Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Ấn Ðộ trở lại khoan dầu ở biển Ðông

Thủ tướng Manmohan Singh tới Bali
-Ấn Ðộ trở lại khoan dầu ở biển Ðông (Nguoi-Viet Online) - NEW DELHI (NV) - Ấn Ðộ trở lại biển Ðông và tiếp tục khoan tìm dầu với sự đồng ý của Việt Nam, theo ấn bản trên mạng của báo Mint, tờ báo tài chính lớn thứ nhì Ấn Ðộ.


Vị trí Block 127 và 128 ngoài khơi Phan Thiết. Ấn Ðộ loan báo sẽ trở lại khoan dầu ở Block 128 dù Trung Quốc phản đối. (Hình: Indian Defence/Hoangsa.org)

“Chúng tôi tiếp tục với kế hoạch khoan dầu,” theo lời một viên chức cao cấp của công ty xăng dầu của chính phủ Ấn Ðộ, Oil and Natural Gas Corp. Ltd., nói với Mint. Việc khai thác dầu tại biển Ðông do ONGC Videsh Ltd (OVL), chi nhánh hải ngoại của ONGC, phụ trách.
Năm ngoái, Ấn Ðộ đang thăm dò dở dang thì phải ngưng vì không neo được dàn khoan. Khi đó, Trung Quốc lên tiếng phản đối, cho rằng nơi Ấn Ðộ đang khoan là vùng biển của Trung Quốc.
Không chỉ phản đối, Trung Quốc còn đe dọa tàu thăm dò của Ấn Ðộ.
“Trung Quốc trước đây đe dọa tàu thăm dò của chúng tôi. Chúng tôi sau đó yêu cầu chính phủ Việt Nam và PetroVietnam làm sáng tỏ và họ quả quyết vùng này là lãnh hải của họ,” viên chức này nói với Mint, nhưng không nêu tên.
Chỗ Ấn Ðộ khoan là Block 128, ngoài khơi Phan Thiết.
Vào tháng 9, khi tạm ngưng khoan, chủ tịch công ty ONGC, A.K. Hazarika lên tiếng với tạp chí Indian Defence, “Chúng tôi dự định trở lại khoan ở đó. Bộ Ngoại Giao (Ấn Ðộ) thông báo cho chúng tôi biết block này nằm rõ ràng bên trong chủ quyền Việt Nam và vì vậy không có vấn đề gì trong việc dò tìm tại đấy.”
Lý do ngưng khoan lúc đó, theo báo Mint, là vì lòng biển quá cứng và neo dàn khoan không đứng yên được.
OVL nay đã tìm ra được cách khác để neo dàn khoan vào lòng biển tại Block 128.
OVL hiện đang khai thác hai địa điểm của Việt Nam, với 100% sở hữu tại Block 128 và 45% sở hữu tại Block 06.1 vùng Nam Côn Sơn.
Trước đây, OVL có 100% sở hữu tại Block 127 nhưng đã nhượng lại cho PetroVietnam sau khi kết luận là không có dầu ở đó.
Trung Quốc không phản đối việc OVL khai thác Block 06.1.
Báo Mint gởi email phỏng vấn hai tòa đại sứ Trung Quốc và Việt Nam tại New Delhi nhưng không nhận được trả lời.

TQ ‘sẽ đưa giàn khoan lớn’ ra Biển Đông —  (BBC). -- Nhờ Bộ Ngoại giao hỗ trợ tìm 10 ngư dân mất tích (VNE).  - Việt Nam nhờ Campuchia, Thái Lan tìm ngư dân mất tích.
--15 thuyền viên gặp nạn trở về an toàn (TNO) Vào lúc 8 giờ 10 phút sáng nay 8.1, tàu đánh cá BTh 98379 của ngư dân tỉnh Bình Thuận bị một chiếc tàu đâm chìm, trên tàu có tất cả 15 thuyền viên. Khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, các thuyền viên được tàu Main Trader mang cờ Liberia trên đường từ ...
15 thuyền viên tàu đánh cá bị đâm chìm trở vềTuổi Trẻ
Tàu chìm, 15 thuyền viên thoát chếtNgười Lao Động
Cứu sống 15 ngư dân bị tàu 'lạ' đâm chìm ở Cà MauVTC
Đài Tiếng Nói Việt Nam -VNExpress
10 Vietnamese fishermen missing in South China Sea after collision DPA
Người trẻ phẫn nộ trước vụ Việt Nam thêm sao vào cờ Trung Quốc  —  (VOA).Quân khu 7 diễn tập bắn đạn thật (VNE).
Chiến lược quốc phòng Mỹ nhằm vào Trung Quốc? (VNN). – Mỹ vẫn khẳng định sức mạnh quân sự vô địch (VOV). – Khả năng quân sự Mỹ không giảm, mặc dù cắt ngân sách quốc phòng  —  (VOA).
Iran bắt đầu các hoạt động hạt nhân trong hầm ngầm (VNN/AP, Reuters).  – Iran tuyên bố bắt một số gián điệp Mỹ (TN).
Những điểm nóng trong bức tranh thế giới năm 2012 (VNN/BBC).- 13.000 cảnh sát Trung Quốc săn lùng kẻ giết người hàng loạt (TN).
Phản ứng Mỹ khi TQ hiện đại hóa quân sự (WSJ/ VNN). – Liệu chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra?  — (BBC).

