Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Yuriko Koike: Obama và hai tương lai của châu Á

-Yuriko Koike/Project Syndicate
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
TOKYO - Dù với sự thay đổi không ngừng của sức mạnh kinh tế toàn cầu đến châu Á và cuộc tăng trưởng thành một cường quốc của Trung Quốc - sự kiện lịch sử trung tâm của thời đại chúng ta vốn sẽ tác động đến các vấn đề thế giới trong một tương lai trông thấy - sự tập trung của Mỹ đã từng ở những nơi khác. Cuộc tấn công khủng bố năm 2001, tiếp theo là cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, Đợt co cụm kinh tế lớn lao trong năm 2008, vụ mùa xuân của Ả Rập và cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền của châu Âu, tất cả đã chuyển Hoa Kỳ ra khỏi việc giúp tạo nên một cấu trúc lâu dài của hòa bình để đáp ứng với cuộc nổi dậy ngày hôm nay của châu Á.

Trong Tháng Mười Một, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể bắt đầu khắc phục tình trạng mất cân bằng này khi ông tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương tại tiểu bang quê hương của Hawaii. May cho thời điểm của cuộc họp là một số vấn đề quan trọng của châu Á đang trở nên sôi sục.
Chẳng hạn như vùng Biển Đông hiện đang bị khuấy động vì những khẳng định cạnh tranh giữa các đảo, rạn san hô và đáy biển, trong đó có khẳng định táo bạo của Trung Quốc rằng tất cả vùng này là lãnh thổ có chủ quyền của mình. Hội nghị thượng đỉnh của ASEAN tại Bali năm nay, đã đồng thuận rằng những tranh chấp lãnh thổ sẽ được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Tuy nhiên, ý định trong các yêu sách của Trung Quốc đã bị kết án ngay từ khởi điểm, thật vậy, hiện nay Trung Quốc khẳng định vùng biển này hình thành một quyển lợi quốc gia cốt lõi, ngang với Đài Loan và Tây Tạng, vì thế họ đang chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu.
Việc sẵn sàng quăng ném sức nặng của mình ra chung quanh của Trung Quốc khuếch đại sự mất cân đối nghiêm trọng trong kích cỡ và tác động lực bẩy giữa họ đến các nước khác tiếp giáp với biển Nam Trung Hoa. Điều này khiến cho các cuộc đàm phán song phương để giải quyết những tranh chấp này không thể tồn tại. Gần đây, Việt Nam và Philippines đã bị bắt nạt bằng phương cách này, với việc cả hai bị xúc phạm và không thể quy phục với các điều kiện do Trung Quốc áp đặt.
Các cuộc bầu cử tổng thống dự kiến cho năm tới ở Nam Hàn và Đài Loan, hai nước có nền dân chủ mạnh nhất châu Á cũng có khả năng gây tăng nhiệt về ngoại giao trong những tháng tới. Nguy cơ xuất phát không phải từ cách cư xử của Nam Hàn hoặc Đài Loan, mà là từ những lựa chọn dân chủ mà họ thực hiện có thể xúc phạm đến hai chế độ độc tài cuối cùng của châu Á.
Ở Nam Hàn, nỗ lực đáng chú ý của Park Guen-hye để trở thành nữ tổng thống đầu tiên trên đất nước mình có thể mang lại một lý do - như bất kỳ lý do nào từng cần đến - cho đất nước bất hòa Bắc Triều Tiên. Chế độ ở Bình Nhưỡng đang tìm cách để đảm bảo quyền lực sẽ được chuyển qua một thế hệ thứ ba của gia đình Kim, đại diện bởi anh chàng thấp lùn, tốt ăn "Tướng trẻ Kính yêu" Kim Jong-un, và dường như có thể tin rằng hành động khiêu khích bắn phá vào một hòn đảo của Nam Hàn hồi đầu năm nay là một phương cách để đảm bảo cho cuộc truyền ngôi.
Đài Loan, cũng có thể bầu một nữ tổng thống cho năm sau, Tsai Ing-wen, lãnh đạo của đảng đối lập Dân chủ Nhân dân. Đó là những kết quả sẽ thổi bùng cơn giận dữ của Trung Quốc, không phải vì giới tính của Tsai, nhưng vì chủ trương chính trị của bà. Đảng Dân Chủ Nhân dân (DPP) từ lâu đã là chính đảng tha thiết nhất của người Đài Loan về việc bảo đảm sự độc lập cho đất nước.
Một vấn đề thứ ba của châu Á với tiềm năng dễ bắt lửa là Miến Điện, nơi Aung San Suu Kyi, một người phụ nữ duy nhất đoạt giải Nobel Hòa bình là trung tâm của sự kiện. Các cuộc bầu cử hồi đầu năm nay, mà nhiều người lúc đầu cho là một sự giả tạo, hiện đang xuất hiện như mang lại thay đổi mà các cá nhấn và tập thể ở các nước châu Á sẽ cần phải đáp ứng. Chính phủ đã không chỉ thả tự do cho Suu Kyi sau hai thập kỷ quản thúc tại gia, mà thậm chí còn đã bắt đầu một cuộc đối thoại với bà - những cuộc đàm phán mà các nhà lãnh đạo đối lập cầu toàn đã bày tỏ những hy vọng thực sự.
