-- Khmer Đỏ vẫn khẳng định Việt Nam mưu đồ sát nhập Campuchia – (RFA). – ‘Cần bắt Đệ nhất Phu nhân Khmer Đỏ’ — (BBC). – Tòa án xét xử Khmer đỏ bác đề nghị trả tự do cho Ieng Thirith — (RFI).-- Không phóng thích “đệ nhất phu nhân Khmer Đỏ” (Bee). - Campuchia: Tòa phán quyết Ieng Thirith phải ở lại trong tù — (VOA). -'Cần bắt Đệ nhất Phu nhân Khmer Đỏ' 11:17 GMT -- Tòa Campuchia bác đơn kiện quan chức chính phủ (TTXVN).LEAD: War crimes court blocks release of Khmer Rouge defendant DPA -War crimes court orders Khmer Rouge defendant to stay in detention DPA
-'Don't call me Brother No.2': Khmer Rouge defendantPHNOM PENH (AFP) - The former deputy leader of the Khmer Rouge told Cambodia's United Nations-backed war crimes court on Wednesday that he was never called 'Brother Number Two', a nickname he said was 'too big' for him.- Tình anh em Việt- Miên (*) – (ĐCV). – Kami: Vì sao ngày nay người Kh’mer vẫn ghét người Việt nam? (RFA’s blog).
-“… theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hứa với ông Sihanouk sẽ trả lại vùng lãnh thổ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài gòn) khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng…”
Những ngày cuối tháng 11 năm 2011 tại Phnompenh, Tòa Án Xử Tội Ác Diệt Chủng của chế độ Kh’mer đỏ được hậu thuẫn bởi Liên hợp quốc đã tiến xét xử 3 tên trùm đầu sỏ của chế độ Khmer Đỏ là Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary trong thời gian 4 ngày (21-24.11.2011).
Tại phiên tòa, các công tố viên đã tiến hành hỏi cung 3 nhân vật trọng phạm của Đảng CS Campuchia về tội đã sát hại, bằng nhiều hình thức, đã gây nên cái chết đau thương của khoảng 2 triệu dân trong thời gian ngắn cầm quyền của đảng CS Campuchia, các bị cáo Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đều bị cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại loài người cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12.08.1949.Được biết phiên tòa này là kết quả sau khi năm 2004, Quốc hội Campuchia đã phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ 43 triệu USD tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là 13,3 triệu USD. Tòa án đã bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer đỏ từ năm 2008. Điều đáng chú ý là trong phiên xử gần đây, Nuon Chea đã có những câu trả lời làm chấn động người dân tham dự cũng như giới báo chí quốc tế đang theo dõi phiên xử. Theo Nuon Chea, những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Campuchia không có tội, họ là những người yêu nước, và chính đồng chí cũ của họ trước đây , tức Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm trong tội ác diệt chủng người Kh’mer. Tại phiên tòa, bị cáo Nuon Chea khẳng định:”Mọi việc chính trị ở Campuchia đều do Việt Nam kiểm soát, và điều khiển từ tổng hành dinh từ Hà Nội. Vì thế những tội ác như, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng là do người Việt giết người Khmer.”
Tại phiên tòa, các công tố viên đã tiến hành hỏi cung 3 nhân vật trọng phạm của Đảng CS Campuchia về tội đã sát hại, bằng nhiều hình thức, đã gây nên cái chết đau thương của khoảng 2 triệu dân trong thời gian ngắn cầm quyền của đảng CS Campuchia, các bị cáo Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đều bị cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại loài người cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12.08.1949.Được biết phiên tòa này là kết quả sau khi năm 2004, Quốc hội Campuchia đã phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ 43 triệu USD tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là 13,3 triệu USD. Tòa án đã bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer đỏ từ năm 2008. Điều đáng chú ý là trong phiên xử gần đây, Nuon Chea đã có những câu trả lời làm chấn động người dân tham dự cũng như giới báo chí quốc tế đang theo dõi phiên xử. Theo Nuon Chea, những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Campuchia không có tội, họ là những người yêu nước, và chính đồng chí cũ của họ trước đây , tức Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm trong tội ác diệt chủng người Kh’mer. Tại phiên tòa, bị cáo Nuon Chea khẳng định:”Mọi việc chính trị ở Campuchia đều do Việt Nam kiểm soát, và điều khiển từ tổng hành dinh từ Hà Nội. Vì thế những tội ác như, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng là do người Việt giết người Khmer.”
Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Nuon Chea, Khiêu Samphan và Ieng Sary (từ trái sang phải). |
Phát biểu của bị cáo Nuon Chea phản ảnh suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ dân chúng Campuchia không nhỏ, đặc biệt là thành phần giới trí thức, sinh viên và những người có chút học thức. Thành phần này suy nghĩ của họ giống như đa số người nghèo là nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị… ít học trước kia, họ không thích người Việt nam với nhiều lý do khác nhau. Người Kh’mer là thế, trước mặt chúng ta thì khác, nhưng sau lưng chúng ta thái độ họ là khác, đó chính là lý do vì sao trong cuộc chiến xâm lược của Việt nam vào Campuchia với danh nghĩa làm nghĩa vụ quốc tế cứu giúp người anh em Kh’mer khỏi thảm họa diệt chủng mà số lượng hy sinh và thương vong của bộ đội Việt nam tại Campuchia lên tới hàng trăm ngàn người.
