tổng thể, xem xét phê duyệt đề án cơ cấu lại từng tập đoàn, từng tổng công ty nhà nước ngay trong năm 2011.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện đa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, kể cả tập đoàn và tổng công ty; chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự cần thiết nhằm thực hiện vai trò của doanh nghiệp nhà nước đồng thời với việc kiện toàn về tổ chức và quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính; thực hiện xong việc thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính trước năm 2015.
- Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, hoạt động không hiệu quả kéo dài bằng các hình thức thích hợp như cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, bán, phá sản doanh nghiệp.
- Khẩn trương nghiên cứu để đổi mới cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại tập đoàn và tổng công ty. Xây dựng tiêu chí quản trị và lựa chọn bố trí đúng cán bộ để lãnh đạo quản lý hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty.
- Thực hiện công khai minh bạch hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác; kiểm soát có hiệu quả độc quyền tự nhiên.
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là một quá trình không dễ dàng, Chính phủ sẽ quyết tâm hành động, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để thực hiện thành công nhiệm vụ này, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại
Cơ cấu lại để có hệ thống ngân hàng thương mại được quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường với đại bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh; từng bước nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh; không còn ngân hàng yếu kém kéo dài, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng quản lý và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, xây dựng phương án tổng thể cơ cấu lại toàn bộ hệ thống với mục tiêu, mô hình và cơ chế chính sách phù hợp.
- Hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an toàn và phòng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò giám sát của ngân hàng nhà nước trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này.
- Có cơ chế, chính sách để những ngân hàng thương mại có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
- Thực hiện cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để ngân hàng thương mại nhà nước thực sự làm nòng cốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cả nước.
- Bổ sung hoàn thiện thể chế để các ngân hàng thương mại cổ phần nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mô và địa bàn hoạt động. Ban hành quy định cụ thể về mua bán, sáp nhập và khuyến khích việc tự nguyện hợp nhất để có thêm những ngân hàng lành mạnh về tài chính, đa dạng về sản phẩm dịch vụ và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.
- Sơ kết, đánh giá để kiện toàn, phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nông thôn. Việc lập mới các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, kể cả lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nông thôn phải được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.
- Cùng với cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiến hành cơ cấu lại và phát triển mạnh các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Thực hiện công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.
Thưa Quốc hội,
Do tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, cả ba nội dung tái cấu trúc trên phải được thực hiện đồng bộ, với các chính sách tài khóa, tiền tệ đúng đắn, hiệu quả đi đôi với việc tiến hành đồng bộ 3 khâu đột phá chiến lược. Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội.
V. VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
Một số đại biểu Quốc hội có ý kiến là nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai còn chậm, khó khăn trong việc huy động nguồn lực, một số tiêu chí chưa phù hợp. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trực tiếp giải trình. Tôi xin nhấn mạnh thêm một số nội dung sau:
1. Nông nghiệp, nông thôn luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra yêu cầu phải tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước.
Trong 5 năm 2004 - 2008, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 181 nghìn tỷ đồng, bằng 39,1% tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, vốn đầu tư từ 2 nguồn trên cho nông nghiệp nông thôn tiếp tục tăng, trong 4 năm 2009 - 2012 đã bố trí trên 380 nghìn tỷ đồng, bằng 49,3% tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ, gấp 2,1 lần so với 5 năm trước. Hàng năm Nhà nước còn chi thêm 7 đến 8 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương, chủ yếu hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, còn nhiều khoản hỗ trợ khác thông qua các chính sách miễn giảm thuế, phí, bù lãi suất tín dụng ưu đãi…
Vốn tín dụng dành cho nông nghiệp nông thôn cũng ngày càng tăng, dư nợ ước tính đến cuối năm 2011 đạt gần 595 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần so với cuối năm 2006. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vốn đầu tư từ dân cư cho phát triển nông nghiệp nông thôn9...
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận thấy việc bố trí vốn và thu hút vốn đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và vai trò quan trọng của nông nghiệp nông thôn như một số đại biểu đã phát biểu. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục quan tâm tăng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ sẽ trình Quốc hội Kế hoạch đầu tư phát triển 3 năm 2013 - 2015, nếu kế hoạch này được thông qua thì sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (2009 - 2013) tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 500 ngàn tỷ đồng, gấp 2,76 lần so với 5 năm 2004 - 2008, vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 đề ra.
Chính phủ đang tập trung chỉ đạo rà soát quy hoạch phát triển các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản; quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích việc cho vay đối với nông nghiệp nông thôn; thu hút mạnh đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực này; ưu tiên đầu tư vào chọn tạo giống mới, áp dụng các quy trình canh tác, nuôi trồng tiên tiến, phát triển công nghiệp chế biến, hệ thống kho bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch. Hoàn thiện cơ chế liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến và doanh nghiệp phân phối để hình thành chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, phòng chống thiên tai, phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển văn hoá xã hội ở nông thôn.
2. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội với 11 nội dung10, cần được thực hiện kiên trì, đồng bộ trong thời gian dài, theo quy hoạch mà cộng đồng dân cư trên mỗi địa bàn là chủ thể, với sự tham gia của toàn xã hội.
Sau hơn 1 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được kết quả bước đầu, tuy nhiên việc triển khai còn chậm. Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, có hướng dẫn phù hợp và bố trí vốn để xây dựng quy hoạch, đề án. Khẩn trương sửa đổi một số tiêu chí cho phù hợp với từng vùng. Phân bổ vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ theo kế hoạch; lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn. Tiếp tục có chính sách để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh Chương trình đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 cả nước có 20% số xã, đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
VI. VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI BỨC XÚC
Cử tri và đại biểu Quốc hội rất quan tâm và có ý kiến về các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm nghèo, lao động - việc làm. Tôi xin trình bày thêm như sau:
1. Tai nạn và ùn tắc giao thông là vấn đề nghiêm trọng, bức xúc. Chính phủ đã có báo cáo chuyên đề trình Quốc hội, trong đó đã nêu rõ thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp đồng bộ để khắc phục cả trước mắt và lâu dài. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giải trình cụ thể trước Quốc hội.
Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội có Nghị quyết về vấn đề này nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đề cao trách nhiệm và kỷ luật kỷ cương, huy động mọi nguồn lực để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông.
2. Tạo việc làm cho người lao động và giảm nghèo bền vững luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chính sách, giải pháp cụ thể đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực.
Năm 2011, cả nước tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm, đạt kế hoạch đề ra. Trong năm 2012, việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 6 - 6,5%) là điều kiện quyết định để tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới. Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các chính sách đào tạo nghề, phát triển công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm mạnh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập.
Về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Năm 2011, trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát, cắt giảm chi tiêu công nhưng Nhà nước vẫn ưu tiên nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo11; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%, đạt mục tiêu đề ra.
Tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, tập trung nguồn lực để hỗ trợ đào tạo nghề, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng; hỗ trợ học phí và tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nghèo; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là số người nghèo chưa có bảo hiểm y tế. Thực hiện việc phân loại hộ nghèo để có phương thức hỗ trợ phù hợp. Riêng đối với những người nghèo do lười lao động thì việc hỗ trợ phải kèm theo sự giám sát và giáo dục của cộng đồng.
Thưa Quốc hội,
Trên đây tôi đã báo cáo giải trình thêm một số vấn đề mà Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước quan tâm.
Nhiệm vụ sắp tới là rất nặng nề. Tiếp thu những ý kiến thiết thực của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai và nỗ lực thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Chính phủ xin trân trọng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát và trên cương vị công tác của mình, mỗi vị đại biểu Quốc hội có những đóng góp thiết thực cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Quốc hội đã đề ra.
Xin cảm ơn Quốc hội.
--------------------------
1 Trong đó, riêng yếu tố tăng giá làm kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4,9 tỷ USD/22,4 tỷ tăng thêm bằng khoảng 21,8%.
2 Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/10/2011 của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,1% so với cùng kỳ.
3 Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tháng 9 tăng 12% và tháng 10 tăng 5,3%, tháng 11/2011 tăng 5,7%.
8 Quyết định số 21/2011/QĐ-TTg ngày 06/4/2011 về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg ngày 11/10/2011 gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 01 năm…; Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 của Quốc hội và Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04/11/2011 thực hiện việc giảm thuế.
9 Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản; Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013…
10 11 nội dung là Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển giáo dục đào tạo; phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ dân cư; xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
- Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét dự Luật Biểu tình trong nhiệm kỳ này — (RFI). – Dân sẽ được tự do biểu tình bày tỏ lòng yêu nước?(Gocomay). -Cuộc điện thoại lúc 21 giờ ngày 26-12-2011 — (Người buôn gió). - Đừng nghe những gì ông Dũng nói – (DLB).
- Cảm ơn Thủ tướng! (PLTP). Cảm ơn Thủ tướng! (Bút Lông)- Sáng 26-11, đa số ĐBQH đã đồng thuận biểu quyết đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh khóa này.– Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng – Chiến thắng của những người đấu tranh (Lê Nguyên Hồng). - Tiếng nói khẳng định (TN). - Đưa luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật (TN). – Hình dung nhan sắc sơ qua luật biểu tình – (Cu Làng Cát). – Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt ??? – (DLB).– Thái Hữu Tình: Có luật biểu tình là điều tốt hay xấu? – (DLB). - Ảnh:Hợp với thời trang No U — (Người buôn gió).
