Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Trung Quốc lại đe dọa Ấn Ðộ khai thác dầu trên biển Ðông

Trong bài “Tournament of shadows” đăng trên The Indian Express, C. Raja Mohan, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại Delhi, cho rằng khác với quá khứ, Ấn Độ giờ không cần phải là một khán giả thầm lặng trước những thay đổi về cán cân quyền lực quanh mình. Ấn Độ hiện đang ở vị trí có thể chi phối phương hướng và định hình về nội dung của sự thay đổi cấu trúc tại Châu Á, đồng thời nâng cao vị thế của chính mình như một cường quốc.

Thủ Tướng Manmohan Singh dự Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Bali, Indonesia trong bối cảnh quan hệ quốc tế của Châu Á đã có được sự năng động mới sau hàng thập kỷ với sự ổn định chính trị tương đối và kinh tế ngày càng thịnh vượng. Sự chuyển dịch quyền lực hiện nay ở Châu Á được thúc đẩy bởi sự nổi lên của Trung Quốc. Phản ứng của Mỹ tuy chậm nhưng mạnh mẽ trước quyền lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc có thể đem lại hệ quả lớn hơn nhiều so với những biến động trong quan hệ giữa các cường quốc trước đây. Khác với quá khứ, Ấn Độ giờ không cần phải là một khán giả thầm lặng trước những thay đổi về cán cân quyền lực quanh mình. Ấn Độ hiện đang ở vị trí có thể chi phối phương hướng và định hình về nội dung của sự thay đổi cấu trúc tại Châu Á, đồng thời nâng cao vị thế của chính mình như một cường quốc.
Hội nghị Bali đánh dấu rõ ràng sự trở lại của Mỹ tại Châu Á. Kể từ khi trở thành chỗ dựa của hệ thống an ninh Châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Mỹ dường như đã quay lưng lại khu vực này trong 2 thập kỷ qua. Trong thập niên 1990, Mỹ còn phải bận tâm với những dàn xếp chính trị tại Châu Âu thời hậu Chiến tranh lạnh. Còn tại thập kỷ vừa qua, Mỹ đã tự dấn thân vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Khi đã mất ưu thế trước Trung Quốc, Washington dường như miễn cưỡng hoặc không thể cạnh tranh trước địa vị đứng đầu mới tại Châu Á của Bắc Kinh. Năm 2009, năm đầu tiên nắm quyền tại Nhà Trắng, Tổng Thống Mỹ Obama đã muốn cùng Trung Quốc xây dựng một hệ thống quản lý chung tại Châu Á và thế giới. Tuy nhiên, với những lý do của riêng mình, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị của Obama về việc thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Có vẻ như Trung Quốc cho rằng Mỹ không tránh khỏi kết cục suy sụp và đã công khai một chính sách mạnh mẽ hơn đối với các láng giềng Châu Á.
Nỗ lực của Bắc Kinh trong việc đòi hỏi chủ quyền tại khu vực Biển Đông đã gây chấn động toàn khu vực. Bác bỏ quan điểm “nổi lên hòa bình” của Trung Quốc, các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh đã quay sang Washington từ giữa năm 2010. Chính quyền Obama sốt sắng đáp lại với một tuyên bố dứt khoát trở lại Châu Á. Kết quả đầu tiên là việc ASEAN mời Mỹ (và Nga) tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á thường niên. Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 6 tại Bali tuần này là lần đầu tiên có sự tham dự của Tổng Thống Mỹ. Điều này đã chấm dứt một ảo tưởng từ lâu rằng Châu Á có thể tự xây dựng một trật tự khu vực cho riêng mình. Với việc mời Mỹ và Nga, ASEAN đã tuyên bố rằng an ninh Châu Á chỉ có thể được xây dựng trong một khuôn khổ rộng lớn hơn.
Việc Đông Á lo ngại trước một Trung Quốc đang nổi lên và xích lại gần Mỹ được thể hiện trên 3 lĩnh vực.