Khi đó anh em chúng tôi ở Campuchia rút ra một điều là người Kh’mer là phản phúc, trở mặt như trở bàn tay và không thể tin được họ. Đó là bài học của cá nhân tôi rút ra được sau 5 năm (1985 – 1990) ba cùng với họ cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với người Kh’mer. Nhưng ban ngày họ là bạn bè, đồng chí nhưng ban đêm họ là kẻ thù, là Kh’mer đỏ. Nhưng dù sao đến những năm cuối ở Campuchia tôi mới hiểu được một phần của sự thật, người Kh’mer không xấu như chúng ta nghĩ.
Đúng ra là người Kh’mer có mối hận thù từ hàng trăm năm với người Việt, hận thù này đã ngấm vào máu của dân tộc Kh’mer. Nó không chỉ chuyện vào đầu thế kỷ XVII, khi họ buộc phải mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya (Siam – Xiêm) của Thái Lan, bằng cách họ đã cho phép một số it người Việt đến sống tại Prey Kor (sau này là Sài Gòn). Và rồi từ giữa thế kỷ 17 khi Campuchia suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc Chúa Nguyễn sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1757, chính vì thế Campuchia đã mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. Đó là chuyện của lịch sử, người Kh’mer họ không thể trách được người Việt chúng ta được, vì tùy theo sức mạnh của mỗi quốc gia mỗi thời mà sự mất hay còn của lãnh thổ là chuyện phải chấp nhận.
Tôi chỉ biết sự thật khi trong một trận đánh, khi đơn vị chúng tôi bị quân Kh’mer đỏ tập kích bất ngờ vào một đêm cuối năm 1989. Song với sức mạnh quân sự áp đảo của phía đơn vị chúng tôi, chúng tôi đã nhanh chóng giành lại thế chủ động và tổ chức phản công. Cuộc đọ súng diễn ra giữa hai bên diễn ra chừng khoảng nửa giờ đồng hồ, kết thúc trận đánh, chúng tôi bắt được một số tù binh Kh’mer đỏ. Điều ngạc nhiên đến ngỡ ngàng là trong số đó có ông Chiem Phorn chủ tịch xã nơi chúng tôi đóng quân, ông vốn là người gắn bó cùng chúng tôi hơn 2 năm lại trở thành kẻ dẫn đường cho quân Kh’mer đỏ tiến hành tập kích đơn vị chúng tôi đêm hôm đó, người mà lúc chập tối hôm đó còn ghé chỗ chúng tôi cho anh em thuốc lá để hút. Thật khó xử vô cùng đối với tôi, nhưng không thể làm cách nào khác vì khi ấy ông Chiem Phorn là tù binh. Tôi đề nghị được nói chuyện với ông ta trước khi sẽ lên xe chuyển đi, câu chuyện diễn ra khoảng 5 phút và lý do để giải thích việc ông Chiem Phorn chủ tịch xã ngầm hoạt động ủng hộ quân đội Kh’mer đỏ chống lại bộ đội Việt nam là do…
Điều này tôi nghe xong vẫn chưa tin, kể cả sau này nhiều người Campuchia cũng nói thế thì tôi chỉ nghi ngờ mà chưa tin hẳn. Đó là theo họ, vào những năm sau Hiệp định Génever khi Campuchia trở thành một quốc gia độc lập, do Hoàng thân Norodom Sihanouk xây dụng một Campuchia độc lập. Nhưng chính quyền của ông vua này có xu gướng thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh trong phe XHCN. Trong thời gian đó, theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hưa với Sihanouk sẽ trả lại vùng lãnh thổ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài gòn) khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng các tỉnh phía đông Campuchia làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng hoạt động chống lại phía VNCH, và cảng Sihanoukville sẽ được xây dựng và sử dụng để tiếp tế hậu cầni và thiết bị quân sự để rồi biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh Việt nam.
Và lời hứa đó đã được các nhà lãnh đạo Kh’mer đỏ năm 1975 sau khi chiến thắng chính phủ Cộng hòa Kh’mer tại Campuchia, đặt vấn đề chính thức với các nhà lãnh đạo nhà nước Việt nam thống nhất lúc đó, và đã được ông Lê Duẩn trả lời thẳng là chúng tôi không biết thỏa thuận đó, còn muốn thì đi hỏi và đòi ông Hồ (đã chết). Câu chuyện này cho đến nay vẫn còn đang lưu truyền ở Campuchia, bạn đọc có thể xác minh tính xác thực của tin đồn này.
