Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Cầu truyền hình hay diễn biến hòa bình?

Chương trình cầu truyền hình 'Láng giềng gần' (ảnh của VTV)--Cầu truyền hình là hình thức chương trình long trọng và tốn kém
Một ngày đi tỉnh của Đại sứ Mỹ (VNN).-  Xướng ca và vô loại -canhco blog RFA --- Đồng chí Vương Gia Thuỵ tiếp Đoàn cán bộ khảo sát Đảng và Chính phủ Việt Nam (CRI).
-Cầu truyền hình hay diễn biến hòa bình?-Tối hôm qua mình kiên nhẫn ngỗi xem từ đầu đến cuối chương trinh giao lưu cầu truyền hình trực tuyến “Hữu nghị Việt-Trung - Láng giềng gần”. Biết nói thế nào nhĩ?

 Quả là người Việt Nam ta có dòng máu hữu nghị thấm đậm trong tim. Vẫn biết nó bao phen xâm lược mình; hình ảnh những cuộc thảm sát trong chiến tranh biên giới 1979, và hình ảnh đám lính công binh Việt Nam mình trần tay không vũ khí tại đảo Gạc Ma 1988 bị tàu chiến chúng nó bắn xối xả cho đến khi không còn thấy bóng dáng trên mặt biển vẫn còn đó …Vậy mà thấy nhiều người ngồi xem trực tiếp hoặc qua màng hình TV vẫn xúc động trước những hình ảnh, lời ca và lời nói của các “nghệ nhân” trên sân khấu . Bản thân mình cũng suýt chảy nước mắt. Thế mới lạ chứ!?
Thì ra trọng nghĩa tình vừa là một đạo lý truyền thống tốt đẹp vừa là "gót chân achilles" của người Việt. Nó có thể làm cho cả cơ thể yếu mềm; đôi khi yếu đến nỗi không dám chấp nhận và nhìn thẳng vào sự thật; thậm chí nếu có ai nói ra sẽ có người khác ra hiệu "im ngay"...không thì chết với nó đấy! Tức là vừa yếu vừa hèn.
Nhưng cũng không hoàn toàn đơn giản chỉ có vậy. Sự yếu hèn đó còn được tôn lên thành cái gọi là nghệ thuật “khôn khéo” .... Trong đám dân đen vốn nặng tình nghĩa, ắt sẽ có kẻ cam tâm đứng ra mua bán tình nghĩa cũng là lẽ đương nhiên. Số này thường vỗ ngực tự cho mình khôn khéo, tinh tường đến mức người thường không thể nào hiểu được(?) Chí lớn gặp nhau thế là hai bên đưa ra sáng kiến mở ra cái gọi là "cầu truyền hình" để nhắc lại nghĩa cũ tình xưa... Nhưng điều trớ trêu là cái cầu đó không hề có chân; nó diễn ra trong bối cảnh đầy nghịch lý khi một bên liên tục "dọa đánh" bên kia, với hàng loạt hành động lấn lướt trên biển cùng nhiều thủ đoạn lấn chiếm và phá hoại kinh tế dọc đường biên . Đó là gì nếu không phải là trò "diễn biến hòa bình" mà lâu nay dân ta vẫn được nhắc nhỡ phải "đề cao cảnh giác"? Phải chăng "cầu truyền hình" chỉ là một cách để nối lại những nhịp cầu thực sự cho quân xâm lược vốn đã bị cắt đứt giữa những đợt chiến tranh xâm lược do chúng gây ra?
Hữu nghị cũng phải có nguyên tắc và điều kiện của nó chứ! Đáng lẽ trước hết họ phải tỏ rõ thiện chí bằng một hành động thực tế , chí ít là ngừng ngay chiến dịch xâm lấn biển đảo của Việt Nam, tốt hơn là tuyên bố hủy bỏ lưỡi bò, tốt nhất là trả lại Hoàng Sa và phần Trường Sa mà họ vừa xâm chiếm của Việt Nam. Đó là điều kiện tiên quyết cho mối quan hệ hữu nghị lâu dài thực sự giữa hai nước. Họ không làm thế lại còn "chơi tay trên" khi đem một đài truyền hình cấp tĩnh (Quảng Tây) bắc cầu với đài tuyền hình trung ương Việt Nam. Liệu đã có bao nhiêu% dân Trung Quốc xem chương trình này hay chỉ có nhân dân Việt Nam là chính? Đó là chưa nói về nội dung: Phần đầu có đề cập đến lưỡng tướng Nguyễn Sơn nhưng toàn bộ chương trình là để kể công lao của Trung Quốc. Coi chừng một ngày kia họ lại vu cho ta "vong ơn bạc nghĩa" để lấy cớ dạy thêm những bài học ...Đó vốn dĩ là "sách tàu" ai cũng biết.
Thiết nghĩ, đức tính thân thiện, trọng nghĩa tình, nhất là đối với hàng xóm láng giềng, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam luôn cần được giữ gìn và hát huy. Nhưng bài học xưa và nay nhắc ta nhớ rằng đó cũng là yếu điểm mà kẻ thù của ta thời nào cũng khai thác lợi dụng cho mục tiêu xâm lược của chúng./. -  Quê Choa Này hỡi ông Trần Bình Minh– Việt Nam – tỉnh thứ 24 của Trung Quốc? (Hiệu Minh). – Cầu truyền hình hữu nghị của VTV có trục lợi? – (Cu Làng Cát).
Về chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình: China's Xi to visit Vietnam in test for tricky relationship (Reuters 16-12-11) -- China's Xi Faces First Big Test in Southeast Asia (WSJ 16-12-11) -- Hình như chữ "test" là danh từ mà báo chí quốc tế mặc nhiên đồng thuận để nói về chuyến đi của Tập Cận Bình (cũng như chữ "pivot" để nói về chính sách Mỹ ở châu Á!).  "Test" cho chính sách của Trung Quốc, cũng như "test" cho khả năng cá nhân của Tập Cận Bình. ◄◄
Mỹ - Trung Quốc: Giặc cẳng gà? U.S., China embroiled in trade spat over chicken feet (WP 16-12-11) --(Có thể để dạy học)
Mỹ - Châu Á: By Choosing Arms Over Diplomacy, America Errs in Asia (NYT 16-12-11)
Vị thế của Mỹ: The Restoration Doctrine (American Interest Jan/Feb 2012) -- Bài dài của Richard Haass. Grand Strategy: The Four Pillars of the Future (Democracy Journal Winter 2012) -- Bài dài ủa Charles Kupchan.  Haass va Kupchan là hai bình luận gia quan trọng (có thể xếp vào trường phái "realist") nhưng hai bài này nói về nước Mỹ chung chung, không chú trọng đến Trung Quốc hay vùng miền đặc biệt nào.  Ai viết về những vấn đề này thì nên đọc, độc giả "tài tử" có thể bỏ qua.



