QĐND - Hiện nay, các thế lực thù địch đang vu khống xuyên tạc rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam "đàn áp các dân tộc", vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “chiếm đất”, “đàn áp, kìm kẹp người dân tộc thiểu số”, “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”… nhằm kích động tư tưởng đòi “tự trị”, “ly khai” “chia nhỏ”, “xé lẻ” Việt Nam.
Sự thật, chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, tổ chức nhân dân đấu tranh, giành độc lập, xây dựng chế độ mới, mới thực sự đem lại độc lập, tự do, cơm no, áo ấm, cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp cho đồng bào các dân tộc ở Việt Nam như hiện nay.
Sự thật, chỉ từ khi Đảng ta lãnh đạo, tổ chức nhân dân ta đấu tranh làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi thì các tộc người và cả dân tộc Việt Nam từ trong đêm trường nô lệ dưới ách áp bức, đô hộ của đế quốc Pháp, mặc cảm, miệt thị, ăn hiếp lẫn nhau… mới “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trở thành chủ nhân chân chính của đất nước. Chế độ mới đã nâng quan hệ giữa các tộc người lên trình độ mới: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Hiến pháp năm 1946 khẳng định: "Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung". Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các dân tộc đều là anh em, phải đoàn kết để xây dựng, bảo vệ đất nước: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG. H. 2000, tr. 217-218).
Khám, chữa bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: internet. |
Nhờ phát huy cao độ sức mạnh tất cả các dân tộc trên cơ sở quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà. Hơn hai mươi năm sau, chúng ta làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đóng góp vào chiến công chung đó có công sức của tất cả các tộc người, trong đó có các tộc người thiểu số, tiêu biểu là hàng trăm cá nhân và đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, hơn 300 Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người dân tộc thiểu số.
Khi đất nước thống nhất, Đảng, Nhà nước ta có điều kiện để quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc; xác lập quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc người. Các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, được cụ thể hóa tại các Nghị quyết 22-NQTW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72-HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng đề ra chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, đặc biệt có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, Khóa IX về công tác dân tộc, đã tiếp tục đề ra các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc. Quan hệ dân tộc ở nước ta đã thu được kết quả tốt đẹp. Trong khi nhiều nước trên thế giới như các nước Bắc Phi, Mỹ La-tinh và cả ở Đông Nam Á… xung đột sắc tộc, chia rẽ, ly khai dân tộc xảy ra liên miên thì ở nước ta tình hình chính trị xã hội ổn định, 54 dân tộc anh em sống bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vùng dân tộc thiểu số từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi luôn đạt mức bình quân từ 8 đến 10%/năm trong suốt nhiều năm. Số hộ đói nghèo hằng năm giảm khoảng 4-5%. Kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô. Điển hình từ năm 2000 ở xã Tân Châu, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có 1.395 hộ thì đã có 20% hộ thu nhập hơn 500 triệu đồng/hộ/năm, cả xã có 30 ô tô tải, 306 máy kéo, 717 xe máy… hộ nghèo chỉ còn 5%.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng dân tộc được xây dựng ngày càng nhiều. Hệ thống ruộng nước, ruộng bậc thang được mở rộng; hệ thống thủy lợi phát triển mạnh: Việt Bắc có 70-80%, Tây Bắc 60%, Tây Nguyên 90% diện tích ruộng được các công trình thủy lợi tưới nước.
Mạng lưới giao thông phát triển khá: Gần 100% xã có đường ô tô tới trung tâm. Ngày xưa, từ Hà Nội lên Lai Châu mất 1 tháng thì nay chỉ 1 ngày; lên Mèo Vạc, Lũng Cú cũng chỉ mất hơn 1 ngày… Đường mở đến đâu là kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng phát triển đến đó. Đây là một thành công lớn của Đảng, Nhà nước ta, đem lại lợi ích toàn diện cho đồng bào.
