Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

"Vì chưa có chỉ đạo mà nói ra có khi dân ghét"

Chỉ cần đặt tay xuống nước, đỉa đến bâu đầy
-"Vì chưa có chỉ đạo mà nói ra có khi dân ghét" - - Từ việc người dân tự do nuôi đỉa, phá rừng, khai thác khoáng sản đến những tiêu cực trong xã hội... cho thấy những lỗ hổng trong công tác quản lý. KH&ĐS đã có  cuộc trao đổi với PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng xung quanh vấn đề này.

Mọi cái cứ để trên lo


Gần đây câu chuyện về con đỉa một lần nữa lại cho thấy vai trò của nhà  quản lý ở ta đang có vấn đề?

Thực ra có rất nhiều hiện tượng mà ta không thấy vai trò của nhà quản lý. Chuyện về con đỉa càng thấy rõ điều đó vì tính nguy hiểm của nó cao. Còn nhiều cái, ví dụ việc khai thác quặng nhiều và bừa bãi, tàn phá rừng đầu nguồn, khai thác cạn kiệt tài nguyên... cũng không thấy vai trò của quản lý.

Theo ông, vì sao không thấy vai trò của quản lý?

Người quản lý phải chịu tác động và làm việc theo sức ép của hai luồng. Luồng thứ nhất là sự chỉ đạo của cấp trên. Còn luồng thứ hai nảy sinh từ  thực tiễn, nguyện vọng và sức ép của người dân. Lẽ ra một hệ thống quản lý tốt phải làm tròn hai nhiệm vụ ấy. Làm theo chỉ đạo là tất nhiên rồi, ngoài ra đã là quản lý tức là chủ trên địa bàn ấy thì anh phải có trách nhiệm để quản lý cho tốt, thoả mãn được ý nguyện của dân. Nhưng ở ta, cái gì nằm trong chỉ đạo thì làm rất tốt. Thí dụ chỉ đạo đợt này tổ chức bầu cử các cấp, làm sạch đường phố... là công việc triển khai răm rắp, nhưng nếu nảy ra vấn đề gì đấy, không hoặc chưa có trong chỉ đạo của trên thì công việc ít khi được làm tốt.

Như vậy là cứng nhắc và máy móc?

Đúng là cứng và thiếu linh hoạt. Nếu linh hoạt thì thấy hiện tượng con đỉa như vậy người ta sẽ ầm ĩ lên, buộc nhà quản lý các cấp phải quan tâm. Nhưng không thế, có thấy họ cũng bảo chưa có chỉ đạo, nói ra có khi dân lại ghét (vì dân đang nuôi để thu lợi một cách kỳ quái) hoặc trên lại bảo chống đối. Họ rất sợ "nhỡ trên...". Mọi cái cứ để trên lo, trên chỉ đạo! 
 
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh


Chỉ đạo mà không có  tầm, lôi thôi lắm

Chuyện con đỉa, nhiều người phê phán nông dân vì tham lợi mà bất chấp nguy hiểm?

Vấn đề là họ không thấy có gì nguy hiểm. Nhìn tổng thể mới thấy nguy hiểm, còn từ góc độ người dân chưa chắc đã thấy nó nguy hiểm. Con đỉa cũng như con giun, con rắn, cứ được tiền là người ta làm. Quần chúng thông thường nhìn vào lợi ích trước mắt. Ai mua cà phê với giá cao gấp đôi thì họ bán ngay, thậm chí nếu mua rễ cà phê với giá gấp mười họ cũng sẽ đào lên để bán. Người dân thì nghĩ thế. Nhưng đã là quản lý không được nghĩ thế, phải nhìn thấy vấn đề. Vì vậy, người quản lý bao giờ cũng phải có tầm, vượt trên các cá thể. Thứ hai là phải có cái tâm, phải nhìn vấn đề mang tính bền vững, lâu dài, nhân bản, chính nghĩa. Tổng thể là phải do quản lý, chứ không thể đổ lỗi cho người dân.

Kể cả có biết là do quản lý thì cũng chưa có cơ chế  để xử lý?

Ở ta thường chỉ xử kỹ  ở tuyến có chỉ đạo. Tức là khi có chỉ đạo rồi mà anh làm không tốt thì  thường xử rất nghiêm. Thí dụ bầu cử, hiệp thương làm không tốt, đi bầu không đủ % thì xử. Hay như vụ đỉa này, nếu giờ có Chỉ thị từ trên xuống, các nơi tuyệt đối cấm không để xảy ra thì người ta làm nghiêm ngay. Hệ thống của mình rất hiệu quả khi có chỉ đạo.