Còn chuyện báo chí nhà nước Việt nam cho rằng hôm 7/12, sau cuộc tiếp kiến với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong đã bác bỏ hoàn toàn những lời nói của cựu thủ lĩnh Khmer đỏ Nuon Chea. Trả lời phóng viên sau cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hor Namhong khẳng định: “Đấy chỉ là những lời bao biện của kẻ phạm tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Sự thật hoàn toàn khác” thì tôi không biết chuyện ông Nuon Chea tố cáo Việt nam là đúng hay sai. Nhưng chuyện thời gian 1991- 1993, trước khi cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm 1993 hàng loạt sĩ quan cấp tá quân đội Việt nam nhận được chỉ thị lấy vợ Campuchia để nhập quốc tịch và trở thành tướng lĩnh trong Quân đội Hoàng gia Campuchiathì chắc chắn 100%.
Đúng là đừng nghe … và hãy xem …. luôn là chân lý tuyệt đối!
Hà nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011
———————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
.
- Từ Khmer Đỏ đến tòa án xét xử tội ác diệt chủng. Phần II (FB Tào Lao/ TTXVA). Mời xem lại Phần I.-Hoa Kỳ và Cam Bốt lại tập trận chung để thắt chặt quan hệ quân sự- Tòa án tội ác diệt chủng Khmer Đỏ: Nuon Chea vu cáo Việt Nam — (RFI). – Từ Khmer Đỏ đến tòa án xét xử tội ác diệt chủng. Phần I (TTXVA). Tòa án tội ác diệt chủng Khmer Đỏ: Nuon Chea vu cáo Việt Nam Đầu tuần qua, tại Tòa Án Xử Tội Ác Diệt Chủng của các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ, Nuon Chea, nhân vật số 2 của chế độ Polpot đã đổ trách nhiệm cho Đảng
-- Khmer Đỏ phủ nhận mọi trách nhiệm: Chớ rắp tâm xuyên tạc lịch sử! (SGTT).-
-Ông Hun Sen: Tòa án cho thấy 'sự thật lịch sử' về Việt Nam - VOA - Tin của ban Khmer đài VOA cho hay Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã gặp một giới chức cấp cao của Việt Nam hôm nay, và bảo đảm rằng tòa án được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn xét xử các thủ lãnh Khmer Đỏ đang giúp người dân Campuchia hiểu rõ vai trò của Việt Nam chống lại chế độ này.
Trong cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hun Sen nói phiên tòa xét xử 3 thủ lãnh Khmer Đỏ đang tiến hành trưng bầy 'sự thực lịch sử' cho Việt Nam, theo lời một người phát ngôn của Thủ tướng Campuchia.
Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đang bị cáo buộc về các tội ác tại phiên tòa, trong đó có tội diệt chủng.
Trong phần khai chứng mới đây, bị cáo Nuon Chea, lý thuyết gia trưởng của chế độ Khmer Đỏ, đã bênh vực việc Khmer Đỏ chiếm đóng Campuchia, và nói rằng hành động đó là để chống lại sự xâm lấn của Việt Nam.
Ông Nuon Chea cũng tố cáo phía Việt Nam về những tội ác của họ, một lời tố cáo mà các giới chức Việt Nam bác bỏ.
“Vụ xử chế độ Pol Pot đang làm sáng tỏ sự hỗ trợ của Việt Nam dành cho Campuchia, và rất công bằng,” theo lời ông Ieng Sophallet, phát ngôn viên của ông Hun Sen, tuyên bố với các phóng viên.
Trong khi đó, các giới chức cho hay ông Nguyễn Phú Trọng đã gặp Quốc vương Norodom Sihamoni và các giới chức cấp cao khác trong một chuyến đi nhắm mục đích duy trì ổn định và phát triển kinh tế.
Ông Trọng và ông Hun Sen đang tìm cách tăng cường kim ngạch thương mại giữa hai nước lên đến 5 tỷ đôla, theo lời ông Ieng Sophallet.
Đây sẽ là một sự gia tăng to lớn từ con số 1,9 tỷ đôla trao đổi mậu dịch giữa hai nước vào năm 2010.
Việt Nam có gần 100 dự án kinh doanh tại Campuchia, với số vốn đăng ký là 2,2 tỷ đôla trong các lãnh vực cao su, ngân hàng, và hàng không, theo các số liệu của chính phủ.
- Cựu thủ lãnh Khmer Đỏ đổ lỗi Việt Nam gây ra các tội ác chiến tranh - VOA -Tại phiên xử các cựu thủ lãnh Khmer Đỏ do Liên hiệp quốc hậu thuẫn đang diễn ra ở Campuchia, thành viên cao cấp nhất còn sống của chế độ cộng sản này khẳng định ông và đồng đội của mình không phải là những phần tử xấu.
Ba cựu quan chức thời Khmer Đỏ gồm Nuon Chea, Khieu Samphan, và Ieng Sary đang bị xét xử về tội diệt chủng, ngược đãi, và tra tấn.
