--Bị giải tỏa, biểu tình Chiếm Wall Street đi lang thang
NEW YORK (AP) - Chỉ vài đêm sau khi thành phần Chiếm Ðóng Wall Street bắt đầu vào ngủ trong nhà thờ của ông, Mục Sư Bob Brashear khám phá ra là máy điện toán xách tay của ông đã bị ai đó lấy mất.
Hai anh chị em họ Donna Marinelli (phải) và David Monarca (trái), đến từ New Britain, Connecticutt, chuẩn bị ngủ qua đêm trong nhà thờ West Park Presbyterian Church do phong trào Occupy Wall Street sắp xếp cho người biểu tình ngủ. Bị đuổi ra khỏi công viên Zuccotti Park, người biểu tình Chiếm Wall Street đang hy vọng được ở đây lâu dài. (Hình: AP Photo/Tina Fineberg)
Những kẻ từng chiếm đóng khu công viên Zuccotti Park ở Manhattan nay đến trú ngụ trong nhà thờ của ông trong ít ngày, hoặc có thể lâu hơn để qua Mùa Ðông lạnh giá. Ðây là nơi ở mới nhất của họ, vốn luân chuyển qua mấy nhà thờ trong vùng kể từ khi bị Thị Trưởng Michael Bloomberg ra lệnh đóng cửa trại của họ hồi Tháng Mười Một năm ngoái.
“Thật là một điều ngạc nhiên đáng buồn khi điều này xảy ra,” theo lời Mục Sư Brashear, dù rằng máy điện toán của ông sẽ được ban tổ chức Chiếm Ðóng Wall Street mua đền trong thời gian tới. “Và mọi người đều biết rằng nếu còn xảy ra vụ ăn cắp nào nữa thì họ sẽ không được vào nơi này.”
Thành phần Chiếm Ðóng Wall Street nay trở thành những kẻ không nhà, lang thang từ nơi này sang nơi khác, tiêu xài hết ít nhất $20,000 trong số tiền mà họ gây quỹ được trong thời gian qua.
Số tiền này đang cạn dần. Tổ chức Chiếm Ðóng Wall Street hiện còn khoảng $334,000, và họ chi vào khoảng hơn $2,000 mỗi tuần.
Nơi trú của khoảng 70 người trong nhóm Chiếm Ðóng Wall Street là nhà thờ West Park Presbyterian Church của Mục Sư Brashear, với khoảng 30 người khác ở tại nhà thờ Park Slope United Methodist Church tại Brooklyn.
Ban ngày, họ hội họp, đi tham dự các hoạt động của Phong Trào Chiếm Ðóng, đến tối mới được về ngủ vì nhà thờ không cho ai ở đây vào ban ngày.
Buổi tối, họ cũng phải tổ chức toán tuần tiễu để bảo vệ an ninh chung.
“Chúng tôi đi quanh nhà thờ, tay cầm đèn bấm, gây tiếng động để mọi người biết là có tuần tiễu. Không ai được làm tình trong nhà thờ, không được uống rượu, không hút, không chích,” theo lời Trung Sĩ TQLC Halo Showzah, 27 tuổi, từng chiến đấu ở Iraq.
Việc tuần tiễu là điều cần thiết nơi đây vì có ít nhất 30% trong số người ở nơi này là thành phần thường xuyên không nhà, nghiện ngập hay có vấn đề tâm thần. Một trong những điều Mục Sư Brashear đòi hỏi là phải có ít nhất một chuyên gia tâm thần ở gần đó mỗi đêm để trợ giúp nếu cần. (V.Giang)
-Các cuộc biểu tình làm nổi bật khoảng cách giàu nghèo - VOA - Khoảng cách biệt về thu nhập ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo là một trong những lý do dẫn đến các cuộc biểu tình thuộc phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street, bắt đầu ở thành phố New York rồi lan khắp nước Mỹ và các nước khác trong năm 2011.
Các cuộc nghiên cứu đều khẳng định rằng khoảng cách thu nhập ngày càng tăng, nhưng đáng buồn là các ý kiến để giảm bớt khoàng cách này càng cách biệt nhiều hơn nữa.
Những người hoạt động xã hội trong hàng trăm thành phố trên thế giới phản đối tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và nạn thất nghiệp.
Họ nói rằng các ngân hàng gặp khó khăn thì nhận được cứu trợ của người nộp thuế, trong khi những người bình thường gặp vấn đề tài chính có thể bị tịch thu nhà.
Phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính là do các ngân hàng và các thị trường chứng khoán như Wall Street, họ nói rằng thành phần giàu chiếm 1% dân số có quá nhiều tiền và đang lợi dụng thành phần nghèo chiếm 99% dân số, nhóm 1% này mua quyền lực chính trị để ngăn chặn các loại thuế đánh vào người giàu và cắt giảm các dịch vụ xã hội cho người nghèo.
Phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street đòi hỏi một xã hội công bằng hơn bằng cách đánh thêm thuế vào người giàu có và cần điều tiết doanh nghiệp nhiều hơn.