- Luật Biểu tình: còn lâu (Đông A). “Thế mới biết Trung Quốc cao tay thật. Chỉ trong vòng có 4 tháng, không những Luật Biểu tình được viết xong mà còn được thông qua và được áp dụng ngay lập tức… Có lẽ Việt Nam chưa có Thiên An môn nên còn đủng đỉnh.”
- Kami: Ngày 27.11.2011: Hãy cùng xuống đường biểu tình vì đại cuộc chung ! (RFA’s blog).
- Quốc hội Myanmar vừa mới bảo đảm quyền biểu tình của người dân – (AP/ DCVOnline).- Parliament guarantees right to protest in Myanmar (AP). - Miến Điện mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ — (RFI). – Winds of change in Myanmar (Times of India).-
- THƯ GỬI ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT — (Nguyễn Xuân Diện). -Rút Luật nhà văn, chuẩn bị Luật biểu tình (VNN 26-11-11) -- Nghe lóm trong sòng bạc Quốc hội?
Chất vấn: Ngày đầu chưa quen, đường cày chưa thẳng ngay (VNN 26-11-11) -- Sau đêm tân hôn, chồng xin lỗi vợ.- “Chốt” cam kết của bộ trưởng (NLĐ). – Nối dài chất vấn bằng các phiên điều trần(PLTP). – Công khai kết quả xác minh về đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (VnEconomy). – BÙI VĂN BỒNG – xót thương những dân biểu mắc hội chứng Loạn Tư Duy (Lê Thiếu Nhơn). – Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao (Infonet).
- Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa (TT). – ĐB Dương Trung Quốc ‘chấm điểm’ phiên trả lời của Thủ tướng(GDVN). – Cám ơn Thủ tướng – (Cu Làng Cát). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn: Khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc (LĐ) - Nghệ sĩ tài ba? (Việt sử ký).
- Chất vấn: Ngày đầu chưa quen, đường cày chưa thẳng ngay (VNN). – Quốc hội thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn (TN).
- Rút Luật nhà văn, chuẩn bị Luật biểu tình (VNN). – QH đồng ý Luật biểu tình, “bác” Luật nhà văn (NLĐ). – Luật Biểu tình vẫn ở chương trình chuẩn bị(VnEconomy). – Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ (VNN). – Rút luật Nhà văn khỏi chương trình xây dựng luật(TN). – So sánh hai cách nói về biểu tình của Thủ tướng và đại biểu quốc hội – (Cu Làng Cát).
- Thơ của Nguyễn Khoa Điềm, ‘Sao lại sợ nhân dân biểu tình?’ (VnEx). - Nghị trường Hải quan-Chính thức yêu cầu chuẩn bị luật Biểu tình
Dân Trí(Dân trí) - Thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong khóa XIII tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 sáng nay, Quốc hội nhất trí “lịch” chuẩn bị luật Biểu tình. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố bế mạc kỳ họp thứ 2. Giải trình, tiếp thu ý kiến ...
Rút luật Nhà văn khỏi chương trình xây dựng luậtThanh Niên
Bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIIISài gòn Giải Phóng
Kết thúc Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIIIVietnam Plus
VietNamNet -Hà Nội Mới -VNExpress
- Đại biểu Quốc hội lại chất vấn Thủ tướng về Vinashin (VNE). – Sẽ chất vấn ngành nội vụ về tuyển công chức (VNN). – Thí điểm chất vấn ở các ủy ban(VNN). – Quốc hội giám sát cam kết của Chính phủ (VNE). - Chủ tịch Quốc hội: ‘Tinh thần chất vấn mát mẻ’ (VNN).-- Nhiều cán bộ Bộ GTVT chống lệnh Bộ trưởng Thăng như thế nào? (GDVN). --Bộ trưởng Thăng: Có lúc tôi cũng run –Trưng dụng lòng đường làm bãi giữ xe: lợi ít, hại nhiều! (SGTT).
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên tục bị nhắc (TT). – Xin “khất”, “tiếp thu” và… “sẽ có giải pháp” (TN). – “Hoan hô” Bộ trưởng Luận! Ngành Giáo dục tuyệt vời quá!(GDVN). Xin “khất”, “tiếp thu” và... “sẽ có giải pháp” (TN 25-11-11) -- Phê bình ông Phạm Vũ Luận. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên tục bị nhắ (TT 25-11-11) -thd- Bộ ngu hay sao mà trao quyền cho một người thưa kế giỏi hơn mình, phải không ông Nhân? - Nguyên Phó thủ tướng “chấm điểm” Bộ trưởng Huệ (GDVN). - Hội chứng “kính thưa” (TN).- Câu hỏi cốt lõi (TN). - “Được” hay “bị” chất vấn? (PLTP). – Dân chủ và văn hóa nghị trường tại phiên họp toàn thể (Ếch xanh). – Phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội: ‘Một số bộ trưởng thể hiện sự né tránh trách nhiệm’(VNE). – Hậu chất vấn, tản mạn về văn hóa nghị trường (VnEconomy).- - Câu hỏi cốt lõi (TN). – Phế phẩm (Lưu Văn).
