
-(ĐVO) Theo giáo sư Hoàng Tụy, nhiều giáo viên có thể giàu nhờ dạy thêm nhưng lương tâm sẽ cắn dứt. Dù vậy, họ vẫn phải “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Nói đến vấn đề tiền lương và phụ cấp của giáo viên, giáo sư Hoàng Tụy tỏ ra chán nản vì đây là vấn đề "nói mãi mà chưa làm được”.
“Qua nhiều đời lãnh đạo ngành giáo dục, hết hội thảo này đến hội thảo kia nhưng bài toán này vẫn không giải được. Tôi cũng nói đi nói lại trong các cuộc họp liên quan không biết bao nhiêu lần”, giáo sư ngán ngẩm nói.
“Nếu trả công đường hoàng thì họ không phải làm thế. Vậy đặt câu hỏi tại làm sao mà việc như vậy không làm được. Trong khi đó, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, nó đi vào những chỗ khó thấy, được ngụy trang, thậm chí nhiều khi còn được hợp pháp hóa”, giáo sư Tụy bức xúc.Tuy nhiên, giáo sư Tụy cũng cho rằng, mặc dù giáo viên không sống được bằng lương nhưng thực tế thu nhập của giáo viên không tồi, thậm chí có giáo viên giàu vì dạy thêm. Như vậy, họ chỉ làm vừa phải công việc chính và dồn sức cho việc dạy thêm là chính. Với cách làm này, thu nhập từ dạy thêm của một số giáo viên có thể gấp 10 lần lương, cuộc sống sẽ được cải thiện đáng kể nhưng lương tâm sẽ cắn dứt. Tuy nhiên, họ vẫn phải “hy sinh đời bố củng cố đời con” vì không thể nuôi con bằng đồng lương giáo viên.
“Nếu trả công đường hoàng thì họ không phải làm thế. Vậy đặt câu hỏi tại làm sao mà việc như vậy không làm được. Trong khi đó, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, nó đi vào những chỗ khó thấy, được ngụy trang, thậm chí nhiều khi còn được hợp pháp hóa”, giáo sư Tụy bức xúc.Tuy nhiên, giáo sư Tụy cũng cho rằng, mặc dù giáo viên không sống được bằng lương nhưng thực tế thu nhập của giáo viên không tồi, thậm chí có giáo viên giàu vì dạy thêm. Như vậy, họ chỉ làm vừa phải công việc chính và dồn sức cho việc dạy thêm là chính. Với cách làm này, thu nhập từ dạy thêm của một số giáo viên có thể gấp 10 lần lương, cuộc sống sẽ được cải thiện đáng kể nhưng lương tâm sẽ cắn dứt. Tuy nhiên, họ vẫn phải “hy sinh đời bố củng cố đời con” vì không thể nuôi con bằng đồng lương giáo viên.

Giáo sư Tụy chia sẻ, khi được nhận giải thưởng quốc tế “Constantin Caratheodory Prize”, ông không ngạc nhiên mà còn cảm thấy buồn khi tác phẩm của ông phát huy tác dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng lại “đắp chiếu” tại Việt Nam.
Giáo sư Hoàng Tụy, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực "Tối ưu hóa toàn cục" (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng. Tháng 9/2011, Giáo Sư Hoàng Tụy vinh dự là người đầu tiên nhận được do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng cho những đóng góp tiên phong và nền tảng của ông trong lĩnh vực này. |
“Tôi không ngạc nhiên khi nhận giải thưởng này vì đóng góp của tôi được cộng đồng thừa nhận từ lâu. Nó cũng không mang thêm cho tôi vinh dự gì mới. Trái lại nó làm cho tôi buồn nhiều vì quê hương của "Tối ưu hóa toàn cục" ( một chuyên ngành toán học mới - PV) ở Việt Nam và Việt Nam có công lớn trong việc xây dựng ra nó nhưng trải qua hơn 40 năm, trong khi nó được tác dụng khá rộng rãi ở các nước trên thế giới, thì tại Viêt Nam thì không làm được gì” ông Tụy trăn trở.
