Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Dứt khoát phải ban hành Luật Biển

Cử tri truy đại biểu Hoàng Hữu Phước về những phát biểu trước Quốc hội liên quan đến Luật Biểu tình.

Chiều 28-11, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch và ông Hoàng Hữu Phước, Giám đốc Công ty Doanh thương Mỹ Á, đã đi tiếp xúc cử tri quận 1 (TP.HCM) báo cáo kết quả kỳ họp thứ hai QH khóa XIII vừa bế mạc cuối tuần qua.
Cử tri hỏi ĐB Phước về Luật Biểu tình

Xung quanh dự án Luật Biểu tình, một số ý kiến cử tri đồng tình với việc phải xây dựng luật này vì đó là sự thể chế hóa quy định của hiến pháp. “Có Luật Biểu tình sẽ giúp nhân dân biết mình cần phải làm gì và chuẩn bị những gì trước khi tham gia biểu tình; Chính phủ, chính quyền địa phương cũng thuận lợi trong việc quản lý, giám sát biểu tình; đồng thời đẩy lùi những thành phần lợi dụng biểu tình để làm những việc phi pháp” - cử tri Cao Văn Triệu (phường Phạm Ngũ Lão) phân tích.
Liên quan đến những tranh luận tại nghị trường QH về sự cần thiết của dự luật này, cử tri Vương Liêm, Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận 1, đặt vấn đề: “ĐB Hoàng Hữu Phước có thấy mình hơi vội vã và chưa hiểu rõ vấn đề khi phản đối việc ban hành Luật Biểu tình?” Về vấn đề này, ông Phước khẳng định trong bài phát biểu tại QH của mình không có từ “dân trí thấp”, ý ông không hề nói rằng chưa cần Luật Biểu tình vì dân trí thấp... “Khi nói về Luật Biểu tình là tôi nói với tất cả tấm lòng mình” - ông Phước bày tỏ và cho rằng với ĐBQH thì cử tri được coi như cha mẹ. “Cha mẹ nói cha mẹ cần, còn phận làm con muốn nói nhiều khi khó lắm cha mẹ ơi (?)” - ông Phước nói.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay thăm hỏi cử tri quận 1 (TP.HCM) trước buổi tiếp xúc chiều 28-11. Ảnh: VD
Các ý kiến cử tri đều được tiếp thu có trách nhiệm
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định tất cả vấn đề cử tri có ý kiến đều được các ĐB lắng nghe và tiếp thu có trách nhiệm. “Có những chuyện của TP thì chúng tôi làm việc với TP, có những chuyện vĩ mô chúng tôi phải đưa vào chương trình của trung ương. Mong cử tri hãy kiên nhẫn với những vấn đề vĩ mô bởi những vấn đề này phải giải quyết lần lượt chứ không thể một sớm một chiều mà gỡ được ngay” - ông Sang cho hay.
Về dự án Luật Biểu tình, Chủ tịch nước cho rằng đó là nội dung đã được quy định trong hiến pháp, còn thể chế hóa quy định đó như thế nào cho phù hợp là vấn đề đang tiếp tục bàn. “Khi nào có dự thảo luật này, mong cử tri đóng góp ý kiến xây dựng nhiều hơn nữa” - Chủ tịch nước đề nghị.
Đối với dự án Luật Biển Việt Nam, có cử tri thắc mắc luật này có trong chương trình kỳ họp nhưng sao chưa thấy QH thông qua. Trả lời, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Luật Biển dứt khoát phải ban hành nhưng phải cân nhắc kỹ trên cơ sở chủ quyền quốc gia và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Từ “phòng, chống” thành “diệt tham nhũng”
Sáng 28-11, Đoàn ĐBQH khóa XIII TP Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri ba quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê. Liên quan đến vấn đề tham nhũng, một số cử tri nhắc lại cần xử lý đến cùng những sai phạm tại Vinashin. Thậm chí, có cử tri cho rằng cần phải đổi cụm từ “phòng, chống tham nhũng” hiện nay thành “diệt tham nhũng” để tỏ rõ sự quyết tâm trong lời nói và hành động đối với nạn tham nhũng.