Thật vậy, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã bắt đầu thả hàng ngàn tù nhân chính trị, bao gồm các tu sĩ từng lãnh đạo cuộc biểu tình lớn trên đường phố vào năm 2007. Chính phủ của Sein cũng đã lắng nghe đến niềm lo âu của công chúng Miến Điện trước ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc trong nước, để hủy bỏ một con đập có trị giá lớn 3,6 tỷ USD mà các công ty Trung Quốc đang xây dựng.
Thật dễ dàng nhìn thấy, Trung Quốc là cội nguồn của hầu hết các vụ tranh chấp gây phiền hà cho châu Á. Trong việc tìm kiếm để cải thiện các vấn đề gây ra từ sự gia tăng không kềm chế của Trung Quốc, có hai vấn đề chính cần phải được giải quyết - một vấn đề thuộc về triết lý, còn vấn đề kia thuộc về cấu trúc. Chỉ giải quyết vấn đề cấu trúc của châu Á mới thành công được trong việc khắc phục các vấn đề về triết lý.
Vấn đề triết lý có liên quan đến quan niệm mới, tự cho mình là một "Vương Quốc Trung tâm" của Trung Quốc, nghĩa là một một nhà nước không có chủ quyền lãnh thổ nào sánh bằng. Trong suốt lịch sử của mình, Trung Quốc đã tìm cách để cư xử với các nước láng giềng như những chư hầu - một tư duy phản ánh trong cách mà họ đã tiếp cận qua việc đàm phán với Việt Nam và Philippine ở Biển Đông.
Cuộc nổi dậy lềnh bềnh bấp bênh của Trung Quốc, không neo bám vào bất kỳ đặt định hoặc cấu trúc khu vực nào, khiến tư duy triết lý trên trở nên đặc biệt đáng lo ngại. Tại hội nghị thượng đỉnh Hawaii, ông Obama phải phối soạn những biện pháp đầu tiên để hướng tới xây dựng một khuôn khổ đa phương hiệu quả mà trong đó có thể giải quyết được các biến chứng gây ra từ sự vươn dậy của Trung Quốc.
Vì vai trò chi phối của Mỹ ở châu Á kề từ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, sự vắng mặt của một cấu trúc cho hòa bình như vậy đã bị che khuất ở một mức độ nào đấy. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc và mối lo lắng từ trong nước Mỹ và các nước toàn cầu khác đã khiến nhiều người châu Á phải tự hỏi những cam kết hứa hẹn ấy sẽ tồn tại ra sao trong tương lai. Tuy nhiên, tính quyết đoán về chiến lược của Trung Quốc gần đây đã khiến nhiều nền dân chủ châu Á phải tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ của họ với Mỹ, Hàn Quốc đã thực hiện một thỏa thuận thương mại tự do song phương. Mỹ đáp lại bằng cách cam kết không cắt giảm chi tiêu quốc phòng liên quan đến châu Á, bất chấp sự cắt giảm lớn trong tổng chi tiêu quốc phòng Hoa Kỳ sẽ xảy đến.
Hiện nay, điều mà Á châu cần nhất là một cơ chế khu vực được nhận thức rõ ràng, gắn kết qua những tổ chức liên kết đa phương. Một "Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương" giữa Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam nhằm điều khiển nền dây chuyền quản lý cung ứng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, đầu tư, các quy luật về những công ty quốc doanh và các vấn đề thương mại khác - có khả năng sẽ được công bố ở Hawaii - là một khởi điểm tốt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc hơn phải thực hiện.
Sau cùng, cách tốt nhất để hòa bình chiếm ưu thế trong khu vực là Mỹ và Trung Quốc chia sẻ trách nhiệm cho một trật tự khu vực với các quyền lực khác của châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Nam Hàn.
Lựa chọn của châu Á là rõ ràng: hoặc là khu vực sẽ nắm được một cấu trúc đa phương của hòa bình, hoặc sẽ tìm thấy bản thân bị hạn chế bởi một hệ thống đồng minh quân sự có tính chiến lược. Ở Hawaii, Obama và các nhà lãnh đạo châu Á khác của hội nghị, đặc biệt là người Trung Quốc - phải bắt đầu lựa chọn giữa hai tương lai ấy của châu Á.
Tác giả Yuriko Koike là cố vấn cho cựu bộ trưởng quốc phòng và an ninh quốc gia của Nhât bản.
--