Ông Nuon Chea là người đầu tiên hôm nay (5/12) phải trả lời chất vấn của tòa về vai trò đối với cái chết của gần 2 triệu người Campuchea trong thời gian Khme Đỏ nắm quyền. Ông được coi là lý thuyết gia trưởng của phong trào Khme Đỏ tàn bạo hồi những năm 70.
Bị cáo Nuon Chea, 85 tuổi, phát biểu trước tòa rằng ông không muốn các thế hệ sau này hiểu sai về lịch sử rằng Khmer Đỏ là những phần tử xấu hay là tội phạm.
Ông Nuon Chea khẳng định điều đó không đúng, mà chính Việt Nam mới là thủ phạm giết dân Campuchia, tuy ông không nêu rõ vào giai đoạn lịch sử nào.
Ông Noun Chea nói: "Mọi việc đều dưới sự chỉ huy của Việt Nam, từ trụ sở ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, những tội ác này, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, và tội diệt chủng không phải do người Campuchea gây ra. Chính Việt Nam đã sát hại dân Campuchia".
‘Những kẻ cướp’, theo mô tả của bị cáo Nuon Chea, xâm nhập vào hàng ngũ Khmer Đỏ trước khi Khme Đỏ lên nắm quyền là những người chịu trách nhiệm về các vụ bắt bớ và thanh trừng hàng loạt.
Khmer Đỏ vẫn thường tuyên bố rằng các mồ chôn tập thể được phát hiện sau này là của các nạn nhân bị quân lực Việt Nam sát hại.
Việt Nam, với khu vực biên giới thường gánh chịu các cuộc tấn công đẫm máu của các binh sĩ Khmer Đỏ, đã tài trợ một phong trào kháng chiến, đánh chiếm, và lật đổ chế độ Khme Đỏ vào năm 1979.
Sau bị cáo Nuon Chea, trong 2 tuần tới, bị cáo Khieu Samphan, cựu Chủ tịch của Khme Đỏ, sẽ ra khai chứng trước tòa. Hai người này cùng với bà Ieng Sary, cựu Ngoại trưởng trong cùng chế độ, bị cáo buộc đã dựng lên ‘Cánh đồng chết’ ở Campuchia trong thập niên 70.
-Lãnh đạo Khmer Đỏ đổ lỗi cho Việt Nam - (BBC) -Cựu lãnh đạo Khmer Đỏ Nuon Chea nói Khmer Rouge không "xấu" và đổ lỗi cho Việt Nam về cái chết của hàng triệu người Campuchia.-Former Khmer Rouge leader blames Vietnam for 1970s Cambodia killings DPA
-Nuon Chea là quân cờ của Trung Cộng - Ngô Nhân Dụng
Trước phiên tòa ở Phnom Penh xét xử tội diệt chủng của chế độ Khờ Me Ðỏ, bị cáo Nuon Chea đã bào chữa cho đám lãnh tụ cộng sản Campuchia bằng cách đổ tội cho đảng Cộng Sản Việt Nam, và kết tội cả người Việt Nam ở Campuchia.
Ðằng sau màn kịch này có thể là bàn tay của Trung Quốc giật dây chính quyền Hun Sen, cố ý trình diễn tấn tuồng chống người Việt để gây khó khăn, đe dọa chính quyền Hà Nội.
Suy đoán như vậy, vì trong một chế độ độc tài như ở Campuchia, chính quyền kiểm soát mọi tin tức ngay từ gốc. Nếu không do Hun Sen đạo diễn thì Nuon Chea không có dịp “diễn thuyết” trước tòa án về mối thù oán người Việt, một phiên tòa quốc tế do Liên Hiệp Quốc xếp đặt như vậy. Cho Nuon Chea đổ cho người Việt là nguyên nhân cái chết của gần 2 triệu người Cam Bốt, ngoài tác dụng chối tội cho các lãnh tụ Khờ Me Ðỏ còn tạo hai tác dụng khác. Thứ nhất là khơi lại lòng thù oán với dân Việt, đặc biệt là những người Việt đang sống ở ngay trong nước Campuchia, đồng thời phá chính quyền cộng sản ở Việt Nam để yểm trợ Cộng Sản Trung Hoa. Hai là làm cho dư luận quên tội lỗi của đảng Cộng Sản Trung Quốc là đám người thực sự đứng đằng sau Khờ Me Ðỏ trong suốt thời gian chính sách diệt chủng được thi hành; rồi tiếp tục bảo trợ cho bọn này cho đến ngày Pol Pot chết. Sau khi Khờ Me Ðỏ bị tiêu diệt, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng quân bài mới là Hun Sen; đồng thời cũng mua chuộc ảnh hưởng ở nước Lào và Miến Ðiện; để tiếp tục chính sách bao vây Việt Nam từ hai ba mặt.