- Phải chăng là vận hội mới? (viet-studies 25-11-11) -- Phóng viên Mặc Lâm tường trình về buổi điều trần được nhiều chú ý của thủ tướng NT Dũng trước Quốc hội (bài đăng trên RFA lược bỏ nhiều đoạn quan trọng). Ngoài phần nói về Hoàng Sa và "chính phủ Việt Nam Cộng Hoà", cũng nên chú ý đến phần về đại biểu Đặng Thành Tâm. Nếu đúng như tin đồn là hai ông Hoàng Hữu Phước và Đặng Thanh Tâm là "người" của Tư Sang thì... xin lỗi Tư Sang, ông không biết dùng người! Những người như ông Phước, ông Tâm thì có thể "kinh tài sân sau" cho ông rất giỏi, nhưng đưa vào Quốc hội thì chỉ làm mất mặt ông thôi!◄ Báo trong nước: 'Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình' (VnEx 25-11-11) -- Và Ba Dũng dùng Hoàng Hữu Phước để chơi cú "ép phê giò gà" đá Tư Sang? Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ (VNN 25-1-11) (Có thời giờ thì xem thêm p/v Đặng Thành Tâm trong YouTube này) -
- Phải chăng bắt đầu một vận hội mới? – (RFA). anhbasam: Bài này còn có một version khác được đăng trên trang viet-studies: Phải chăng là vận hội mới? Cách làm như thế này có thể gây ngộ nhận, rằng RFA đang kiểm duyệt bài vở, chuyện chỉ có thể xảy ra ở những nước không có tự do báo chí, như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Trung Quốc…Tuy nhiên đọc kỹ cả hai bài thì thấy bài đã được biên tập, đăng trên website RFA hợp lý hơn, vì đã cắt bỏ những chỉ trích mang yếu tố chủ quan của cá nhân “nhà báo”, điều vốn bị xem là cấm kỵ, nhưng thường thấy trên báo chí của nhà nước ở Việt Nam. Gần đây, có vài sự kiện cho thấy, một vài nhà báo ở RFA rất chủ quan khi viết bài. Ví dụ như bàiVai trò của Đài Loan tại Biển Đông – (RFA), mà nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài phân tích: Vài ý kiến nhân đọc bài « Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông » (RFA) — (Trương Nhân Tuấn).- anhbasam phát hiện lúc 5h sáng – Sau khi trang viet-studies đăng bản gốc (có lẽ do tác giả cung cấp) và RFA đăng bản đã được RFA biên tập (hợp lý hơn, như BTV đã bình ở trên), thì thấy RFA gỡ bỏ bản đã biên tập vàđăng lại bản gốc. He he… xem ra quan hệ nội bộ của RFA có vẻ “thiếu lành mạnh” và vài nhà báo của RFA cũng biết chơi trò dùng “diễn đàn bên ngoài” gây áp lực với nhau. Tếu nhất là tuy có thể không cố ý, nhưng sự phối hợp “trong – ngoài” đó lại tạo cho người ta có cảm giác giống như trong RFA, có một phe ủng hộ ông Ba Dũng chống ông Tư Sang và phe ngược lại. Hiện nay, phe ủng hộ ông Ba Dũng đang thắng thế, phe ủng hộ ông Tư Sang tạm thời phải lùi một bước nên mới có chuyện tréo ngoe như vậy. Phải vậy hông ta?
Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-25
Phiên họp Quốc hội chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào sáng ngày hôm nay 25 tháng 11 đang được đông đảo người dân trong nước theo dõi vì được trực tiếp truyền hình trên cả nước.
Đây có thể là phiên chất vấn ấn tượng nhất của hơn 50 câu hỏi nêu trực tiếp, không tránh né các vấn đề mà quốc gia đang đối diện. Mặc Lâm có bài viết chi tiết sau đây.
Các phiên chất vấn của Quốc hội đối với những Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ luôn là đề tài thời sự thu hút sự quan tâm đối với người dân cả nước. Sau khi các vị Bộ trưởng hoàn tất phần trả lời vào hai ngày vừa qua vẫn còn nhiều dư âm trong các câu chuyện của người dân, đến phiên chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho không khí cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội dấy lên rất nhiều bất ngờ qua cách đặt câu hỏi và trả lời của Thủ tướng.
Bất ngờ từ câu hỏi đầu tiên
Theo chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng thì thời gian đặt câu hỏi và trả lời chất vấn chỉ gói gọn trong vòng 40 phút và ông đã chọn ra hai mươi đại biểu đã gửi câu hỏi để trình bày trước nghị trường.
