Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

SAU GẦN BA NĂM VỚI SÁU PHIÊN XỬ TOÀ ÁN QUẬN TRAVIS TEXAS TUYÊN ÁN PHẠT BỊ CÁO ĐỖ PHÚC BỒI THƯỜNG 1.9 TRIỆU ĐÔ LA VỀ TỘI MẠ LỊ, PHỈ BÁNG


--Cảm Nghĩ Về Các Tranh Tụng Dân Sự Trong Cộng Đồng

Trong những năm gần đây đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ kiện tụng dân sự về phỉ báng, mạ lị, hay vu cáo giữa người Việt với nhau trong các cộng đồng ở Mỹ, xuất phát từ những lời tuyên bố và bài viết mang tính chất tố Cộng tại các diễn đàn công cộng hoặc trên các phương tiện truyền thông. Điểm đáng chú ý là trong các vụ kiện đó, phần nhiều cả hai bên Nguyên và Bị đều là người Mỹ gốc Việt tị nạn Cộng Sản, từng có quá khứ phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa với tư cách là sĩ quan-viên chức, hoặc từng có thành tích hoạt động cho Cộng Đồng Tị nạn. Chính vì vậy, trước đây đã có người gọi các vụ kiện tụng đó là “Phe ta kiện phe mình”, và đa số những ai quan tâm đến sự đoàn kết của cộng đồng đều tỏ ra quan ngại về hiện tượng đó.

Nhưng mới đây, từ một vụ kiện đang diễn ra tại Austin, Texas, một luồng dư luận mới nảy sinh cho rằng Cộng Sản Việt Nam đang âm mưu dùng các vụ kiện như vậy để “bắn tỉa” những người quốc gia chân chính, hoặc để “bịt miệng” những nhà đấu tranh chống Cộng tích cực ở hải ngoại. Nghĩa là các vụ kiện tụng không hẳn là “phe ta kiện phe mình” giữa nội bộ những người tị nạn chống CS như nhiều người đã nghĩ, mà có thể là giữa người quốc gia một bên và bên kia là do CSVN ngấm ngầm hậu thuẩn trong mưu toan thực hiện nghị quyết 36. Tiêu biểu nhất cho dư luận này là ông Đoàn Trọng Hiếu với bài viết nhan đề: “Phải Chăng Việt Cộng Đang Bắn tỉa Người Quốc gia Qua Các Vụ kiện?” Trong bài đó ông Hiếu nghi ngờ rằng CSVN đang ít nhiều nhúng tay vào các vụ kiện liên quan đến lằn ranh Quốc-Cộng, sử dụng luập pháp Hoa Kỳ để “bắn tỉa, triệt hạ những người quốc gia chân chính đang chống lại chúng.”
Quan điểm của ông Hiếu, tuy được một số người hưởng ứng, nhưng cũng có người không hoàn toàn tán đồng. Phản hồi bài của ông Hiếu, có bài của một nhà báo kỳ cựu là ông Vũ Ánh với nhan đề “Chống Cộng Mà Không Bị Kiện”. Ông Ánh cho rằng trong khung cảnh hiện nay, cuộc đấu tranh Quốc-Cộng đòi hỏi khả năng thuyết phục về mặt chính trị và sức thu hút văn hoá nghệ thuật của người quốc gia hơn là sự áp đặt bằng công kích, chỉ trích hay lên án; và rằng với chính nghĩa trong tay, nếu người quốc gia tuân thủ đầy đủ luật pháp của Mỹ, thì Cộng Sản VN sẽ không làm gì được và chúng ta vẫn chống Cộng mà không lo bị kiện.
Thiết nghĩ rằng cả hai quan điểm trên đây, tuy khác biệt nhau, đều đã nêu ra rất xác đáng những vấn đề đáng suy ngẫm và thảo luận trong nổ lực hoàn thiện việc xây dựng cộng đồng người Mỹ gốc Việt, củng cố sự đoàn kết của người Việt tị nạn trên quê hương thứ hai này. Trong ý hướng đó, người viết bài này không đi sâu phân tích hai quan điểm vừa nói, chỉ xin góp thêm vài ý kiến mọn như sau đây, chú ý đến đặc tính của người Việt mình, đối chiếu chút ít đến những điểm căn bản trong hệ thống pháp lý của Mỹ, để rộng đường dư luận.
ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Trước hết, phải nhận rằng người Việt chúng ta sống nặng về tình cảm, có khuynh hướng hình thành quan điểm của mình theo cảm tính chủ quan hơn là theo lý luận khách quan. Đặc tính này rất phổ quát, gần như là dân tộc tính, đến độ ngay giới trí thức khoa bảng, kiến thức rộng rãi vẫn không luôn luôn có cho mình những nhận định khách quan trước các vấn đề. Đặc tính này lại còn đậm nét hơn nữa khi bước sang lãnh vực chính kiến. Tuyệt đại đa số chúng ta chống Cộng Sản, không phải trên căn bản triết học hay chính trị-xã hội, tức là trên nền tảng lý tính, mà là do lòng căm thù, tức là do cảm tính, tích luỹ do những kinh nghiệm khủng khiếp đã có với chế độ Cộng Sản trước đây. Càng căm thù Cộng Sản mạnh mẽ, càng được xem là có lập trường chống Cộng vững vàng; và đó là bằng cớ về sự lẫn lộn giữa quan điểm và tình cảm. Có thể nói cách khác là đối với người Việt thì phần cảm tính luôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tư tưởng. “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là câu nói biểu lộ trọn vẹn tính cách tiêu biểu của người Việt Nam.
Từ đó giữa người Việt chúng ta với nhau, sự khác biệt ý kiến hay quan điểm thường dẩn đến sự xa cách, hay ngay cả chia lìa, về tình cảm. Hai người có quan điểm khác nhau thì không thể là bạn bè được; trái lại sự khác biệt quan điểm- nhất là chính kiến- thường được xem là đồng nghĩa với thù địch hay đối thủ. Ngay cả trong cùng một gia đình, giữa cha-con, anh-em với nhau cũng vậy, bất đồng chính kiến luôn dẩn đến sự bất hoà, thậm chí cả từ bỏ nhau. Trong một gia đình người Mỹ, có thể có cảnh chồng theo đảng Cộng Hoà, còn vợ theo Dân Chủ, như trường hợp vợ chồng của Thống Đốc bang California chẳng hạn. Tình trạng như vậy sẽ không bao giờ xảy ra trong một gia đình người Việt Nam! Đây là lý do khiến sự bất đồng quan điểm giữa người Việt thường luôn đưa đến những tranh luận nảy lữa, những luận chiến dữ dội với vô số lời lẽ công kích, thoá mạ và bôi bác lẫn nhau.
Có thể dễ dàng chứng minh điều vừa nói trên bằng cách mở bất kỳ một bài phê bình nào của người Việt trên các diễn đàn. Trong đa số các bài đó, phần lớn nhất thường chỉ được dùng để công kích cá nhân, hoặc những tuyên bố khẳng định không đi kèm chứng cứ, mà rất ít có lập luận thuần lý để bẻ bác nhận định của đối phương hoặc minh chứng quan điểm của mình. Nhất là trong những đề tài liên quan đến vấn đề Quốc-Cộng thì mức độ công kích cá nhân lại càng cao hơn với vô số thậm từ, thông thường được dùng là “trở cờ, phản bội, tiếp tay CS, nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma CS, bợ đít, tay sai”, v.v… Chính những công kích, thoá mạ, nhân danh sự chống Cộng nêu trên là lý do của các vụ kiện tụng dân sự (causes of civil action) xảy ra trong bao lâu nay.
Những hệ quả khác của khuynh hướng nặng về cảm tính trong tư tưởng là sự độc đoán và óc tự phụ. Mỗi một người Việt trong chúng ta thường mặc nhiên cho rằng chỉ có quan điểm, chủ trương của mình là đúng; ai có ý kiến khác với mình tức là sai, từ đó phát sinh ý muốn loại trừ, chứ không bao dung, những ý kiến khác biệt. Vì nặng cảm tính, người Việt, trong vô thức, đồng hoá ý kiến của mình với cái tôi, với thể diện, nên xem việc thua trong tranh luận như một tổn hại danh dự, và vì vậy nổ lực bảo vệ. Mặt khác, đa số chúng ta rất tự phụ. Tự cho rằng, vì là người chống Cộng Sản, đang nắm chính nghĩa trong tay nên có quyền thoá mạ, lăng nhục, chụp mũ, ngay cả hành hung người bất đồng quan điểm với mình mà không hề áy náy hay động lòng trắc ẩn; không hề có một chút dè dặt pháp lý nào cả. Chúng ta quên rằng chống Cộng chung chung chưa hẳn là chính nghĩa, bởi vì có rất nhiều loại chống Cộng: có loại chống Cộng của sở Mật thám Pháp, có loại chống Cộng của giới quan lại phong kiến, có loại chống Cộng do động cơ tôn giáo, có loại chống Cộng của CIA, cuối cùng mới là loại chống Cộng của người Việt yêu Nước. Hơn nữa đừng quên rằng không một thứ chính nghĩa nào – chính trị hay tôn giáo – có thể được dùng để biện minh cho việc phạm pháp cả. Chỉ có hai trường hợp trong đó chính nghĩa được dùng để biện minh cho việc coi thường luật pháp; đó là tình huống một cuộc CÁCH MẠNG, và hai là chủ trương thánh chiến của Al-Qaeda.
Một đặc điểm khác nữa của người Việt chúng ta; đó là đứng trước một vấn nạn hay một thất bại nào, phản ứng thường có và tức khắc của chúng ta là ĐỔ LỖI cho người khác. Chẳng hạn như đối với thất bại 30/4, chúng ta đã hơn 35 năm qua không ngớt đỗ lỗi cho Mỹ đã bỏ rơi Miền Nam, đã phản bội đồng minh. Đã có vô số sách của quan chức, tướng tá VNCH quy lỗi cho sự tháo chạy của “đồng minh”; nhưng chưa hề có một tác gỉa nào thừa nhận trách nhiệm chung của chúng ta đối với việc mất Nước cả. Hoặc như đối với hiện tượng ngày càng có nhiều ca nhạc sĩ về trình diễn ở VN, các nhân sĩ chúng ta liền cao giọng mắng nhiếc họ với đủ mọi thậm từ, cho rằng họ có LỖI; lỗi phản bội. Nhưng không thấy có vị nhân sĩ hay lãnh tụ cộng đồng nào tự mình soát xét xem nguyên nhân sâu xa là từ đâu, có phải là do chúng ta không có chiến lược, sách lược đúng đắn, mà chỉ biết hô khẩu hiệu và chưởi bới thôi, phải chăng chúng ta đang thất bại trong việc “giành dân” với CSVN? Hay như trong việc kiện tụng thì việc cho rằng “tại bọn VC muốn bịt miệng người quốc gia” cũng là một hình thức ĐỔ LỖI. Hoặc khi bị kiện, không biết phản ứng theo thủ tục quy định, bị Default Judgment thì lại đổ lỗi là vì không nhận được thông báo của Toà. Rồi do không biết luật, bị toà án phạt, thì một lần nữa đổ lỗi là tại tên luật sư bên Nguyên chơi trò ma giáo (dirty trick), v.v…
Nghĩa là chúng ta luôn ĐỔ LỖI cho một ai đó, mà không hề, không bao giờ chịu thừa nhận rằng mình đã có sai sót nào đó, hay nhận rằng sự thất bại là lỗi do chính mình trước nhất. Có thể nói rằng người Việt chúng ta hoặc thiếu ý thức TRÁCH NHIỆM đối với việc mình làm, hoặc thiếu DŨNG KHÍ để nhận rằng mình sai.
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP LÝ MỸ
Phe ta luôn chê bai CS là ngu dốt và tỏ ra khinh thường họ. Vậy nhưng căn cứ vào lời kêu ca của ông Hiếu, và của nhiều những vị khác nữa, thì dường như người CS lại có vẻ như hiểu biết, hay nắm vững, luật pháp của Mỹ hơn chúng ta. Vì phải hiểu biết luật pháp mới có thể vận dụng khai thác để kiện người khác, và ngược lại chỉ có thiếu hiểu biết luật pháp mới dễ vấp phải những sơ hở tạo cơ hội và lý cớ cho đối phương kiện mình. Trong khi đó đang có nhiều bằng cớ cho thấy rằng chúng ta có rất ít hiểu biết về hệ thống pháp lý của nơi cư trú, chưa quan tâm đúng mức việc tự giáo dục mình trong lãnh vực luật pháp để rồi biết khai thác nó có lợi cho việc xây dựng Cộng Đồng và cho hoạt động chính trị của mỗi người.
Các vụ kiện tụng bộc lộ rõ sự kém hiểu biết của đa số chúng ta đối với hệ thống pháp luật của nước cư trú. Bằng cớ là đã có những vị có học vấn-bằng cấp hẳn hoi nhưng khi nhận giấy báo kiện của người khác và giấy triệu hồi (summon) của tòa án đã không biết phản ứng cho đúng trong thời hạn luật định để đến nổi phải bị Phán Quyết Định sẳn (Default Judgment). Hoặc ngay cả không biết tìm cho đúng mẫu đơn để giao dịch với toà án. Thậm chí ngay cả không biết những điểm căn bản về vai trò Bồi Thẩm Đoàn (Jury) trong vụ án, và những điều luật căn bản liên quan đến vụ kiện mà mình đang phải dính líu vào.
Những nhận định đó đây trên các báo chí của người Việt về vai trò của Luật Pháp, của các thẩm phán, của các Luật sư, chứng tỏ đa số chúng ta đã có những hiểu biết rất hời hợt đối với hệ thống pháp lý của Mỹ. Chẳng hạn có vị cho rằng ở đây ai có tiền thì muốn kiện gì cứ kiện; hoặc các luật sư thì chỉ tìm cách bày chuyện hay kéo dài vụ án để kiếm tiền, và trong kiện tụng đám luật sư này có thể dở trò ma giáo để gây khó dễ cho đối phương, v.v… Thật ra, tuy hệ thống pháp lý của Mỹ không là hệ thống hoàn hảo, nhưng dù sao nó cũng là một trong những hệ thống tốt nhất hiện nay trên thế giới. Trong hệ thống đó, tất nhiên tiền vẫn là nguồn lực quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa rằng “nén bạc đâm toạc tờ giấy” như kiểu của Luật Việt Nam xưa và nay. Chẳng hạn, Luật sư, cũng như mọi nghề khác, phải làm để kiếm tiền. Nhưng để kiếm tiền, một luật sư không thể nhận đại diện cho bất kỳ một vụ kiện nào mà không xét xem vị thân chủ tương lai của mình có nắm trong tay đầy đủ lý do để kiện hay không (well-founded causes of action) theo LUẬT ĐỊNH. Nếu kiện bậy (frivolous and irresponsible lawsuits), một luật sư có thể bị phạt tiền hay ngay cả treo bằng hành nghề (disbarment). Hoặc, chẳng hạn, như lời cáo buộc của vị nào đó rằng trong vụ kiện mình đã bị luật sư bên kia dùng thủ thuật xấu (dirty trick) để gây khó khăn. Lời cáo buộc đó không thể khiến cho ai, có bất kỳ chút ít hiểu biết tối thiểu nào về thủ tục tố tụng Mỹ, tin cả. Bởi vì trong việc xét xử, thủ tục tố tụng được quy định rất chặt chẻ, luật sư, ngoài việc phải tuân thủ theo thủ tục, còn bị giám sát bởi quan toà, và ngoài ra người luật sư phải hành xử đúng theo đạo đức pháp lý nữa (legal ethics). Một luật sư không thể chỉ vì một vụ kiện mà giở trò ma giáo để có thể gặp nguy cơ bị kiện mất cả bằng hành nghề suốt đời của mình.
Mặt khác, nước Mỹ là nơi mà quyền tự do ngôn luận được minh định trong Hiến Pháp và được bảo vệ kỹ càng. Vậy thì phải có gì quá đáng lắm mới có trường hợp một người bị kiện vì các phát ngôn hay viết lách của mình. Dường như nhiều người phe ta đã hiểu sai về quyền tự do ngôn luận. Vắn tắt thì quyền đó cho phép mọi người được tự do có những phát biểu ý kiến (statements of opinions); nhưng đồng thời quyền đó cũng buộc mọi người phải chịu trách nhiệm về những phát biểu sự kiện (statements of facts) về người khác. Chẳng hạn nói rằng: “Tôi không nghĩ rằng ông B là người chống Cộng tích cực.” Đó là một ý kiến, và người nói không bị bó buộc phải chứng minh. Nhưng nếu nói rằng:” Ông B làm tay sai cho VC.” thì đó lại là một tuyên bố về sự kiện; sự kiện rằng “ông B làm tay sai”, và người nói câu đó bị buộc phải trưng dẩn đẩy đủ bằng cớ để hậu thuẩn cho lời nói của mình, nếu không sẽ bị xem là vu cáo hay mạ lị. Nhưng trong tình hình hiện nay việc chứng minh một người làm tay sai hay thân Cộng không phải là việc dễ dàng. Nhiều người giả định rằng hễ ai có về VN kinh doanh tức là có quan hệ với CS và như vậy có thể dùng đó làm bằng cớ rằng người như vậy là thân Cộng hay tay sai CS. Giả định, hay tin như vậy, là vội vàng và sai. Bởi vì hiện nay có đến hàng trăm ngàn công dân Hoa Kỳ, đủ mọi gốc gác, có doanh nghiệp hoặc giao thương với VNCS, và đó là sự việc hợp pháp được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ, nên không thể lý luận rằng hễ có giao dịch với VNCS tức là thân cộng hay tay sai CS được. Muốn chứng minh ai đó là tay sai hay thân Cộng đòi hỏi những chứng cứ vững vàng, cụ thể hơn. Và tất nhiên đó không là việc dễ làm.
Thiết nghĩ, đã đến lúc người Việt tị nạn chúng ta cần tỉnh táo nhìn lại mình, nhận ra các khuyết điểm nằm sâu trong văn hoá và tâm lý của mình để sửa đổi; học tập cách để thừa nhận và tôn trọng ý kiến khác biệt từ người đối diện, biết cách thỏa hiệp vì mục tiêu chung; và đặc biệt phải quan tâm tìm hiểu luật pháp của nước cư trú và vận dụng có lợi hệ thống pháp luật đó vào việc xây dựng cộng đồng mình vững mạnh và đoàn kết; tránh khỏi cảnh “phe ta kiện phe mình, tạo ra những sơ hở pháp lý cho đối phương khai thác và đánh bại chúng ta, những người có chính nghĩa trong tay, ngay trên mảnh đất của thế giới TỰ DO này.
TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG

--Tại sao quý vị đối xử với nhau đau xót như thế này?

Phong Trần
Bình luận của blogger Beo: Ở Mỹ đã có nhiều vụ kiện mạ lỵ nhưng ra vẻ vụ bà Triều Giang kiện ông Đỗ Văn Phúc là vụ lớn nhất vì số tiền tòa phạt cũng như vì sự nổi tiếng của hai nhân vật trong cộng đồng Việt Nam ở Mỹ. Để rộng đường dư luận và “rút kinh nghiệm” mời bạn đọc theo dõi bài phóng sự sau đây của ký giả Phong Trần.
Tuyên Án Phạt Bị Cáo Đỗ Phúc Bồi Thường 1.9 Triệu Đô La về Tội Mạ lị, Phỉ Báng

Austin, TX — Nữ chánh án Gisela D. Triana thuộc quận hạt Travis, Texas đã đọc bản án của 12 bồi thẩm đoàn vào lúc 3 giờ 45 phút chiều ngày thứ Năm 27 tháng 10 vừa qua tuyên án bị cáo Michael Do, còn được gọi là Đỗ văn Phúc, đã phạm tội vu khống, mạ lị, và phỉ báng gia trọng, đã làm thiệt hại đến danh dự, tinh thần và vật chất của nguyên đơn Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang. Bản án cũng đã phạt ông Đỗ văn Phúc phải bồi thường cho bà Nancy Bùi một số tiền là 1 triệu 9 trăm ngàn đô la.