Hun Sen từng được Cộng Sản Việt Nam nuôi nấng, giúp đỡ, gầy dựng, lúc ông ta trốn thoát bàn tay của các đồng chí Khờ Me Ðỏ. Nhưng ngay sau khi thành công nắm được chính quyền ở Phnom Penh thì Hun Sen đã quay đầu chống lại các “đồng chí anh em” đã nâng đỡ mình. Hun Sen đã mời các cố vấn Trung Cộng trở lại, nhận hàng tỷ đô la viện trợ của Bắc Kinh, dùng Trung Cộng để thăng bằng cán cân với Việt Cộng. Vì quyền lợi bản thân và quyền lợi quốc gia, ông ta phải xoay chiều; vì đã biết các nước cộng sản đàn anh bao giờ cũng tìm cách lũng đoạn các nước đàn em. Ðứng giữa hai nước “đàn anh” thì Trung Cộng ở xa hơn Việt Cộng cho nên đỡ nguy hiểm hơn; mà tiền bạc thì lại nhiều và ban phát rộng rãi hơn. Cho nên, Hun Sen có thể sẵn lòng theo lời cố vấn Trung Cộng bầy ra vở tuồng “Nuon Chea đổ tội” cho Việt Nam. Cũng chẳng khác gì khi ông ta mời Cựu Thủ Tướng Thái Lan Thaksin làm cố vấn chỉ để phá chính quyền Thái Lan trước đây, trong lúc hai nước đang tranh chấp biên giới.
Trung Cộng đứng bảo chủ cho chế độ Khờ Me Ðỏ là một sự kiện hiển nhiên. Pol Pot là người theo chủ nghĩa Mao Trạch Ðông kiên quyết nhất. Các cố vấn Trung Quốc đã chỉ đạo các hành động “xóa sạch quá khứ,” bắt đầu lại lịch sử bằng Năm Zero, giống như cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc. Khờ Me Ðỏ đã tàn sát những người có học, ai đeo kính, biết đọc sách là có tội, theo tư tưởng Mao Trạch Ðông coi giới trí thức không bằng “cục phân.” Họ giết gần 2 triệu người Khờ Me cũng như giết người gốc Việt trong khi các Hoa kiều ở Campuchia phần lớn được thoát nạn! Ngay những hành động Khờ Me Ðỏ cho quân sang cướp bóc, giết người ở biên giới Việt Miên cũng do Bắc Kinh xúi giục để đe dọa Lê Duẩn.
Nuon Chea, còn mang tên Long Bunruot, từng đóng vai “Anh Hai, Brother Number Two” chỉ đứng sau Pot Pot (Number One), sinh năm 1926 dưới tên thật là Lau Ben Kon, chữ Hán là Lưu Bình Khôn. Cha mẹ ông ta đều là người gốc Hoa, cũng như vợ ông tên là Ly Kimseng. Nuon Chea không đi học ở Pháp như mấy lãnh tụ Khờ Me Ðỏ khác mà ở Ðại Học Thammasatt bên Thái Lan. Ở xứ Thái, Nuon Chea đã gia nhập “Ðảng Cộng Sản Xiêm,” một đảng thân Trung Cộng, sau này đã kịch liệt chống Nga Xô. Trở về Cam Bốt, năm 1960 Nuon Chea lên đến chức phó tổng bí thư đảng Lao Ðộng Campuchia (Cộng Sản). Khi Khờ Me Ðỏ cướp chính quyền năm 1975, Nuoun Chea được làm chủ tịch Quốc Hội, có lúc làm thủ tướng trong một tháng khi Pol Pot tạm nghỉ. Trong đám lãnh tụ cao cấp Khờ Me Ðỏ, Nuon Chea là tay khôn ngoan sớm đầu thú với Hun Sen từ năm 1998, được sống bình an gần mười năm ở Pailin, một vùng nhiều tài nguyên ngọc thạch và gỗ, nằm trong tỉnh Battambang là nơi Nuon Chea ra đời. Năm 2007 vì áp lực quốc tế trên chính quyền Hun Sen, Nuon Chea mới bị giam chờ ngày ra tòa.
Ra trước tòa án, Nuon Chea đã tự giới thiệu như một nhà ái quốc Khờ Me, nói nỗi lo chống lại cuộc “xâm lấn” của người Việt Nam, và chống chính sách của Cộng Sản Việt Nam muốn chiếm Campuchia, “tiêu diệt” dân tộc Khờ Me. Ông ta còn khấn khứa vong linh tổ tiên “đã hy sinh xương máu bảo vệ đất nước” Khờ Me, nhưng không hề nhắc đến tổ tiên của chính ông ta đều ở bên Tầu! Ông ta đổ tội cho mọi người Việt, những binh lính và cán bộ do Cộng Sản Việt Nam “gài” ở lại Cam Bốt; để biện hộ việc bắt hàng triệu người Khờ Me phải bỏ thành phố về sống ở thôn quê chỉ vì mục đích thanh lọc những người Việt Nam đang sống ở đó. Ông ta còn khiêu khích đảng Cộng Sản Việt Nam khi nhắc lại Khờ Me Ðỏ chiếm được Pnom Penh trước khi Việt Cộng chiếm được Sài Gòn, khiến Cộng Sản Việt Nam ghen ghét!