Thứ nhất là về kinh tế. Cho đến nay, Đông Á đã chấp nhận vai trò trung tâm của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua cơ chế “ASEAN+3”, gồm 10 quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khu vực hiện đang tích cực cân nhắc một lựa chọn thay thế là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bắt nguồn từ một sáng kiến khiêm tốn nhằm hội nhập sâu hơn giữa các quốc gia có nền thương mại tự do nhất như Singapore, Brunei, Chile và New Zealand, hiện giờ TPP đã được coi là một khuôn mẫu tương lai bởi các quốc gia như Mỹ, Nhật, Úc, Malaysia và VN. Bắc Kinh thì cho đây là một cơ chế nhằm loại bỏ Trung Quốc trên cơ sở các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về tự do hóa thương mại.
Thứ hai là trên lĩnh vực chính trị. Cách đây chỉ vài năm, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc đều hướng tới vai trò trung lập giữa Washington và Bắc Kinh. Ngày nay, tất cả đều mong muốn củng cố mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ.
Các quốc gia Đông Nam Á với truyền thống không liên kết cũng đang xích lại gần hơn với Mỹ khi tính tới một tương lai Đông Á dưới cái bóng của Trung Quốc. Về phần mình, Washington sẵn sàng xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược mới với những quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Washington cũng đang ủng hộ những quốc gia nhỏ hơn tại Châu Á trước sự gia tăng các tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Tuy không đứng về phe nào trong tranh chấp nhưng Mỹ nhấn mạnh lợi ích của nước này trong việc giải quyết hòa bình những tranh chấp tại Biển Đông theo các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế. Ngược lại, Bắc Kinh muốn đối thoại song phương với các quốc gia láng giềng và nhiều khả năng sẽ phản đối bất kỳ cuộc thảo luận nào về tranh chấp lãnh thổ cũng như vấn đề lớn hơn là an ninh hàng hải tại Hội nghị Cấp cao Đông Á tuần này.
Thứ ba là về quân sự. Đã có nhiều quan ngại tại Châu Á về sức mạnh quân sự của Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sức ép cắt giảm ngân sách quốc phòng ngày càng gia tăng.
Chính quyền Obama đã vạch ra kế hoạch tái tổ chức lực lượng quân sự toàn cầu nhằm đảm bảo sự hiện diện đáng kể tại Châu Á và các vùng biển trong khu vực. Trước khi tới Bali, Obama sẽ thông báo việc thiết lập các căn cứ quân sự mới gần Đông Nam Á hơn tại Bắc Úc. Washington cũng đang cân nhắc lại học thuyết quân sự của mình. Trước việc phải đối đầu với sức mạnh hải quân và khả năng về tên lửa đang gia tăng của Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương, Washington được trông chờ sẽ công bố một học thuyết mới với tên gọi “cuộc chiến hải-không” (air-sea battle), có thể chống lại nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy hải quân Mỹ xa hơn khỏi vùng biển Châu Á. Trước một chương trình nghị sự khu vực mới tại Hội nghị Cấp cao Bali tuần này, việc bày tỏ ủng hộ đối với các quốc gia nhỏ hơn tại Châu Á và các cuộc gặp với Tổng Thống Mỹ Obama, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị của Thủ Tướng Singh sẽ có cơ hội đem tới một vai trò lớn hơn cho Ấn Độ trong việc xác định và quản lý trật tự an ninh Châu Á.
  Theo Indian Express (17/11)
Hương Trà (gt)

DCVOnline – Tin India Today

Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ một cách gián tiếp


Hôm qua thứ Hai ngày 21 tháng Mười Một, Trung Quốc đã cảnh cáo - nhưng không đề cập đến tên Ấn Độ - là Trung Quốc sẽ không khoan thứ cho bất cứ hoạt động nào của các công ty ngoại quốc ở vùng biển Nam Hải đang nằm trong vòng tranh chấp chủ quyền.