Giáo dục, đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc được quan tâm; quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, xã hội hóa giáo dục, đào tạo thu được thành tựu bước đầu: 100% số xã đặc biệt khó khăn có trường tiểu học, nhà mẫu giáo; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90-95%; đến năm 2010, cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao: 90% xã có điện thoại, 80% số hộ được xem truyền hình, 90% được nghe đài phát thanh bằng tiếng các dân tộc; gần 100% xã vùng dân tộc có nhà văn hóa, bưu điện văn hóa; văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy.
Việc khám, chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn: Gần 100% số xã có cán bộ y tế trực; 93,5% số xã có trạm y tế; hơn 95% trẻ em được tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các loại bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi.
Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi bước đầu được tăng cường và củng cố. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã có bước trưởng thành, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị các cấp ngày càng cao. Hàng vạn sinh viên dân tộc thiểu số được đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển. Tình hình chính trị, trật tự xã hội vùng dân tộc cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững (theo Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa IX về công tác dân tộc, ngày 29-7-2009).
Thô-mát Gian-đơn (Thomas Jandl), TS người Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam, nhận xét: Việt Nam đã rất thành công và đạt nhiều tiến bộ trong giải quyết vấn đề liên quan đến quyền con người như: Chương trình xóa đói giảm nghèo và hoàn thành sớm Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhìn vào tổng thể, có thể nói Việt Nam đã bảo đảm tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân… Việt Nam được thế giới biết đến như một tấm gương về tiến độ thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu xóa đói, giảm nghèo (xem Báo Quân đội nhân dân ngày 13-6-2011). Tất cả những thành tựu đó đã chứng tỏ quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc người tiếp tục được củng cố, tăng cường. Đây là thành công lớn do công cuộc Đổi mới đem lại, mà những người mặc cảm, định kiến nhất đối với chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được.
Hiện nay, chúng ta càng có điều kiện thuận lợi để tiếp tục củng cố mối quan hệ dân tộc tốt đẹp hơn. Công cuộc Đổi mới đã đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã có bước phát triển vượt bậc, nhất là bưu chính, viễn thông, dịch vụ, giao thông. Sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tiềm lực, sức mạnh tổng hợp đó đã cho phép Đảng, Nhà nước ta có điều kiện tốt hơn để quan tâm, giải quyết vấn đề dân tộc.
Tuy nhiên, vấn đề dân tộc rất đa dạng, sinh động, liên quan đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, không kém phần phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Bởi nó có nguyên nhân từ những vấn đề lịch sử để lại; do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên; do phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; do sự chống phá của các thế lực thù địch và do cả những hạn chế, thiếu sót của Đảng, Nhà nước ta... Do đó, không thể giải quyết tốt mọi vấn đề dân tộc trong ngày một, ngày hai.
Bởi thế, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục tập trung thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại tá, TS Lê Đại Nghĩa
--Bèo bọt đời công nhân ở trọ ----Ăn chi toàn là đồ bẩn! (NLĐ 17-12-11) -- Bộ trưởng Y tế thốt lên như vậy
-- 21 tập thể, cá nhân được chương trình “Vinh quang Việt Nam” tôn vinh (NLĐ).- Toàn văn Phán quyết của LHQ về việc bắt người tùy tiện tại Việt Nam — (NVCL). – Gia đình Truyền thông Chúa Cứu Thế thăm gia đình các Thanh niên Công giáo tại Nghệ An và Thanh Hóa đang bị nhà cầm quyền bắt giam trái pháp luật – Phần 1 — (Chuacuuthe). – Ký sự Nghệ An – Thanh Hóa: Phần 2 — (Chuacuuthe). – Ký sự Nghệ An – Thanh Hóa: phần 3 — (Chuacuuthe). – Người Mẹ Của Hai Con Nhỏ Xin Gặp Chồng Bị Bắt Cóc Đã Bốn Tháng Nay Bị Từ Chối (TNCG).
-- THƯ NGỎ & TÍN HIỆU (Số 2) — (Mẹ Nấm).
- Phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, Frankfurt, Đức: Việt Nam: Lợi dụng hạn chế của luật pháp để bắt người đi “cải tạo“ – (RFI). -- Nhân Quyền, thực tế Việt Nam – (DCVOnline). -- Hạ Đình Nguyên: MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN QUYỀN VÀ SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ(Người Lót Gạch).-
-
WP: Politics and Theatre Project Syndicate - -WP: Politics and Theatre As politician, playwright, poet, dissident, and essayist, Václav Havel – who died on December 18 – led one of the most remarkable and influential lives of modern times. In March 1997, while serving as President of the Czech Republic, Havel offered the following assessment of the intersection of politics and playwriting in his unique career.
Quan hệ giữa nhân quyền và ổn định chính trị - (BBC) -Tác giả Hạ Đình Nguyên nói cần lấy nhân quyền làm cơ sở và nền tảng để xây dựng và ổn định xã hội Việt Nam.
- Nhật ký Trinh sát Khoai Lang: QUÝ CHÚ MÀY LẮM; – EM RÚT RA ĐƯỢC RỒI(Nguyễn Quang Vinh).
- Những sự kiện ngoại giao quan trọng trong năm 2011 – (RFA). - – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường đi thăm chính thức Mi-an-ma và dự GMS-4 (QĐND). - Việt Nam-Myanmar củng cố quan hệ truyền thống (TTXVN). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Myanmar và dự Hội nghị GMS-4 (TN). - Thủ tướng thăm chính thức Myanmar (VNN).
- Đọc sách “Chuyện Làng Ngày Ấy” của Võ Văn Trực – Phần 1 – Đọc sách “Chuyện Làng Ngày Ấy” của Võ Văn Trực – Phần 2 – Đọc sách “Chuyện Làng Ngày Ấy” của Võ Văn Trực – Phần 3 – ĐỌC SÁCH CHUYỆN LÀNG NGÀY ẤY CỦA VÕ VĂN TRƯỢC – PHẦN 4 – ĐỌC SÁCH CHUYỆN LÀNG NGÀY ẤY CỦA VÕ VĂN TRỰC – Phần 5(DĐTK). -
- Nguyễn Xuân Hoàng: Rương Báu của Trịnh Phong – (VOA’s blog).-- Biểu tình chống gian lận bầu cử ở Nga tiếp tục - (VOA). – Đối lập Nga vẫn biểu tình phản đối bầu cử gian lận – (RFI). - – Phạm Thế Phi – Đồng chí Pu, đảng của đồng chí dạo này ra sao? – (x-café).
- Vaclav Havel, biểu tượng đấu tranh nhân quyền tại Đông Âu, qua đời – (RFI). – Cựu Tổng thống Vaclav Havel qua đời — (BBC). – Cựu Tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Havel từ trần — (VOA). – Havel, kiến trúc sư của Cách mạng Nhung — (BBC). – Xem thêm: Václav Havel : Quyền lực của Không Quyền lực (Kỳ 1) – (Talawas). – VACLAV HAVEL: MỘT CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH (NCTG). Việt Nam bao giờ mới có? – Châu Âu tưởng niệm Vaclav Havel – (BBC). - Cựu Tổng thống Vaclav Havel qua đời (TN). - Ông Vaclav Havel, kịch tác gia, cựu Tổng thống Czech, từ trần - (VOA).
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhân ngày hòa bình thế giới 2012: Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình — (NVCL).-- Đức Giáo Hoàng: Bóng đêm bao phủ thời đại chúng ta — (VOA). -ẢNH HƯỞNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICĂNG basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICĂNG Tài liệu tham khảo đặc biệt Thữ bảy, ngày 17/12/2011 TTXVN (Pari 11/12) Theo tạp chí “Ngoại giao” số chuyên đề tháng 8-9/2011, trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, Vaticăng đã tỏ ra là một chủ
- Hối tiếc (NLĐ). Vụ Tổng thống Đức Christian, ông Wulff bị giới báo chí và nhiều nghị sĩ đối lập chỉ trích là lãnh đạo thiếu trung thực.-----