Tranh cãi

Được biết, vụ án đã gây khá nhiều chú ý của cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ và khắp nơi trên thế giới từ gần ba năm qua, đã có năm phiên toà trước đây nhưng bị đình theo yêu cầu của bị cáo, và được tái xét xử vào ngày thứ Hai, 24 tháng 10, 2011. Phiên toà đã qua bốn ngày xét xử với hàng nhiều trăm trang tài liệu.







Nữ chánh án Gisela Doyal Triana, bị cáo Đỗ Văn Phúc, và nguyên đơn Nancy Bùi. (hình lấy từ intenet của Toà Quận hạt Travis, và của Trùng Dương)

Phía bị cáo, ông Michael Do, đã đưa ra luận cứ rằng bà Nancy Bùi là người của công chúng và ông có quyền phê phán (criticize). Những bài viết đăng trên trang mạngwww.michaelpdo.com, điện thư, hoặc trong sách “Nanh Hùm Nọc Rắn” của ông nói về nguyên đơn chỉ là việc ông hành xử quyền tự do ngôn luận (freedom of speech).
Phía nguyên đơn phản bác rằng dù có là người của công chúng thì những phê bình phải đúng sự thật và những cáo buộc phải có bằng chứng, nếu không sẽ là vu khống mạ lỵ và phỉ báng với ác ý.
Trong hai ngày đưa chứng cớ, bị cáo Đỗ Phúc đã không có một bằng cớ hay nhân chứng nào để chứng minh được những tố cáo của ông rằng bà Nancy Bùi khi làm việc cho công ty Pacifica bà đã khai gian bằng cấp để được mướn vào làm, bà bị đuổi việc vì thâm lạm công quỹ, bà là Việt Gian từng buông lời miệt thị một số đảng phái quốc gia và các cựu quân nhân VNCH.
Cũng theo cáo buộc của bị cáo, bà từng kiện hai cô em gái và người làm ra toà. Ngoài ra, những bài viết được đăng trên trang mạng của ông Đỗ Phúc và một số điện thư cũng như những bài viết của ông đăng trên Tinparis.net, Vietland, và một số trang mạng khác, còn ám chỉ bà là Cộng sản, Cộng sản nằm vùng, thân Cộng qua những lời tố cáo, như việc nguyên đơn Nancy Bùi đã cùng với Bộ trưởng Ngoại Giao Texas đưa phái đoàn doanh nhân Texas về Việt Nam để ký kết làm ăn với Việt Cộng làm trễ nải việc tranh đấu công nhận cờ vàng của các cộng đồng người Việt tại Texas.
Bị cáo còn tố cáo nguyên đơn đón Nguyễn Tấn Dũng tại Austin năm 2004, và tại Dallas năm 2007. Thêm vào, phái đoàn của nguyên đơn và hội Bảo Tồn Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF) đến Vietnam Center năm 2007 bao gồm nhà văn cộng sản Bảo Ninh.
Bị cáo Đỗ Phúc còn tố cáo, sau khi lập hội VAHF, bà Nancy Bùi vẫn đi về Việt Nam tiếp tục buôn bán với Việt Cộng một cách an toàn. Theo bị cáo, bà còn có cơ sở chế biến thực phẩm to lớn tại Gò Vấp, Việt Nam, và là chủ nhân của hai công ty xuất nhập cảng cà phê A&B và Bam Bo O Café tại Việt Nam . Bị cáo cũng còn cáo buộc là khi làm việc với công ty Pacifica đã tặng chính phủ Việt Cộng nhiều trăm ngàn đô la.
Trong phần phản bác, luật sư của nguyên đơn Nancy Bùi đã đưa ra chín nhân chứng và hàng trăm trang tài liệu để chứng minh tất cả những lời tố cáo trên là không đúng sự thật và không có bằng cớ.
Hai nhân chứng quan trọng là cựu tổng giám đốc công ty Pacifica, ông Michael Shapiro, nguyên cấp trên của nguyên đơn, đã ra làm chứng rằng nguyên đơn đã tự nghỉ việc, công ty Pacifica đã không đuổi bà. Nguyên đơn đến Việt Nam là do Pacifia đưa về để đại diện cho công ty. Nguyên đơn không hề cho chính phủ Việt Nam nhiều trăm ngàn đô la dù với tính cách cá nhân hay đại diện Pacifica.
Kế đó, cựu bộ trưởng ngoại giao Texas (Secretary of State, Texas), ông Geoff Conor, đã làm chứng trước toà rằng nguyên đơn không hề tham gia việc đón tiếp các phái đoàn Việt Cộng đến Texas, không tham gia phái đoàn doanh nhân về Việt Nam năm 2004, và không có vấn đề vì sự có mặt của phái đoàn mà việc công nhận cờ vàng bị chậm trễ vì phái đoàn đến Việt Nam vào tháng 8 năm 2004, việc tranh đấu cho cờ vàng mãi đến tháng 11, 2004 mới xảy ra.

Bản án làm gương (examplary damages)

Bồi thẩm đoàn sau gần 4 tiếng đồng hồ bàn thảo và bỏ phiếu đa số tuyệt đối, với không một phiều chống, tuyên án bị cáo Đỗ Phúc phải bồi thường 900,000 đô la cho những sự thiệt hại về danh dự, tinh thần và vật chất cho nguyên đơn Nancy Bùi. Ngoài ra, vì tính cách gia trọng của sự vi phạm nên toà đã phạt bị cáo thêm 1,000,000 đô la để răn đe và làm gương (examplary damages).
Để chứng minh sự vi phạm có tính cách gia trọng, nguyên đơn phải chứng minh được rằng bị cáo coi thường luật pháp, biết rằng những điều tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn cứ vi phạm với ác ý.
Luật sư Brian Turner của nguyên đơn đã hỏi bị cáo trước toà rằng ông có nghĩ rằng bà Nancy Bùi là cộng sản, tay sai cộng sản, hay thân cộng hay không? Ông Đỗ Phúc đã trả lời là “không”. Điều này chứng minh rằng Ông Đỗ Phúc biết bà Nancy Bùi không phải là cộng sản, tay sai cộng sản hay thân cộng nhưng ông vẫn tố cáo và tiếp tục tố cáo.
Điều thứ hai là sau khi có vụ kiện, khi bị cáo còn có luật sư, ông Tonny Ciccon, người đã thẩm vấn nguyên đơn, bà đã cho biết bà không hề có cơ sở kinh doanh hoặc làm chủ công ty nào tại Việt Nam, mà chỉ mua cà phê và bán lại tại Hoa kỳ. Lần cuối bà về Việt nam là tháng 3 năm 2003. Mãi gần hai năm sau, cuối năm 2004, bà và một số thân hữu mới thành lập hội VAHF.
Bà đã cho bị cáo xem sổ thông hành (passport) của bà, bị cáo biết rõ bà Nancy Bùi không về Việt Nam từ tháng 3 năm 2003, nhưng tiếp tục tố cáo nguyên đơn rằng sau khi lập hội VAHF năm 2004, bà vẫn về bắt tay với Việt cộng buôn bán một cách an toàn. Hơn thế nữa, bị cáo cũng đã khai trong phần khẩu cung là bị cáo sẽ tiếp tục để những bài tố cáo không bằng chứng này trên trang mạng của bị cáo. Bồi thẩm đoàn đã chấp nhận những chứng cớ nêu trên và kết luận sự vi phạm có tính cách ác ý và coi thường luật pháp.
Trong phần kết luận, bị cáo Đỗ Phúc đã bào chữa rằng vì ông không có luật sư nên bị yếu thế trước toà. Ông xin lỗi toà và bồi thẩm đoàn vì trong bốn ngày xử, ông đã có lúc không giữ được bình tĩnh nên đã có thái độ khiếm nhã trước toà và chánh án. Ông tin tưởng rằng ông đã không làm điều gì sai mà chỉ hành xử quyền tự do của mình.
Luật sư nguyên đơn, Ông Brian Turner đã phản bác lại rằng dù bị cáo có luật sư, luật sư của ông Đỗ Phúc cũng không thể viết lại luật và viết lại những bằng chứng mà bị cáo Đỗ Phúc đã viết để nhục mạ nguyên đơn.
Luật Sư Brian Turner kết luận:
“Tôi hy vọng rằng sự thật sẽ được sáng tỏ truớc toà để những người muốn khống chế người khác bằng cách vu khống nạn nhân trên Internet, hoặc những phương tiện truyền thông khác sẽ bị trừng phạt. Có như thế, những nạn nhân của những sự vu khống, mạ lị như trường hợp của bà Nancy Bùi là nạn nhân của ông Michael Do, không phải sống trong tủi nhục, và đau khổ vì sự hàm oan.
Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng điều vô lý này sẽ không tiếp tục xảy ra, để những người muốn làm việc thiện nguyện, phục vụ cho cộng đồng không phải chịu đựng những đau đớn vì những kẻ dám coi thường luật pháp làm để hại họ mà họ không có tiền để đưa kẻ vu khống ra toà hay họ không biết dùng computer hay Internet để lên tiếng cho họ.”
Sau khi đọc bản án của bồi thẩm đoàn, Chánh án Triana đã gọi bị cáo lên, và với giọng xúc động, bà cho biết bà theo cha mẹ di dân từ Cuba đến Hoa kỳ từ năm bà 3 tuổi nên bà hiểu rất rõ những gì đang xảy ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba cũng như người Mỹ gốc Việt.
”Quý vị đã mất quê hương, đến đây tị nạn, tại sao quý vị không xây dựng lại cuộc đời một cách an bình? Tại sao quý vị đối xử với nhau đau xót như thế này?” Chánh án Triana đã nghẹn lời khi nói với bị cáo, và tiếp: “Tôi hy vọng sau ngày hôm nay ông hãy suy nghĩ lại để sống tốt hơn.””
(Nguyên văn: You have lost your country, you come here with opportunity to rebuild your life better in peace. Why do you treat each other like this? I hope after today, you will rethinking and live better.)
Bị cáo trả lời: “Tôi có con đường của tôi. Tôi sẽ chống án.””
“Chúc ông nhiều may mắn” Chánh án Triana đáp lời.

