Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Sợ thâm không sợ ác

Ovaries – Lauren Goia
-Tạp Ghi Huy Phương
Xem phim bạo lực Mỹ thấy cái ác dữ dội, nhưng nhớ chuyện Tàu thấy cái thâm độc mới ghê gớm. Thời Ðông Châu Liệt Quốc, nước Việt thua trận nước Ngô, vua Việt là Câu Tiễn bị vua Ngô bắt làm con tin.
 Câu Tiễn nuôi chí phục thù, ngày đêm phục dịch hết lòng để lấy lòng tin của Ngô Phù Sai, dắt ngựa đi giật lùi, nếm phân vua Ngô, nằm gai nếm mật để tìm cơ hội phục thù. Ðược Ngô Phù Sai tha về, Việt Câu Tiễn quyết tâm phục hận, một mặt chọn Tây Thi và Trịnh Ðán là gái đẹp nước Việt triều cống để Phù Sai ngày đêm vui chơi, rượu chè, đàn hát mà bỏ bê việc nước, một mặt bí mật chiêu binh, mãi mã, chờ cơ hội phục hận.

Nước Việt lấy cớ mất mùa, sang nước Ngô xin vay lúa, hẹn năm sau đến mùa gặt xin hoàn trả. Ðược lúa, Câu Tiễn đem cấp phát cho dân nghèo trong nước được trăm họ ca tụng công đức. Năm sau nước Việt được mùa to, Câu Tiễn lựa lúa tốt trả lại cho nhà Ngô, nhưng trước đó đã đem luộc chín. Vua Ngô trúng độc kế đem phân phát lúa luộc cho dân. Năm ấy khắp nước Ngô đều gieo lúa nước Việt, nhưng lúa không mọc, dân Ngô bị đói to, nhân cơ hội này, Câu Tiễn đem quân đi đánh Ngô toàn thắng, vua Ngô phải tự vẫn.
Nước Tề muốn thôn tính Sở, loan truyền Tề Hoàn Công rất quý hươu bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua, một con hươu trị giá cả nghìn cân lúa. Nước Sở nông cạn, nghĩ vua Tề tham chơi hươu quý, thế nào cũng lơ là việc quân binh. Thương nhân nước Sở tập trung tất cả vào việc buôn hươu, nông dân bỏ việc ruộng đồng đi săn hươu, lính tráng xao lãng, lấy vũ khí đổi dụng cụ đi bắt hươu. Năm ấy nước Sở mất mùa nhưng tiền chất đống không mua được lương thực. Tề ra lệnh cấm vận, không cho chư hầu bán lúa cho Sở, người ngựa trơ xương. Nắm thời cơ, Quản Trọng cất quân đánh Sở.
Việt Cộng trong bao nhiêu năm làm chư hầu đã học được những điều quỷ quyệt gian hùng từ đàn anh, còn chúng ta lấy sự ngay thẳng của Bụt mà đối đấu với Ma là thất bại. Tháng 5, 1975, Việt Cộng ra thông báo chơi chữ, “quân cán chính chế độ cũ trình diện đem theo 15 ngày tiền ăn,” mà không hề nói là đi tù 15 ngày, vậy mà cả nước miền Nam mắc mưu, cứ nghĩ là đi “học tập” hai tuần là có thể về nhà. 15 ngày có khi thành 15 năm, và nhiều người đã mất xác trong các trại tù khắc nghiệt.
Ngày nay, Việt Cộng thâm độc, nhưng ở bên cạnh nước Tàu Cộng cũng không địch nổi những tay chính trị gian hùng luôn luôn muốn cho đàn em năm xưa không cất đầu nổi. Những chiêu thức của Bắc Kinh ngày nay tuy không bằng cha ông chúng ngày trước nhưng cũng làm cho đàn em thất điên bát đảo. Một mặt vì dân chúng không có ý thức, không được giáo dục, lại tham tiền vì nghèo đói, chính phủ lại không bảo vệ chủ quyền, để con buôn Trung Cộng vào ra đất nước như chỗ không người.
Trong năm nay, báo chí Việt Nam đưa tin có người ở Hải Phòng, Lào Cai đứng ra thu mua đỉa để xuất cảng sang Trung Cộng, mà không biết họ mua đỉa để làm gì, có nguồn tin cho rằng con buôn mua đỉa để dùng làm thuốc. Thế là dân đua nhau đi bắt đỉa trên đồng, ao hồ, đầm lầy, thấy lợi nông dân nuôi đỉa để bán, giá bán một ký lô đỉa được hơn một triệu đồng. Với nông dân, đây là số tiền khá lớn, không bắt được thì ráng nuôi. Phong trào nuôi đỉa tràn lan tới miền Nam như ở Sài Gòn, Tây Ninh. Ðỉa là một loại sinh vật sống ở trong mọi thời tiết, sinh sản nhanh, sống bằng cách hút máu của các động vật có xương sống, rất dễ sinh sôi nảy nở nhưng rất khó tiêu diệt. Nếu việc nuôi đỉa phổ biến, một khi chuyện thu mua chỉ là chuyện đồn đãi vô căn cứ thì rồi đây ao hồ, cánh đồng đầy những đỉa, sẽ là nỗi kinh hoàng cho nông dân có việc phải xuống đồng.