Và điều này cũng khiến giáo sư cảm thấy một chút cay đắng khi nhớ lại hoàn cảnh chào đời của công trình đầu tiên, năm 1964. Hồi đó, ông đi sơ tán ở Thái Nguyên. Ban ngày, ông lên lớp dạy học, chạy máy bay, ban đêm thì thắp đèn dầu làm viêc và suy nghĩ nhiều chuyện của xã hội, bản thân. Vậy mà, ông vẫn làm ra công trình mang giá trị lịch sử này.
“Trong hoàn cảnh bom đạn kề sát, không được sự đồng cảm của 1 số đồng nghiệp, lãnh đạo khoa học giáo dục. Vậy mà không hiểu do đâu tôi lại làm ra công trình này”, vị “cha đẻ” của “Tối ưu hóa toàn cục” bộc bạch.
Nói về quãng đường học tập, công tác của mình, giáo sư Tụy cho rằng rủi ro và may mắn luôn đi liền với nhau. Ví như chuyện ông nghỉ học 1 năm khi học tại Quốc học Huế vì bị ốm “thập tử nhất sinh”, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh ấy sợi duyên toán học đã đến với ông. Hay khi ông bỏ trường công ra học trường tư là một cái rủi thì việc ông được học các thầy giáo giỏi như: Hoài Thanh, Cao Xuân Huy …
Giáo sư Tụy muốn nhắn nhủ tới học trò rằng: “Sống phải có sự đam mê, nếu cần thì có một mơ ước, luôn luôn sống và cố thực hiện cho được mơ ước đó dù hoàn cảnh thực sự khó khăn đến mức nào. Bởi lẽ, đôi khi trong cái khó ló cái khôn, trong cái rủi có cái may. Ngoài ra, sống phải có niềm tin, đó là niềm tin vào những việc mình làm sẽ không vô ích, nhất là với người làm khoa học”.
Giáo sư Tụy muốn nhắn nhủ tới học trò rằng: “Sống phải có sự đam mê, nếu cần thì có một mơ ước, luôn luôn sống và cố thực hiện cho được mơ ước đó dù hoàn cảnh thực sự khó khăn đến mức nào. Bởi lẽ, đôi khi trong cái khó ló cái khôn, trong cái rủi có cái may. Ngoài ra, sống phải có niềm tin, đó là niềm tin vào những việc mình làm sẽ không vô ích, nhất là với người làm khoa học”.
Nguồn:-GS Hoàng Tụy: Giáo viên dạy thêm vì 'hy sinh đời bố củng cố đời con'
-
-
GỐC RỄ CỦA SUY ĐỒI VĂN HÓA GIÁO DỤC
Cách đây 68 năm, một đề cương văn hóa được một nhà cách mạng lão thành có xuất thân là một nhà thơ làm chính trị, viết ra cho cuộc cách mạng dân tộc. Hai năm sau đó, 1945, đề cương văn hóa này được thông qua. Tám năm trước, ông cựu trưởng ban tư tưởng trung ương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cũng lại là một nhà thơ - khẳng định lại tầm vóc tư tưởng của nó, dưới quan điểm của người cộng sản về văn hóa tư tưởng là, đảng cộng sản phải lãnh đạo văn hóa tiên phong.
Từ ngày đề cương văn hóa được thông qua, nó đã đem lại sự thành công của cuộc trường kỳ kháng chiến thống nhất đất nước. Phải ghi nhận sự nhất quán và đúng đắn của nó thời súng đạn, tắm máu để đất nước không còn chia cắt.
Nhưng cái mà hôm qua đúng, không có nghĩa là hôm nay còn đúng. Điều đó đã được chứng minh bằng thực tế khách quan của tình hình giáo dục, truyền thông đại chúng Việt Nam sau hơn 36 năm thống nhất. Với tư tưởng lãnh đạo văn hóa của đảng tiên phong, văn hóa Việt suy đồi, giáo dục xuống cấp, tha hóa tràn lan và là động lực thúc đẩy sụp đổ tất cả mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế nước nhà.
Một dân tộc có lớn hay không lớn là do văn hóa quyết định. Dân tộc có trường tồn hay không là bản sắc văn hóa dân tộc ấy có còn không, chứ không phải dân tộc ấy có còn tồn tại hay không. Một đất nước có muốn chuyển mình tốt hay xấu tư tưởng văn hóa cũng là tiên quyết. Vì muốn có cách mạng xã hội thì cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng phải đi trước một bước. Tư tưởng mà không thông, văn hoá mà không chuẩn thì hành động chỉ xằng bậy, đẩy bản thân, gia đình, đất nước và dân tộc đến vực thẳm.