Chỉ đạo làm sao mà hết  được, những cái xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày thì vô vàn?

Hệ thống của mình dùng chỉ  đạo từ Nhà nước là chính chứ chưa dùng mô típ xã hội dân sự, xã hội điều hòa. Tức là Nhà nước chỉ nên giữ pháp luật, doanh nghiệp cứ tha hồ buôn bán. còn xã hội dân sự là để soi vào, để cân bằng, để thể hiện nguyện vọng người dân và để giám sát. Triết lý của xã hội dân sự là đạo đức, triết lý của doanh nghiệp là lợi nhuận, còn triết lý của nhà nước là pháp luật. Nhà nước phải dùng pháp lý là chính chứ không cần chỉ đạo chi tiết, phải dùng luật, ví dụ luật môi trường, luật dân sự... còn lại thì để cho xã hội dân sự tự điều chỉnh. Nhìn thấy đồng ruộng hỏng, thấy doanh nghiệp làm bậy thì dân (các tổ chức xã hội của dân) cần lên tiếng. Ở mình chưa phát huy được cái này, quản lý muốn ôm để chỉ đạo tối đa, chỉ đạo cả doanh nghiệp, cả dân sự. Trong khi đó lại có vấn đề về "tâm và tầm". Chỉ đạo mà không có tầm thì lôi thôi lắm, doanh nghiệp sẽ lợi dụng, dân mà im lặng không dám nói hoặc không muốn nói nữa thì hỏng.  

Không bình thường lại được coi là bình thường

Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó, thưa ông?

Trước tiên là do hoàn cảnh Việt Nam có nhiều năm phải tập trung sức để chống ngoại xâm thành ra mình ép tất cả thành một hệ thống đồng lòng, đến nay thì đã  thành gần như bản chất. Một nguyên nhân nữa là do quan niệm của ta cho rằng, nếu theo kiểu khác thì sẽ không ổn định. Chúng ta đang theo mô hình lấy mục tiêu ổn định là chính. Bức tranh toàn cảnh là như thế, vì vậy đừng sốt ruột, mọi cái phải từ từ. Mọi cái rồi phải đến chỗ tốt hơn, chỉ có điều là lâu thôi.

Như thế là cũng không nên quá bi quan?

Không bi quan, nhưng cũng đáng buồn là lâu như thế rồi mà vẫn không tiến lên được mức bình thường như các nước có xã hội lành mạnh (Malaysia chẳng hạn). Kinh tế bùng nổ, làm ăn rất ghê, tiền nhiều, xây nhà cao... nhưng xã hội vẫn không bình thường: Mua bằng cấp, mua quan bán chức, lan tràn nạn phong bì... và chưa biết lúc nào thì chấm dứt được. Đáng lo ngại là những cái đó lại đang được xã hội chấp nhận, thích nghi, lại được coi là bình thường!.

Bởi vì đã sống trong xã  hội như thế buộc người ta phải thích nghi?

Như thế là còn sức sống, dù theo kiểu không bình thường. Dù trục trặc thế này, đường cứ tắc nghẽn, rồi tiêu cực, rồi vô cảm... đấy là những trục trặc của một xã hội mà đạo đức đang có vấn đề, bị bật gốc, nhưng vẫn có sức sống. Đáng lẽ sức sống ấy phải được vun đắp, được thiết kế để tạo nên một xã hội đẹp đẽ, lành mạnh. Thí dụ trong giáo dục, tiền đầu tư nhiều (không thua kém các nước trong khu vực), dân ham học, đáng lẽ phải có một nền giáo dục lành mạnh, đằng này có điều hòa, có máy tính, có thư viện điện tử, có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ... nhưng nền giáo dục không lành mạnh. Như thế là rất đáng buồn.

Nhưng có người cho rằng chính người dân làm hỏng hỏng chính quyền...

Nói như thế là chưa nhìn thấy bệnh. Không thể đòi hỏi người dân ra đường không đưa tiền cho cảnh sát khi bị phạt. Tại sao các nước khác người dân không đưa tiền? Cũng người dân Việt Nam này khi sang nước khác người ta cũng không dám đưa tiền cho cảnh sát? Ở ta, người dân vẫn phải coi những điều không bình thường đó là bình thường để tồn tại. Nếu anh duy trì cách quản lý này thì dân thích nghi ngay. Dân sẽ đóng góp làm bình thường hóa cái hệ thống không bình thường đó. Xin giấy phép, vào bệnh viện, thi cử, xin việc làm... đều đưa phong bì... và thậm chí nếu anh ngăn cản chuyện đưa phong bì, có khi lại bị phản ứng ngay. Muốn chữa nhất thiết phải chữa quản lý chứ không thể chữa ông cảnh sát, ông giáo viên này.