Các ý kiến cử tri cũng yêu cầu ngành xăng dầu, điện phải báo cáo cụ thể về việc kinh doanh lãi hay lỗ. “Ngành điện kêu thua lỗ nhưng lại đi đầu tư ngoài ngành hàng ngàn tỉ đồng. Chúng tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước vào cuộc làm rõ thực hư lỗ lãi, sai phạm như thế nào cho dân biết” - cử tri Bùi Thị Tý (quận Sơn Trà) nói.
Trả lời các câu hỏi cụ thể của cử tri về việc bán rẻ sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng), ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng đoàn ĐBQH TP, cho biết tiền bán sân vận động (hơn 1.000 tỉ đồng) là không rẻ, nếu bán ở thời điểm này thì chỉ ở mức 500-700 tỉ đồng. Ông Thanh cũng cho hay sang năm, tại các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, tất cả phụ nữ nghèo chưa có nhà ở, đang thuê nhà sẽ được TP bố trí cho thuê căn hộ chung cư...
LÊ PHI
NHẪN NAM
-Nguồn:--Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Dứt khoát phải ban hành Luật Biển: PLTP  -


-Chủ tịch nước khẳng định sẽ có luật Biển, luật Biểu tình (SGTT). - Lãnh đạo Việt Nam nói về Luật biểu tình (Bee).Ukraina cấp động cơ cho tàu Molnya Việt Nam (ĐV/Armstrade).Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước (VNE).
-- Giáp Văn Dương: Toàn dân góp sức đòi lại Hoàng Sa (TT).  – Đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (ĐĐK).
-Trung Quốc: “Càng mạnh càng ít bạn, càng giàu càng ít ảnh hưởng” (TQ).Asean và TQ sẽ thảo luận về COC?   —  (BBC).
Tàu sân bay TQ chạy thử lần hai (VNN/Tân hoa xã, Nhân dân nhật báo).   – TQ chạy thử hàng không mẫu hạm lần hai  —  (BBC).


 Nhật phát triển tiêm kích thế hệ 6 ‘chống tàng hình’ vietnamdefence-  Tạp chí Jane's Defence Weekly số tháng 11 đã đăng bài về việc Nhật Bản phát triển tiêm kích thế hệ 6 có tiềm năng “chống tàng hình”.
-Đài Loan nhận 3 trực thăng EC225 Super Puma vietnamdefence -Không quân Đài Loan đã nhận 3 trực thăng EC225 Super Puma của Eurocopter.




Nga, Trung “chĩa mũi tấn công” vào NATO (VnMedia).  – Phỏng vấn ông Alain Lamballe, chuyên gia về khu vực Nam Á: Tướng của Pháp phân tích vụ NATO đánh bom “nhầm” tại Pakistan (VOV).









– Ấn Độ hứa hỗ trợ toàn diện LLVT Việt Nam (ĐV/India Times).--TS Nguyễn Hữu Ninh và những ký ức về biểu tình (Bee.net 28-11-11)
-Asean và TQ sẽ thảo luận về COC? - (BBC) -Báo Philippines nói khối Asean và Trung Quốc sẽ bắt đầu thảo luận về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) vào tháng Một tới.
-Thiện chí không phải là nhu nhượcbasam-South China Morning Post Thiện chí không phải là nhu nhược Ed Zhang, từ Bắc Kinh 26-11-2011 Lạc Nguyên, một chuyên gia quân sự, có ý ám chỉ xung đột vũ trang khu vực nếu các nước đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tưởng nhầm sự tự kiềm chế của Bắc Kinh là- Ấn Độ, Mỹ, Nhật sẽ họp an ninh biển (TN).--Mỹ - Trung Quốc: US lines up against China (Canberra Times 28-11-11) -- Bài Michael Richardson, có nói đến Việt Nam ◄
Trung Quốc có nên xoay chiều? Is it China’s Turn to Pivot? (Diplomat 28-11-11) -- Bài Minxin Pei

Trọng Nghĩa
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc. Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, vốn đang bị Bắc Kinh lấn lướt. đây là một xu thế có lợi, cần phải khéo léo tranh thủ.