Ốc bưu vàng lại là một chuyện đau đầu khác. Thời gian gần đây, nhiều lái buôn đổ về vùng nông thôn các tỉnh ở Hậu Giang, để mua ốc bươu vàng xuất sang Tàu, mục đích để làm thuốc, làm thức ăn cho gia súc hay để nhậu.Thịt ốc được mua với giá từ 12,000-13,000 đồng/kg. Có cơ sở thu mua ốc bươu vàng, mỗi ngày mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, để xuất cảng sang Trung Cộng. Tham tiền, muốn lời nhiều, nông dân có kế hoạch nuôi ốc bươu vàng để xuất cảng. Chỉ cần một mùa mưa lụt là ốc bươu vàng tràn ra ruộng lúa. Khi việc nuôi ốc bươu vàng rộ lên và việc thu mua chỉ là giả trá như phong trào chim cút của miền Nam trước đây thì nông dân phải nhận hậu quả khốc liệt khi ốc bươu vàng tràn lan phá hại mùa màng.
Chuột ăn lúa phá hoại mùa màng, dân nuôi mèo để bắt chuột, Trung Cộng mở chiến dịch mua mèo Việt Nam với giá cao đem về nước, gọi là “tiểu hổ” thịt ăn ngon mà bổ. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về, thậm chí còn trộm mèo hàng xóm để bán sang Tàu với giá cao, sinh ra đại dịch chuột hoành hành năm 1997-1978.
Vào khoảng 2003-2004 Trung Cộng tung bọn lái buôn qua các chợ ở vùng nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao. Bốn cái móng của một con trâu có giá cao hơn một con trâu, còn lại trâu đem xẻ thịt bán thêm được một món tiền nữa, dại gì không giết trâu bán móng. Ở nông thôn lại sinh ra tệ nạn trộm móng, giữa đêm kẻ trộm lẻn vào chuồng trâu, chặt chân trâu mang đi, sinh ra tình trạng thiếu trâu cày.
Có một thời gian dân miền Bắc thi nhau cắt dây cáp viễn thông quốc tế Việt Nam-Thái Lan-Hồng Kông để bán “ve chai” cho Trung Cộng. Tính ra có đến 11 km dây cáp bị cắt, thiệt hại hàng chục triệu đô la.
Trung Cộng muốn thu mua cà phê, thu mua gạo, thu mua trà... chỉ cần đem xe sang, đến tận vựa, tận vườn, tận công ty sản xuất... như trong vườn nhà, mua xong chở về nhà, qua biên giới, không cần phải Bộ Ngoại Thương hay theo kế hoạch xuất cảng như các quốc gia khác. Năm 2007, con buôn Trung Cộng sang các tỉnh trồng trà ở biên giới và trung du, thu gom toàn bộ các loại trà, đẩy giá trà lên cao khiến các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến, thiếu nguyên liệu, nhiều hợp đồng bị hủy, hàng nghìn công nhân không có việc làm.
Ðây chỉ là những đòn “dạy cho Việt Nam một bài học” tương đối còn nhẹ nhàng và chỉ có tính chất thăm dò, cảnh cáo. Cắt móng trâu, diệt mèo, chuyện sờ sờ trước mắt mà thiên hạ giả đui vì món lợi nhỏ. Bọn Hán gian mỗi khi “ra quân” tôi nghĩ dân Việt Nam không đỡ nổi. Chính phủ thì ươn hèn, nhu nhược, không nhìn xa, dân thì đói khổ, thấy gì lợi trước mắt thì làm bừa, không nghĩ đến hậu quả, cho nên nuôi đỉa, cắt móng trâu, bán mèo, nuôi ốc bươu, vớt rong mơ, chặt cây tai ngựa, tìm đinh lăng, mua vải thiều... cái gì có lợi thì làm, kể cả phá rừng, phá biển. Cái ác còn đỡ nổi, cái thâm mới thật khó lường.
Nhưng nghĩ cho cùng, những chuyện này đâu phải nỗi lo âu cho những ai đang cầm vận nước, mà nước đang mang số phận chư hầu của Trung Cộng.
-Nguồn:
Sợ thâm không sợ ác