Một số điểm cần lưu ý trong các vụ án vu khống, mạ lị, phỉ báng tại Texas

Một số chi tiết quan trọng qua vụ án này xin được ghi lại để bạn đọc lưu ý:
* Chánh án Gisela Triana trước khi xử án đã đọc từ bộ luật dân sự Texas định nghĩa thế nào là mạ lị và phỉ báng. Rằng một người nói, viết, xuất bản, tái xuất bản, hoặc ám chỉ những điều làm hại danh dự, tinh thần và vật chất một người khác sẽ bị xử phạt bồi thường cho những thiệt hại đó.
Như thế, lý luận rằng “không gọi một người là Cộng sản mà chỉ viết những điều về người đó để người đọc tự kết luận thì không sợ bị kết tội trước toà” (Đỗ Phúc) không còn đứng vững nữa, vì luật Texas công nhận việc ám chỉ cũng là vi phạm.
* Gọi người khác là ”Việt gian” là mạ lị. Bị cáo Đỗ Phúc đã dịch “Việt gian” là người “Việt xấu” để bào chữa, nhưng phía nguyên đơn đưa ra hai tự điển Việt Anh và người thông dịch có giấy hành nghề đã dịch tại chỗ: “Việt gian” là kẻ phản bội (traitor). Luật Mỹ gọi người khác là “traitor” mà không có bằng chứng là mạ lị.
* Người chuyển (forward), đăng lại (republish) những điện thư, bài viết có nội dung vu khống, mạ lị, và phỉ báng cũng phải chịu trách nhiệm giống như tác giả. Bị cáo Đỗ Phúc đã cho đăng điện thư, những bài viết của một số người theo ông ta mạ lị, phỉ báng bằng những lời lẽ thô tục, kết án nguyên đơn là Cộng sản nằm vùng trên trang mạng www.michaelpdo.com và bào chữa trước toà rằng, những bài viết này không phải của ông ta. Chánh án đã đọc luật Texas quy định người phổ biến cũng phải chịu trách nhiệm giống như tác giả.
* Báo chí, tài liệu in từ các trang mạng, thư từ của người thứ ba, không phải là của nguyên đơn hay của bị cáo, cũng không được coi là chứng từ trước toà vì không thể kiểm chứng được sự trung thực của những tài liệu này. Do đấy, khi bị cáo Đỗ Phúc in tài liệu từ một số trang mạng, cắt một vài bài báo để đưa ra toà làm chứng đã bị khước từ. Như việc để chứng minh ông là người có nhiều uy tín trong cộng đồng, ông đã đưa ra hai lá thư ủy nhiệm ông đại diện cộng đồng Austin và San Antonio đi tham dự cái gọi là Đại hội Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ đề ngày 30 tháng 9 năm 2011, ký bởi ”Quyền Chủ Tịch Cộng Đồng Austin””Châu Kim Khánh và Chủ tịch Cộng Đồng San Antonio Phan Quang Trọng, những thư này đã bị toà khước từ không nhận.
* Để chứng minh rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt có luật bắt buộc những người Mỹ gốc Việt làm chủ tịch cộng đồng hoặc các hội đoàn khác phải là người không về Việt Nam hoặc ít nhất không được làm ăn với Việt Nam, bị cáo đỗ Phúc đã trình toà copy by law của tổ chức Cộng đồng Người Việt Tại Hoa Kỳ làm bằng chứng, cũng đã bị khước từ. Bị cáo Đỗ Phúc đã lý luận rằng đây là một tổ chức bao trùm (umbrella) cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà mọi người phải theo.
Chánh án Triana hỏi ngược lại: “Ông đang nói với tôi rằng ở ngoài kia đang có những người viết luật bắt tất cả người Mỹ gốc Việt phải theo?”
”(Nguyên văn: Are you telling me out there, there are some people writing law to apply to all Vietnamese American?).
Bị cáo Đỗ Phúc trả lời: “Là by law chứ không phải law.” Chánh án Triana tiếp lời: “Nếu chỉ là by law thì nó chỉ có thể ảnh hưởng đến hội viên của tổ chức đó mà thôi. Bà Nancy Bùi có là hội viên của tổ chức này không?” Bị cáo đáp lời: “Thưa không.” Chánh án Triana bèn nói: “Như vậy không có gì để nói về cái by law này nữa.””
* Băng thu âm hoặc thu hình người thứ ba có được dùng làm bằng chứng trước toà? Thưa không. Ông Đỗ Phúc đã đưa một cuốn băng ngay trong phiên toà nói rằng trong đó có thu âm một người đã nói nguyên đơn Nancy Bùi đã kiện hai cô em. Cuộn băng này chưa hề được đưa ra cho bên nguyên đơn để kiểm tra, và vì chỉ là lời nói thu băng của một người thứ ba nên không có giá trị trước toà.
Thật ra, nếu muốn chứng minh nguyên đơn có kiện hai người em gái là một điều quá dễ dàng. Bị cáo chỉ mất 10 phút, xuống văn phòng lục sự của toà để xin hồ sơ toà án (court check) của nguyên đơn, nguyên đơn sống trong Quận hạt này từ năm 1984, tất cả những vụ nguyên đơn kiện người khác hoặc bị người khác kiện đều được ghi chép trong hồ sơ tòa án này.

Từ tố cáo cộng sản đến phán quyết $1.9 triệu -Ký giả Triều Giang kiện ông Ðỗ Văn Phúc

Hà Giang/Người Việt

AUSTIN (NV) -“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì sự thật đã ra ánh sáng, và công lý đã được luật pháp bảo vệ!”
Hình trái: Ông Michael Ðỗ Văn Phúc, hình phải: bà Nancy Bùi. (Hình: Trùng Dương)
Bà Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang, tâm sự với nhật báo Người Việt như thế, vài ngày sau khi vụ kiện “Bui v. Do” kéo dài nhiều năm ngã ngũ vào cuối Tháng Mười vừa qua.
Người bị kiện là ông Michael Ðỗ, tức Ðỗ Văn Phúc, một doanh gia sinh hoạt nhiều trong cộng đồng ở vùng Austin, Texas. Ông bị bà Nancy Bùi, hội trưởng hội Vietnamese American Heritage Foundation (VAHF), kiện vì mạ lỵ, tố cáo, ông đã phổ biến những bài viết vu khống bà là cộng sản hay thân cộng, qua nhiều hình thức như emails, các bài viết đăng trên websites trong mạng lưới Internet hoàn cầu, và kể cả trong cuốn sách của ông đã xuất bản.
Vụ kiện, khá nổi tiếng một thời gian vì được một số tổ chức như trang web Vietland ủng hộ và kêu gọi góp quỹ pháp lý giúp ông Phúc, kéo dài gần 3 năm trời và kết thúc ngày 27 Tháng Mười, khi bồi thẩm đoàn ở tòa án quận Travis, Texas, công bố kết luận.
Bồi thẩm đoàn kết tội ông Phúc “phỉ báng, mạ lỵ, vu khống, gây tổn hại tinh thần và vật chất” cho bà Triều Giang, và xử ông Phúc phải bồi thường $1,900,000, trong đó $800,000 để bồi thường thiệt hại, và $1,100,000 là tiền phạt để làm gương, gọi là “exemplary damages”.

Bản án ‘không phân minh’ hay một quyết định ‘dễ dàng’

“Phán quyết của tòa không phân minh,” ông Phúc bày tỏ khi trả lời báo Người Việt.
“Bà Nancy thắng là do có luật sư nhiều mưu mẹo,” ông giải thích. Ông so sánh:
“Tôi như một người thường bị ném vào giữa đấu trường đánh nhau với một giác đấu nhà nghề có 20 năm kinh nghiệm và được trang bị từ đầu đến chân.”
Mưu mẹo hay không, kết quả là bồi thẩm đoàn đã quyết định một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Bà Susan Toalson, chủ tọa (presiding juror) của bồi thẩm đoàn, cho nhật báo Người Việt biết, với những chứng cớ rõ ràng, “bồi thẩm đoàn chúng tôi không khó khăn gì trong việc đồng ý với nhau là hành động của ông Michael Ðỗ hoàn toàn sai trái”.
Kết luận của tòa, trong vụ kiện mang số D-1-GN-09-001567, viết:
“Sau 2 ngày (xem xét) tràn ngập những chứng cớ, vào ngày 27 Tháng Mười 2011, bồi thẩm đoàn 12 người kết luận rằng những bài viết trên, kể cả những ám chỉ, đã phỉ báng, mạ lỵ nguyên đơn. Qua những bằng chứng rõ ràng và có sức thuyết phục, bồi thẩm đoàn thấy rằng những điều bị cáo viết về nguyên đơn là không đúng sự thật, hoặc bị cáo đã tố cáo nguyên đơn khi biết rằng những điều mình tố cáo có xác suất sai rất cao. Bồi thẩm đoàn cũng nhận định rằng bị cáo biết rõ các bài viết của ông trên websites và emails chứa đựng nhiều điều mạ lỵ nguyên đơn một cách không trung thực.”
Những điều bị tòa gọi là mạ lỵ, theo bản án, gồm “một email viết ngày 08 Tháng Năm năm 2009, có những lời lẽ phỉ báng, cũng như đăng những lời phỉ báng trên website có tênwww.michaelpdo.com. Thêm vào đó, nguyên đơn cáo buộc rằng bị cáo ám chỉ nguyên đơn là 'cộng sản,' 'thân cộng,' có mối quan hệ với cộng sản, và là cộng sản nằm vùng. Tất cả những lời ám chỉ này được đăng trên trang mạng www.michaelpdo.com, nhất là trong bài 'Chuyện Trọng Thủy Thời Nay' cũng đăng trong cuốn sách 'Hang Hùm Nọc Rắn' của bị cáo.”

