Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với Mỹ ở TBD?

-Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với Mỹ ở TBD?Những chuyển động quân sự mạnh mẽ trong những ngày gần đây cho thấy, Bắc Kinh không hề xem thường kế hoạch can dự của Washington tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương -(ĐVO) Ngày 29/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức công bố về việc thành lập Cục Quy hoạch chiến lược trực thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).



Việc thành lập Cục Quy hoạch chiến lược diễn ra một tuần sau khi chính quyền Bắc Kinh xác nhận về một cuộc tập trận quân sự trên khu vực biển thuộc châu Á – Thái Bình Dương.


Theo giới phân tích quân sự, sự xuất hiện của Cục Quy hoạch chiến lược giúp nước này gia tăng ảnh hưởng quân sự toàn cầu cũng như đối phó với những thách thức mới tại khu vực.

Theo đó, Cục Quy hoạch chiến lược sẽ đảm nhiệm việc lên kế hoạch và đề xuất cải cách quân đội, nghiên cứu khuyến nghị về phân bổ nguồn tài nguyên chiến lược của quân đội, phân tích tình hình quân sự - chính trị trên thế giới.

Thông tin trên Đài tiếng nói nước Nga, ông Andrei Carneev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Á - Phi thuộc ĐH Tổng hợp Moscow nhận định, nhiều khả năng, Cục Quy hoạch chiến lược của Trung Quốc hình thành theo mô hình của Mỹ.

“Sự đối đầu với Washington, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gần đây đã gia tăng. Và tất nhiên, các nhà lãnh đạo quân sự chính trị của Bắc Kinh không muốn tụt hậu so với Washington trong bất cứ điều gì, kể cả các vấn đề hoạch định chiến lược. Ủy ban Hợp nhất các Tham mưu trưởng Mỹ có Sở J5, chuyên chịu trách nhiệm về kế hoạch quân sự chiến lược. Một cơ cấu tương tự như vậy đang được Quân đội giải phóng Trung Quốc  thành lập”, ông Andrei Carneev phân tích.
Hải quân được xác định là lực lượng nòng cốt của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Trước đó, chính quyền Bắc Kinh đã xác nhận về tập trận trên Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc. Cuộc thao diễn quân sự này bắt đầu chỉ một tuần sau khi ông Barack Obama đưa ra tuyên bố rằng Hoa Kỳ dự định củng cố vị trí của mình như là một cường quốc quân sự hùng mạnh của khu vực Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không thông báo về qui mô, thời điểm cuộc diễn tập, chỉ công bố rằng đây là cuộc tập trận theo kế hoạch, phù hợp với luật pháp cũng như thực tế quốc tế và không nhằm chống lại bất cứ nước nào.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quân sự, cuộc diễn tập lần này có qui mô rất lớn. Kênh truyền hình Nhật Bản NHK cho biết, 6 chiến hạm của Hải quân Trung Quốc đã tiến vào Thái Bình Dương, vượt qua khu vực đảo Okinawa và Miyako, hướng tới vùng quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang tranh chấp.

Những động thái gấp gáp của giới quân sự Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã sẵn sàng đáp trả hành động quân sự ngày một gia tăng của Washington ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong chuyến công du châu Á vào trung tuần tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Washington sẽ điều động 2.500 lính thủy đánh bộ đồn trú tại Australia, tăng số máy bay chiến đấu bố trí ở các sân bay địa phương… nhằm tạo điều kiện để Mỹ phản ứng kịp thời với những thách thức tại khu vực.

Ngoài ra, chính quyền Washington đẩy mạnh hợp tác quân sự với các nước Indonesia, Philippines, Singapore… làm cơ sở cho sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Biển Đông, gián tiếp cản trở ý đồ của Bắc Kinh đối với khu vực trọng yếu này.

>> Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ
>> Tàu sân bay và cán cân ở châu Á - TBD
>> Trung Quốc khó chịu với chuyến công du của TT Mỹ

>> Chuyên gia Mỹ - Trung nói về xung đột
>> Tướng Ấn Độ đánh giá sức mạnh Trung Quốc
>> Thực hư chuyện Trung Quốc có hạm đội thứ tư

Tùng Dương


.Trung Quốc sẽ bảo vệ Iran dù Thế chiến 3 xảy ra datviet
Trung Quốc sẽ bảo vệ Iran dù Thế chiến 3 xảy ra' Cập nhật lúc :11:01 AM, 30/11/2011
Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Trương Triệu Trung khẳng định: Trung Quốc sẽ không ngần ngại bảo vệ Iran cho dù Thế chiến 3 có xảy ra".


basam- 30/11/2011 Đến lượt Trung Quốc phải xoay chiều?
Minxin Pei (*)
Trúc An dịch
28-11-2011-
Mỹ đã phục kích và cô lập Trung Quốc tại hội nghị Đông Á. Nếu Trung Quốc muốn hồi phục, nước này cần phải thành công trong cuộc cạnh tranh với Mỹ – và không dọa nạt các nước láng giềng.
Nếu năm 2010 là năm mà Trung Quốc thực hiện một loạt các động thái chiến lược và chiến thuật để củng cố vị thế của nước này ở Đông Á thì năm 2011 chứng kiến cả khu vực phản ứng lại.