Ít nhất là từ thế kỷ thứ 17 chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình.TT Nguyễn Tấn Dũng
Kết quả có 22 đại biểu đặt hơn 30 câu hỏi và sau khi tổng kết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn trả lời các đề tài về chủ quyền an ninh quốc gia. Chủ trương của nhà nước trước các cuộc biểu tình của người yêu nước. Tại sao phải soạn thảo luật biểu tình và cuối cùng là tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.
Đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi là ông Lê Bộ Lĩnh, thuộc đơn vị An Giang. Ông Lĩnh đi thẳng vào câu hỏi như sau:
“Trong thời gian vừa qua cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng và Nhà nước và các kết quả quan trọng của ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế và khu vực và quan hệ song phương đã tạo điều kiện quan hệ quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết hai vần đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông đang diễn biến phức tạp. Một là những giải pháp cụ thể mà chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta? Và chủ trương của chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta.”
Bất ngờ từ cách nhìn nhận
Trả lời câu hỏi này Thủ tướng đã mang ra ánh sáng rất nhiều vấn đề mà một thời gian rất lâu nhà nước im lặng. Bằng cách đi ngược lại thời gian trước đây, ông đưa ra những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi để chứng minh rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Bằng chứng mà Thủ tướng đưa ra trước Quốc hội không căn cứ trên các sử liệu lâu đời hay các văn bản cổ hoặc bản đồ dễ gây tranh cãi. Ông chứng minh sự hiện diện lâu năm của người Việt trên hai quần đảo mà gần nhất là việc đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.Khi chính thức sử dụng cụm từ “chính quyền Việt Nam Cộng Hòa” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự tay đập vỡ bức tường ngăn cách từ nhiều chục năm nay vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Ông đã nhân danh chính phủ trả lại những gì mà chế độ Sài Gòn đã đổ máu ra gìn giữ cho đất nước, Ông nói:
“Ít nhất là từ thế kỷ thứ 17 chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 thì cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thì chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối, lên án cái việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối cái hành vi chiếm đóng này.”
Một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cuộc tiếp thu 5 hòn đảo do Việt Nam Cộng Hòa trao lại sau năm 1975 đã chứng minh sự có mặt lâu dài của người Việt đối với chủ quyền quốc gia trên đảo Trường Sa và do đó không thể tranh cãi vì bất cứ lý do gì, ông nói:
“Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc, hải quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa đó là Trường Sa, đảo Song Tử tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và Sơn Ca. Năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.”
Giải mã điều chưa nói
Nhân câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp trả lời cho dư luận về chuyến công du Bắc Kinh của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua. Câu trả lời đã vén lên một bức màn mà dư luận bức xúc trong nhiều tháng qua khi nghĩ rằng Việt Nam tự xé bỏ đề nghị đàm phán đa phương để ký kết với Trung Quốc những gì mà hai bên giữ kín. Chính điều này đã bị Philippines chống đối và trong nhiều tuần lễ Việt Nam đã phải luôn nói lại cho rõ với quốc tế nhất là các nước trong khu vực:
Trong cuộc sống hiện nay của chúng ta là có nhiều đồng bào ta tụ tập đông người rồi biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền. Có một cái thực tế như thế.TT Nguyễn Tấn Dũng
“Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán mãi tới năm 2009 thì hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau.
Đến đầu năm 2010 thì hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều vòng đàm phán như tôi vừa trình bày là nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết trong dịp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi.
Trên cơ sở nguyên tắc này, trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này thì vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này.”
Về việc tại sao phải soạn thảo Luật Biểu tình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết:
“Trên thực tế các đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc là thấy rõ có một cái thực tế trong cuộc sống hiện nay của chúng ta là có nhiều đồng bào ta tụ tập đông người rồi biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền. Có một cái thực tế như thế.”
Nếu câu hỏi của đại biểu Lê Bộ Lĩnh đã làm cả nước lắng nghe thì câu hỏi của đại biểu Đặng Thành Tâm thuộc đơn vị thành phố Hồ Chí Minh lại lạc lõng trong nghị trường lẫn bất bình trong dân chúng. Ông Đặng Thành Tâm đặt câu hỏi:
“Năm 2011 là năm hết sức khó khăn tuy vậy nhưng chính phủ thực hiện rất tốt việc chống lạm phát và duy trì tăng trưởng. Có ai ngờ rằng Việt Nam giữ được lạm phát 18% và tăng trưởng 6%. Ở trong sáu tháng cuối năm lạm phát chỉ còn 3% như vậy chúng tôi rất muốn lắng nghe Thủ tướng có cái biện pháp gì đối với cử tri cả nước. Cái thứ hai là Thủ tướng có định hướng gì và có lời khuyên gì đối với doanh nghiệp chúng tôi nên đầu tư vào lĩnh vực nào.”