Xin cảm ơn ông về  cuộc trò chuyện này!
 
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nguyên là  giám đốc Trung tâm quốc gia Thông tin - Tư liệu Khoa học và Công nghệ; nguyên viện trưởng Viện Chiến lược - Chính sách Khoa học và Công nghệ; nguyên chủ nhiệm khoa Điện - Điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội; Chủ nhiệm một số dự án nghiên cứu về Xã hội dân sự, Phòng chống tham nhũng, Quản trị và hành chính công…


Nhật Minh (thực hiện)

Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Bên cạnh dịch ốc bươu vàng hại lúa, tình trạng người dân đổ xô bắt, thu mua và nuôi đỉa bán sang Trung Quốc đang gây hoạ cho cuộc sống. Ngày 1/12, tại cuộc họp báo do Bộ NN&PTNT tổ chức, ông Nguyễn Huy Điền - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản ...
Cấm nuôi đỉa và ốc bươu vàngThanh Niên
Sẽ đưa tôm thẻ khỏi danh mục ngoại lai có hạiTiền Phong Online
Nên nuôi tôm chân trắng hay tôm sú?Khoa Học Phổ Thông
Chúng ta  không quan tâm đầy đủ đến thói quyen, đến những hành vi tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã..

Hanoi - The leech population was booming on the outskirts of Ho Chi Minh City after local breeders turned their stock free when their main client was closed down, local media reported Wednesday.
Residents in Hoc Mon and Go Vap districts have forbidden children from playing near fields or water, online news site VietnamNet reported.
Locals used to breed the carnivorous worms for sale to a Chinese medical supplies company until around a month ago, when the Kim Anh Agency shut up shop after a warning from authorities.
Since then, thousands of leeches have escaped or been released into the area, which is rich with overgrown ponds, the worms' favourite habitat.
Hoc Mon district authorities were quoted as saying they were looking at ways to contain the problem.
Leeches can fetch up to 150,000 dong (7.5 dollars) per kilogram on the Chinese medicine market, where they are used to treat blood problems.

– Đỉa tấn công hàng trăm hộ dân SGTT.VN - Những ngày này, hàng trăm hộ dân xung quanh khu vực vựa đỉa tại ấp Chánh 1 xã Tân Xuân, Hóc Môn (TP.HCM) sống trong cảnh thấp thỏm, lo sợ đỉa tấn công. Tại nhiều hộ gia đình, đỉa theo đường ống thoát nước vào toilet, hay những ngày mưa lớn, đỉa theo nước mưa bò tràn vào những nhà nền thấp đe dọa cuộc sống của người dân, nhất là các em nhỏ.
Tại ấp Chánh 1, vựa đỉa là một căn nhà nằm giữa cánh đồng ngập nước, đã có chừng 2 năm. Chị Thu Hương trú tại ấp Chánh 1 cho biết, đỉa đưa từ nhiều nơi về, sau đó chủ vựa thuê một số lao động và những đứa trẻ trong khu vực này dùng dây kẽm xâu thành xâu rồi đem phơi thành dãy dài trên khu đất trống bên cạnh, sau đó đỉa lại được gỡ ra rồi đổ đống phơi trên những tấm tôn. Trước đây còn ít nhà xây, bãi đất ở đây khô ráo, sau nhiều hộ xây dựng xung quanh, nước trong khu vực không có chỗ thoát, cộng với hệ thống “sơ chế đỉa” của vựa đỉa thải nước và đỉa nhỏ trực tiếp xuống nước, dần dần toàn bộ khu đất rộng hàng ngàn m2 ngập trong nước, trở thành môi trường lý tưởng cho đỉa sinh sôi nảy nở.

