Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Chính phủ cam kết không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam (bên phải) và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son chủ trì phiên họp báo Chính phủ chiều 4/11. Ảnh: Nhật Minh.
Xác định tái cơ cấu ngân hàng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt của tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian tới, đại diện Chính phủ khẳng định đảm bảo an toàn hệ thống sẽ là ưu tiên hàng đầu khi thực hiện quá trình này.
Phát biểu tại phiên Họp báo thường kỳ chiều 4/11, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định việc thực hiện Nghị quyết 11 về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tại Việt Nam đang phát những tín hiệu tích cực, rõ ràng hơn. Điều này được thể hiện ở việc CPI tăng chậm lại, cán cân xuất nhập khẩu và thanh toán cân bằng hơn…
Tuy nhiên, trong 2 ngày làm việc vừa qua, Chính phủ vẫn thống nhất cho rằng nền kinh tế những tháng cuối năm và đầu 2012 sẽ tiếp tục phải chịu nhiều thử thách, đặc biệt trong điều kiện thế giới diễn biến khó lường. Do vây, Chính phủ sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, chặt chẽ về tài khoá, đồng thời có những biện pháp quyết liệt hơn trong điều hành.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng sẽ được triển khai trong thời gian tới, theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam là khẩn trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, tái cơ cấu ngân hàng. Về phương án cụ thể, đại diện Chính phủ cho biết đang giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng và trình trong thời gian tới.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Đồng Tiến. Ảnh: Nhật Minh.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, Chính phủ khẳng định sẽ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng tăng hợp lý về quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, quản lý và sử dụng vốn. Quá trình này sẽ được thực hiện có lộ trình và Chính phủ cam kết sẽ không để xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng, không để ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người gửi tiền.
Về “sức khoẻ” của các ngân hàng hiện nay, phát biểu tại họp báo, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng hiện vẫn hoạt động tương đối ổn định, lành mạnh. Ông Tiến cũng thừa nhận có một bộ phận nhà băng đang gặp khó khăn và phải nhận sự hỗ trợ về thanh khoản ngắn hạn từ Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, đại diện của cơ quan quản lý ngân hàng cũng cho biết đây là việc hết sức bình thường trong quá trình hoạt động. Ông cũng lưu ý rằng không phải cứ có quy mô lớn là ngân hàng mạnh: “Yếu hay mạnh là phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng đồng vốn”, ông Tiến nói.
Riêng đối với thực trạng một số ngân hàng sử dụng vốn huy động được đầu tư bất động sản, tài chính… thiếu kiểm soát, dẫn đến thua lỗ (vấn đề được đại biểu Nguyễn Bá Thanh nêu trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội chiều 27/10), ông Nguyễn Đồng Tiến cho biết những ý kiến của đại biểu Thanh nêu không có địa chỉ cụ thể nên Ngân hàng Nhà nước cần điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trước khi có thông tin chính thức. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một gợi ý để cơ quan quản lý tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra các ngân hàng.
Về tăng trưởng tín dụng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết con số thực tế của cả năm 2011 nhiều khả năng sẽ chỉ ở mức 12%, thay vì 20% như kế hoạch hồi đầu năm. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến, mức tăng trưởng cho vay này là phù hợp hơn với mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát của năm 2011.
Cũng để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết bên cạnh các giải pháp tiền tệ, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý giá, kể cả giá điện.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã nhận được đề xuất tăng giá điện của EVN. Tuy nhiên, trong kỳ họp này, Chính phủ chưa đặt vấn đề tăng giá. Tuy vậy, về lâu dài, tương tự như xăng dầu, việc quản lý giá điện sẽ tiến dần tới cơ chế thị trường. Việc tăng giá sẽ được xem xét vào thời điểm thích hợp và phải đảm bảo 2 điều kiện là ngành điện phải công khai giá thành, lỗ lãi và Chính phủ có biện pháp thích hợp hỗ trợ người nghèo: “Người nghèo sẽ không bị thiệt hơn, nếu không muốn nói là lợi hơn khi có giá điện mới”, Bộ trưởng khẳng định.
Liên quan đến điều hành giá bán lẻ giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo Nghị định 84 của Chính phủ, trên phương châm công khai, minh bạch. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố công khai kết quả thanh tra giá xăng dầu, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về nhận định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tình trạng vỡ tín dụng đen hàng loạt trong thời gian qua, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến thừa nhận hiện tượng này đã diễn ra dai dẳng từ lâu và khó xử lý do chế tài chưa đầy đủ. Kẻ xấu thường lợi dụng lòng tin và lòng tham của người gửi tiền để huy động vốn. Khi các đối tượng này không trả được nợ thì sẽ gây hậu quả lớn cho cá nhân cũng như xã hội.
Để hạn chế tình trạng này, Phó thống đốc cho rằng bên cạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các văn bản pháp luật đầy đủ, cơ quan quản lý cũng sẽ có các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho người gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.
Nhật Minh