Vụ xung đột giữa Khờ Me Ðỏ với Việt Cộng có nguyên ngân trực tiếp, nhưng cũng do bàn tay Trung Cộng nhúng vào. Nguyên nhân trực tiếp là tham vọng của Lê Ðức Thọ muốn liên kết ba đảng Cộng Sản Ðông Dương để chính mình làm chủ tịch, ngồi ghế trên Lê Duẩn, khiến Cộng Sản Campuchia lo sợ muốn tách ra. Nhưng chính Bắc Kinh đã xúi giục Khờ Me Ðỏ gây ra những cuộc cướp bóc, giết người ở biên giới với Việt Nam để trừng phạt, khi Lê Duẩn ngả hẳn sang Liên Xô trong cuộc tranh hùng giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Lê Ðức Thọ và Lê Ðức Anh đã đem lính sang đánh Campuchia để thực hiện giấc mộng Liên Bang Ðông Dương, làm chết 50,000 thanh niên Việt Nam. Kết cục chỉ đưa tới cảnh sa lầy suốt mười năm cho tới khi phải rút lui nhục nhã. Vì tham vọng cộng sản hóa cả vùng Ðông Nam Á, Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn bị mắc bẫy của Ðặng Tiểu Bình, di họa cho người Việt tới bây giờ!
Nhưng tại sao Bắc Kinh lúc này lại sử dụng quân bài Nuon Chea và Hun Sen để gây lòng thù hận giữa người Khờ Me với người Việt Nam? Chính vì ở nước ta đang có phong trào chống các chính sách của Bắc Kinh xâm lấn biển đảo, đánh phá ngư thuyền, bắt cóc ngư dân Việt ở Biển Ðông. Dưới áp lực của lòng dân Việt khắp nơi, đảng Cộng Sản đã bắt đầu phải nói những lời lẽ cứng rắn đối với Bắc Kinh; tìm hỗ trợ ngoại giao từ các nước Ðông Nam Á và các cường quốc Châu Á. Các cuộc công du của Trương Tấn Sang sang Nhật Bản, Ấn Ðộ đều cố ý để cho người dân Việt thấy đảng Cộng Sản Hà Nội không hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh như mọi người vẫn nghĩ. Gần đây, chính Nguyễn Tấn Dũng đã dám công khai nói lên sự thật là Trung Cộng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của một nhà nước có chủ quyền hợp pháp là Việt Nam Cộng Hòa. Dưới áp lực của lòng dân, chính các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam phải mang một bộ mặt mới, để dân quên bớt những khó khăn kinh tế, ngân sách thâm thủng, lạm phát cao nhất Á Châu, tham nhũng, lạm quyền và bất công xã hội; và nhất là thái độc hèn yếu nhu nhược đối với nước cộng sản anh em của họ.
Không cho các lãnh tụ Cộng Sản Hà Nội đi quá xa, Bắc Kinh có thể dùng các quân bài Hun Sen và Nuon Chea, đe dọa một cuộc khủng hoảng mới ở phía Tây Nam, phát xuất từ Cam Bốt. Họ nghĩ như Ðặng Tiểu Bình, là một nước Việt Nam không thể đối phó với hai cuộc tranh chấp với hai nước láng giềng cùng một lúc. Nếu xẩy ra một cuộc xung đột giữa Việt Nam với Cam Bốt thì cả khối ASEAN sẽ bị ảnh hưởng. Mối đoàn kết bị lung lay, ý định liên kết lập trường trước vấn đề Biển Ðông sẽ tan vỡ trước khi được nêu lên. Hơn nữa, nếu gây lại một phong trào người Khờ Me thù oán người Việt, giết hại người Việt ở Campuchia thì dư luận trong nước Việt Nam sẽ được nhà nước cộng sản chuyển sang một hướng khác, không nhắm trọng tâm vào vấn đề Biển Ðông nữa!
Ðây là một mối lo cần phải báo động mọi người Việt Nam khắp thế giới! Cần lên tiếng cảnh cáo trước khi Cộng Sản Campuchia phát động một phong trào mới chống người Việt! Lãnh tụ các đảng cộng sản tranh chấp với nhau thường dùng chiêu bài “yêu nước” để xúi giục dân nước này giết người nước khác. Mục đích là cho dân quên những nỗi khó khăn kinh tế, quên cảnh sống nhục nhã mất hết tự do. Người Việt Nam đến nay vẫn xấu hổ về chính sách đuổi Hoa Kiều của chính quyền Cộng Sản trong những năm 1979, 80, mặc dù đại đa số người Hoa đã sống ở Việt Nam nhiều đời, đã hoàn toàn thành người Việt. Người Việt cũng không quên những phong trào bài Việt ở Cam Bốt do Khờ Me Ðỏ gây ra. Chúng ta cần liên kết với những cộng đồng người Khờ Me sống tự do trên thế giới để cảnh cáo mối hiểm họa xung đột chủng tộc vô lý này. Người dân Campuchia không nên bị lợi dụng làm một quân cờ trong cuộc xung đột giữa Trung Cộng với Việt Nam!