Một dân tộc có lớn hay không lớn là do văn hóa quyết định. Dân tộc có trường tồn hay không là bản sắc văn hóa dân tộc ấy có còn không, chứ không phải dân tộc ấy có còn tồn tại hay không. Một đất nước có muốn chuyển mình tốt hay xấu tư tưởng văn hóa cũng là tiên quyết. Vì muốn có cách mạng xã hội thì cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng phải đi trước một bước. Tư tưởng mà không thông, văn hoá mà không chuẩn thì hành động chỉ xằng bậy, đẩy bản thân, gia đình, đất nước và dân tộc đến vực thẳm.
Trên quan điểm lý luận triết học, sự lãnh đạo văn hóa tư tưởng do một hình thái chính trị xã hội đơn nguyên là sai quy luật mâu thuẩn của mâu thuẩn, vì không có đối lập về tư tưởng. Nên việc suy đồi văn hóa, giáo dục và tha hóa dẫn đến sụp đổ tất cả mọi ngành trong xã hội là điều tất nhiên.
Đã hơn 36 năm trong hòa bình, nhưng văn hóa tư tưởng vẫn cứ khư khư giữ cái đề cương cách đây hơn nửa thế kỷ. Một đề cương của thời chiến lạc hậu với thời đại mới. Từ đó làm cho báo chí truyền thông không còn đất viết, chỉ còn cướp giết hiếp và lấn sân những lĩnh vực khoa học chuyên sâu, mà không có kiến thức để làm xã hội ngày càng suy đồi. Giáo dục như chiếc vòng kim cô đặt lên đầu của mọi thế hệ. Nó làm các thế hệ không biết tư duy. Sáng tạo không tìm thấy ở nhà khoa học, mà chỉ thấy nhà khoa học đi làm điều sai trái. Còn nông dân thì lại là những nhà sáng tạo vì chén cơm manh áo của mình.
Như vậy có cần xem lại, tu bổ và đổi mới cái đề cương văn hóa của nhà thơ bằng cái đề cương văn hóa của các nhà khoa học thực sự không? Ngày nhà giáo ở một đất nước mà văn hóa, giáo dục, kinh tế và chính trị đang xuống cấp tồi tệ không biết viết gì, thôi thì viết về cái gốc của mọi gốc rễ làm đất nước dân tộc suy đồi vậy.
Như vậy có cần xem lại, tu bổ và đổi mới cái đề cương văn hóa của nhà thơ bằng cái đề cương văn hóa của các nhà khoa học thực sự không? Ngày nhà giáo ở một đất nước mà văn hóa, giáo dục, kinh tế và chính trị đang xuống cấp tồi tệ không biết viết gì, thôi thì viết về cái gốc của mọi gốc rễ làm đất nước dân tộc suy đồi vậy.
-Nguồn:
GỐC RỄ CỦA SUY ĐỒI VĂN HÓA GIÁO DỤC
TTO - Đó là thông tin do ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin (VNISA) phía Nam, cho biết tại Hội thảo An toàn thông tin Việt Nam lần thứ tư, diễn ra tại TP.HCM sáng 18-11.
Google mua công ty phần mềm do người Việt đồng sáng lập - (16/11)Tin tặc tấn công mạng xã hội, 57.000 dữ liệu bị phơi bày - (15/11)
Phát hiện xe cứu thương chở thịt lợn rừng không phép QĐND - Ngày 19-11, đội tuần tra 8.1, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện và bắt giữ 4 bao tải đựng thịt lợn rừng được ướp đá, giấu trong xe cứu thương, lưu thông trên Quốc lộ 9 đoạn qua xã Hướng Hiệp, huyện Đa-krông...
---Vụ thiếu nữ chết thảm ở Năm Căn: Truy tố 33 người NLĐO - -Ngày 14-10, VKSND huyện Năm Căn - Cà Mau cho biết vừa ký quyết định truy tố 33 bị can trong vụ gây náo loạn Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn trong đêm 29 rạng sáng 30-6.
-------