Trước nhất với tư cách đại biểu Quốc hội, đây là phiên chất vấn ông Đặng Thành Tâm không thể xin ý kiến của Thủ Tướng làm cách nào để cho giới doanh nhân của ông thành công trong lĩnh vực đầu tư. Câu hỏi này vừa lạc đề vừa khiến tư cách đại biểu nhân dân của ông bị lệch lạc vì rõ ràng đây không phải là câu hỏi đại diện quyền lợi của đa số nhân dân. Đại biểu Đặng Thành Tâm đã lẫn lộn tư cách của một doanh nhân và tư cách của một đại biểu Quốc hội.
Là doanh nhân nhưng ông không nắm vững những con số bắt mạch nền kinh tế vĩ mô. Ông thán phục chính phủ đã giữ mức lạm phát 18% và cho rằng từ nay đến cuối năm lạm phát sẽ ở mức 3% là thành quả mà chính Thủ tướng đạt được.
Vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì vậy hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này.TT Nguyễn Tấn Dũng
Nếu đại biểu Đặng Thành Tâm nghiên cứu kỹ bản tường trình của Ngân hàng Phát triển Châu Á tức ADB cho biết thí lý do mà Chính phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công nhằm kiểm soát lạm phát đã tác động lên mặt bằng giá vào thời điểm kết thúc tháng 6/2011 đã cao hơn tới 20,8% so với cùng kỳ. Đây là mức lạm phát cao nhất trong 14 nền kinh tế Đông Á mà ADB tiến hành khảo sát và cao gấp đôi so với nước xếp ở vị trí thứ 2 là Lào.
Thêm vào đó nếu đại biểu Đặng Thành Tâm có theo dõi bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế đã được gửi đến Quốc hội thì đại biểu này sẽ không thể xác định là trong sáu tháng cuối năm lạm phát chỉ còn lại 3%.
Theo báo cáo này thì từ nay đến cuối năm, lạm phát có thể gia tăng do áp lực tăng giá đồng tiến USD, cộng với việc điều chỉnh tăng giá điện, tăng lương, sự biến động mạnh của giá vàng lên lạm phát kỳ vọng và áp lực gia tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người dân vào cuối năm cũng như những biến động khác từ các chính sách của chính phủ mà lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 17% tới 21% với độ tin cậy lên đến 70%.
Dù sao thì phiên chất vấn này cũng đã thổi sinh khí vào niềm tin của người dân trước các vấn đề bức bách được chính Thủ tướng giải tỏa trước nghị trường Quốc hội. Đây có lẽ là bước ngoặc mới chứng tỏ sự thay đổi trong cách trao đổi thông tin từ nhà nước tới người dân mà từ trước tới nay chưa có vị thủ tướng nào làm.
Ghi chú: *Tất cả những soundbite này đều được trích ra từ Website Cổng Thông Tin Chính Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: 'Tinh thần chất vấn mát mẻ' (VNN 25-11-11) -- "Mát mẻ"? Ông này có lối dùng chữ rất lạ!
-- video Thủ tướng trả lời về chủ quyền biển, đảo trước Quốc hội(VTV/ DT). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (PLTP). - Thẳng thắn chuyện chủ quyền biển đảo (TN). – Đòi lại chủ quyền Hoàng Sa bằng đàm phán (NLĐ). – Chủ quyền biển đảo: Khi người đứng đầu lên tiếng (Trần Kinh Nghị). - Bản lãnh của Thủ tướng quốc dân: Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa – (Cu Làng Cát).
- Nóng trong ngày: Thủ tướng đăng đàn (VNN). - Xây dựng luật Biểu tình để đảm bảo quyền tự do, dân chủ (TN). – Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Quốc hội xây dựng Luật biểu tình — (RFI). – Kêu gọi biểu tình đòi có ‘luật biểu tình’ — (NV). – Sự bình thản của Thủ tướng — (Tuanddk).- Miến Điện thông qua luật biểu tình, - Vietnam PM calls for law on demonstrations? (AsiaOne). - Đảng đối lập Miến Điện đăng ký hoạt động — (RFI). – Đảng của bà Aung San Suu Kyi gia nhập lại chính trường Miến Điện — (VOA).
- Việt – Anh ký biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng (TN). - UK and Vietnam sign Defence Co-operation Memorandum of Understanding (defpro).
- Thủ tướng Việt Nam tuyên bố Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa — (VOA). – Vietnam PM says China used force to occupy islands (Philippine Star).
- Thủ tướng Việt Nam tuyên bố Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa - VOA -Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam phát biểu như sau trong phiên chất vấn tại quốc hội ngày hôm nay:
"Đối với Hoàng Sa thì năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính quyền Sài Gòn (tức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này."
"Đối với Hoàng Sa thì năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính quyền Sài Gòn (tức Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này."
-
-
Putin của Việt Nam?