Các gia đình có con nhỏ sống trong khu vực này đều bất an trước tốc độ sinh sôi chóng mặt của bầy đỉa mà họ không có bất cứ biện pháp gì ngăn cản khi chúng xâm nhập. Anh Phúc, một người dân sống cách vựa đỉa chừng 100 m kể, “Con tôi bỗng dưng chảy máu tai, cả gia đình hoảng hồn cho con đi bệnh viện khám vì sợ tụi nhỏ ra bắt cá bị đỉa chui vào tai vì đỉa ở đây nhiều vô kể, may mắn là cháu chỉ bị viêm tai nhưng chúng tôi vẫn thấp thỏm nỗi lo từ đỉa…”.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, trú tại ấp Chánh 1 cho biết, toàn bộ bức tường trái căn nhà chị giống như bờ ngăn nước từ cánh đồng đỉa, cống nước thải nhà chị cũng nối trực tiếp ra đó, mặt đường thì thấp nên mấy hôm trời mưa lớn, đêm ngủ cả nhà cứ nơm nớp lo nước dâng, đỉa tràn vào nhà. Chị cho biết, chính vì sợ đỉa tấn công nên những người thuê trọ khu vực này đã vội vàng chuyển đi nơi khác.
Theo phán ánh của các hộ dân trong ấp Chánh 1, lúc vựa còn thu mua đỉa nhiều, những đứa trẻ xung quanh khu vực này thường rủ nhau đi bắt đỉa đem bán với giá 100.000 đồng/kg. Sau đó người lớn phát hiện đã cấm con mình kiếm tiền bằng cách nguy hiểm đó. Thậm chí nhiều người dân nơi khác thấy cá ở đây nhiều đã đem lưới đến bắt, nhưng sau mẻ đầu kéo lên với quá nhiều đỉa, không ai dám buông lưới mẻ thứ 2.
Trước những bức xúc từ cánh đồng đỉa, ông Nguyễn Sĩ Phước, phó chủ tịch hội Nông dân huyện Hóc Môn cho biết, vựa đỉa đã dừng thu mua cách đây cả năm, còn chuyện đỉa sinh sôi nảy nở vẫn chưa có cách nào ngăn chặn.
Nhiều hộ đã phản ánh với ấp và xã về tình trạng đỉa phát tán ra môi trường với tốc độ nhanh nhưng không có bất cứ hành động nào từ các cơ quan quản lý. Chỉ đến khi một số báo lên tiếng thì vựa đỉa kia mới bị lập biên bản, ngưng hoạt động, nhưng người dân vẫn không hết lo ngại bởi mối nguy từ lũ, đỉa có thể theo nước tấn công vào nhà, nhất là với trường mầm non Tân Xuân gần đó có 800 cháu tới lớp hàng ngày.

THEO TTXVN
Hãi hùng cánh đồng ngập đỉa vì đầu nậu bỏ đi Người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi (TPHCM) ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho đầu nậu. Rồi đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa.
Mua đỉa ồ ạt, bốc hơi nhanh chóng

Sáng 14/11, chúng tôi tìm đến ấp Chánh 1, Tân Xuân, Hóc Môn được người dân cho biết, chủ vựa thu mua đỉa Kim Anh (vợ một người Trung Quốc - PV) hiện đã chuyển địa bàn, cơ sở thu gom không còn hoạt động. “Cách đây gần một tháng, cơ sở này hoạt động rất mạnh, chủ yếu về đêm. Nhiều người chạy xe máy chở theo từng bao tải đỉa về cho chủ vựa. Có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu”, anh Thành, một thợ xây gần đó cho biết.
Căn nhà số 42/4D tổ 1 ấp Chánh 1, trước kia là nơi thu gom đỉa, nằm ngay cạnh cánh đồng lớn gần ba ngàn mét vuông. Người dân cho biết, trong quá trình thu mua, khá nhiều đỉa đã men theo mương dẫn nước trôi ra đồng. Nhiều người dân tranh thủ bắt mang bán lại cho chủ vựa. “Đùng một cái, họ chuyển đi đâu mất. Để lại cánh đồng đầy đỉa. Đỉa mén bằng đầu đũa đầy rẫy. Khiếp nhất là đỉa trâu, to và dài như ngón tay giữa người lớn. Hôm rồi tui mang cây xà beng ra đồng rửa, vừa thả xuống kéo lên phát là lúc nhúc đỉa bám vào. Về sau không dám bén mảng tới đó nữa”, anh thợ xây tên Thành ngán ngẩm.
Dò hỏi các hộ dân lân cận, nhiều người cho biết chủ vựa đỉa chuyển đi rất nhanh. “Nghe một số người đi thu gom bảo họ chuyển về quận Bình Tân, tiếp tục thu mua đỉa. Chuyển đi cũng mừng nhưng giờ cánh đồng này đỉa phát khiếp. Lúc trời mưa nước ngập đỉa còn bò lên bờ. Nước rút đi đỉa bò lổm ngổm trên sân nhà. Lũ trẻ con không biết, lấy đá chọi nát bét rồi hốt vất xuống hồ, vài bữa sau chúng lại sinh sôi thêm”, một người dân nói.
Không chỉ TPHCM
Chủ vựa thu mua đỉa nói trên tổ chức thu gom hoàn toàn bí mật. Người dân xung quanh chỉ thấy nhập về từng bao tải, thời gian sau mới biết đó là đỉa. Sau khi phản ánh lên chính quyền, chính quyền xã cùng cơ quan ban ngành đã về làm việc, lập biên bản chủ vựa Kim Anh. “Sau khi biết được thông tin, chúng tôi đã tiến hành lập biên bản, bắt buộc chủ cơ sở phải ký xác nhận cam kết chấm dứt hoạt động. Huyện cũng đã về cùng địa phương bàn bạc các phương án giải quyết lượng đỉa thoát ra môi trường”, ông Nguyễn Thanh Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Xuân cho biết.
Một cánh đồng đầy đỉa sau khi chủ vựa bỏ đi
Vựa thu mua đỉa hoạt động đã gần một năm nay, thu gom đỉa từ khắp các vùng lân cận, nhiều nhất là các mối ở Tây Ninh về. Mỗi ký đỉa bán với giá 80-150 ngàn đồng. Thấy lợi, nhiều hộ dân ở Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao hồ để mang bán. “Dù đã ngừng hoạt động nhưng nhiều người vẫn mang đỉa tới bán. Hôm vừa rồi có người mang một bao đỉa tới bán, nghe nói chủ vựa đã chuyển địa điểm bèn quay về. Đi ngang hồ nhìn tới nhìn lui rồi quẳng cả bao đỉa xuống hồ”, một người chạy xe ôm gần đó cho biết.
Được biết, tình trạng thu gom đỉa hiện không chỉ ở TPHCM, Tây Ninh mà còn diễn ra rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Việc chủ thu gom một thời gian rồi chuyển địa điểm khiến môi trường và hệ sinh thái ở đó bị ảnh hưởng nặng nề vì đỉa xâm nhập.
(Theo Tiền Phong)
-Nguồn:
Hãi hùng cánh đồng ngập đỉa vì đầu nậu bỏ đi