« Tôi không muốn thảo luận vấn đề đó tại Hội nghị Thượng đỉnh. Tuy nhiên, một vài lãnh đạo đã nêu tên Trung Quốc trong vấn đề đó. Không đáp trả những gì ta nhận thì thật là bất lịch sự». Đây là lời công nhận của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Tân Hoa Xã về sự kiện vấn đề Biển Đông đã được nêu bật tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 ở Bali (Indonesia).
Đối với Bắc Kinh, việc hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại một diễn đàn tập hợp 18 nước, trong đó có mặt hầu như tất cả các cường quốc, có thể được xem là một thất bại vì lẽ cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phản đối khả năng quốc tế nhòm ngó vào tranh chấp vùng biển giữa họ với các nước nhỏ trong khu vực.
Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với Tổng Thống Barack Obama, vốn đã kiên quyết nêu bật vấn đề ‘an ninh hàng hải’ trong vùng Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên mà ông tham dự, đây là một thành công rõ rệt.
Cũng như vậy, đối với các quốc gia ASEAN, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei, đang phải đối phó với đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, việc hồ sơ này được quốc tế hóa cho phép họ giảm bớt được sức ép của Trung Quốc, vốn chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách song phương với từng nước để dễ bề thao túng.
Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ tại Bali trên hồ sơ Biển Đông
Điều đã được tất cả các quan sát viên công nhận là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, riêng trên hồ sơ Biển Đông, Bắc Kinh hoàn toàn bi đẩy vào thế thủ. Lời cảnh cáo do chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra chống lại việc nêu vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị Đông Á, cho rằng đấy không phải là một diễn đàn thích hợp, hầu như chẳng được ai lắng nghe. Lời đe dọa là các ‘thế lực bên ngoài’ – ám chỉ Mỹ - không nên viện cớ xen vào Biển Đông cũng không có tác dụng.
Thậm chí ngoài Tổng Thống Mỹ và nhiều lãnh đạo ASEAN, còn có cả Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lẫn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda gợi lên vấn đề Biển Đông, một cách thẳng thừng như ông Singh trong cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, hay một cách gián tiếp như ông Noda khi ông thúc đẩy vấn đề bảo đảm ‘an ninh hàng hải’ trong hội nghị với các lãnh đạo ASEAN. Phải nói thêm là tại Bali, khái niệm « an ninh hàng hải » luôn luôn được hiểu là « hồ sơ Biển Đông ».
Thế thủ mà Trung Quốc bị đẩy vào ở Bali còn phản ánh qua một sự kiện rất nhỏ : Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã từng dự trù một cuộc họp báo vào trưa ngày 19/11. Lời mời đã được thông báo cho các phóng viên có mặt ở Bali. Thế nhưng sau đó cuộc họp báo đã bị hủy bỏ.
Ngay cả ngón đòn kinh tế mà Bắc Kinh thường dùng để chiêu dụ các nước ASEAN cũng có dấu hiệu không thu hút nhiều sự chú ý. Ngân khoản 10 tỷ đô la hỗ trợ cho ASEAN mà Trung Quốc loan báo ngay tại hội nghị Bali, hầu như không mấy được quan tâm, nhất là khi vào cùng một thời điểm, Thủ tướng Nhật Bản cho biết là Tokyo cam kết chi ra khoảng 26 tỷ đô la để giúp khối Đông Nam Á cải thiện hạ tầng cơ sở.
16 nước đề cập đến Biển Đông, ngoại trừ Cam Bốt và Miến Điện
Trong toàn cảnh như trên, vấn đề Biển Đông đã được nêu bật như thế nào tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11 vừa qua ở Bali. Lẽ dĩ nhiên là các trao đổi giữa các lãnh đạo không hề được công bố chính thức. Tuy nhiên, trên chuyến bay về Mỹ, một quan chức Hoa Kỳ cao cấp, có mặt tại hội nghị đã kể lại cho các nhà báo Mỹ tháp tùng theo Tổng thống Obama diễn tiến cuộc tranh luận.