Rõ ràng lời cảnh cáo này ám chỉ đến Ấn Độ, cho dù sự tranh chấp ở vùng biển Nam Hải đã được đưa vào nghị trình thảo luận giữa Thủ tướng Manmohan Singh và đối tác của ông ta là Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Bali hôm tuần rồi bên lề cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN và Đông Á.


Những hoạt động thăm dò dầu của công ty Ấn Độ ONGC Videsh ngoài khơi Việt Nam đã làm Trung Quốc khó chịu. Hãng ONGC Videsh đã ký một hợp đồng với nhà nước Việt Nam để thăm dò hai blốc 127 và 128 ngoài khơi quần đảo Trường Sa – là khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp bởi Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei và Mã Lai Á.

Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ đừng ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam ở vùng biển đang tranh chấp. Nguồn hình: The India Today

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Liu Weimin nói ở Bắc Kinh hôm thứ Hai là nước ông đã hơn một lần nói rõ là Trung Quốc không muốn các lực lượng bên ngoài liên quan đến việc tranh chấp này. “Chúng tôi không hy vọng là sẽ thấy những lực lượng bên ngoài liên quan đến việc tranh chấp ở Biển Nam Hải, và không muốn thấy các công ty ngoại quốc có những hoạt động vi phạm đến tính chủ quyền và quyền lợi cũng như lợi ích của Trung Quốc,” ông nói.

Ấn Độ nói là việc thăm dò dầu khí ở vùng Biển Nam Hải thuần túy chỉ là hoạt động thương mại và việc tranh chấp nên được giải quyết theo luật và thủ tục và luật lệ quốc tế.

Quan điểm của Trung Quốc thì khác với Ấn Độ. “Việc tranh chấp nên được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp quan sự thương thảo và hội ý một cách thân hữu. Sự can thiệp từ bên ngoài hay mang vấn đề ra giữa một diễn đàn đa phương sẽ làm phức tạp thêm và sẽ không giúp giải quyết vấn đề,” ông Liu nói.

Trả lời một câu hỏi về kết quả cuộc họp giữa hai ông thủ tướng Singh-Ôn Gia Bảo về chuyện tranh luận liên quan đến Biển Nam Hải, ông Liu nói: “Không có một thế lực nào có thể ngăn cản hai nước thúc đẩy sự quan hệ của họ. Trong suốt buổi họp, phía Trung Quốc bày tỏ sự mong muốn làm việc với phía Ấn Độ để theo đuổi cho một sự hợp tác và hữu nghị, và thúc đẩy hướng về tương lai cho mối quan hệ song phương.” Ông ám chỉ về những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm cô lập Bắc Kinh đối với việc tranh chấp ở Biển Nam Hải.


© DCVOnline



Nguồn:
(1) China indirectly warns India to keep off South China Sea. The India Today, 21 November 2011


Mỹ, Anh và Canada đang tiến hành những động thái mới để cô lập hơn nữa ngành tài chính của Iran và Pháp cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp tương tự