Nhưng ông Peter Wallison, chuyên viên của American Enterprise Institute, cho biết giữ cho mức thuế thấp hơn và bớt điều tiết doanh nghiệp mới giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Ông nói sự tăng trưởng của các công ty công nghệ cao như Apple cho thấy chính quyền không nên chen vào công việc của những doanh nhân như Steve Jobs.
Ông Wallison nói sự bất bình đẳng về thu nhập ít quan trọng hơn khả năng làm giàu, vốn là điều thúc đẩy các doanh nhân chấp nhận rủi ro và tạo ra sản phẩm:
"Nhiều người giàu xuất thân từ những hoàn cảnh rất nghèo, Steve Jobs là một ví dụ tuyệt vời về điều đó, ông ta đã trở thành một người rất giàu có bởi vì ông có thể thi thố tài năng trong một xã hội rất linh hoạt như xã hội của chúng ta."
Nhưng ông John Cavanagh của Institute for Policy Studies nói rằng tỷ lệ thất nghiệp cao làm cho những câu chuyện tay trắng làm nên sự nghiệp rất khó xảy ra:
"Lý do tại sao phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street gây tiếng vang, và được phổ biến như vậy, là vì họ là bằng chứng sống động cho thấy những câu chuyện tay trắng làm nên sự nghiệp không còn đúng nữa.”
Văn phòng thống kê của Quốc hội Mỹ nói rằng thành phần giàu nhất của nước Mỹ có thu nhập tăng 275% trong vòng ba thập kỷ qua, trong khi những người nghèo nhất chỉ tăng 18%.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho thấy người giàu của xã hội Mỹ có thu nhập gấp 14 lần thu nhập của những người nghèo nhất.
Tổng thư ký OECD Angel Gurria nói rằng sự bất bình đẳng là một vấn đề:
"Hậu quả xã hội đang bắt đầu nhận ra ở nhiều quốc gia. Tại nhiều quốc gia, nhiều người cảm thấy bất an, lo sợ bị gạt ra ngoài lề. Nhiều người cảm thấy rằng họ là nạn nhân của một cuộc khủng hoảng không do họ gây ra, trong khi những người thu nhập cao thì lại thoát."
Những người biểu tình nói rằng họ sẽ tiếp tục biểu tình bao lâu mà các vấn đề kinh tế gây ra biểu tình, chẳng hạn như thất nghiệp, vẫn chưa được giải quyết.
- Người biểu tình gây rối loạn ở các hải cảng của Hoa Kỳ và Canada - VOA - Hàng trăm người biểu tình chống Phố Wall đã chặn các cổng ra vào một số cảng biển náo nhiệt nhất Bờ Tây nước Mỹ và Canada, trong phong trào kéo dài ba tháng nhằm phản đối điều họ gọi là sự tham lam của giới doanh nghiệp. Các cuộc biểu tình hôm qua đã khiến phải ngưng một phần các hoạt động tại một số kho bến cảng ở Oakland, California và Portland, Oregon. -- - Người biểu tình gây rối loạn ở các hải cảng của Hoa Kỳ và Canada — (VOA). – Chiếm Phố Wall phong toả cảng Oakland(Bùi Văn Phú). - Mỹ bắt hàng chục người biểu tình chiếm hải cảng (VOV).Chiếm Wall Street tiến tới chiếm hải cảng (Nguoi-Viet Online) -
- Phong trào chiếm đóng Wall Street nhằm vào các cảng Mỹ và Canada — (VOA). - Chiếm Wall Street tiến tới chiếm hải cảng — (NV) -Cuộc chiến luật nhập cư ở Mỹ (TN).--.BBCChiếm phố Wall: tòa ủng hộ trục xuất -Một tòa án New York đã ra phán quyết rằng việc giải tán những người biểu tình chiếm phố Wall hiện đang cắm trại tại công viên Zuccotti là hợp pháp.
Phán quyết này có nghĩa là những người biểu tình sẽ tiếp tục ḅi cấm dựng lều và ngủ trong công viên, mặc dù các quan chức New York nói rằng họ vẫn cho phép biểu tình phản đối.
Cảnh sát đã bắt khoảng 200 người trong một cuộc tấn công đột xuất vào công viên Zuccotti trước bình minh và sau đó đã giam giữ một vài nhà báo.
Giới chức hành động vào khoảng 01:00 vào lúc rạng sáng thứ ba 15/11 và giải tán hầu hết những người biểu tình trong vòng một giờ đồng hồ.
Hàng đống rác rưởi
Trong khi trực thăng đang quần thảo ở trên, các công nhân vệ sinh làm việc suốt đêm để dọn dẹp hàng đống rác rưởi.
“Tôi đã chảy máu rất nhiều. Họ đè mặt rất nhiều người xuống đất,” một người biểu tình 31 tuổi có tên là Luisdaniel Santos nói với hãng tin AP.