Chỉ với trả lời vào hai vấn đề đang hot trong dân chúng là vấn đề biển Đông và luật biểu tình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi điểm một cách ngoạn mục, làm lu mờ những nỗ lực của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong ngoại giao gần đây, đồng thời khiến dân chúng quên đi những khó khăn trong cuộc sống và những thất bát của Chính phủ trong điều hành kinh tế. Tuy không có thăm dò dư luận để làm minh chứng cho nhận định trên, nhưng tôi tin cảm nhận như vậy là đúng. Mấy hôm trước tôi có đưa ra 3 phương án về cách thức xử lý vấn đề về luật biểu tình và hôm nay cho thấy dường như là phương án thứ 3. Ở phương án thứ 3 đấy tôi có nhận xét về khả năng trở thành Putin của Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Putin nắm an ninh, các tập đoàn kinh tế nhà nước, khơi dậy tinh thần tự tôn của dân tộc Nga, khống chế truyền thông, duy trì đối lập yếu và mị dân. Cách thức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang làm dường như cũng giống như Putin. Như vậy với khả năng sửa đối Hiến pháp cuối nhiệm kỳ này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cơ hội rất lớn trở thành người đầu tiên vừa là Tổng Bí thư, vừa là Chủ tịch nước. Xét trong hàng ngũ những người có thể cạnh tranh với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như không còn ai sáng giá nữa. Các đối thủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn một tia hy vọng phản công lại được là trông chờ sự đổ vỡ của nền kinh tế của Việt Nam. Nhưng sự trông chờ đó lại đi ngược lại chính mong muốn của toàn thể dân chúng về một nền kinh tế phát triển. Đó chính là sự khánh kiệt tư tưởng về mong muốn lật đổ vị thế đang có của Thủ tướng. Để có thể là một đối thủ ngang cơ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần phải nắm chắc quân đội, công an và ngoại giao. Với vị thế là Thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch Trương Tấn Sang cần phải phát huy vị thế đang có của mình. Xem chừng cuộc long tranh hổ đấu này có vẻ như đã có kết quả rồi, mặc dù phải 5 năm nữa mới biết. Nhưng ở đời này luôn có những chuyện chẳng ngờ. Vậy nên trông chờ điều chẳng ngờ hay nên trông chờ điều đã ngờ?
- Đảng, Nhà nước luôn trân trọng các hoạt động, việc làm của người dân vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia QĐND Online – Sáng 25-11, trả lời chất vấn về bảo đảm chủ quyền Việt Nam ở biển Đông, đảm bảo cho ngư dân đánh bắt trên biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc; tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc; căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Việt Nam và Trung Quốc mới ký trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông như sau:
Vấn đề thứ nhất, về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới năm 2000. Với vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển năm 1982, thềm lục địa của Việt Nam có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đã tiến hành đàm phán, tới năm 2009, hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn khác nhau. Đến đầu năm 2010, hai bên thỏa thuận, nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều lần đàm phán, nguyên tắc này đã được hai bên ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa qua. Trên nguyên tắc này, vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vì vậy, 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật biển, DOC và các nguyên tắc đã thỏa thuận.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Internet |
Để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được, Việt Nam đang thúc đẩy cùng với Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết việc phân định này. Trong khi chưa phân định, trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này Việt Nam có đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm cho việc an ninh, an toàn trong việc khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta.
Vấn đề thứ hai, Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Việt Nam làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và Việt Nam đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình. Nhưng năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn (chính quyền Việt Nam cộng hòa). Chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Vấn đề thứ ba, về quần đảo Trường Sa. Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa (đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca). Năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý.
Sau đó, Việt Nam tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.
Trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà Việt Nam đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.
Chủ trương của Việt Nam là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật biển, nghiêm túc thực hiện tuyên bố DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể: yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.
Việc thứ nhất là Việt Nam yêu cầu phải giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở khu vực này. Thứ hai là tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước v.v... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa. Thứ ba là Chính phủ đang yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này. Thứ tư là Việt Nam nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi vì đây là mong muốn, là lợi ích không chỉ của Việt Nam, mà của tất cả các bên liên quan.
Vấn đề thứ tư, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiện quả hơn đối với vùng biển này.
Trả lời câu hỏi của đại biểu quốc hội về chủ trương của Chính phủ đối với những người biểu thị lòng yêu nước và chủ quyền. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là luôn luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả các hoạt động, việc làm của mọi người dân thật sự vì mục tiêu yêu nước, mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu đó, mục đích đó đều được trân trọng, hoan nghênh, khuyến khích, biểu dương, khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời không hoan nghênh và cũng phải buộc xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hoạt động, những hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền mà thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội”.
Xuân Dũng-Nguồn:
Đảng, Nhà nước luôn trân trọng các hoạt động, việc làm của người dân vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia
- - Truyền hình trực tiếp ủng hộ ngư dân Việt Nam (VTC). – Gửi trái tim nồng ra đảo xa (LĐ).– Thủ tướng: “Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam” (DT). – Thủ tướng trả lời về Luật Biểu tình và biển Đông (DV). –QH chất vấn Thủ tướng về Biển Đông, biểu tình yêu nước (GDVN). – ‘Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình’ (VNE). – Thủ tướng: Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ thế kỷ 17(VTC).