Trung Quốc lại đe dọa Ấn Ðộ khai thác dầu trên biển Ðông BẮC KINH (TH) - Chỉ ba ngày sau khi thủ tướng Ấn Ðộ nghe thủ tướng Trung Quốc đe đọa ở hội nghị ASEAN, hôm Thứ Hai, 21 tháng 11, Bắc Kinh lại cho phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao cảnh cáo là không muốn các công ty ngoại quốc có các hoạt động trên Biển Ðông, nơi mà Bắc Kinh luôn coi đó thuộc chủ quyền của mình.
Một dàn khoan dầu của công ty Ấn ONGC Videsh. (Hình: ONGC)
Các thỏa thuận hợp tác dò tìm dầu khí hồi tháng 10, 2011 giữa công ty ONGC Videsh của Ấn với Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Việt Nam ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam đã làm Bắc Kinh tức giận.
Thủ Tướng Ấn Manmohan Singh đã bác bỏ sự đòi hỏi của Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo là công ty Ấn rút lại quyết định dò tìm dầu khí ở vùng biển tranh chấp với Việt Nam khi hai người thảo luận riêng bên lề hội nghị ASEAN tổ chức ở Bali, Indonesia, ngày 18 tháng 11, 2011.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung quốc, Ngô Duy Minh, nói với báo chí trong ngày 21 tháng 11, 2011 là họ đã nói nhiều hơn một lần rất rõ ràng là không muốn các thế lực bên ngoài xía vào cuộc tranh chấp.
Ðề cập đến cuộc thảo luận giữa hai thủ tướng Ấn Ðộ và Trung Quốc, phát ngôn viên Ngô Duy Minh nói “về cuộc thảo luận vấn đề Biển Ðông, Trung Quốc đã trình bày rõ lập trường của mình nhiều lần. Chúng tôi không muốn thấy các thế lực bên ngoài dính vào tranh chấp Biển Ðông cũng như không muốn các công ty nước ngoài có những hoạt động đe dọa chủ quyền của Trung Quốc cùng với các quyền và lợi ích của Trung Quốc.”
Sự ám chỉ của phát ngôn viên Ngoại Giao Trung Quốc đối với thỏa hiệp giữa ONGC Videsh và Petro Vietnam là hai lô 127 và 128 ngoài khơi Khánh Hòa và Ninh Thuận, hoàn toàn thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà Bắc Kinh ngang ngược nói của mình.
Ấn Ðộ đã nói các hoạt động hợp tác dò tìm dầu khí với Việt Nam hoàn toàn có tính cách thương mại. Các tranh chấp chủ quyền nên giải quyết qua các đàm phán căn cứ trên luật quốc tế.
Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn khăng khăng với chủ trương giải quyết tranh chấp với các nước liên quan qua các cuộc đàm phán tay đôi để dựa vào thế thượng phong nước lớn dễ chèn ép.
Cùng một ngày có cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo) đưa bài bình luận với giọng điệu nói chiến lược quay lại Á Châu bao vây Trung Quốc của Mỹ không có gì đáng sợ.
Bài báo tỏ vẻ khinh thị kế hoạch của ông Obama vì cho rằng ông chỉ khuấy động chính trị cho nhu cầu tái tranh cử tổng thống vào năm tới. Khả năng của Mỹ rất giới hạn chứ không có khả năng ảnh hưởng các nước Á Châu bằng Trung Quốc về cả kinh tế và chính trị.
Bài báo hô hào người Trung Quốc nên nhìn sự trở lại Á Châu và bao vây Trung Quốc của Hoa Thịnh Ðốn với sự tự tin.
“Chiến lược tạo ảnh hưởng của Mỹ đã được thổi phồng quá đáng. Thật ra, nó chỉ cung cấp một số sự an ủi tâm lý đối với một vài nước (Á Châu) trong khi họ (Mỹ) nhắm một vài lợi ích kinh tế.”
Hoàn Cầm Thời Báo viết: “...Ngày nay không thể bao vây Trung Quốc hoàn toàn được nữa. Mỹ không có sức mạnh để bao vây Trung Quốc...” Bởi vậy, tờ báo này nói người Trung Quốc chẳng có gì phải hoảng hốt. (TN)
-Nguồn:
Trung Quốc lại đe dọa Ấn Ðộ khai thác dầu trên biển Ðông

-Beijing warns Delhi on South China Sea (Times of India). . –Ấn Độ có cơ hội chi phối trật tự đang thay đổi tại Đông Á (NCBĐ/Indian Express). -Ấn Ðộ không bỏ dự án dầu khí ở Việt Nam 
Sunday, November 20, 2011-  Mỹ và ASEAN đối đầu Trung Quốc trong cuộc họp riêng (Nguoi-Viet Online) - Tổng Thống Barack Obama và hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN trong một cuộc họp thượng đỉnh hôm Thứ Bảy đã trực tiếp đối đầu với Trung Quốc về việc quốc gia này coi toàn thể vùng biển Ðông là của mình, đặt thủ tướng Trung Quốc vào hoàn cảnh phải chống đỡ.

- Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển – Kỳ 16: Phút giây bất tử (Tin tức). – Dự án Luật Biển Việt Nam: Khẳng định chủ quyền biển, đảo(PLTP).  – Tế nhị + 18  —  (Tuanddk). . Biển Đông tuần qua (từ 14/11-20/11) (NCBĐ). – David Koh – Việt Nam ve vãn những cường quốc quan trọng – (x-café). Dịch từ bài: Vietnam courting major powers (ISEAS).-Đối thoại kinh tế Mỹ -Trung : Washington ghi nhận một số tiến bộ
-CÓ THỂ CHÚNG TA ĐÃ NGỘ NHẬN TRONG VẤN ĐỀ NAM HẢI basam- Blog Li Chen Hui CÓ THỂ CHÚNG TA ĐÃ NGỘ NHẬN TRONG VẤN ĐỀ NAM HẢI Tác giả: Lý Thần Huy Người dịch: Quốc Trung 01-10-2011 Hôm nay đọc được một bài viết có tên là “Âm thanh về dụng binh ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) đang được khuếch đại trong dân
- – Hoa Kỳ và Trung Quốc thách thức nhau tại châu Á – Thái Bình Dương  —  (RFI). – Khi căn cứ Mỹ làm Rồng ngứa mắt (TVN). – Châu Á mong mỏi chú Sam: Asia yearns for Uncle Sam‎ (The Australian). – TT Obama thúc đẩy các mối quan hệ mới với châu Á: Obama Pushes New Asia Ties (WSJ). – Mỹ đưa tàu quân sự đến Singapore (NLĐ). – Thắng lợi của Obama đối với Trung Quốc: Obama’s victory over China?‎ (BBC News). – An toàn đường biển trên biển Đông giải quyết ra sao? – (RFA). - Đại hội đồng lần thứ 8 của Hội đồng hợp tác an ninh châu Á – Thái Bình Dương: Thảo luận các biện pháp bảo đảm an ninh biển (TN). – Hợp tác về an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương (NLĐ).  – Nhiều thách thức an ninh mới tại châu Á-Thái Bình Dương (PLTP).
- Châu Á tìm tiếng nói chung để thử ý chí của Trung Quốc: Asia finds voice in test of wills with China‎ (SMH). – Obama đương đầu với Trung Quốc bằng thanh kiếm và nhành ô-liu: The Rising East: Obama Confronts China With A Sword and An Olive(Honolulu Civil Beat). – TQ dịu giọng trước áp lực của Mỹ liên quan tới tranh chấp Biển Đông  — (VOA). – Bắc Kinh nhượng bộ ở Bali: điều gì sẽ xảy ra sắp tới ở biển Đông? Beijing’s climbdown in Bali: What is next in the South China Sea?‎ (Foreign Policy).
THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ Nhật, ngày 20/11/2011 THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ (Hillary Clinton – Foreign Policy, tháng 10/2011) Tương lại của các hoạt động chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay Irắc, và Mỹ sẽ
Trung Quốc cao ngạo: How China Can Defeat America (NYT 21-11-11) -- Nên cắn răng mà đọc bài này của Yan Xuetong  (Diêm Học Thông).  Muốn biết thêm về ông này, hãy đọc lại bài Bá quyền với bản sắc Trung Quốc của Aaron Friedberg◄ (Trong một bài tôi... đang víết, tôi sẽ nói nhiều về Diêm Học Thông. Đại khái, có nhiều người (như Daniel Bell) khen anh ta, và cũng có người như Friedberg thì nói là anh ta quá hiếu chiến, sô-vanh dân tôc.  Nhưng Diêm Học Thông là điển hình cho nhóm học giả ưu tú của Trung Quốc đã đựợc đào tạo bài bản ở Mỹ (trong trường hợp Diêm, đó là Universiy of California ở Berkeley).  Diêm Học Thông cũng là một chuyên gia về thời Xuân Thu Chiến Quốc.  Ông ta "tâm sự" với Daniel Bell rằng có nhiều bài học từ thời ấy có thể áp dụng cho cục diện thế giới ngày nay.  Các bạn đọc thử bài trên NYT xem có thấy ảnh hưởng ấy không.)
Obama - châu Á: President Hits His Stride on Foreign, but Familiar, Territory(NYT 21-11-11) -- Obama's Successful Asia Offensive (Asia Sentinel 21-11-11) --Obama Pushes New Asia Ties (WSJ 21-11-11) America's Long-Delayed Pacific Century (National Interest 21-11-11) -- Buồn cười nhỉ, National Interest là nhà của phe bảo thủ Mỹ (như David Blumenthal dưới đây) thì cũng khen Obama.
Chỉ trích chính sách châu Á của ObamaAgainst the East Asia 'pivot' (FP 28011-11) -- Không ngạc nhiên khi thấy người chỉ trích là David Blumenthal, thuộc phái diều hâu tân bảo thủ của Đảng Cộng hoà, nhưng lý luận ông này thì thật lạ: Ông ta bảo Mỹ không nên bỏ Iran, Afghanistan (và Ấn Độ) mà chuyển qua Đông Á! Tào lao!  Nghe lời Blumenthal (cũng như nghe lời Parag Khanna, khuyên Mỹ phải hướng về châu Mỹ La tinh hơn) là sẽ trở lại vũng lầy của Bush! Và tại sao lại có thể bảo chính sách của Obama là bỏ Ấn Độ?  Đọc sai lịch sử rồi Blumenthal ơi! (Quả thật là Bush đuợc tiếng là giao hảo tốt với Ấn Độ (but... who can forget the scandalous, "exhibitionist", Robert Blackwill!?) bây giờ Blumenthal sợ Obama được lòng Ấn Độ hơn chăng? So sánh bài này với bài của Leon Hadar trong National Interest linked ở trên thì thấy Blumenthal quả là "cá nhân")
Trung Quốc - châu Á: Asia finds voice in test of wills with China (SMH 22-11-11)