Ông Phúc phản bác

Ông Phúc cho rằng những kết luận này là sai, đi ngược với sự thật. Ông lập luận:
“Khi luật sư (đại diện bà Triều Giang) thuyết phục bồi thẩm rằng các bài viết của tôi tạo ấn tượng cho người đọc hiểu rằng bà Nancy Bùi là cộng sản thì bồi thẩm đã không đòi hỏi các chứng cớ phải rõ ràng, cụ thể như những vụ án khác, chẳng hạn như vụ OJ Simpson, vụ Anthony Casey.”
Ông Phúc, một cựu sĩ quan Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng Hòa, cho mình là nạn nhân. Ông phát biểu:
“Ai cũng nhìn thấy rõ rằng rằng, luật pháp các nước nghèo thì ưu đãi người quyền thế, luật pháp các nước giàu thì ưu đãi kẻ có tiền.”
Ông kể về những điều ông bị oan:
“Trong đơn kiện sơ khởi, qua nhiều lần khai trước tòa, bà Nancy Bùi và Luật Sư Turner đã cáo buộc tôi là nói rằng bà Nancy Bùi là Cộng Sản, là gián điệp CS, là thân cộng là những điều mà tôi không hề nói hay viết ra trong các bài viết, email của tôi.”
Ông Phúc cũng thừa nhận có điều sơ hở:
“Tôi cũng thừa nhận rằng tôi có vài sơ hở về pháp lý, do tài liệu không đưa ra vào giai đoạn Discovery nên khi ra tòa, bị luật sư bên nguyên ngăn cản. Cũng có một hai tài liệu đúng về sự việc, nhưng sai về chi tiết.”
Ông nói thêm:
“Luật Sư Brian Turner (đại diện nguyên đơn) đã đặt những câu viết của những người ủng hộ tôi trên các diễn đàn vào miệng tôi vì tôi đã chuyển những ý kiến đó ra, cũng như đăng trên trang web của tôi. Có lẽ đây là sai sót của tôi về phương diện luật.”
Tuy cho rằng “phán quyết của tòa không phân minh”, nhưng ông Phúc không chắc là ông có quyết định kháng án hay không, vì “việc kháng án rất tốn kém”.

Nhân chứng Khúc Minh Thơ

Một người làm chứng tại tòa, bà Khúc Minh Thơ, vén màn bí mật cho thấy tại sao ông Phúc lại gọi ký giả Triều Giang là cộng sản, là thân cộng. Bà Khúc Minh Thơ là chủ tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nhưng bà được biết đến nhiều hơn trong vai trò vận động chính phủ Hoa Kỳ để lập ra chương trình “Hát Ô” cho cựu tù nhân chính trị được nhập cư vào Mỹ.
Bà Khúc Minh Thơ cho báo Người Việt biết, bà đã trình bày tự sự ở tòa như sau:
“Tháng Tư năm 2007, bị cáo muốn lên sân khấu cám ơn tôi trong buổi gây quỹ của hội VAHF (tên tiếng Việt là Hội Bảo Tồn Văn Hóa và Lịch Sử) tại Austin. Triều Giang không sắp xếp được vì quá gần tới ngày, nên bị cáo nổi giận và bắt đầu đánh phá Triều Giang và hội VAHF.”
Bà Khúc Minh Thơ đặt câu hỏi:
“Nếu Triều Giang là Việt Cộng, là thân Cộng thì tại sao bị cáo lại nói với Triều Giang để xin được lên sân khấu trong buổi gây quỹ cho hội VAHF để làm gì? Tại sao sau khi vụ không được lên sân khấu xảy ra mới có chuyện?”
Rồi bà tự giải thích rằng “nguyên nhân sâu xa” cho việc bị cáo đánh phá Triều Giang chính là bà Minh Thơ đã “chọn Triều Giang” để trao tài liệu của Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, “thay vì chọn bị cáo”.
Bà kể thêm:
“Bị cáo đã nhiều lần nói với tôi và những người khác là Triều Giang không xứng đáng. Ðể chứng minh điều đó, ông đã bôi nhọ và mạ lỵ Triều Giang.”
Bà Khúc Minh Thơ cho Người Việt biết, đã khai với tòa rằng bà đã “liên lạc với bị cáo và yêu cầu ngưng. Bị cáo ra điều kiện là bắt tôi phải truất phế Triều Giang. Tôi có hứa là sẽ xem xét lại vấn đề xem có đúng hay không? Nếu đúng thì chúng tôi sẽ có biện pháp.”
Tuy nhiên, cũng theo bà Khúc Minh Thơ thì sau đó hội đã họp “yêu cầu Triều Giang trả lời từng điểm tố cáo của bị cáo” và “Triều Giang đã trả lời với những bằng chứng rõ ràng, và hội đồng cố vấn và điều hành sau đó đã thảo luận và kết luận Triều Giang đã bị vu cáo với ác ý. Cả hai hội đồng quyết định tiếp tục ủng hộ và yêu cầu Triều Giang tiếp tục điều hành hội.”
Bà cho biết cuối cùng cũng trở thành nạn nhân của ông Phúc:
“Khi tôi quyết định ra làm chứng cho Triều Giang, thì bị cáo cho người hăm dọa tôi và bị cáo tiếp tục chửi bới tôi thậm tệ trên website của ông ta. Một số người trong cộng đồng thấy chuyện không đúng, lên tiếng cho lẽ phải, bị cáo đánh phá họ thẳng tay, dù người đó từng là đồng đội, đồng môn, người ơn, và ngay cả thầy dạy học.”

Bị $1.1 triệu tiền phạt làm gương

Ngoài tiền bồi thường thiệt hại, ông Phúc còn bị phạt thêm $1.1 triệu tiền phạt làm gương. Luật Sư Turner, đại diện ký giả Triều Giang, nói với báo Người Việt:
“Trong phần trình bày kết thúc tranh luận, tôi để bồi thẩm đoàn tự định đoạt số tiền phạt làm gương (exemplary damages) và chỉ nói với họ là thường thì tiền phạt làm gương nằm trong khoảng từ 10% đến 200% tiền bồi thường thiệt hại. Bồi thẩm đoàn đã quyết định phạt ông Phúc $1,100,000.”
Theo luật pháp Hoa Kỳ, exemplary damages, còn gọi là punitive damages, được dùng để trừng phạt bị cáo khi bị kết tội đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, với mục đích làm gương, ngăn ngừa người khác không có những vi phạm tương tự. Mặc dù mục đích của tiền phạt làm gương không phải là bồi thường cho nguyên đơn, nhưng trên thực tế, nguyên đơn sẽ nhận được toàn phần hay một phần của tiền phạt này.
Trong những vụ kiện liên quan đến tội vu khống, mạ lỵ hay phỉ báng, thường thì bồi thẩm đoàn chỉ quyết định phạt làm gương khi cho rằng bị cáo, dù biết hành động của mình là sai trái mà vẫn nhất định làm.
Nói một cách khác, để bị cáo phải chịu phạt làm gương, bên nguyên đơn phải chứng minh được rằng bị cáo biết rằng những điều mình vu khống là sai sự thật, nhưng vẫn cứ cố tình làm để gây tổn hại cho nguyên đơn.
Theo biên bản “Charge of The Court”, được lập vào lúc 3 giờ 50 chiều, hôm 27 Tháng Mười 2011, ngay sau khi vụ kiện kết thúc, phần quyết định tiền phạt làm gương cho biết để đi đến quyết định này, bồi thẩm đoàn đã xét đến các yếu tố sau: a) Sự nghiêm trọng của hành vi sai trái, b) Tính chất của đương sự hai bên, c) Mức độ phạm tội của bị cáo, d) Hoàn cảnh và hành xử của đôi bên, e) Mức độ mà hành vi phạm pháp xúc phạm đến sự chính đáng và nền công lý nói chung, e) Tài sản của bị cáo.

Thắng cũng không vui

Tuy mừng là được pháp luật bảo vệ, ký giả Triều Giang cho rằng việc bà bỗng dưng là nạn nhân của một vụ vu khống gây khốn đốn cho bản thân, gia đình, bằng hữu, và nhất là sinh hoạt của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt lẽ ra đã phải không xảy ra, vì chẳng ai muốn phải ở vào hoàn cảnh mà bà bị ném vào.
Cũng theo ký giả Triều Giang, việc phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án, với bà, là giải pháp cuối cùng, khi đã sau nhiều lần nhờ người đến thuyết phục ông Phúc ngừng tay mà không mang lại kết quả:
Bà phát biểu:
“Hơn 3 năm dài với biết bao khó khăn cho tôi, cho gia đình tôi và cho hội VAHF. Tôi đã mất nhiều bạn, nhiều hội viên, gia đình không yên ổn trước những vu khống, hăm dọa. Nhất là sau nhiều lần nhờ người nói chuyện với phía bên kia để xin họ ngừng tay đã không có kết quả, không còn con đường nào khác, tôi và gia đình quyết định đưa vấn đề ra luật pháp nhờ can thiệp, thì những trận đòn thù từ phía bên kia và những người theo phe với họ tới tấp đổ ụp xuống đầu tôi và gia đình.”
Ký giả Triều Giang tâm sự rằng vụ kiện đã để lại trong lòng bà nhiều niềm đau xót lẫn phẫn uất. Bà không chỉ đau xót cho bản thân, cho gia đình, cho những thành viên của Hội Bảo Tồn Lịch Sử Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt, mà còn phẫn uất trước vấn nạn chụp mũ Cộng Sản trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một vấn nạn, mà theo bà, gây ảnh hưởng tai hại cho sinh hoạt cộng đồng.
Bà nói:
“Mạo danh lý tưởng chống cộng cao đẹp để chụp mũ người quốc gia là Cộng Sản là một trọng tội đối với đất nước, dân tộc. Vì việc làm này gây chia rẽ, hoang mang, nghi kỵ trong cộng đồng. Từ đó, nó làm giảm tiềm năng đấu tranh của người Việt tự do của chúng ta, và nó làm người trẻ chán ngán, xa lánh sinh hoạt cộng đồng.”
Một người bên ngoài cộng đồng, cũng nghĩ vậy, và so sánh nạn chụp mũ trong cộng đồng với thời đại “McCarthy” của nước Mỹ thập niên 1950, khi nhiều người Mỹ cũng bị chụp mũ cộng sản. Người đó là bà Toalson, chủ tọa bồi thẩm đoàn. Bà nói với báo Người Việt:
“Hai cộng đồng chúng ta (Mỹ và Việt) thật ra có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau. Trong suốt thời gian tham dự phiên tòa, tôi không khỏi liên tưởng tới những gì mà người Mỹ chúng tôi đã trải qua trong thời đại McCarthy.”