Theo lời kể được ghi lại trên trang Web của Nhà Trắng, trong cuộc họp gần 2 tiếng đồng hồ, có tất cả 16 lãnh đạo, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề Biển Đông. Thậm chí Ngoại trưởng Nga cũng lên tiếng. Duy chỉ có các lãnh đạo Cam Bốt và Miến Điện là không nói đến vấn đề này.
Theo nguồn tin trên, Tổng thống Mỹ Obama không hề gọi là « vận động hành lang » để mớm ý cho các lãnh đạo khác, mà các vị này đã tự động phát biểu. Mở màn nói thẳng đến tranh chấp Biển Đông là Thủ tướng Singapore, Tổng thống Philippines và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tiếp theo là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Nga và Indonesia.
Theo lời kể lại của quan chức Mỹ, thì các lãnh đạo này đều nhấn mạnh trở lại rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết một cách đa phương. Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đã lên tiếng thì Tổng thống Mỹ Obama mới phát biểu, tuyên bố ủng hộ quan điểm của những người nói trước.
Tổng thống Mỹ lập luận rằng : « Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng – với tư cách là một cường quốc thường trú tại Thái Bình Dương, một quốc gia hàng hải, một quốc gia thương mại, và một nước bảo đảm cho nền an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».
Chỉ sau khi ông Obama nói xong thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới trả lời. Theo lời quan chức chính phủ Mỹ kể lại vụ việc, ông Ôn Gia Bảo chỉ nhắc lại lời phản đối rằng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông, và khẳng định rằng Trung Quốc đi bỏ nhiều công sức để đảm bảo sao cho các tuyến hàng hải được an toàn và tự do.
Đối với viên chức Mỹ, phản ứng Thủ tướng Trung Quốc đáng chú ý ở lời lẽ hòa hoãn, không tràng giang đại hải hay dùng đến những công thức quyết đoán thường thấy nơi các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt khi họ công khai phát biểu.
Tuy nhiên, theo nguồn tin này, điều thú vị không phải những gì ông Ôn Gia Bảo nói ra, mà là những gì ông không nói, ví dụ như ông không nhắc lại quan điểm tranh chấp phải được giải quyết song phương. Phải nói ngay là thiếu sót kể trên trong tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc tại Bali đã được hãng tin chính thức Tân Hoa Xã bổ khuyết sau đó, khi họ cho biết là ông Ôn Gia Bảo đã tái khẳng định lập trường của Trung Quốc. Chi tiết này cho thấy là dù không được Thủ tướng của họ nói ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc vẫn chống lại một giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông.
Sau hết, Tổng thống Indonesia, trong tư cách chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, một lần nữa đã lấy lại micro để tổng kết như sâu : "Tôi có thể mô tả cuộc thảo luận ngày hôm nay là tất cả chúng ta đã bàn thảo về Biển Đông một cách rất xây dựng", và ông cho rằng tất cả các lãnh đạo đã chứng tỏ là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á có thể giúp cho bộ quy tắc ứng xử (về Biển Đông) được tiến triển.
Tóm lại, có thể nói rằng là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer : Xu thế quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông có lợi cho Việt Nam
Tác động của tình hình này có thể là gì ? Liệu có thể buộc Trung Quốc thay đổi lập trường hay không ? Vốn đã từng tranh thủ vai trò chủ tịch ASEAN của mình vào năm ngoái để thúc đẩy việc quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được chuyển biến tích cực tại Bali ? Đây là một số vấn đề mà Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã sẵn lòng phân tích trong phần trả lời phỏng vấn dành riêng cho ban Việt ngữ RFI.
RFI : Vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Ảnh hưởng sẽ như thế nào ?