- TS Lê Văn Út: Lại xuất hiện bản đồ đáng ngờ (TN). .
- Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu đo đạc công nghệ Hà Lan (GDVN). – Quân chủng Hải quân nhận tàu Trần Đại Nghĩa (TP).
- Chuyển động quân sự lớn ở Thái Bình Dương (DV).-Thủ tướng: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia TTXVN-Trả lời chất vấn về chủ quyền quốc gia, Thủ tướng khẳng định, VN chủ trương đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trường Sa, Hoàng Sa đã là của chúng ta từ thế kỷ XVII -Năng lượng Mới - Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai) và đại biểu Đinh Bộ Lĩnh (Đoàn đại biểu tỉnh An Giang) đã chất vấn Thủ tướng về những giải pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, để ngư dân yên tâm bám biển, đẩy mạnh đánh bắt cá ở Biển Đông, nhất là ở 2 ngư trường truyền thống Trường Sa, Hoàng Sa. Về vấn đề này, Thủ tướng trả lời: Năm 1974 Trung Quốc đem quân chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa. Chính quyền miền Nam Việt Nam khi đó đã phản đối tới Liên Hiệp Quốc. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng bày tỏ sự phản đối tại thời điểm đó.
-Việt-Anh hợp tác quốc phòng - (BBC)-Lãnh đạo bộ quốc phòng Việt Nam và Anh quốc ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương tại London.-- Việt Nam: Thay đổi với bàn tay sắt — (BBC). -Vietnam: grappling with change (Financial Times).
- Thủ tướng: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia (TTXVN). – Việt Nam ‘đòi chủ quyền’ Hoàng Sa — (BBC). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (TT). – Nói với dân về Hoàng Sa(VNN). – Thủ tướng: Xây dựng Luật Biểu tình là thực hiện Hiến pháp (DVT). –“Nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình” — (BBC). – Clip: Luật biểu tình và lòng yêu nước (VNN).
"Nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình" - (BBC)- Trả lời Quốc hội ngày 25/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định "nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình".- Xin hỏi Thủ tướng việc dân biểu thị lòng yêu nước (VNN). – Thủ tướng thuyết phục Quốc hội xây dựng Luật Biểu tình (Bee). – Thủ tướng: Có Luật Biểu tình để đảm bảo quyền của dân (VnEconomy). -Thủ tướng: Luật biểu tình đảm bảo quyền tự do, dân chủ
Thủ tướng khẳng định trước QH: Làm Luật biểu tình là phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm văn hóa, điều kiện cụ thể của VN cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân...
-Tại Hà Nội, lại có lời kêu gọi xuống đường ủng hộ Thủ tướng và Quốc hội ra Luật biểu tình -rfi
-Luật sinh ra từ thực tế như thế nào? SGTT
-Dân trí và Dân biểu Sài Gòn - (BBC)- Độc giả muốn lý giải về những nhận định gây bàn tán nhiều của một số đại biểu Quốc hội.
- Phạm Cao Dương: Từ “Đáp lời sông núi” đến “Tiếng gọi sinh viên” và “Tiến quân ca” (I) – (DCVOnline) – Phần II – Phần kết. .--
-Luật sinh ra từ thực tế như thế nào? SGTT
-Dân trí và Dân biểu Sài Gòn - (BBC)- Độc giả muốn lý giải về những nhận định gây bàn tán nhiều của một số đại biểu Quốc hội.
- Phạm Cao Dương: Từ “Đáp lời sông núi” đến “Tiếng gọi sinh viên” và “Tiến quân ca” (I) – (DCVOnline) – Phần II – Phần kết. .--
-Trung Quốc số hóa chiến binh datviet-
- Nhật theo dõi sát tập trận hải quân của Trung Quốc/vnexpress.net/ Truyền thông Nhật Bản cho hay 6 tàu hải quân của Trung Quốc rạng sáng hôm 22/11 được nhìn thấy đi vào vùng biển gần quần đảo Okinawa của tỉnh cùng tên.
> Trung Quốc sắp tập trận hải quân
> Tàu Trung Quốc lượn gần Nhật Bản
> Trung Quốc sắp tập trận hải quân
> Tàu Trung Quốc lượn gần Nhật Bản
-- Nhật “tiến thoái lưỡng nan” giữa Trung Quốc – Mỹ (GDVN/THX).
-- Phỏng vấn ông Lương Văn Lý, từng phụ trách mảng quan hệ Việt – Mỹ và báo chí của Sở Ngoại vụ TP HCM: Nhìn lại hành trình “học để hiểu nhau” giữa hai cựu thù(TVN).----