-Chính phủ cam kết không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng

--
– Chính phủ: Không để đổ vỡ hệ thống ngân hàng (VnEconomy).  – Tiền gửi có an toàn khi sáp nhập hay giải thể ngân hàng? (ĐTCK). – Giữ vững hệ thống ngân hàng(NLĐ).   PGS. TS. Trương Quang Thông: Ngân hàng nhỏ: vẫn rất cần (TBKTSG). – Ngân hàng phải báo cáo tín dụng bất động sản trong tuần tới (VnEconomy).  - Lãi suất sẽ giảm (SGGP).  - Giá vàng khó lường (NLĐ). - Vàng rớt giá, dầu thô vẫn tăng (NDHMoney). - Tỷ giá USD/VND ngày 5/11 (NDHMoney). - Bán vàng chốt lời (TN).

“Thủ thế” trên thị trường liên ngân hàng (SGTT). -SGTT.VN - Ngân hàng cho vay đòi ngân hàng đi vay phải có thế chấp trên thị trường liên ngân hàng, chuyện chưa từng có từ trước nay. Đòi hỏi này, càng khiến thị trường liên ngân hàng thêm căng thẳng, các ngân hàng co mình, hạn chế tối đa chuyện cho vay, thậm chí, hoạt động vay mượn USD gần như đóng cửa.
Không thể vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, hầu hết các ngân hàng phải tự xoay xở nguồn USD đáp ứng cho khách hàng của mình. Ảnh: Lê Quang Nhật
Sau những lần điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng Nhà nước, đến nay tỷ giá ngoài thị trường tự do đã dịu lại, song tỷ giá trong ngân hàng thì lại tăng cao hơn, bởi những căng thẳng trong khu vực này.
Vay mượn trên liên ngân hàng căng thẳng
Việc vay mượn trên thị trường này, từ đầu năm nay đã không dễ dàng gì, lại càng khó khăn từ hơn một tháng trở lại đây. Một số ngân hàng quốc doanh, trong đó có Vietcombank, trong thời gian qua đã đòi hỏi ngân hàng nhỏ phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay mượn. Điều này đã khiến các ngân hàng vốn đang thiếu thanh khoản, lại càng thêm khốn đốn. Không muốn phải thế chấp tài sản, một số ngân hàng phải chạy đi tìm vay ở ngân hàng khác. Đó là lý do lãi suất liên ngân hàng đã từng tăng lên đến 40%/năm kỳ hạn một tháng trong thời điểm tuần cuối tháng 10 vừa qua.
Việc tăng cường đòi hỏi điều kiện đi kèm theo việc cho vay vốn không chỉ đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, mà còn khiến các ngân hàng co mình lại, giảm cho vay trên thị trường này, hoặc cho vay và đòi hỏi lãi suất cao ngất. Theo tổng giám đốc một ngân hàng TMCP hàng đầu, nếu đã trong hệ thống ngân hàng mà không tin nhau, đối xử với ngân hàng đi vay như quan hệ tín dụng với một doanh nghiệp, thì những ngân hàng khác càng thủ thế lo cho phận mình, chợ liên ngân hàng càng vắng vẻ.
Không những vậy, vay mượn ngoại tệ trên thị trường này gần như đóng cửa từ giữa tuần trước, nhất là từ sau nghị định 95 ban hành ngày 20.10, về chỉnh sửa và bổ sung các xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Giám đốc phụ trách khối ngoại hối của một ngân hàng lớn cho biết, hầu hết các ngân hàng rút về tự lo cho nhu cầu USD cho doanh nghiệp ở ngân hàng mình. “Một ngân hàng muốn vay mượn USD, ngày trước “la” lên giữa chợ liên ngân hàng là có đáp ứng. Còn nay, họ phải đi lòng vòng từng ngân hàng để hỏi mượn. Tỷ giá liên ngân hàng gần như không tồn tại nữa, vì không đúng với thực trạng toàn hệ thống”, ông cho hay.
Thiếu thanh khoản kéo dài
Từ cuối tuần qua và đầu tuần này, những ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank và Agribank đã trở lại tăng cường hỗ trợ vốn trên liên ngân hàng, cởi bỏ cơ chế thế chấp, thị trường liên ngân hàng dần ổn định trở lại.
Song ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vẫn duy trì cơ chế cho vay phải thế chấp. Trên tờ VnEconomy ngày 3.11, đại diện Vietcombank cho rằng, thông lệ thị trường đồng thời cũng như thực tế giao dịch tại Vietcombank, nghiệp vụ này được tiến hành theo hai hình thức, là cho vay theo hạn mức tín chấp và cho vay có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, theo giới tài chính và các chuyên gia, thông lệ quốc tế và lâu nay tại Việt Nam không có quy định đòi hỏi có thế chấp trên liên ngân hàng.
Lý do xuất hiện đòi hỏi này, là trước đây thị trường liên ngân hàng chỉ là nơi giải quyết những thanh khoản ngắn hạn như qua đêm, 1 tuần, nửa tháng, tối đa là 1 – 2 tháng. Nhưng một vài năm gần đây đã biến tướng, có những khoản vay cả năm trời. Điều này không những cho thấy có thiếu hụt thanh khoản kéo dài trong hệ thống, mà còn khiến tiền nằm trong hệ thống ngân hàng mà không đi ra nền kinh tế phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
Tổng giám đốc một ngân hàng cho hay, từ lâu trên thị trường liên ngân hàng không còn quan hệ vay mượn, mà là gởi tiền qua liên ngân hàng. Theo đó, những khoản tiền hàng ngàn tỉ đồng được ngân hàng lớn gởi lấy lãi suất cao ở ngân hàng nhỏ.
HỒNG SƯƠNG – BÍCH THUỶ