-Campuchia: Ex-Khmer Rouge Leader Blames U.S. (NYT 23-11-11)- Tòa án xử Khmer Đỏ kết thúc phần mở đầu — (VOA). - Gặp ông Hun Sen, Thủ tướng Campuchia (TN). -"Việt Nam đã giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng"
Nguồn: Seth Mydans - The New York Times Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ- 22.11.2011
Nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất còn sống sót của Khmer Đỏ, hiện đang bị truy tố về cái chết của 1,7 triệu người, hôm thứ Ba đã bào chữa cho những hành động của mình như là cuộc đấu tranh yêu nước chống lại việc Việt Nam sát nhập Cambodia và huỷ diệt dân tộc Cambodia.
Giống như một phiên bản rút ngắn từ một bài diễn văn chính trị lúc ông còn là nhà lãnh đạo tư tưởng của Khmer Đỏ trong những năm 1970, Nuon Chea, 85 tuổi, đã nói rằng những đe doạ từ những tình báo viên người Việt là nguyên do biện hộ cho những cuộc thanh trừng dẫn đến việc tra tấn và tử hình vốn là đặc điểm của chính quyền Khmer Đỏ.
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Khmer Đỏ đưa ra những chi tiết biện hộ tại toà án đối với nạn diệt chủng từ bàn tay của chính quyền Cộng sản cực đoan từ 1975 đến 1979.
“Hôm nay tôi được cho một cơ hội mà tôi vẫn hằng trông đợi từ lâu, đó là giải thích với nhân dân Cambodia thân yêu và những đứa con Khmer của họ những sự kiện xảy ra trong lịch sử Cambodia,” Ông Nuon Chea nói.
Đặt mình ngang hàng với những anh hùng yêu nước Cambodia, ông nói, “Tôi muốn tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên chúng ta, những người đã hy sinh tính mạng, xương máu và cuộc đời để bảo vệ tổ quốc chúng ta.”
Cử toạ của ông trong toà án, bao gồm vài chục sinh viên đạn học mặc áo trắng đã chăm chú lắng nghe lời giải thích mà người dân Cambodia đã tìm kiếm từ vụ án rằng tại sao chính quyền Khmer Rough đã huỷ diệt đất nước họ.
“Chúng tôi không biết đâu là đúng, đâu là sai,” Radet Hak, 21 tuổi, một sinh viên luật nói. “Tôi muốn nghe thêm.”
Những phiên toà trong tuần này, bao gồm tuyên bố của công tố viên và và bị cáo, đang được truyền tải trên khắp đất nước.
Ông Nuon Cea là một trong ba lãnh tụ cao cấp của Khmer Đỏ đang bị truy tố về những tội danh diệt chủng, tội phạm chiến tranh và tội phạm chống lại nhân loại tại toà án, vốn được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.
Ốm yếu và chân không đứng vững, ngồi trên ghế nhân chứng, ông Nuon Chea có vẻ như căng thẳng và quả quyết rằng ông đã bị lịch sử xét xử một cách sai lầm. Ông buộc tội toà đã “không công bằng với tôi ngay từ đầu,” vì vụ án đã đề cập đến những hành động của Khmer Đỏ mà không liên hệ với nguyên nhân và ngữ cảnh của chúng.
“Tôi phải nói rằng chỉ có thân mình con cá sấu được thảo luận mà không nói đến đầu hoặc đuôi của nó, vốn là những bộ phận quan trọng trong hoạt động hàng ngày,” ông nói.
Ông đã không đề cập đến chi tiết bảng liệt kê khủng khiếp về việc giết hại hàng loạt đầy tàn nhẫn mà công tố viên đưa ra mà chỉ đơn giản nói rằng “những gì đề cập trong tuyên bố mở đầu là không đúng sự thật.”
Phía công tố viên đã truy tố ông và những đồng bị cáo khác là Ieng Sary, 86 tuổi và Khieu Samphan, 80 tuổi, chịu trách nhiệm chính để nạn diệt chủng xảy ra theo kế hoạch của họ cũng như sự liên quan của họ. Bị cáo thứ tư, Ieng Thirith, 79 tuổi, cựu bộ trưởng các vấn đề xã hội, đã được miễn truy tố tuần trước khi toà xét thấy bà không thể hầu toà vì chứng mất trí.
Trong vụ án trước đấy, Kaing Guek Eav, 69 tuổi, còn có tên là Duch, chỉ huy nhà tù chính Tuol Sleng của Khmer Đỏ, đã bị tuyên án 35 năm tù vào năm 2010, sau đó được giảm án xuống còn 19 năm.