THAYER : Khi Chủ tịch ASEAN, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), ông tóm lược nội dung thảo luận bằng cách ghi nhận rằng các vấn đề an ninh hàng hải là một đề mục thích hợp với chương trình nghị sự của hội nghị. 
Trong số 18 thành viên của Hội nghị thượng đỉnh, 16 nước đã nêu lên vấn đề này. Trung Quốc nằm trong số 16 nước đó và lập luận rằng Cấp cao Đông Á không phải là một diễn đàn thích hợp.
Thượng đỉnh Đông Á đã không đề xuất bất kỳ hành động nào (liên quan đến Biển Đông). Nhưng rõ ràng là trước phản ứng đồng thuận trong khu vực, vốn cho rằng vấn đề an ninh hàng hải – tức là Biển Đông – thuộc diện được quan tâm rộng rãi, Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lập trường của họ, vốn chỉ nhấn mạnh trên đàm phán song phương. 
Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu lên trong ba diễn đàn riêng biệt : 
1/ Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các biện pháp cần ưu tiên tiến hành khi họ thực hiện bản Hướng dẫn Thực hiện DOC đã đồng ý vào tháng Bảy 2011. Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp của một nhóm làm việc vào năm tới. 
2/ Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) đã nhất trí về các điều khoản tham chiếu cho Nhóm Chuyên gia Hỗn hợp thuộc tổ Công tác về An ninh Hàng hải (Joint Expert Working Group on Maritime Security). Nhóm này do Australia và Malaysia đồng chủ trì. Vấn đề là khi nhóm họp lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2010, ADMM + đã đồng ý gặp nhau ba năm một lần. Cuộc họp sắp tới do đó chỉ diễn ra vào năm 2013. Tháng Mười vừa qua, Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đã đồng ý thu ngắn thời gian giữa hai cuộc họp ADMM + thành hai năm, nhưng chỉ sau hội nghị lần thứ hai vào năm 2013 mà thôi. 
Tuy nhiên, từ nay đến đó, kết quả công việc của Nhóm Chuyên gia Hàng hải (Maritime Expert Working Group) có thể được báo cáo lên cho Hội nghị Quan chức Cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +). 
3/ Các vấn đề an ninh hàng hải có thể được nêu ra trước Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF nhóm họp hàng năm và cuộc họp giữa kỳ của Nhóm phụ trách an ninh trên biển (Inter-Sessional Group on Maritime Security). Không một nhóm nào trong số các này có quyền quyết định.
Chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc : nhân tố khuấy động Biển Đông
RFI : Tại Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc như bị đẩy vào thế thủ, với tuyên bố chừng mực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có thể giải thích sao về động thái này ? Phải chăng đó chỉ là một bước lùi chiến thuật hay là Trung Quốc thực sự đang xem xét lại chiến lược của họ trước sự kiện họ bị hầu như tất cả mọi người phản đối ?
THAYER : Trung Quốc đã nhìn thấy là hơn 14 năm cố gắng phát huy "khái niệm an ninh mới" và chính sách an ninh đa phương của họ bị tổn thương nặng nề vì khu vực đã phản ứng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, và nhất là trong năm 2011. 
Các dấu hiệu cho thấy là hầu hết các sự cố trong vùng Biển Đông đều xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các cơ quan dân sự hữu trách ở các cấp độ khác nhau của chính phủ, cộng với các chính quyền địa phương và các công ty dầu hỏa của Trung Quốc. 
Khi nhận thức được đầy đủ về các tổn hại đã gây ra, Bắc Kinh đã nhanh chóng làm dịu tình hình. Trung Quốc thỏa thuận với các thành viên ASEAN trên bản Hướng dẫn Thực hiện DOC. Trung Quốc tiếp đón Tổng thống Philippines Aquino và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trung Quốc bị buộc phải phản ứng một cách khá nhẹ nhàng bởi vì hành động của họ đã thúc đẩy các nước trong khu vực quay sang tìm kiếm sự đảm bảo từ Hoa Kỳ, và đã khiến các cường quốc lớn trong vùng - Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ - phản ứng lại một cách cứng rắn hơn.