-

Chuyện kể ngày Chủ nhật (không để thư giãn)


Bữa nọ, đọc trên mạng câu chuyện ông cụ phu quân của “bà già giết giặc” ốm nhom (bà chỉ đủ sức giết giặc bằng cách vượt tường nhà đi biểu tình), lòng buồn rười rượi. Đỉnh cao của nỗi buồn là đoạn kể: khi nghe ông cảnh cáo “đừng ức hiếp dân quá, hãy trông gương Gadaphi đó”, gã “quần chúng tự phát (?)” đáp ráo hoảnh: “Thằng nào chết cứ chết, thằng nào còn sống cứ phải sống cái đã”. Ôi, triết lý sống thời đại các cháu cụ Hồ đã sa đọa đến mức này sao? Cái ác đã trắng trợn và bất cần đến thế là hết mức! Định viết một bài bình luận về câu nói có thể đánh dấu một thời đại kia, nhưng chưa kịp, thì hôm nay một chị bạn gửi cho chuyện này. Chuyện bên Tàu, nhưng những gì ẩn chứa trong đó cũng hoàn toàn Việt Nam. Cũng cái ác hoành hành trắng trợn, cũng sự yếu hèn, ích kỷ và vô cảm của bày cừu, sự cô độc bất lực của người tốt. Nhưng cái kết bất ngờ gây xúc động lớn quá! Hóa ra sự chịu đựng của kẻ yếu chỉ là nhất thời. Hóa ra danh dự bị tổn thương là mầm thù hận không thể lụi tàn, mà sớm muộn sẽ thành cây gậy báo thù. Hóa ra luật nhân quả vẫn mãi đúng. Hóa ra im lặng trước tội ác cũng là tội ác. Bèn dịch, trước tiên để tự an ủi sự bất lực của chính mình, và để tặng tất cả, nạn nhân không thể tự vệ cũng như người tốt cô đơn, cả số đông bàng quan, và cả những kẻ thủ ác chưa bị đền tội.
Hoàng Hưng


Hãy đọc tới đoạn chót vì đây là một Câu Chuyện Thật đã xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2008, và đã được đưa lên BBC & CNN…
Một câu chuyện thật xảy ra ở Trung Quốc
Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi.
Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô.
Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?”
Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
The driver said nothing, but the bus traveled faster and faster.
Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”.
Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!
Bạn có biết vì sao ông ta khóc?
Nếu bạn có trên xe bus, bạn có đứng lên như người đàn ông kia?
Chúng ta cần những người như ông để tạo nên và duy trì một xã hội bình thường!
Khi ta đối xử với người khác bằng cả tấm lòng, ta sẽ nhận được hơi ấm và tình yêu từ mọi người!
Đây là một câu chuyện rất bi thảm. Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là người lái xe?

Hoàng Hưng dịch từ profiles.google.com
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN


- Nghĩ về một thứ ngôn ngữ “hạ cấp” từ Trung Quốc (Lê Mai).-

GỐC RỄ CỦA SUY ĐỒI VĂN HÓA GIÁO DỤC

Cách đây  68 năm, một đề cương văn hóa được một nhà cách mạng lão thành có xuất thân là một nhà thơ làm chính trị, viết ra cho cuộc cách mạng dân tộc. Hai năm sau đó, 1945, đề cương văn hóa này được thông qua. Tám năm trước, ông cựu trưởng ban tư tưởng trung ương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cũng lại là một nhà thơ - khẳng định lại tầm vóc tư tưởng của nó, dưới quan điểm của người cộng sản về văn hóa tư tưởng là, đảng cộng sản phải lãnh đạo văn hóa tiên phong.

