Các sản phẩm gốm sứ xây dựng Trung Quốc bị áp thuế nặng nhất |
Tờ “Kinh tế nhật báo” ngày 30/10 cho biết hàng gốm sứ xây dựng của Trung Quốc thời gian qua đồng loạt bị nhiều nước trên thế giới áp dụng biện pháp trừng phạt kể cả các nước phát triển cũng như đang phát triển.
Tại Châu Âu, Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 15/9 ra quyết định áp đặt mức thuế cao nhất (tới 69,7%) đối với mặt hàng gốm sứ xây dựng nhập từ Trung Quốc, trong đó có 6 doanh nghiệp chịu mức thuế từ 26,3% tới 36,5%, có hơn 120 công ty chịu mức thuế 30,6%, còn lại hơn 1.200 doanh nghiệp phải chịu mức thuế 69,7%. Thời gian thực hiện hết năm 2016. Cùng với Châu Âu, Mỹ cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự.
Tại Châu Á, tháng 7/2011, Hàn Quốc đã áp dụng mức thuế quan từ 10% tới 30% đối với hàng gốm sứ xây dựng của Trung Quốc. Thậm chí, Ấn Độ đã áp dụng mức thuế 247% đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc.
Tại Mỹ Latinh, Brazil là nước đi đầu trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc với mức thuế lên tới... 631,63%. Tiếp đó, tháng 7/2011 Argentina cũng lấy mức thuế của Brazil để tham chiếu cho việc đánh thuế hàng gốm sứ nhập từ Trung Quốc.
Khu vực Trung Đông, trừ Iran, đều áp dụng biện pháp trừng phạt với mức thuế cao đối với hàng gốm sứ xây dựng nhập từ Trung Quốc.
“Kinh tế nhật báo” dẫn số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết từ năm 2002 tới năm 2010, có 5 nước và nhóm nước áp dụng biện pháp trừng phạt nặng nhất đối với hàng hóa Trung Quốc là Ấn Độ, Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina. Trong năm 2010, Trung Quốc có 23 vụ bị trừng phạt, chiếm 33% tổng số vụ trừng phạt toàn thế giới, mức cao nhất so với tất cả các nước còn lại.
Gốm sứ của thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông bị thiệt hại và tổn thất nghiêm trọng nhất trong chiến dịch trừng phạt này. Ông Trần Nhan Bân, Chủ tịch Công ty gốm sứ Nha Sĩ Cao Phu thành phố Phật Sơn cho biết Phật Sơn là cơ sở sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất Trung Quốc, năm 2010 xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước. Việc các nước tiến hành các biện pháp trừng phạt làm cho ngành này của Phật Sơn thiệt hại nghiêm trọng.
Ông Trương Cẩm Lương, Giám đốc công ty gốm sứ xây dựng Na Lai thành phố Phật Sơn, cho biết tổng kho rộng 200.000 mét vuông đã xếp chất đống hàng hóa hàng ứ đọng của công ty. Vừa qua, công ty mở thêm khoa bãi lộ thiên với diện tích 450.000 mét vuông nhưng vẫn không xếp hết hàng ứ đọng không xuất đi được do các biện pháp trừng phạt của các nước. Nhiều công ty gốm sứ xây dựng ở Phật Sơn cũng trong cảnh ngộ như Na Lai. Với mức thuế quan cao của EU và nhiều nước như hiện nay cũng có nghĩa đặt dấu chấm hết đối với ngành gốm sứ xây dựng Phật Sơn xuất sang sang Châu Âu và một số nước, nhiều lò gốm sứ đã buộc phải đóng cửa.