Hiện nay, trong bối cảnh sắp đến Đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc chuyển giao quyền lực trong giới lãnh đạo, đã xuất hiện mối lo ngại là xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc có thể lấn lướt đường lối ngoại giao thận trọng, và lại làm tăng căng thẳng trong vùng Biển Đông. 
Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể chối cãi" của họ trên 80% vùng Biển Đông. Khi chủ nghĩa dân tộc thái quá kết hợp với đà tăng cường quân sự và những mối bức xúc về sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ quả sẽ là một yếu tố không ổn định cho an ninh khu vực.
RFI : Làm thế nào để giải thích sự thành công của Mỹ và Tổng Thống Barack Obama lần này ? Liệu thành công đó có kéo dài hay không ?
THAYER : Tổng thống Obama đã tích lũy được một số thành công. Chính quyền của ông đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, và bổ nhiệm một đại diện thường trực bên cạnh Ban Thư ký ASEAN. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đáp ứng những mối quan ngại của các nước Đông Nam Á trên lục địa bằng cách tung ra Sáng kiến Hạ Mekong (Lower Mekong Initiative). Bà cũng là người thường xuyên lui tới khu vực và đã tham dự tất cả các cuộc họp ARF. Tổng thống Obama đã đề nghị và được thu nhận làm thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và ông đồng thời đã chủ trì 3 cuộc họp thượng đỉnh với ASEAN.
Mỹ dường như đã giải quyết được vấn đề hóc búa là Miến Điện bằng cách cử Ngoại trưởng Clinton đến tận nơi để đánh giá các cải cách chính trị tích cực gần đây tại Miến Điện. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn mâu thuẫn với các nước thành viên ASEAN, vốn đã công nhận tính chính đáng của tân chính phủ Miến Điện. Chính tình hình Miến Điện đã phá hoại các nỗ lực của cựu Tổng thống Bush, muốn triệu tập một cuộc họp giữa các lãnh đạo ASEAN và Mỹ tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Khi Hoa Kỳ cho biết là Miến Điện sẽ không được hoan nghênh, ASEAN đã từ chối tham dự.
Tổng thống Obama cũng đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ đổi mới cam kết dấn thân vào khu vực. Ngân sách quốc phòng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ, không bị việc cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ ảnh hưởng. Hoa Kỳ cũng đã tiến hành một số bước khác như đưa loại tàu chiến mới Littoral Combat Ships qua đồn trú tại Singapore, và khởi động kế hoạch đưa Thủy quân lục chiến Mỹ đến các cơ sở huấn luyện gần Darwin ở miền bắc Úc.
Quan trọng nhất là Tổng thống Obama đã khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc cùng tham gia. 
Trên hồ sơ Biển Đông, Obama đã không cường điệu vai trò của Mỹ. Hoa Kỳ không bênh vực bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng không tán đồng việc sử dụng võ lực và đe dọa dùng võ lực. Mỹ ủng hộ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, bao gồm quyền tự do và an toàn qua lại trên biển và trên không. Mọi nước đều phụ thuộc vào điều kiện tiên quyết là hàng xuất và nhập khẩu phải được lưu thông an toàn trên Biển Đông.
Cần phải tìm giải pháp cho tình hình ASEAN bị chia rẽ
RFI : Việt Nam có thể hưởng được những lợi ích gì từ kết quả này ?
THAYER : Việt Nam đã nhận thức được rằng chiến lược ba hướng - (1) đấu tranh và hợp tác với các nước lớn, (2) làm bản lề giữa Bắc Kinh và Washington, và (3) chính sách đối ngoại đa phương – đã giúp họ huy động được sự hỗ trợ từ bên ngoài trong giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam cũng đã học được rằng cách thúc đẩy tốt nhất lợi ích của mình là để cho Philippines tiến công trên vấn đề Biển Đông.