-Rùng mình những cánh đồng ngập đỉa vì đầu nậu bỏ đi (Bee).  – Đầu nậu bỏ đi, cánh đồng ngập đỉa (TP).  – Đỉa khó diệt, dễ hại người.


--Nhật sẽ tăng đầu tư vào VN và Indonesia? - (BBC)-Lũ lụt tại Thái Lan có thể khiến Nhật cân nhắc đầu tư ở các nước láng giềng trong đó có Indonesia và Việt Nam
Bill Gates giúp phát triển internet ở VN - (BBC)-Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, gúp đỡ Việt Nam 30 triệu đôla để phát triển internet tại khu vực thôn quê.-Vã mồ hôi mua vé tàu tết! (SGTT).  – TP.HCM: website bán vé tàu tết liên tục báo lỗi (TT).  – Đặt vé tàu Tết qua mạng: Bó tay! (NLĐ).
Ứng xử với… cướp cũng phải chuyên nghiệp (Bút lông). “Các chuyên gia khuyên rằng gia chủ không nên chống cự để bảo vệ tính mạng, ghi nhớ đặc điểm đối tượng để phục vụ điều tra sau này”.  – Cánh cò: Người Việt độc ác…  (RFA’s blog)-“Ớn lạnh” tài xế xe container – Kỳ cuối: Giao trứng cho ác (TT).
Quảng Ninh: Thêm 1 vụ “vỡ hụi” hàng chục tỉ đồng xôn xao dư luận (DT).-Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra dự án sân golf Tân Sơn Nhất (LĐ).
- Lại là tội phạm người nước ngoài thực hiện: Thủ đoạn mới ăn cắp thông tin thẻ ATM (VNN).
Đổ xô khoan giếng lấy… nước mặn (TT).Sắp xếp, đổi mới, 700.000ha đất “biến mất” (DV).
Gỗ lậu hoành hành trên sông Ngàn Phố(Tamnhin.net) - Hồi 14 giờ ngày 14/11/2011, lực lượng kiểm lâm Hương Sơn (Hà Tĩnh), đã phát hiện một bè nứa trôi trên sông Ngàn Phố (xóm 9, xã Sơn Diệm), phía dưới giấu gỗ lậu nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. - Bắt quả tang bà lão 81 tuổi bán lẻ 638 tép heroin (DT).
(TNO) Một nữ bệnh nhân đang làm thủ tục nhập viện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (120 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM) bất ngờ nhảy lầu tự tử. Sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 14.11 khiến nhiều người chứng kiến kinh hãi. Theo thông tin từ gia đình, ...
Cha khóc nấc bên xác con gái nhảy lầuNgôi Sao
Cô gái nhảy lầu bệnh việnVNExpress
Đang làm thủ tục nhập viện, nhảy từ tầng 5 tự tửVTC
Zing News -Người Lao Động

Tổng số lượt xem trang