Từ ngày đề cương văn hóa được thông qua, nó đã đem lại sự thành công của cuộc trường kỳ kháng chiến thống nhất đất nước. Phải ghi nhận sự nhất quán và đúng đắn của nó thời súng đạn, tắm máu để đất nước không còn chia cắt.

Nhưng cái mà hôm qua đúng, không có nghĩa là hôm nay còn đúng. Điều đó đã được chứng minh bằng thực tế khách quan của tình hình giáo dục, truyền thông đại chúng Việt Nam sau hơn 36 năm thống nhất. Với tư tưởng lãnh đạo văn hóa của đảng tiên phong, văn hóa Việt suy đồi, giáo dục xuống cấp, tha hóa tràn lan và là động lực thúc đẩy sụp đổ tất cả mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế nước nhà.

Một dân tộc có lớn hay không lớn là do văn hóa quyết định. Dân tộc có trường tồn hay không là bản sắc văn hóa dân tộc ấy có còn không, chứ không phải dân tộc ấy có còn tồn tại hay không. Một đất nước có muốn chuyển mình tốt hay xấu tư tưởng văn hóa cũng là tiên quyết. Vì muốn có cách mạng xã hội thì cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng phải đi trước một bước. Tư tưởng mà không thông, văn hoá mà không chuẩn thì hành động chỉ xằng bậy, đẩy bản thân, gia đình, đất nước và dân tộc đến vực thẳm.

Trên quan điểm lý luận triết học, sự lãnh đạo văn hóa tư tưởng do một hình thái chính trị xã hội đơn nguyên là sai quy luật mâu thuẩn của mâu thuẩn, vì không có đối lập về tư tưởng. Nên việc suy đồi văn hóa, giáo dục và tha hóa dẫn đến sụp đổ tất cả mọi ngành trong xã hội là điều tất nhiên.

Đã hơn 36 năm trong hòa bình, nhưng văn hóa tư tưởng vẫn cứ khư khư giữ cái đề cương cách đây hơn nửa thế kỷ. Một đề cương của thời chiến lạc hậu với thời đại mới. Từ đó làm cho báo chí truyền thông không còn đất viết, chỉ còn cướp giết hiếp và lấn sân những lĩnh vực khoa học chuyên sâu, mà không có kiến thức để làm xã hội ngày càng suy đồi. Giáo dục như chiếc vòng kim cô đặt lên đầu của mọi thế hệ. Nó làm các thế hệ không biết tư duy. Sáng tạo không tìm thấy ở nhà khoa học, mà chỉ thấy nhà khoa học đi làm điều sai trái. Còn nông dân thì lại là những nhà sáng tạo vì chén cơm manh áo của mình.

Như vậy có cần xem lại, tu bổ và đổi mới cái đề cương văn hóa của nhà thơ bằng cái đề cương văn hóa của các nhà khoa học thực sự không? Ngày nhà giáo ở một đất nước mà văn hóa, giáo dục, kinh tế và chính trị đang xuống cấp tồi tệ không biết viết gì, thôi thì viết về cái gốc của mọi gốc rễ làm đất nước dân tộc suy đồi vậy.

Tư gia, 5h29' ngày Chúa nhựt 20/11/2011
-Nguồn:

GỐC RỄ CỦA SUY ĐỒI VĂN HÓA GIÁO DỤC




-------




.-Mang quan tài đi đòi đất
Dân Trí
Ngày 19/11, Quốc lộ 1A khu vực đi qua ấp Khúc Tréo B, xã Tân Phong, huyện Giá Rai-Bạc Liêu bị ách tắc nhiều giờ liền vì hàng ngàn người dân đổ xô đi xem một nhóm người vác quan tài đi… giành đất. Đại tá Ngô Thành Thật, Trưởng Công an huyện Giá Rai, ...
Mang quan tài đi giành đấtThanh Niên
Bạc Liêu: Con vác quan tài cha đi... giành đấtXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Hàng nghìn người xem cảnh 'giành đất bằng quan tài'VNExpress
Ngôi Sao
-Ông Tế rằng chúng nó vô ơn, tôi phải nói đảng chưa đến nỗi thế đâu, bác ạ  —  (Nguyễn Thông).Lạm dụng chức quyền (ĐV).Bà Nội & chiếc xe đạp  –  (DLB). 
Cháu bé lâm nguy do thầy lang châm kim (TN).  – Bé sơ sinh nguy kịch vì bị “thầy lang” dùng kim chích hơn 30 vết (Dân Trí).