Giáo sư Đồ Thanh Tuyền, Giảng sư Trường Đại học ngoại thương, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu WTO Trung Quốc, cho rằng việc hàng gốm sứ và nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc như giày da, dệt may, gia dụng... bị nhiều nước kể cả nước phát triển cũng như đang phát triển thực hiện biện pháp trừng phạt có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, đối với các nước phát triển thì đây là những ngành “xế chiều” nên nằm trong danh mục bảo hộ của họ. Thứ hai, đối với các nước đang phát triển đây là ngành đang lên có trình độ và chất lượng tương tự như hàng Trung Quốc, nên họ cũng áp dụng biện pháp bảo hộ hàng trong nước. Thứ ba, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc có vấn đề.
Giáo sư Đồ cho rằng đây là hậu quả tất yếu về tình trạng tranh giành nhau lao vào thị trường theo “tâm ly bầy đàn”, xuất khẩu không có đầu mối quản lý, “mạnh ai người ấy làm”, đua nhau hạ giá để bán sản phẩm. Kinh doanh kiểu này chẳng khác gì “gậy ông đập lưng ông”, rốt cuộc tự mình hại mình và hại người. Giáo sư Đồ Thanh Tuyền cho biết khi nghe tin EU sẽ áp dụng mức thuế 70% đối với hàng gốm sứ Trung Quốc, các công ty liền đua nhau tìm kiếm thị trường ở Châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông theo kiểu mạnh ai người ấy được, họ đua nhau hạ giá, thậm chí một số doanh nghiệp có thương hiệu gốm sứ nổi tiếng cũng “xuất khẩu” với bao bì không có tên hàng, không xuất sứ, không qui cách, miễn làm sao hàng của mình bán được hơn, được nhiều trên thị trường so với công ty khác. Rốt cuộc lại bị các nước này tiến hành trừng phạt và các doanh nghiệp đều bị thiệt hại như tình cảnh chung như hiện nay.
Giáo sư Đồ Thanh Tuyền nói: “Văn hóa kinh doanh thiển cận, chỉ nhìn trước mắt thì sẽ ‘gieo nhân nào gặt quả đó’. Việc ngành gốm sứ xây dựng Trung Quốc bị trừng phạt làm nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tổn thất nghiêm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, nhưng xét lâu dài là điều tốt. Nó rung tiếng chuông báo động rằng thời đại ưu thế xuất khẩu hàng giá rẻ chất lượng thấp đã qua rồi. Ngành gốm sứ nói riêng và các ngành nói chung khi xuất khẩu phải tính tới chất lượng, thương hiệu chứ không phải hàng giá rẻ như hiện nay. Chúng ta cần học kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai nước này rất chú trọng hàng chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, độ tin cậy của thương hiệu, nên đã vượt qua được rào cản của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở các nước”.
Phó Giám đốc Cục ngoại thương thành phố Phật Sơn, ông Tạ Vĩ Hùng, cho biết bài học trên cho thấy nhà nước và cơ quan quản lý xuất khẩu cần có trách nhiệm, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị trường, kịp thời đưa về một đầu mối quản lý xuất khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp đẩy mạnh xuất khẩu, chứ không thể “mạnh ai nấy làm” như thời gian qua.
Tại Châu Âu, Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 15/9 ra quyết định áp đặt mức thuế cao nhất (tới 69,7%) đối với mặt hàng gốm sứ xây dựng nhập từ Trung Quốc, trong đó có 6 doanh nghiệp chịu mức thuế từ 26,3% tới 36,5%, có hơn 120 công ty chịu mức thuế 30,6%, còn lại hơn 1.200 doanh nghiệp phải chịu mức thuế 69,7%. Thời gian thực hiện hết năm 2016. Cùng với Châu Âu, Mỹ cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự.
Tại Châu Á, tháng 7/2011, Hàn Quốc đã áp dụng mức thuế quan từ 10% tới 30% đối với hàng gốm sứ xây dựng của Trung Quốc. Thậm chí, Ấn Độ đã áp dụng mức thuế 247% đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc.
Tại Mỹ Latinh, Brazil là nước đi đầu trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt đối với hàng gốm sứ xây dựng Trung Quốc với mức thuế lên tới... 631,63%. Tiếp đó, tháng 7/2011 Argentina cũng lấy mức thuế của Brazil để tham chiếu cho việc đánh thuế hàng gốm sứ nhập từ Trung Quốc.