Kỳ sau: Chuyện chụp mũ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt
____
Liên lạc tác giả: Hagiang@nguoi-viet.com-
Hà Giang/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Trong vụ án giữa ký giả Triều Giang Nancy Bùi và ông Ðỗ Văn Phúc, người chủ tọa bồi thẩm đoàn trả lời phỏng vấn báo Người Việt có so sánh nạn chụp mũ trong cộng đồng với thời đại McCarthy trong lịch sử Mỹ thế kỷ trước.


Bà Triều Giang Nancy Bùi

Thời đại McCarthy là tên gọi thời thập niên 1950, khi Thượng Nghị Sĩ Joe McCarthy thúc đẩy một loạt các cuộc điều trần tại Quốc Hội, tố cáo người này người kia là cộng sản, là tay sai Liên Xô, làm cả nước Mỹ nóng lên với cơn sốt chống cộng, chỉ để dẫn tới nhiều người bị chụp mũ và cũng nhiều người khác chán nản bỏ nước Mỹ mà đi.
Bà Susan Toalson chủ tọa bồi thẩm đoàn trong vụ kiện “Bùi v. Ðỗ” không phải là người đầu tiên so sánh chuyện vu khống người khác là cộng sản trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt với thời đại McCarthy của Mỹ. Nhiều người khác cũng từng liên tưởng giống như vậy.
Trong bài “Vietnamese Americans take action against red-baiting”, đăng trên tờ Los Angeles Times ngày 6 tháng 4 năm 2009, nói về những vụ chụp mũ trong cộng đồng như vụ Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh kiện ông Cao Sinh Cường, vụ nhật báo Người Việt kiện 3 người biểu tình, vụ hai vị dân cử Janet Nguyễn và Trần Thái Văn tố cáo nhau là cộng sản, báo này viết:
“Ðối với những người không quen với sinh hoạt chính trị của người Việt Nam tại những ốc đảo như Little Sàigòn, mức độ tố cáo nhau là cộng sản và không khí đầy nghi ngờ có vẻ giống như một khúc phim thời sự từ thời McCarthy.”
Trong khi đó, trong bài “McCarthyism in San Jose” đăng ngày 4 tháng 6 năm 2010, ký giả Andrew Lam của New America Media, viết về việc chụp mũ nhau là cộng sản ở San Jose, mở đầu bằng câu:
“Với những người sinh sống và làm việc trong cộng đồng người Việt tại San Jose, thời đại McCarthy chưa bao giờ chấm dứt.”
Với nhan nhản những vụ kiện nổi tiếng liên quan đến việc chụp mũ cộng sản trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, có lẽ ví von rằng ở một số nơi, cộng đồng chúng ta còn đang sống trong thời McCarthy không phải là điều quá đáng.

Nhiều vụ án tương tự

Chỉ vài ngày trước khi vụ kiện “Bui vs. Do” vừa ngã ngũ ở Texas, một vụ kiện tương tự khác cũng vừa kết thúc.
Ngày 21 tháng 10 mới đây, tòa án Virgina tại quận hạt Montgomery County phán quyết nhóm bà Ngô Thị Hiền, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, và ông Ngô Ngọc Hùng, đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại, phải bồi thường $1 triệu đô la cho ông Hoài Thanh, cựu chủ nhiệm tuần báo Ðại Chúng tại Maryland. Phán quyết này dựa trên chứng cớ cho rằng nhóm bà Ngô Thị Hiền đã dùng hệ thống truyền thông của mình chụp mũ ông Hoài Thanh là cộng sản.
Tháng 4 năm 2009, tại Tòa Thượng Thẩm Washington, ở quận Thurston, tiểu bang Washington, bồi thẩm đoàn buộc tội và phán quyết năm cá nhân trong Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng phải liên đới bồi thường $225,000 cho ông Tân Thục Ðức, 65 tuổi, cựu trung úy QLVNCH, vì đã chụp mũ ông là “cộng sản”.
Trước đó nữa, trong phiên tòa kết thúc ngày 22 tháng 3 năm 2006, tại Saint Paul, Minnesota, tòa tuyên bố ông Tuấn Phạm, một cựu quân nhân QLVNCH và chủ nhân ngôi chợ Capital Market, thắng kiện, và được bồi thường $693,000 thiệt hại, vì một số người Việt ở đây đã chụp mũ ông là cộng sản, gây nhiều tổn thất tinh thần và kinh tế cho ông và gia đình.
Và vào đầu tháng 9 năm 2003, bồi thẩm đoàn thuộc tòa án Quận Denver, tiểu bang Colorado kết tội ban quản trị chùa Như Lai tại Colorado là đã mạ lỵ, phỉ báng và vu khống hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là cộng sản sau khi họ tố cáo một nhà sư ở chùa này có hành có hành vi tình dục bất chánh. Hai chị em nhà họ Hồ được tòa xử thắng $4.8 triệu.

Chụp mũ đụng độ luật pháp

Còn sống trong thời McCarthy hay không, theo cái nhìn của nhiều người, trong một vụ kiện vu khống, mạ lỵ, phỉ báng, chẳng ai là kẻ thắng.
Và việc mạ lỵ, phỉ báng người khác vô tội vạ, là hành vi không được luật pháp Mỹ chấp thuận.
Bà Toalson, chủ tọa của bồi thẩm đoàn giải thích lý do bà và 11 người còn lại trong bồi thẩm đoàn đã quyết định phạt bị cáo Ðỗ Văn Phúc khoản bồi thường 1.1 triệu đô la “để làm gương”:
“Chúng tôi muốn gióng lên một lời cảnh báo là mạ lỵ, phỉ báng người khác là hành vi không thể chấp nhận được, và những tổn hại ông Ðỗ đã gây ra cho bà Bùi rất có ác ý, và trái với đạo đức một cách nghiêm trọng.”
Nhà văn Trùng Dương, trong email viết về kết quả vụ kiện Nancy Bùi, phổ biến rộng rãi viết:
“Tuy kết quả vụ kiện là một thắng lợi cho Triều Giang và cả những người đã từng bị chụp mũ là thân cộng, song cũng là một kinh nghiệm đáng buồn cho chúng ta ở chỗ lẽ ra ta nên dùng những công sức ấy để xây dựng một cộng đồng lành mạnh đặng tiếp sức với cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do (cho Việt Nam)... Thay vì thế, nhiều nơi trong cộng đồng chúng ta đang xảy ra cảnh ‘quân mình đánh quân ta’ rất đáng tiếc. Mong đây là một ‘wake-up call’ cho tất cả chúng ta, những người còn quan tâm tới Việt Nam.”
Bà Khúc Minh Thơ, nhân chứng của vụ kiện, phát biểu:
“Bản án nặng nề dành cho bị cáo là chiến thắng của sự thật, của công lý và của cộng đồng chúng ta. Ðồng thời là một cảnh cáo cho những người dùng chiêu bài ‘chống cộng’ để vu cáo, phỉ báng người lương thiện chỉ do lòng đố kỵ hay tư thù, và coi thường luật pháp, gây xáo trộn và chia rẽ cộng đồng, làm nản lòng những người có thiện chí và khả năng muốn dấn thân đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng. Vụ này sẽ là một án lệ quan trọng tạo dễ dàng cho những người bị vu cáo và phỉ báng đưa những kẻ vô lương tâm ra tòa.”

Cực đoan do đau xót

Có thể nào giải thích được tâm lý của những ai cố tình làm một điều mà tất cả mọi người trong cuộc đều bị tổn hại?
Sau khi bài viết “Từ tố cáo cộng sản đến phán quyết $1.9 triệu” được đăng trên nhật báo Người Việt, một độc giả xin được giấu tên, đã viết cho tác giả bài viết này những lời phân tích hết sức nhân bản:
“Trừ trường hợp những ai cố tình chụp mũ để hại thanh danh người khác vì ganh ghét, tị hiềm hay trả thù, có thể hiểu được là với những nạn nhân đã từng chịu nhiều đau khổ dưới tay của CSVN, với họ, bất cứ một ai không bầy tỏ một lập trường chống cộng dứt khoát, thậm chí cực đoan như họ, đều là những người chao đảo, cần phải khai trừ ra khỏi cộng đồng. Ở một mặt nào đó, có thể xem những người có hành động chụp mũ, là có bệnh.”
Ông Đỗ văn Phúc
Mặt khác, độc giả nói trên viết: “Ðối với những nạn nhân bị chụp mũ, mạ lỵ, phỉ báng, thì không số tiền nào có thể đền bù cho những thống khổ mà họ đã phải trải qua.”
Một độc giả khác gửi email cho tác giả, vỏn vẹn chỉ một dòng chữ:
“Ðó là lý do tại sao người trẻ chúng tôi ngày càng xa lánh những sinh hoạt của cộng đồng.”
Mất mát sự tham gia và đóng góp của những người trẻ có lòng, còn quan tâm đến cộng đồng, đất nước, có lẽ là một tổn hại không thể nào tính được bằng tiền, và cũng là thiệt hại lớn nhất.
Ngay cả ông Ðỗ Văn Phúc, trả lời câu hỏi của nhật báo Người Việt là bản thân ông và những người đấu tranh cho một nền dân chủ cho Việt Nam nên rút tỉa kinh nghiệm gì trong vụ kiện vừa qua, và những vụ kiện tương tự cũng trả lời:
“Người Việt Quốc Gia không chống nhau, không tàn hại người cùng chiến tuyến. Nên dành sức chống Việt Cộng và Việt gian.”
Ðó là lý thuyết, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, có nhiều người bị mang nhãn hiệu “Việt Cộng và Việt gian” chỉ vì do một người nào đó chụp lên vô cớ.
––-
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com


Cựu lính VNCH bị phạt $1,9 triệu đô la
.