- Đoàn Thanh Liêm: Con ơi, trước hết phải sòng phẳng – (NV). Chế Linh hủy sô Sài Gòn vì không được cấp phép (VNE). – Cộng tác kiểu… bất chấp!(NLĐ). – “Bể sô” Chế Linh tại TP.HCM (TN). – Bị buộc hủy show, Chế Linh nhập viện (Dân Trí).  - Vì sao Chế Linh nhập viện cấp cứu (GDVN).

05. Về cuốn TỪ ĐIỂN: Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân (Việt sử ký).  “… Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp“.
-Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói về bộ phim 'Lý Công Uẩn' - (BBC)-- Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói về bộ phim 'Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" do Công ty cổ phần Trường Thành sản xuất.

Kẻ trộm chó thành giám đốc lừa đảo (TN).  – Lại trả tự do cho… “đinh tặc” ! (NLĐ).  – Bình Dương: Xóa sổ “tổ hợp cờ bạc” (PLTP). -- 8 thanh tra giao thông nhập viện khi chỉ dẫn phân làn (VTC).

Lời chào phà Thủ Thiêm - Kỳ 4: Cất một nỗi nhớ (TT).-- Thông xe hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á (VNN).- Thông xe hầm Thủ Thiêm (TN). - Quá trình xây dựng hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á (TN).-Thông xe hầm Thủ Thiêm (TN). - Quá trình xây dựng hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á (TN).

-- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thắng – Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam: Liệu có lợi ích gì từ cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long? (Bee).  – 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới – Vì sao chưa công bố kết quả chính thức? (SGGP).
- – Cư dân Keangnam “biểu tình” vì bị tấn công (Dân Trí/ VTC). – HN: Côn đồ đánh dân ở Keangnam, CA vào cuộc(24h/ DV/ TP). – Vụ Keangnam: Lãnh đạo Mai Linh tham gia “xô xát”(TTXVN).   - Côn đồ lộng hành ở tòa nhà cao nhất VN (TN).Xô xát ở Keangnam, một cư dân nhập viện (VNE).




-Di sản chèo Tàu đối mặt nguy cơ thất truyền (DânViệt).Thử nói về nỗi buồn  —  (Nguyễn Thị Hồng Ngát).
Về Trần Huy Liệu: Cảm tính bổ sung (viet-studies 19-11-11) -- Tác giả viết về thân phụ của mình ◄◄
Việt Nam qua các chỉ số đánh giá quốc tế: Trí tuệ khá, năng lực trung bình, mức độ trong sạch thấp (TS 18-11-11)
Kiều bào “hiến kế” nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Việt Nam: Xóa bỏ tư duy giáo dục “chiếu trên, chiếu dưới” (ĐĐK 18-11-11) -- Tôi cực kỳ dị ứng với chữ "hiến kế".  Giáo dục (và nhiều việc khác) là vấn đề cực kỳ hệ trọng, không thể cải cách toàn diện bằng vài tiểu xảo, mẹo vặt.... Nếu tôi là tổng biên tập một tờ báo, tôi sẽ cấm phóng viên dùng chữ này!
Lớp dân tộc học đầu tiên của thầy giáo Nguyễn Văn Huyên (Bee.net 19-11-11)
Chu Văn An là nhà giáo 'nhân dân' hay 'ưu tú'? (VNN 19-11-11) -- Nên chẻ sợi tóc làm tư hay làm tám nhỉ?
Thầy Tây trò Ta & thầy Ta trò Tây (TP 20-11-11)
Chuyện Thày Trò, Tây Ta... (TS 18-11-11)
Đi tìm lời giải cho văn học tuổi mới lớn (VHQN 18-11-11)
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Gọi lại niềm tin đã mất (CAND 18-11-11) -- Bài có nhiều điều thú vị!
Đừng võ đoán quy kết nhà văn (phongdiep 19-11-11) -- Về cuốn sách của Nguyễn Vĩnh Nguyên vừa bị cấm
Gặp mặt những người làm nên "thương hiệu" ANTG, VNCA (CAND 19-11-11) -- Cho những người tò mò hoặc ái mộ ông Hữu Ước.  (Tiếng Anh có chữ hathos, tôi không biết chữ Việt là gì)
'Hot teacher' của ĐH Ngoại thương (VnEx 19-11-11) -- Hot is not cool.


----

Tổng số lượt xem trang