Một số người biểu tình vẫn tụ tập xung quanh công viên yêu cầu được vào trở lại, nhưng Thị trưởng Bloomberg nói công viên này sẽ tiếp tục bị đóng cửa cho đến khi phán quyết của tòa được làm rõ. Cảnh sát vẫn tiếp tục dựng một vòng rào chắn quanh công viên.
Những chủ cửa hàng nhỏ đã than phiền về tiếng ồn và tình trạng thiếu vệ sinh ở công viên Zuccotti. Họ buộc tội những người biểu tình đã làm cho họ mất khách hàng.
Thị trưởng New York Michael Bloomberg cho biết họ hành động như thế vì những quan ngại về sức khỏe và an toàn.
Phán quyết được đưa ra vào buối tối khi hàng trăm người biểu tình vẫn còn tụ tập xung quanh rào chắn ở công viên Zuccotti.
Những người biểu tình đang bàn bạc kế hoạch mới và tâm trạng của họ vẫn lạc quan, theo phóng viên BBC có mặt ở công viên.
Các tay trống và các tay guitar vẫn tiếp tục chơi trong khi một số tụ tập ở một giao lộ ở đường Broadway gần đó.
“Dù phán quyết của tòa có thế nào đi chăng nữa, chúng tôi vẫn có quyền biểu tình. Đây là thành phố của chúng tôi. Đây là nhà của chúng tôi suốt hai tháng qua. Cả thế giới đang chờ đợi xem điều gì đang xảy ra ở đây,” một người biểu tình nói với BBC.
Xâm phạm quyền người khác
Tại một phiên điều trần của Tòa án tối cao New York, thẩm phán Michael Stallman bác bỏ một lập luận từ phía luật sư của những người biểu tình. Ông cho rằng các quyền được quy định trong tu chính pháp thứ nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ không cho phép người biểu tình cắm trại ở công viên vô thời hạn như vậy.
Phán quyết của vị thẩm phán này cho phép tiếp tục các cuộc biểu tình nhưng không cho phép dựng ‘lều, các công trình, máy phát điện và các dụng cụ khác’.
Phát biểu sau khi có phán quyết của tòa, Thị trưởng Bloomberg nói quyền của những người biểu tình cũng quan trọng như quyền của những người muốn đến thăm công viên.
“Phán quyết của tòa án chứng minh cho lập trường của chúng tôi rằng các quyền được nêu trong Tu chính pháp thứ nhất không bao gồm quyền gây nguy hiểm cho công chúng hay là xâm phạm quyền của người khác bằng cách chiếm không gian công cộng với lều bạt như thế,” ông phát biểu qua thông cáo báo chí.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực 1 của tổng thống rằng chính quyền Obama tin rằng giới chức các thành phố phải có quyết định của riêng mình về việc xử lý người biểu tình như thế nào, hãng AP đưa tin.
Một số những trại biểu tình khác trên khắp nước Mỹ cũng bị giải tán trong những ngày gần đây.
Cảnh sát đã bắt hàng chục người ở Oakland, California khi họ đóng cửa một trại biểu tình ở trung tâm thành phố vào sáng thứ Hai 14/11.
Đã xảy ra một vụ nổ súng làm chết người gần nơi biểu tình này vào tuần trước và Thị trưởng Oakland Jean Quan nói bà phải ra lệnh trục xuất những người biểu tình ‘trước khi có người bị thương’.
Kể từ cuối tuần trước, cảnh sát đã đóng cửa các trại biểu tình ở các thành phố Portland, Burlington, Denver và Salt Lake.
-Chiếm phố Wall: tòa ủng hộ trục xuất
–
Các bài liên quan
- Tự do thương mại nửa mùa tại Việt Nam: Half-free trade in Vietnam (Asia Times).
- IMF cảnh báo khu vực ngân hàng TQ — (BBC). – IMF cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính của Trung Quốc — (RFI). – Trần Vinh Dự: Khủng hoảng tín dụng ngoài luồng ở Trung Quốc — (VOA’s blog). Mời xem lại bài cùng tác giả: Đổ vỡ của hệ thống tín dụng ‘ngoài luồng’.
- ChIndia: Thời của Trung Quốc hay Ấn Độ? (VEF).
- Chính phủ Nhật sẽ thảo luận về mậu dịch tự do bất chấp sự chống đối — (VOA).
- Hy Lạp, Ý thay chính phủ, các thị trường vẫn chưa an tâm — (RFI). - Châu Âu đối mặt với thời kỳ khó khăn nhất kể từ Thế chiến thứ Hai - (VOA). - Thủ Tướng Merkel: Liên Âu Gặp Cơ Nguy Sụp Đổ Vì Nợ - (VB). - Khủng hoảng châu Âu: Cuộc “nổi dậy” của giới tài chính? (VnMedia).
- Cảnh sát New York giải tán người biểu tình chống phố Wall — (VOA). – Cảnh sát dẹp lều trại Occupy Oakland (Bùi Văn Phú). - Cảnh sát Mỹ bắt 70 người biểu tình (TN). - Mỹ: Các địa điểm biểu tình bắt nguồn từ phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street - (VOA).
---
-
---