Khu vực Trung Đông, trừ Iran, đều áp dụng biện pháp trừng phạt với mức thuế cao đối với hàng gốm sứ xây dựng nhập từ Trung Quốc.
“Kinh tế nhật báo” dẫn số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết từ năm 2002 tới năm 2010, có 5 nước và nhóm nước áp dụng biện pháp trừng phạt nặng nhất đối với hàng hóa Trung Quốc là Ấn Độ, Mỹ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina. Trong năm 2010, Trung Quốc có 23 vụ bị trừng phạt, chiếm 33% tổng số vụ trừng phạt toàn thế giới, mức cao nhất so với tất cả các nước còn lại.
Gốm sứ của thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông bị thiệt hại và tổn thất nghiêm trọng nhất trong chiến dịch trừng phạt này. Ông Trần Nhan Bân, Chủ tịch Công ty gốm sứ Nha Sĩ Cao Phu thành phố Phật Sơn cho biết Phật Sơn là cơ sở sản xuất gốm sứ xây dựng lớn nhất Trung Quốc, năm 2010 xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ cả nước. Việc các nước tiến hành các biện pháp trừng phạt làm cho ngành này của Phật Sơn thiệt hại nghiêm trọng.
Ông Trương Cẩm Lương, Giám đốc công ty gốm sứ xây dựng Na Lai thành phố Phật Sơn, cho biết tổng kho rộng 200.000 mét vuông đã xếp chất đống hàng hóa hàng ứ đọng của công ty. Vừa qua, công ty mở thêm khoa bãi lộ thiên với diện tích 450.000 mét vuông nhưng vẫn không xếp hết hàng ứ đọng không xuất đi được do các biện pháp trừng phạt của các nước. Nhiều công ty gốm sứ xây dựng ở Phật Sơn cũng trong cảnh ngộ như Na Lai. Với mức thuế quan cao của EU và nhiều nước như hiện nay cũng có nghĩa đặt dấu chấm hết đối với ngành gốm sứ xây dựng Phật Sơn xuất sang sang Châu Âu và một số nước, nhiều lò gốm sứ đã buộc phải đóng cửa.
Giáo sư Đồ Thanh Tuyền, Giảng sư Trường Đại học ngoại thương, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu WTO Trung Quốc, cho rằng việc hàng gốm sứ và nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc như giày da, dệt may, gia dụng... bị nhiều nước kể cả nước phát triển cũng như đang phát triển thực hiện biện pháp trừng phạt có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, đối với các nước phát triển thì đây là những ngành “xế chiều” nên nằm trong danh mục bảo hộ của họ. Thứ hai, đối với các nước đang phát triển đây là ngành đang lên có trình độ và chất lượng tương tự như hàng Trung Quốc, nên họ cũng áp dụng biện pháp bảo hộ hàng trong nước. Thứ ba, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc có vấn đề.
Giáo sư Đồ cho rằng đây là hậu quả tất yếu về tình trạng tranh giành nhau lao vào thị trường theo “tâm ly bầy đàn”, xuất khẩu không có đầu mối quản lý, “mạnh ai người ấy làm”, đua nhau hạ giá để bán sản phẩm. Kinh doanh kiểu này chẳng khác gì “gậy ông đập lưng ông”, rốt cuộc tự mình hại mình và hại người. Giáo sư Đồ Thanh Tuyền cho biết khi nghe tin EU sẽ áp dụng mức thuế 70% đối với hàng gốm sứ Trung Quốc, các công ty liền đua nhau tìm kiếm thị trường ở Châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông theo kiểu mạnh ai người ấy được, họ đua nhau hạ giá, thậm chí một số doanh nghiệp có thương hiệu gốm sứ nổi tiếng cũng “xuất khẩu” với bao bì không có tên hàng, không xuất sứ, không qui cách, miễn làm sao hàng của mình bán được hơn, được nhiều trên thị trường so với công ty khác. Rốt cuộc lại bị các nước này tiến hành trừng phạt và các doanh nghiệp đều bị thiệt hại như tình cảnh chung như hiện nay.