SAU GẦN BA NĂM VỚI SÁU PHIÊN XỬ TOÀ ÁN QUẬN TRAVIS TEXAS TUYÊN ÁN PHẠT BỊ CÁO ĐỖ PHÚC BỒI THƯỜNG 1.9 TRIỆU ĐÔ LA VỀ TỘI MẠ LỊ, PHỈ BÁNG Phong Trần ghi

Lời giới thiệu của nhà văn Trùng Dương

Thưa Quý Anh Chị,

Kính nhờ anh chị phổ biến sâu rộng tới các thân hữu bản tin về kết quả vụ Triều Giang Nancy Bùi kiện Michael Phúc Đỗ về tội phỉ báng mạ lị và chụp mũ cộng sản, do anh Phong Trần tường thuật từ Austin và tôi hiệu đính. 

Vụ kiện  đã gây tốn kém cho cô bạn rất thân của tôi, Triều Giang, song là một việc phải làm. Bị cáo là một cựu sĩ quan VNCH và tù "cải tạo", đã từng được TG giúp đỡ khi mới sang định cư tại Austin theo diện HO, kể cả cho vay tiền đặt cọc mua nhà và giúp xây dựng cơ sở làm ăn, song vì những lý do cá nhân đã dùng Internet để đặt điều vu khống, gây thiệt hại tới cả việc TG và hội Vietnamese American Heritage Foundation (VAHF) đang làm, như xây dựng một bộ sử cho người Mỹ gốc Việt, trong đó có chương trình 500 Oral Histories Project, mà tôi đã có dịp tham dự. 
Mặc dù những khó khăn do vụ kiện gây ra, song với sự quyết tâm và kiên trì, TG và các thiện nguyện viên vừa hoàn tất phần phỏng vấn trong vòng 15 tháng qua sáu thành phố trên đất Mỹ, và đã được một số trường đại học Mỹ ký văn kiện hợp tác trong việc khai triển và phổ biến trên Web sites của hệ thống thư viện của họ (xin xem http://www.hopluu.net/D_1-2_2-125_4-1858_5-4_6-1_17-14_14-2_10-92_12-1/). Sự thành công này có được phần lớn cũng là nhờ sự hỗ trợ của nhiều người trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên đất Mỹ đã bỏ ngoài tai những đồn đại "nghe được qua e-mail trên Internet", để chỉ nhìn thấy trước mắt công việc cần thiết phải làm trước khi quá trễ vì các nhân chứng sống đang lần lượt ra đi, đó là xây dựng một bộ sử trung thực cho người di dân gốc Việt. Thay mặt hội VAHF, xin chân thành cảm tạ sự hỗ trợ và đóng góp của quý vị vào chương trình 500 Lịch sử Truyền khẩu.

Tuy kết quả vụ kiện là một thắng lợi cho TGiang và cả những người đã từng bị chụp mũ là thân cộng, song cũng là một kinh nghiệm đáng buồn cho chúng ta ở chỗ lẽ ra ta nên dùng những công sức ấy để xây dựng một cộng đồng lành mạnh đặng tiếp sức với cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do, và nhất là viễn ảnh có thể lại bị "Bắc thuộc" vì những lấn lướt của Trung Cộng và sự yếu kém, hèn nhát của chế độ Việt Cộng. Thay vì thế, nhiều nơi trong cộng đồng chúng ta đang xẩy ra cảnh "quân mình đánh quân ta" rất đáng tiếc. Mong đây là một "wake-up call" cho tất cả chúng ta, những người còn quan tâm tới Việt Nam.

Thành thật cám ơn.
Thân kính,

Trùng Dương
  

Austin, TX -- Nữ chánh án Gisela D. Triana thuộc quận hạt Travis, Texas đã đọc bản án của 12 bồi thẩm đoàn vào lúc 3 giờ 45 phút chiều ngày thứ Năm 27 tháng 10 vừa qua tuyên án bị cáo Michael Do, còn được gọi là Đỗ văn Phúc, đã vu khống, mạ lị, phỉ báng gia trọng và làm thiệt hại đến danh dự, tinh thần và vật chất của nguyên đơn Nancy Bùi, tức ký giả Triều Giang.

Bản án cũng đã phạt ông Đỗ văn Phúc phải bồi thường cho bà Nancy Bùi một số tiền là 1 triệu 9 trăm ngàn đô la.

Tranh cãi
Được biết, vụ án đã gây khá nhiều chú ý của cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ và khắp nơi trên thế giới từ gần ba năm qua, đã có năm phiên toà trước đây nhưng bị đình theo yêu cầu của bị cáo, và được tái xét xử vào ngày thứ Hai, 24 tháng 10, 2011. Phiên toà đã qua bốn ngày xét xử với hàng nhiều trăm trang tài liệu.

Phía bị cáo, ông Michael Do, đã đưa ra luận cứ rằng bà Nancy Bùi là người của công chúng và ông có quyền phê phán (criticize). Những bài viết đăng trên trang mạngwww.michaelpdo.com, điện thư, hoặc trong sách “Nanh Hùm Nọc Rắn” của ông nói về nguyên đơn chỉ là việc ông hành xử quyền tự do ngôn luận (freedom of speech).

Phía nguyên đơn phản bác rằng dù có là người của công chúng thì những phê bình phải đúng sự thật và những cáo buộc phải có bằng chứng, nếu không sẽ là vu khống mạ lỵ và phỉ báng với ác ý.
Trong hai ngày đưa chứng cớ, bị cáo Đỗ Phúc đã không có một bằng cớ hay nhân chứng nào để chứng minh được những tố cáo của ông rằng bà Nancy Bùi khi làm việc cho công ty Pacifica bà đã khai gian bằng cấp để được mướn vào làm, bà bị đuổi việc vì thâm lạm công quỹ, bà là Việt Gian từng buông lời miệt thị một số đảng phái quốc gia và các cựu quân nhân VNCH. Cũng theo cáo buộc của bị cáo, bà từng kiện hai cô em gái và người làm ra toà. Ngoài ra, những bài viết được đăng trên trang mạng của ông Đỗ Phúc và một số điện thư cũng như những bài viết của ông đăng trên Tinparis.net, Vietland, và một số trang mạng khác, còn ám chỉ bà là Cộng sản, Cộng sản nằm vùng, thân Cộng qua những lời tố cáo, như việc nguyên đơn Nancy Bùi đã cùng với Bộ trưởng Ngoại Giao Texas đưa phái đoàn doanh nhân Texas về Việt Nam để ký kết làm ăn với Việt Cộng làm trễ nải việc tranh đấu công nhận cờ vàng của các cộng đồng người Việt tại Texas. Bị cáo còn tố cáo nguyên đơn đón Nguyễn Tấn Dũng tại Austin năm 2004, và tại Dallas năm 2007. Thêm vào, phái đoàn của nguyên đơn và hội Bảo Tồn Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF) đến Vietnam Center năm 2007 bao gồm nhà văn cộng sản Bảo Ninh. Bị cáo Đỗ Phúc còn tố cáo, sau khi lập hội VAHF, bà Nancy Bùi vẫn đi về Việt Nam tiếp tục buôn bán với Việt Cộng một cách an toàn. Theo bị cáo, bà còn có cơ sở chế biến thực phẩm to lớn tại Gò Vấp, Việt Nam, và là chủ nhân của hai công ty xuất nhập cảng cà phê A&B và Bam Bo O Café tại Việt Nam. Bị cáo cũng còn cáo buộc là khi làm việc với công ty Pacifica đã tặng chính phủ Việt Cộng nhiều trăm ngàn đô la.


Từ trái sang, Chánh án Gisele Doyal Triana, bị cáo Michael Phúc Đỗ, và nguyên đơn Triểu Giang Nancy Bùi. (Ảnh Web site của Toà Quận Travis, Texas, và Trùng Dương)

Trong phần phản bác, luật sư của nguyên đơn Nancy Bùi đã đưa ra chín nhân chứng và hàng trăm trang tài liệu để chứng minh tất cả những lời tố cáo trên là không đúng sự thật và không có bằng cớ. Hai nhân chứng quan trọng là cựu tổng giám đốc công ty Pacifica, ông Michael Shapiro, nguyên cấp trên của nguyên đơn, đã ra làm chứng rằng nguyên đơn đã tự nghỉ việc, công ty Pacifica đã không đuổi bà. Nguyên đơn đến Việt Nam là do Pacifia đưa về để đại diện cho công ty. Nguyên đơn không hề cho chính phủ Việt Nam nhiều trăm ngàn đô la dù với tính cách cá nhân hay đại diện Pacifica. 

Kế đó, cựu bộ trưởng ngoại giao Texas, ông Geoff Conor, đã làm chứng trước toà rằng nguyên đơn không hề tham gia việc đón tiếp các phái đoàn Việt Cộng đến Texas, không tham gia phái đoàn doanh nhân về Việt Nam năm 2004, và không có vấn đề vì sự có mặt của phái đoàn mà việc công nhận cờ vàng bị chậm trễ vì phái đoàn đến Việt Nam vào tháng 8 năm 2004, việc tranh đấu cho cờ vàng mãi đến tháng 11, 2004 mới xảy ra.

Bản án làm gương (examplary damages)
Bồi thẩm đoàn sau gần 4 tiếng đồng hồ bàn thảo và bỏ phiếu nhất trí, với không một phiếu chống, tuyên án bị cáo Đỗ Phúc phải bồi thường 900,000 đô la cho những sự thiệt hại về danh dự, tinh thần và vật chất cho nguyên đơn Nancy Bùi. Ngoài ra, vì tính cách gia trọng của sự vi phạm nên toà đã phạt bị cáo thêm 1,000,000 đô la để răn đe và làm gương (examplary damages).

Để chứng minh sự vi phạm có tính cách gia trọng, nguyên đơn phải chứng minh được rằng bị cáo coi thường luật pháp, biết rằng những điều tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn cứ vi phạm với ác ý. Luật sư Brian Turner của nguyên đơn đã hỏi bị cáo trước toà rằng ông có nghĩ rằng nguyên đơn Nancy Bùi là cộng sản, tay sai cộng sản, hay thân cộng hay không? Ông Đỗ Phúc trả lời là “không”. Điều này chứng minh rằng Ông Đỗ Phúc biết bà Nancy Bùi không phải là cộng sản, tay sai cộng sản hay thân cộng nhưng ông vẫn tố cáo và tiếp tục tố cáo. 