VietNamNet – Hà Nội: Hàng trăm chủ nợ phá nát nhà con nợ | -
.Thị trường vàng Độc quyền dễ rối loạn – Tai chinh – Bat dong san 24h
Tín phiếu trái phiếu tiền gửi đầu tư chắc ăn tuoitre.vn --Bảo hiểm tiền gửi: 50 triệu đồng thì chỉ là “an ủi”! | Tài chính – ngân hàng | CafeF.vn
--Ngân hàng ngày càng khắt khe với bất động sản | Thị trường | CafeF Land
-Dự báo kiều hối đạt kỷ lục 8,5 tỉ đô la Mỹ | Tài chính – ngân hàng | CafeF.vn

--Hà Nội: Phát hiện 39 cây vàng không rõ xuất xứ
-Hàng tồn kho bất ngờ tăng mạnh trở lại | Hàng hóa – Nguyên liệu | CafeF
Bổn cũ soạn lại: Điều hành linh hoạt, sát thực tế để kiềm chế lạm phát (VN+ 4-11-11) -- Phiên họp thường kỳ của chính phủ.  Đọc bài này thấy nó giống hệt như bài 1, 2, 3, 4 ... năm về trước.  Hình như thư ký lười, đem bản cũ (mà cũng toàn là blah blah blah) ra xài lại, chỉ đổi ngày? 

Cà phê cuối tuần: “Vào cuộc thì phải hết mình” (VnEconomy).
- Ts.Nguyễn Minh Phong: Tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn phát triển mới (Tầm nhìn).
Tái cấu trúc ngân hàng: Phải bảo vệ tiền gửi của dân (TP).  – Tái cơ cấu ngân hàng: Ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý (TBKTSG).

 Tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn phát triển mới - Đâu là “điểm nghẽn” trong giám định tư pháp?

‘Chết’ vì tỷ giá (ĐV).



Bỏ ra trên 1,9 tỉ USD nhập vàng, đá quý (SGTT 04/11) -Bảo hiểm tiền gửi còn mang tính tượng trưng, an ủi (SGTT 03/11)- Kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ tại một số ngân hàng nước ngoài (SGTT 02/11) - Doanh nghiệp được hỗ trợ 25% khi vay vốn đổi mới công nghệ (SGTT 03/11)- Ngày càng lệ thuộc nguồn nhập khẩu (SGTT 03/11)


-  EVN phải công khai giá điện thật (Dân Việt). –Buộc ngành điện công khai lời, lỗ khi tăng giá điện (PLTP).  - Chính phủ chưa tính tăng giá điện (DT).
Xem xét kéo dài hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp (TN).
Bộ trưởng GTVT: Vinalines hạn chế mua tàu cũ, được vay tiền chuộc tàu bị bắt (TP).
- Phỏng vấn Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn,  Trưởng Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh: Vụ Cà phê Buôn Ma Thuột: Khởi kiện sẽ chắc thắng! (TTVH).
-- Thương lái đổ xô mua ốc bươu vàng – Thiệt hại khó lường (SGGP).
Gạo Việt Nam gặp thời cơ lớn (NLĐ). - Xuất khẩu gạo năm 2011 sẽ đạt 4 tỷ USD (SGGP). - Không xuất khẩu tới 7,5 triệu tấn gạo - (RFA). Cạnh tranh với gạo giá rẻ! (TT).  – Cuối năm xuất khẩu gạo khó khăn (TP).
Công ty First Solar trì hoãn việc xây nhà máy ở Việt Nam   – (VOA). - First Solar công bố dừng dự án 1,2 tỉ đô tại Việt Nam (TBKTSG Online). - First Solar tạm hoãn khai thác (TN).

Công ty First Solar trì hoãn việc xây nhà máy ở Việt Nam - VOA - Công ty First Solar Inc cho hay họ đã hoãn kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời ở Việt Nam cho tới khi nào nhu cầu về năng lượng tái tạo gia tăng.  Hãng tin Bloomberg cho hay việc trì hoãn này cũng nằm trong kế hoạch cắt giảm các khoản chi tiêu của hãng.




Toàn cầu hóa phản kháng: The Globalization of Protest (Project Syndicate 4-11-11) -- Joe Stiglitz




Tổng số lượt xem trang