Truyền thông Trung Quốc cảnh cáo Philippines về vấn đề Biển Đông  —  (VOA). – Tân Hoa xã cảnh cáo Philippines: Xinhua warns Philippines (UPI). Bài trên Tân Hoa xã của bà Lý Hồng Mai, “bình luận viên giống cái”, biệt danh mà GS Trần Hữu Dũng đặt cho bà này hồi năm ngoái: South China Sea matters not a whit to Philippines, U.S.(Xinhua.net). –Philippines kêu gọi Hàn Quốc trợ giúp vũ khí phòng thủ Biển Đông  —  (RFI). – Aquino turns to South Korea for war material in defense of areas claimed in the Spratly archipelago (Gulf News).

- Trần Đông Đức: Vì sao Tình Đồng Chí ở Trung Quốc nay trở thành Tình Đồng Tính Luyến Ái (RFA’s blog). – Trung Quốc thông (RFA’s blog).
--Bài diễn văn nhậm chức của John F. Kennedy, Tổng thống Mỹ thứ 35 basam-
-Iran tập trận sẵn sàng đáp trả Israel (Đất Việt). - Iran phê phán các nghị quyết của IAEA về hạt nhân (TTXVN). - Vệ binh Cách mạng Iran thách Israel tấn công (TN). – Hoa Kỳ trừng phạt ngành công nghiệp hóa dầu của Iran  —  (VOA). - Nỗi khiếp đảm có tên “chiến tranh điện tử Israel” (VNN).
- -----

Tổng số lượt xem trang