Điều thứ hai là sau khi có vụ kiện, khi bị cáo còn có luật sư, ông Tonny Ciccon, người đã thẩm vấn nguyên đơn, bà đã cho biết bà không hề có cơ sở kinh doanh hoặc làm chủ công ty nào tại Việt Nam, mà chỉ mua cà phê và bán lại tại Hoa kỳ. Lần cuối bà về Việt nam là tháng 3 năm 2003. Mãi gần hai năm sau, cuối năm 2004, bà và một số thân hữu mới thành lập hội VAHF. Bà đã cho bị cáo xem sổ thông hành (passport) của bà, bị cáo biết rõ bà Nancy Bùi không về Việt Nam từ tháng 3 năm 2003, nhưng tiếp tục tố cáo nguyên đơn rằng sau khi lập hội VAHF năm 2004, bà vẫn về bắt tay với Việt cộng buôn bán một cách an toàn. Hơn thế nữa, bị cáo cũng đã khai trong phần khẩu cung là bị cáo sẽ tiếp tục để những bài tố cáo không bằng chứng này trên trang mạng của bị cáo. Bồi thẩm đoàn đã chấp nhận những chứng cớ nêu trên và kết luận sự vi phạm có tính cách ác ý và coi thường luật pháp.

Trong phần kết luận, bị cáo Đỗ Phúc đã bào chữa rằng vì ông không có luật sư nên bị yếu thế trước toà. Ông xin lỗi toà và bồi thẩm đoàn vì trong bốn ngày xử, ông đã có lúc không giữ được bình tĩnh nên đã có thái độ khiếm nhã trước toà và chánh án. Ông tin tưởng rằng ông đã không làm điều gì sai mà chỉ hành xử quyền tự do của mình.

Luật sư nguyên đơn, Ông Brian Turner đã phản bác lại rằng dù bị cáo có luật sư, luật sư của ông Đỗ Phúc cũng không thể viết lại luật và viết lại những bằng chứng mà bị cáo Đỗ Phúc đã viết để nhục mạ nguyên đơn. 

Luật Sư Brian Turner kết luận: “Tôi hy vọng rằng sự thật sẽ được sáng tỏ truớc toà để những người muốn khống chế người khác bằng cách vu khống nạn nhân trên Internet, hoặc những phương tiện truyền thông khác sẽ bị trừng phạt. Có như thế, những nạn nhân của những sự vu khống, mạ lị như trường hợp của bà Nancy Bùi là nạn nhân của ông Michael Do, không phải sống trong tủi nhục, và đau khổ vì sự hàm oan. Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng điều vô lý này sẽ không tiếp tục xảy ra, để những người muốn làm việc thiện nguyện, phục vụ  cho cộng đồng không phải chịu đựng những đau đớn vì những kẻ dám coi thường luật pháp làm để hại họ mà họ không có tiền để đưa kẻ vu khống ra toà hay họ không biết dùng compuer hay Internet để lên tiếng cho họ.”  

Sau khi đọc bản án, Chánh án Triana đã gọi bị cáo lên, và với giọng xúc động, bà cho biết bà theo cha mẹ di dân từ Cuba đến Hoa kỳ từ năm bà 3 tuổi nên bà hiểu rất rõ những gì đang xảy ra trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba cũng như người Mỹ gốc Việt. 

“Quý vị đã mất quê hương, đến đây tị nạn, tại sao quý vị không xây dựng lại cuộc đời một cách an bình? Tại sao quý vị đối xử với nhau đau xót như thế này?” Chánh án Triana đã nghẹn lời khi nói với bị cáo, và tiếp: “Tôi hy vọng sau ngày hôm nay ông hãy suy nghĩ lại để sống tốt hơn.” (Nguyên văn: You have lost your country, you come here with opportunity to rebuild your life better in peace. Why do you treat each other like this? I hope after today, you will rethinking and live better.)

Bị cáo trả lời: “Tôi có con đường của tôi. Tôi sẽ chống án.” 

“Chúc ông nhiều may mắn,” Chánh án Triana đáp lời. 

Một số điểm cần lưu ý trong các vụ án mạ lị, phỉ báng tại Texas
Một số chi tiết quan trọng qua vụ án này xin được ghi lại để bạn đọc lưu ý:
  • Chánh án Gisela Triana trước khi xử án đã đọc từ bộ luật dân sự Texas định nghĩa thế nào là mạ lị và phỉ báng. Rằng một người nói, viết, xuất bản, tái xuất bản, hoặc ám chỉ những điều làm hại danh dự, tinh thần và vật chất một người khác sẽ bị xử phạt bồi thường cho những thiệt hại đó. Như thế, lý luận rằng “không gọi một người là Cộng sản mà chỉ viết những điều về người đó để người đọc tự kết luận thì không sợ bị kết tội trước toà” không còn đứng vững nữa, vì luật Texas công nhận việc ám chỉ cũng là vi phạm.
  • Gọi người khác là “Việt gian” là mạ lị. Bị cáo Đỗ Phúc đã dịch “Việt gian” là “người Việt xấu” để bào chữa, nhưng phía nguyên đơn đưa ra hai tự điển Việt Anh và người thông dịch có giấy hành nghề đã dịch tại chỗ: “Việt gian” là “kẻ phản bội” (traitor). Luật Mỹ gọi người khác là “traitor” mà không có bằng chứng là mạ lị.
  • Người chuyển (forward), đăng lại (republish) những điện thư, bài viết có nội dung mạ lị, phỉ báng cũng phải chịu trách nhiệm giống như tác giả. Bị cáo Đỗ Phúc đã cho đăng điện thư, những bài viết của một số người theo ông ta mạ lị, phỉ báng bằng những lời lẽ thô tục, kết án nguyên đơn là Cộng sản nằm vùng trên trang mạng www.michaelpdo.com và bào chữa trước toà rằng, những bài viết này của không phải của ông ta. Chánh án đã đọc luật Texas quy định người phổ biến cũng phải chịu trách nhiệm giống như tác giả. 
  • Báo chí, tài liệu in từ các trang mạng, thư từ của người thứ ba, không phải là của nguyên đơn hay của bị cáo, cũng không được coi là chứng từ trước toà vì không thể kiểm chứng được sự trung thực của những tài liệu này. Do đấy, khi bị cáo Đỗ Phúc in tài liệu từ một số trang mạng, cắt một vài bài báo để đưa ra toà làm chứng đã bị khước từ. Như việc để chứng minh ông là người có nhiều uy tín trong cộng đồng, ông đã đưa ra hai lá thư ủy nhiệm ông đại diện cộng đồng Austin và San Antonio đi tham dự cái gọi là Đại hội Cộng Đồng Người Việt tại Hoa Kỳ đề ngày 30 tháng 9 năm 2011, ký bởi “Quyền Chủ Tịch Cộng Đồng Austin” Châu Kim Khánh và Chủ tịch Cộng Đồng San Antonio Phan Quang Trọng, những thư này đã bị toà khước từ không nhận.
  • Để chứng minh rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt có luật bắt buộc những người Mỹ gốc Việt làm chủ tịch cộng đồng hoặc các hội đoàn khác phải là người không về Việt Nam hoặc ít nhất không được làm ăn với Việt Nam, bị cáo đỗ Phúc đã trình toà copy by law của tổ chức Cộng đồng Người Việt Tại Hoa Kỳ làm bằng chứng, cũng đã bị khước từ. Bị cáo Đỗ Phúc đã lý luận rằng đây là một tổ chức bao trùm (umbrella) cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà mọi người phải theo. Chánh án Triana hỏi ngược lại: “Ông đang nói với tôi rằng ở ngoài kia đang có những người viết luật bắt tất cả người Mỹ gốc Việt phải theo?” (Nguyên văn: Are you telling me out there,  there are some people writing law to apply to all Vietnamese American?). Bị cáo Đỗ Phúc trả lời: “Là by law chứ không phải law.” Chánh án Triana tiếp lời: “Nếu chỉ là by law thì nó chỉ có thể ảnh hưởng đến hội viên của tổ chức đó mà thôi. Bà Nancy Bùi có là hội viên của tổ chức này không?” Bị cáo đáp lời: “Thưa không.” Chánh án Triana bèn nói: “Như vậy không có gì để nói về cái by law này nữa.”
  • Băng thu âm hoặc thu hình người thứ ba có được dùng làm bằng chứng trước toà? Thưa không. Ông Đỗ Phúc đã đưa một cuốn băng ngay trong phiên toà nói rằng trong đó có thu âm một người đã nói nguyên đơn Nancy Bùi đã kiện hai cô em. Cuộn băng này chưa hề được đưa ra cho bên nguyên đơn để kiểm tra, và vì chỉ là lời nói thu băng của một người thứ ba nên không có giá trị trước toà. Thật ra, nếu muốn chứng minh nguyên đơn có kiện hai người em gái là một điều quá dễ dàng. Bị cáo chỉ mất 10 phút, xuống văn phòng lục sự của toà để xin hồ sơ toà án (court check) của nguyên đơn, nguyên đơn sống trong Quận hạt này từ năm 1984, tất cả những vụ nguyên đơn kiện người khác hoặc bị người khác kiện đều được ghi chép trong hồ sơ tòa án này. (PT, 10/2011)
-SAU GẦN BA NĂM VỚI SÁU PHIÊN XỬ TOÀ ÁN QUẬN TRAVIS TEXAS TUYÊN ÁN PHẠT BỊ CÁO ĐỖ PHÚC BỒI THƯỜNG 1.9 TRIỆU ĐÔ LA VỀ TỘI MẠ LỊ, PHỈ BÁNG
--


-- Hành trình 1 người tỵ nạn Việt Nam, từ 1 thuyền nhân thành Phó Toàn quyền Nam Úc  – (VOA).
-- Người Việt tại Ba Lan: Ba vụ lừa đảo trong một thời gian ngắn(Vietinfo).- Xử tù người Việt trồng cần sa ở Anh – (BBC). Đắng lòng giấc mơ Hàn Quốc! (VOV).
-Rights group: Cambodia and Malaysia must protect domestic workers DPA
GS Tương Lai : "Phải trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp" (RFI 31-10-11) - Café Wifi: “Chiếm phố Wall” có lan đến VN?  – (RFA).

Tổng số lượt xem trang