“Vị trí của tôi trong cuộc cách mạng là phục vụ quyền lợi của đất nước và nhân dân,” ông Nuon Chea nói. “Đàn áp và bất công đã khiến tôi hiến dâng bản thân mình để chiến đấu cho đất nước mình. Tôi phải rời bỏ gia đình để đi giải phóng tổ quốc khỏi chủ nghĩa thực dân và sự xâm lược và đàn áp của những kẻ trộm muốn cướp đất đai của chúng ta và xoá xạch Cambodia khỏi mặt đất.”
Một sinh viên luật khác tại phiên toà là Vessna Roschan, 21 tuổi nói: “Tôi không tin ông ấy, vì 1,7 triệu người đã chết. Nuon Chea nói rằng ‘Tôi bảo vệ nhân dân Cambodia, tôi bảo vệ văn hoá Cambodia,’ nhưng tôi không tin ông ấy vì nhiều người trong gia đình tôi đã bị giết, khoảng 24 người.”
Ông Nuon Chea bắt đầu phát biểu của mình với một câu chuyện về những năm đầu của phong trào Cộng sản cũng như quá trình đấu tranh giành độc lập trước Đảng Cộng sản Việt Nam đông và mạnh hơn trong những năm chiến tranh Việt Nam.
Ông nói những người Cộng sản Việt nam hy vọng kiểm soát được những đồng chí Cambodia của họ, đã thất vọng khi thủ đô Phnom Penh lọt vào tay Khmer Đỏ vào ngày 17 tháng Tư 1975, hai tuần trước khi Sài Gòn lọt vào tay những người Cộng sản Việt Nam.
Sau khi cuộc chiến chấm dứt, ông nói, “Những cán bộ Việt Nam vẫn tiếp tục bí mật nằm lại trên đất Cambodia nhằm mục đích thâu tóm đất nước này với tham vọng chiếm đóng, sát nhập và nuốt trọn Cambodia và xoá sạch sắc dân Cambodia ra khỏi nước này” - một tham vọng mà ông nói vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay.
Trong xã hội Cambodia, sự nghi ngờ về Việt Nam rất sâu đậm, và không có gì lạ khi người dân liên tưởng đến sự dính líu của tình báo Việt Nam trong những sự kiện địa phương.
Ông Nuon Chea nói rằng mối nghi ngờ về những kẻ lật đổ và phản bội là một phần nguyên nhân cho việc di dời khỏi Phnom Penh và những thành phố khác ngay sau chiến thắng của Khmer Đỏ, trục xuất hầu hết dân chúng về miền quê, một chính sách mà những công tố viên nói rằng đã làm thiệt mạng hàng nghìn người.
Ông đã bác bỏ rằng Khmer Đỏ đã lừa rồi giết hại những quan chức của chính quyền cũ đã đầu hàng sau cuộc lật đổ, nói rằng có khả năng đã có những kẻ giả danh mặc quần áo đen của những người cách mạng.
Ông nói rằng việc Mỹ thả bom Cambodia năm 1969 đã cực đoan hoá nhiều người Cambodia và kích thích sự phát triển của Khmer Đỏ, nhưng ông đã đổ cho Việt Nam tất cả những sai lầm sau khi tổ chức này nắm chính quyền.
“Yếu tố Việt Nam là yếu tố chủ yếu dẫn đến sự bối rối trong nước Kampuchia Dân chủ từ 1975 đến 1979,” ông nói, sử dụng cái tên cũ của quốc gia dưới chế độ Khmer Đỏ.
Ông không nói gì với toà án về việc diệt chủng có hệ thống do công tố viên trình bày, và cũng không đề cập đến cáo buộc của họ rằng đích thân ông đã ra lệnh tra tấn và giết hại những người tù cụ thể.
Nhưng trong đoạn băng ghi hình do công tố chiếu trước khi ông trình bày, người ta nghe thấy ông thừa nhận việc giết người, nói rằng “nếu chúng ta nhân đạo với những người này thì chúng ta đã mất nước.”
“Chúng tôi không giết nhiều,” ông tiếp tục. “Chúng tôi chỉ giết những kẻ xấu, không phải những người tốt.”-Nguồn:
BỊ CÁO NOUN CHEA NÓI RẰNG MỤC ĐÍCH CỦA KHMER ĐỎ LÀ BẢO VỆ CAMBODIA KHỎI VIỆT NAM
- Defendant Says Khmer Rouge’s Aim Was to Protect Cambodia From Vietnam(NYT). – Khieu Samphan chế giễu bản luận tội của Tòa án quốc tế xét xử Khmer Đỏ — (RFI). – Cựu chủ tịch Khmer Đỏ nói các công tố viên chỉ muốn hành quyết ông — (VOA). - - Ex-Khmer Rouge Leader Blames US (NYT). Campuchia: Defendant Says Khmer Rouge’s Aim Was to Protect Cambodia From Vietnam (NYT 23-11-11)
-------