Yuriko Koike: Obama và hai tương lai của châu Á


------------

Biển ĐôngSouth China Sea tensions rattle China's neighbours (BBC 3-11-11)
– HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ LẦN 3 VỀ BIỂN ĐÔNG: Nhiều tranh luận trên tinh thần khoa học (PLTP). – Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ ba cảnh báo về nguy cơ chiến tranh trong vùng   – (RFI). – Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực (ANTĐ). – Vì tương lai hòa bình của biển Đông (Thanh Niên).  – Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã: Bình luận về hội thảo Biển Đông ở Hà Nội – (BBC). – Nhà ngoại giao Việt Nam cảnh báo về chiến tranh ở Biển Đông   – (VOA). - Biển Đông ‘tiềm ẩn bất ổn’ – (BBC). – Hợp tác vì an ninh biển Đông (NLĐ). - Câu chuyện Biển Đông ngày càng được “minh bạch” (Bee). – Bùi Tín: Gió đã xoay chiều rồi chăng?  (VOA’s blog). – Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông  – (RFA).


Kêu gọi đối thoại an ninh Mỹ – Úc – Ấn (TN). – Kêu gọi Úc, Mỹ lập hiệp ước an ninh với Ấn Độ để đối phó với TQ: Call for Australia, US security pact with India‎ (AFP). - Kế hoạch an ninh tay ba Mỹ-Úc-Ấn – (RFA). – Ấn Độ, Úc, Mỹ nên lập hiệp ước để giải quyết sức mạnh hải quân của Trung QuốcIndia, Australia, US should form pact to tackle naval power of China: Report (Economic Times). - Shared Goals, Converging Interests: A Plan for US–Australia–India Cooperation in the Indo–Pacific‎ (Heritage).
Một bản đồ về biên giới Ấn-Trung gây ra sự cố giữa đại sứ Trung Quốc với báo chí Ấn Độ  – (RFI).   - Đại sứ TQ nói phóng viên ‘câm mồm’  – (BBC). VideoChina envoy loses cool with reporter (Star News). -




Mỹ-Nam Triều Tiên sắp tập trận chung ngăn chặn mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên   – (VOA).- Indonesia tập trận quy mô lớn trên biển (ĐV/Jakarta Post).
- - Tình báo Mỹ tố Nga, Trung là gián điệp mạng (VTV). - “Chiến tranh lạnh” gián điệp kinh tế (TN).

Tổng số lượt xem trang