Không ai biết rõ điều đó hơn Bắc kinh. Tại một hội nghị thượng đỉnh Đông Á kết thúc mới đây ở Bali, Indonesia, Trung Quốc bị Mỹ phục kích theo đúng nghĩa đen, khi phối hợp một cú đẩy lùi khéo léo chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoại trừ Myanmar và Campuchia, tất cả các nước khác tham gia hội nghị, trong đó có Nga, đều chỉ trích thái độ của Trung Quốc về Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương, điều mà Trung Quốc luôn phản đối.
Tin xấu cho Bắc Kinh thực chất đã có từ trước Hội nghị Bali. Mỹ và Úc thông báo một thỏa thuận nhằm mở một căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ mới ở Darwin, trong một động thái rõ ràng là nhằm phát tín hiệu tới Trung Quốc rằng, bất chấp những khó khăn về ngân sách, Washington có thể tăng gấp đôi sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực.
Tiếp đó, như thể để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng Mỹ vẫn còn thêm vài quân bài nữa để chơi, chính quyền Obama thông báo rằng Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ sớm thực hiện một chuyến thăm lịch sử tới Myanmar để cổ súy hội đồng quân sự nước này tiếp tục tiến trình khi họ đang thực hiện những bước thăm dò nhưng đầy hứa hẹn, hướng tới một sự chuyển đổi sang dân chủ. Nếu quan hệ nối lại giữa Mỹ và Myanmar đơm hoa kết trái, Myanmar có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tóm lại, ba diễn biến nói trên đã đưa Mỹ trở lại vị trí cầm lái ở Đông Á, trong khi Trung Quốc rõ ràng phải chịu bước lùi chiến lược nghiêm trọng nhất trong khu vực, trong nhiều năm. Tất nhiên, một số người ở Bắc Kinh có thể muốn chống lại việc tái xác nhận quyền lực của Mỹ ở Đông Á, nhưng bất cứ hành động nào theo hướng đó chắc chắn sẽ leo thang căng thẳng với Washington, càng làm cho Trung Quốc bị cô lập hơn. 
Một cách tiếp cận nhạy cảm hơn đối với Trung Quốc là phải thay đổi triệt để tư duy của nước này về an ninh Đông Á và có những bước đi vững chắc nhằm giành lại thế chủ động về ngoại giao. Trung Quốc cần bắt đầu bằng một đánh giá tổng quan về các mối quan hệ Trung – Mỹ. Rõ ràng, vận may địa chính trị hiếm hoi mà Trung Quốc có được ở Đông Á kể từ sau vụ 11/9 nay đã tan biến và quyết tâm của Mỹ trong việc giữ Đông Á là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu của nước này, chắc chắn làm cho Trung Quốc vô cùng bực bội.
Tuy vậy, nhìn nhận những động thái gần đây của Washington, cùng hệ quả của chúng, như những bước đi kiên quyết hướng tới “kiềm chế” Trung Quốc sẽ là một sự thổi phồng quá mức tầm quan trọng của chúng, chỉ ra quá nhiều sự thù hận trong các ý định của Mỹ, và bỏ qua hành động cân bằng thận trọng của chính quyền Obama. (Các lãnh đạo Trung Quốc nên nhớ rằng Barack Obama đã nhắc lại, tại Hội nghị Đông Á, chính sách ràng buộc với Trung Quốc của Mỹ).
Đường lối trung hòa giữa một quan hệ đối tác Trung – Mỹ và cuộc xung đột công khai giữa hai nước là một cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ được kiểm soát. Không thể phủ nhận rằng, trừ khi chế độ độc đảng của Trung Quốc chuyển thành một nền dân chủ tự do, nếu không thì Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau. Nỗi sợ thường trực đối với dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến cho họ nhìn nhận Mỹ như một mối nguy chính trị, trong khi sự cự tuyệt nền tảng của Mỹ đối với tính hợp pháp của chế độ độc tài có nghĩa là Washington sẽ coi chế độ độc đảng đầy quyền lực ở Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh. Thiếu hụt lòng tin có thể khiến cho sự hợp tác khó khăn, nhưng không nhất thiết dẫn tới xung đột.
Vì vậy, khi uy thế của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối của Mỹ tiếp diễn, hai cường quốc lớn này, mặc dù phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, sẽ vẫn tiếp tục tranh giành sự ảnh hưởng về địa chính trị. Kiểm soát được cuộc cạnh tranh ấy, chứ không phải chối bỏ nó, là một nhiệm vụ thách thức nhất đối với cả Washington và Bắc Kinh trong thập niên tới đây.
Tất nhiên, kiểm soát cạnh tranh đòi hỏi cả hai nước phải nghĩ lại cách tiếp cận hiện thời của họ đối với nhau. Với Trung Quốc, điều này bao gồm việc từ bỏ chiến lược lâu năm “mua anh em xa, đánh láng giềng gần” của họ – hay yuanjiao jingong. Trong 4 thập niên vừa qua, kể từ chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon tới Trung Quốc, chiến lược tổng quát của Bắc Kinh là xoay chính sách ngoại giao của nước này trên một mối quan hệ hợp tác và ổn định với Mỹ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể nhất quán theo đuổi một chiến lược khu vực hữu ích và toàn diện để cho phép nước này thúc đẩy một mối quan hệ ổn định và hợp tác Trung – Mỹ trong việc tái thiết trật tự an ninh Đông Á. Sự khôn ngoan xưa nay của Bắc Kinh, nếu không phải mơ tưởng, là một mối quan hệ hữu hảo Trung – Mỹ sẽ mang lại cho Trung Quốc sức mạnh lớn hơn để đối phó với các nước láng giềng.
Lối tư duy đó bỏ qua là các nước láng giềng của Trung Quốc, sợ hãi một nước Trung Quốc đầy uy quyền không bị giới hạn bởi một nước cân bằng chiến lược ngoài khơi như Mỹ, [các nước láng giềng này] sẽ càng lo sợ Trung Quốc hơn khi Trung Quốc lớn mạnh, để rồi gần gũi hơn với Mỹ. Các mối quan hệ tốt đẹp Trung – Mỹ không mang lại bất kỳ một thuận lợi nào cho Trung Quốc trong việc kiểm soát các mối quan hệ bất ổn với các nước láng giềng. Chỉ có trường hợp duy nhất là thập niên qua, khi Trung Quốc đầu tư nhiều nỗ lực vào cải thiện quan hệ với ASEAN và Hàn Quốc. Và kết quả đã chứng minh rằng, Trung Quốc có các mối quan hệ tốt đẹp nhất với hầu hết các nước láng giềng trong khi quan hệ Trung – Mỹ cũng ổn định.
Những gì ví dụ này và những thất bại gần đây của Trung Quốc trong khu vực cho thấy, Trung Quốc phải định dạng lại chính sách ngoại giao của mình bằng cách tập trung vào các nước láng giềng và xoa dịu nỗi sợ hãi của họ. Không nhất thiết phải hạ cấp mối quan hệ với Mỹ, Trung Quốc vẫn có thể thay đổi đáng kể các động lực địa chính trị của Đông Ấ nếu nước này sửa đổi đại chiến lược lâu nay của mình và biến nó thành “đối xử tốt với các nước ở gần trước khi kết bạn với những nước ở xa”.
Sự điều chỉnh chiến lược này, trước tiên và trước nhất đòi hỏi Trung Quốc phải giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách chóng vánh. Những tranh chấp gay gắt đó đang gây phản đối từ Nhật, Việt Nam và Ấn Độ, và biến cho các nước này thành các đối tác của một liên minh tiềm ẩn chống Trung Quốc. Những tranh chấp tương tự cũng làm dấy lên lo ngại trong khu vực về các ý định tương lai của Trung Quốc và thúc đẩy ASEAN, một bên thứ 3 trung lập lâu nay, tham gia vào xung đột, đứng về phía Mỹ.
Một bước đi cốt yếu khác mà Trung Quốc cần thực hiện nhanh chóng là đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong các vấn đề an ninh. Điều này có thể được hoàn thành bởi sự ràng buộc cấp cao hơn nữa và lâu dài hơn của quân đội Trung Quốc trong đối thoại an ninh khu vực, minh bạch hơn về quân sự, điều tiết chương trình hiện đại hóa quân sự, các trao đổi thường xuyên hơn nữa giữa quân đội Trung Quốc và các đối tác trong khu vực, và các sáng kiến thực nghiệm của khu vực nhằm duy trì an ninh chung (chẳng hạn như an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo).
Những biện pháp bảo đảm chiến lược như vậy có thể không xóa tan lo sợ của Đông Á về Trung Quốc trong chốc lát, nhưng chúng sẽ tiến một quãng đường dài hướng tới việc chứng minh, thông qua hành động và cam kết, rằng Trung Quốc có một đại chiến lược mới ràng buộc chặt chẽ an ninh Trung Quốc với an ninh của các nước láng giềng.
Còn về cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ, sự điều chỉnh của bắc Kinh về chiến lược khu vực, hòa bình, đa phương và có tính xây dựng, sẽ không thể làm khốc liệt thêm sự ganh đua cấu trúc của nước này với Washington. Thay vào đó, vì Mỹ cũng là một cường quốc Thái Bình Dương, chiến lược châu Á mới của Trung Quốc sẽ làm giảm các điểm va chạm tiềm ẩn với Mỹ và tạo ra một số điểm đa phương mà Trung Quốc và Mỹ có thể quản lý cuộc cạnh tranh của họ một cách hiệu quả hơn.
Tất nhiên, liệu chế độ độc đảng nổi tiếng đa nghi chính trị có thể đạt được một kỳ công về sự khéo léo và tinh vi chiến lược như thế, còn là sự suy đoán của một người nào đó. Để chứng minh cho những người hoài nghi thấy rằng họ sai sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc.
NguồnThe Diplomat
(*) Tác giả: ÔngMinxin Pei là giáo sư môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College. Các bài nghiên cứu của ông được đăng trên các tạp chí Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy cùng nhiều ấn bản khác. Các bài viết của ông cũng được đăng trên báo Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, International Herald Tribune cùng nhiều tờ báo lớn khác -Nguồn:-Đến lượt Trung Quốc phải xoay chiều?