Giáo sư Đồ Thanh Tuyền nói: “Văn hóa kinh doanh thiển cận, chỉ nhìn trước mắt thì sẽ ‘gieo nhân nào gặt quả đó’. Việc ngành gốm sứ xây dựng Trung Quốc bị trừng phạt làm nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tổn thất nghiêm trọng, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, nhưng xét lâu dài là điều tốt. Nó rung tiếng chuông báo động rằng thời đại ưu thế xuất khẩu hàng giá rẻ chất lượng thấp đã qua rồi. Ngành gốm sứ nói riêng và các ngành nói chung khi xuất khẩu phải tính tới chất lượng, thương hiệu chứ không phải hàng giá rẻ như hiện nay. Chúng ta cần học kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai nước này rất chú trọng hàng chất lượng cao, có tính thẩm mỹ, độ tin cậy của thương hiệu, nên đã vượt qua được rào cản của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở các nước”.
Phó Giám đốc Cục ngoại thương thành phố Phật Sơn, ông Tạ Vĩ Hùng, cho biết bài học trên cho thấy nhà nước và cơ quan quản lý xuất khẩu cần có trách nhiệm, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ thị trường, kịp thời đưa về một đầu mối quản lý xuất khẩu, hướng dẫn doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp đẩy mạnh xuất khẩu, chứ không thể “mạnh ai nấy làm” như thời gian qua.
Kiều Tỉnh
Thương lái Trung Quốc ép giá nông dân Việt (Nguoi-Viet Online) -
(Tamnhin.net) - Theo kế hoạch cắt giảm đầu tư công của bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năm 2011 sẽ có 96.888,3 tỉ đồng sẽ được cắt giảm bởi các bộ, ngành và các tổng công ty nhà nước...-
Đại sứ Anh ở VN nói về quản trị nhà nước - (BBC)-ĐS Antony Stokes nói để duy trì phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cần cải thiện quản trị nhà nước và để truyền thông tự do.
Buông lỏng quản lí đất đai và tài nguyên khoáng sản
Tháng 9 vừa qua, tại hội nghị về quản lí đất đai, Cục trưởng Cục Quản lí công sản Bộ Tài chính than phiền: "Có ba cái nhất đáng buồn trong quản lí đất đai ở nước ta.
- Minh bạch hơn – khởi đầu để tái cấu trúc (Vef).
Cơ hội và thách thức cho KH&CN trong tái cấu trúc kinh tế (TS 31-10-11) -- Bài Lê Đăng Doanh
-- Cần tổng kiểm tra “sức khỏe” các ngân hàng (TN). – Ngân hàng Việt Nam không thể phá sản kiểu Mỹ (VNE). – Có nên “trảm” cơ học ngân hàng yếu? (ĐĐK). – Một thoả thuận trấn an dư luận (SGTT).
- Nản lòng vì mua căn hộ chung cư (NLĐ). – Đại hạ giá căn hộ để trả nợ ngân hàng(PLTP).
Phân công Thủ tướng, các PTT đứng đầu một số tổ chức (Bee.net 31-10-11) -- So sánh phần vụ của ông NT Nhân với các PTT khác thì thấy quả thật là Thủ tướng biết dùng người! Tết này nên mua tặng ông Nhân thêm vài ấm trà.
Vietnam's ports have sinking feeling (ASia Times 1-11-11) --
-.Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng (Bài 2) QĐND - Nền kinh tế Việt Nam đã, đang và còn tiếp tục trải qua những đợt tái cấu trúc lớn, khởi đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX với việc thực hiện bước chuyển căn bản từ cơ chế và cơ cấu bao cấp sang cơ chế và cơ cấu kinh tế thị trường… Cho đến nay, về cơ bản và tổng thể, kinh tế Việt Nam vẫn mang những đặc trưng chung của nền kinh tế chậm phát triển..