Philippines phản đối tàu Trung Quốc (TN). – Philippines tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải  (TTXVN). – Philippines nói TQ ‘xâm phạm chủ quyền’   —  (BBC).  – Manila lại tố cáo hải quân Trung Quốc xâm nhập vùng biển Philippines  —  (RFI).  – Philippines tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (NLĐ/AP, Reuters).  – Philippines lại tố khổ tàu Trung Quốc (PLTP). – PH protests China’s new ‘intrusions’ in West PH Sea (ABS-CBN). –  Philippines accuses China of new intrusions near disputed islands‎ (Gulf Today). – PHILIPPINES: China Comes By (Strategy Page).Philippines sẵn sàng ứng phó trước khả năng tấn công khủng bố  —  (VOA).
SÓNG DẬY EO BIỂN HORMUZ: Chiến dịch Con bọ ngựa (NLĐ).  – Iran loan báo một cơ sở làm giầu uranium sắp đi vào hoạt động  —  (RFI).  – Iran sẽ mở một cơ sở tinh luyện uranium thứ nhì trong tháng này  —  (VOA).  – Tổng thống Iran công du Châu Mỹ Latin  —  (VOA).



Ấn Độ vẫn tiếp tục thăm dò dầu với VNÔng Singh đã có cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói với Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo tại hội nghị Bali rằng việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông với Việt Nam 'hoàn toàn mang tính thương mại'.
Điều đó có nghĩa hoạt động này không thể bị liên quan vào cuộc tranh chấp chủ quyền tại khu vực, trong đó Trung Quốc yêu sách đòi tới 80% diện tích Biển Đông.

Ông Singh đã gặp Thủ tướng Ôn bên lề cuộc họp Ấn Độ-Asean và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali. Tại đó, thủ tướng Ấn Độ cũng khẳng định vấn đề chủ quyền biển 'cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế'.
Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc tập đoàn ONGC Videsh của Ấn Độ thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận ngay từ khi có thông tin về dự án làm ăn này hồi tháng Chín.
Trong khi Trung Quốc nói đây là vùng biển tranh chấp, Việt Nam nói hai lô này nằm hoàn toàn trên thềm lục địa chủ quyền của Việt Nam.
Hồi tháng 10, trước khi thăm chính thức Ấn Độ, Chủ tịch Việt nam Trương Tấn Sang còn khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh các công ty nước ngoài làm việc với đối tác Việt Nam trong các dự án dầu khí tại thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam theo luật pháp Việt Nam".
Không chỉ có phía Việt Nam, mà phía Ấn Độ cũng tỏ rõ quyết tâm theo đuổi kế hoạch làm ăn này.

Quyền lưu thông

Đề cập tới yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, người đứng đầu chính phủ Ấn Độ nói các bên cần tôn trọng quyền lưu thông và tự do hàng hải.
Một nguồn tin tham dự hội nghị Bali được Thời báo Kinh tế của Ấn Độ dẫn lời nêu quan điểm của New Delhi, rằng đã có luật biển (của Liên Hiệp Quốc) mà "bản thân Trung Quốc cũng đã ký kết".
"Nếu như còn khác biệt, thì đã có tòa án để giải quyết vấn đề chủ quyền."
Trong khi đó, đô đốc chỉ huy trưởng hải quân Ấn Độ Nirmal Verma vừa lên tiếng cảnh báo khả năng các mâu thuẫn trong khu vực có thể gây ảnh hưởng toàn cầu, nhất là cho các quốc gia có quyền lợi kinh tế lớn tại châu Á-Thái Bình Dương.
Không có gì lạ nếu như chính tại Bali, hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như đang lâm vào trạng thái đối đầu và căng thẳng quanh chủ đề Biển Đông.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố "các thế lực bên ngoài" không có cớ gì để tham gia vào tranh chấp phức tạp về chủ quyền biển. Ông nói: "Vấn đề này cần được giải quyết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán giữa các quốc gia trực tiếp liên quan".
"Các thế lực bên ngoài không được liên quan, dù với bất kỳ cớ gì."
Trước đó một hôm, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố trước Nghị viện Australia rằng với tư cách cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, "Mỹ đang và sẽ luôn hiện diện tại đây".
-Nguồn:

Ấn Độ vẫn tiếp tục thăm dò dầu với VN



-------

Tổng số lượt xem trang