-Công an 'ngừng chiếu phim về Hoàng Sa' - (BBC) -Ý định chiếu bộ phim tài liệu về Hoàng Sa ở một quán cà phê tại TP. HCM đã không thành sau sự can thiệp của công an.
-Nâng cao nhận thức, kinh nghiệm thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc
 QĐND - Ngày 29-11, tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc năm 2011. Tham gia tập huấn có đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và 33 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc..
-- Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển – Kỳ 22: Lính biển phòng không (Tin tức). - Biển Đông là vấn đề hệ trọng quốc gia (TN). – Mời xem lại bài của ông Vũ Hữu San: Nếu Mất Biển Ðông Là Mất Nước Đó ! (datnuoctoi.com). – Hải quân cứu 10 ngư dân gặp nạn(TN). – Trường Sa ngày ấy – (Cu Làng Cát).
- Hải chiến Hoàng Sa. - Nguyễn Thượng Long: Vọng Niệm – Phần I: Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với việc bảo vệ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – (DLB).
Hệ thống hóa bằng chứng về Hoàng Sa, Trường Sa (TN).  - Lê Minh Phiếu: Chiến lược giải quyết tranh chấp Hoàng Sa(TT). - PV Lê Minh Phiếu: COC: Một giải pháp hòa bình cho biển Đông (PLTP).
“HOÀNG SA VẠN LÝ” VÀ GIẢI PHÁP HOÀNG SA (Jasmine). -  518. Công an TPHCM ngăn chặn, cấm chiếu phim về Hoàng Sa(Ba Sàm). – Buổi chiếu ra mắt phim Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát bị ngăn cấm – (BoxitVN). – Công an ‘ngừng chiếu phim về Hoàng Sa’  —  (BBC).  – Đỗ Trung Quân: Từ “ Gia tài của mẹ” đến Lý Sơn – Quảng Ngãi  —  (Quê choa). 
-  South China Sea all PRC’s, op-ed claims(Taipei Times).   – Tuyên bố độc chiếm biển Đông – (Cu Làng Cát). – Tàu sân bay Trung Quốc ra khơi thử nghiệm lần hai  —  (RFI). - Trung Quốc cho chạy thử hàng không mẫu hạm lần thứ nhì - (VOA). - Trung Quốc lại thử nghiệm tàu sân bay (TN).
- Nguyễn Hưng Quốc: Làm thế nào để thua Trung Quốc thật nhanh? – (VOA’s blog).  Diêm Học Thông đăng trên New York Times: How China Can Defeat America.