- Mô hình tỉnh kiểu mẫu: hài hước hay sự thực? (DT).
- Phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Nên thu hẹp các chương trình mục tiêu quốc gia” (TTXVN).
- VN “xuất khẩu” điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật (TT). - Nhật sẽ nhận y tá và hộ lý sang làm việc - (RFA). – Việt Nam, Nhật Bản ký thỏa thuận về điện hạt nhân, đất hiếm – (VOA). Báo Lao Động kí hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (LĐ 31-10-11) -- Tức là từ nay về sau dù Tập đoàn Dầu khí có làm điều gì sai quấy thì báo Lao Động cũng hứa là sẽ không đăng?
PetroVietnam sẵn sàng mua lại cổ phần của ConocoPhillips ở Biển Đông
-Lãnh đạo Nông trường Đông Hiếu lộng hành? (P2)
-
Cơ hội và thách thức cho KH&CN trong tái cấu trúc kinh tế (TS 31-10-11) -- Bài Lê Đăng Doanh
-- Cần tổng kiểm tra “sức khỏe” các ngân hàng (TN). – Ngân hàng Việt Nam không thể phá sản kiểu Mỹ (VNE). – Có nên “trảm” cơ học ngân hàng yếu? (ĐĐK). – Một thoả thuận trấn an dư luận (SGTT).
- Nản lòng vì mua căn hộ chung cư (NLĐ). – Đại hạ giá căn hộ để trả nợ ngân hàng(PLTP).
SGTT.VN - Đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng, kéo dài gần mười năm, đường Rừng Sác (Cần Giờ) khánh thành vào đầu năm 2011. Tuy nhiên, sử dụng chưa đầy mười tháng, con đường chưa nghiệm thu này đã xuống cấp nghiêm trọng.
- Nhiều doanh nghiệp vỡ kế hoạch kinh doanh (VIR). - Hàng tồn kho tiếp tục tăng cao (TT).
Phân công Thủ tướng, các PTT đứng đầu một số tổ chức (Bee.net 31-10-11) -- So sánh phần vụ của ông NT Nhân với các PTT khác thì thấy quả thật là Thủ tướng biết dùng người! Tết này nên mua tặng ông Nhân thêm vài ấm trà.
-.Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng (Bài 2) QĐND - Nền kinh tế Việt Nam đã, đang và còn tiếp tục trải qua những đợt tái cấu trúc lớn, khởi đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX với việc thực hiện bước chuyển căn bản từ cơ chế và cơ cấu bao cấp sang cơ chế và cơ cấu kinh tế thị trường… Cho đến nay, về cơ bản và tổng thể, kinh tế Việt Nam vẫn mang những đặc trưng chung của nền kinh tế chậm phát triển..
- Mô hình tỉnh kiểu mẫu: hài hước hay sự thực? (DT).
- Phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Nên thu hẹp các chương trình mục tiêu quốc gia” (TTXVN).
- “Chết” trên sàn vàng ! (NLĐ).
Không có cách giúp nông dân, không cho lấy đấtĐB Trần Du Lịch thẳng thắn ra điều kiện cho việc lấy đất nông nghiệp làm công nghiệp: phải có phương án cụ thể giải quyết đời sống cho nông dân mất đất
PetroVietnam sẵn sàng mua lại cổ phần của ConocoPhillips ở Biển Đông
-Lãnh đạo Nông trường Đông Hiếu lộng hành? (P2)
-
- Nhọc nhằn cuộc sống Làng chài Kiến An (Kỳ 1)
- Nỗi niềm dân TĐC siêu dự án PORMOSA
- (Tamnhin.net) - Từ khi chuyển về khu tái định cư (TĐC) cuộc sống của khá nhiều hộ dân thuộc 5 xã ven biển của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh trở nên khó khăn hơn vì không có đất đai, nghề nghiệp mưu sinh.