Về đấu tranh và hợp tác, Việt Nam đã học được cách đứng lên chống lại Trung Quốc, rồi sau đó tìm kiếm sự hợp tác để tránh không cho vấn đề Biển Đông thống trị các mối quan hệ song phương. Kháng lại Trung Quốc cũng bao gồm việc tăng cường năng năng lực hải quân và không quân còn khiêm tốn bằng chiến lược chống tiếp cận anti-access/area-denial riêng của mình. 
Với tư cách là bản lề giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể xoáy trên các lợi ích cụ thể của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thu lợi cho mình. Không ai có thể buộc Việt Nam nghiêng hẳn về phía này hay phía kia. 
Còn chính sách ngoại giao đa phương cho phép Việt Nam lôi kéo thêm các nước khác vào cuộc : Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh.
Việt Nam cũng đã nhận thức được rằng khối ASEAN bị chia rẽ. Cam Bốt và Miến Điện rõ ràng là không bao giờ nêu lên vấn đề an ninh hàng hải hoặc các vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa quốc gia. Một số quốc gia ASEAN muốn để cho Việt Nam và Philippines một mình tiến vào hang hùm và đừng lôi kéo họ vào một cuộc xung đột với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một bộ luật ứng xử nào giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc đều sẽ không có uy lực. 
Trong thực tế, áp lực của Trung Quốc đã ngăn không cho ASEAN tiến tới một lập trường chung. Đây là một tình trạng đáng buồn vào lúc các nước Đông Nam Á đang hướng tới việc tuyên bố mình là Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á
RFI :  Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được xu hướng tích cực tại Thượng đỉnh Đông Á ?
THAYER : Dù về cơ bản Biển Đông là một vấn đề giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, thế nhưng Philippines và Việt Nam lại đang ở phía tiền tuyến trong việc đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó thì Malaysia và Brunei lại tìm cách tránh can dự trực tiếp. Việt Nam phải dành nhiều công sức để thay đổi cách tiếp cận của các thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Việt Nam cần thúc đẩy một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á (Code of Conduct for Southeast Asia’s Maritime Domain).
Phương pháp đó sẽ nhằm mục tiêu chỉnh đốn ngôi nhà ASEAN bằng cách giải quyết các vấn đề hàng hải khác nhau giữa các nước Đông Nam Á sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Thái Lan và Cam Bốt vẫn chưa giải quyết được tranh chấp tài nguyên trong Vịnh Thái Lan. Trong thực tế, Thái Lan đã rút khỏi một thỏa thuận trước đây khi đụng độ đã nổ ra trên biên giới đất liền. Indonesia có ranh giới trên biển chưa được giải quyết với các nước láng giềng. Cả Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Một số đòi hỏi này đã dựa trên những đường cơ sở phóng đại.
Tóm lại, an ninh của toàn vùng biển Đông Nam Á - không chỉ đơn thuần là Biển Đông - phải được xử lý một cách toàn diện. Tất cả các thành viên ASEAN cần làm việc để giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế. Một bộ Quy tắc ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á có thể bao hàm một nghị định thư cho phép bên ngoài tham gia và chấp nhận các quy định của văn kiện này. Một cách tiếp cận như vậy sẽ tăng cường sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, cũng như khả năng đối phó với Trung Quốc.
RFI : Thành thật cảm ơn Giáo sư Carl Thayer





--FISCHER: Iran on the Warpath Project Syndicate -FISCHER: Iran on the Warpath While Europe remains preoccupied with its own slow-motion crisis, and other global powers continue to be mesmerized by the bizarre spectacle of European officials’ myriad efforts to rescue the euro (and thus the global financial system), clouds of war are massing over Iran once more. Indeed, matters are likely to come to a head in 2012.-


-Miến Điện và Trung Quốc tái khẳng định thắt chặt quan hệ song phương   —  (RFI). – Ngoại trưởng Mỹ khởi đầu chuyến thăm Miến Điện – (RFA). - Trung Quốc, Miến Điện sẽ tăng cường hợp tác quân sự - (VOA).
Quyết giữ ngôi báu dài dài Đàn Chim Việt----

Tổng số lượt xem trang