-  A Shift from the Middle East to the Pacific (Project Syndicate). –  The US navy fostered globalisation: we still need it (Financial Times). –  How much defense is enough in the Asia-Pacific region? (Washington Post). - Nên để dành bài này, sẽ có nhiều dịp trích dẫn. Bài này của Christopher Hill (quan lớn!) cũng nên đọc: A Shift from the Middle East to the Pacific (Project Syndicate 29-11-11).  Và bài này của Robert Kaplan: The US navy fostered globalisation: we still need it (FT 29-11-11)–  Obama’s Foreign Policy Doctrine Finally Emerges With ‘Offshore Balancing’ (Daily Beast)- Bài của Peter Beinart, đùa nhưng đúng!  "Offshore balancing"  Ha Ha Ha! (Peter Bernart rất giỏi, còn khá trẻ (chắc cũng cỡ tuổi Cường đô-la) nhưng đã từng là tổng biên tập tạp chí The New Republic cho giới trí thức). Nghiêm trang hơn, đọc bài này của Dan Trombly: Onshore warfare and offshore balancing(25-11-11))


-  TS Ian Storey: Quan hệ ASEAN và tranh chấp biển Đông tác động tới DOC/COC và đề xuất ZoPFFC basam-HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Quan hệ nội khối ASEAN và tranh chấp biển Đông: tác động tới tiến trình DOC/COC và đề xuất ZoPFFC1 Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện-


Thủ tướng Thái Lan có thể hoãn chuyến viếng thăm Việt Nam - (VOA).Đoàn đai biểu cấp cao MTTQ Việt Nam thăm chính thức Campuchia (ĐĐK).-- Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Đan Mạch thành đối tác chiến lược (TN).
-  What will happen to China as Burma (Myanmar) gets closer with Vietnam, US?(CSM). –  Judging Hillary Clinton’s Visit to Burma (CFR).-


-Ấn Độ phát triển động cơ tàu ngầm không cần không khí vietnamdefence-Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO (Ấn Độ) đang nghiên cứu chế tạo hệ thống động lực không cần không khí (AIP) dành cho tàu ngầm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony tiết lộ
.Malaysia muốn mua vũ khí phòng không Nga? vietnamdefence- Phía Malaysia tỏ ý muốn hợp tác với Viện thiết kế KBP về hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1


.Cất cánh từ tàu sân bay bê tông, J-15 thành công, JL-9 hút chết vietnamdefence- Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc đã cất cánh thành công từ cầu bật mặt đất.
-
Người Iran đập phá sứ quán Anh (VNE). - Người Iran biểu tình xông vào cơ sở ngoại giao của Anh ở Tehran - (VOA).-Nam Triều Tiên diễn tập bắn đạn thật tại Hoàng Hải - (VOA). - Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc làm tăng căng thẳng (TTXVN). - Tổng thống Nam Triều Tiên ký luật mở đường cho hiệp định FTA với Mỹ - (VOA).

Tổng số lượt xem trang