-Nguồn: -Việt-Trung làm cầu truyền hình

Cầu truyền hình quy mô giữa Việt Nam và Trung Quốc mang tên 'Láng giềng gần' diễn ra trong hai tiếng đồng hồ tối thứ Tư 14/12.
Chương trình do Đài Truyền hình Trung ương Việt Nam (VTV) phối hợp với Đài Truyền hình Quảng Tây Trung Quốc thực hiện, với hai đầu 'cầu' là Hà Nội và Nam Ninh.
Cầu truyền hình là hình thức làm chương trình long trọng và tốn kém, mới được Việt Nam áp dụng nhân các ngày lễ lớn như dịp Tết Nguyên đán hay các dịp kỷ niệm của quốc gia.

Đây là cầu truyền hình trực tiếp đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bắt đầu lúc 8 giờ tối, chương trình kéo dài hai tiếng đồng hồ, phát sóng trực tiếp trên các kênh VTV1, VTV4 và VTV6.
VTV1 là kênh thời sự trung ương.
VTV không thông báo chính thức thời điểm thực hiện cầu truyền hình là nhằm sự kiện gì, nhưng nhiều người cho rằng nó được phát sóng nhân chuyến thăm chính thức sắp tới của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chương trình nhiều 'sao'

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo ông Tập sẽ sang thăm Việt Nam từ 20/12-22/12 theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan.
Nội dung chuyến thăm không được thông báo trước.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được trông đợi sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tương lai, là nhân vật cao cấp nhất của Trung Quốc thăm Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam có ban lãnh đạo mới vào tháng 1/2011.
VTV nói cầu truyền hình 'Láng giềng gần' "mang đến nhiều câu chuyện ý nghĩa về mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng có truyền thống văn hóa lâu đời Việt Nam - Trung Quốc".
Trong chương trình, VTV và Đài Truyền hình Quảng Tây chiếu một loạt các phóng sự phản ánh quan hệ đã trải qua nhiều cuộc chiến giữa hai nước.
Dẫn chương trình là một dàn 'sao' của cả hai bên, với phía Việt Nam là bà Diễm Quỳnh và ông Hữu Bằng.
Các ca sỹ nổi tiếng ở trong nước như Thanh Lam, Tùng Dương và một số người khác cũng góp giọng qua nhiều ca khúc.
Báo Việt Nam mô tả cầu truyền hình đã diễn ra 'trong không khí thắm tình hữu nghị'.
Tuy nhiên, dường như các tường thuật trên báo chí trong nước đều khá ngắn gọn và thiếu nồng nhiệt, không tương xứng với quy mô hoành tráng và sự dàn dựng công phu của chương trình.



-Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Việt Nam  —  (VOA).  – Phó chủ tịch Trung Quốc sẽ viếng thăm Việt Nam vào tuần tới   —  (RFI). – Tập Cận Bình đối mặt với thử thách lớn ở Đông Nam Á: China’s Xi Faces First Big Test in Southeast Asia (WSJ).- Phạm Trần: Ngoại giao Việt Nam đứng ở đâu? – (DLB). -Trương Tấn Sang khác Nguyễn Phú Trọng ở điểm nào về quốc phòng? (Đông A).
Thăng hàm cấp tướng 58 sỹ quan Công an nhân dân (Bee). -– Tổng giám đốc Viettel chính thức đeo lon Trung tướng(ICTNews). -
Để giữ gìn lương tri Tổ Quốc của Lâm Minh Trang (laothayboigia). - Phát huy tinh thần dân tộc trong bảo vệ đất nước (TTXVN/ TN). – Tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh: HOÀNG SA VẠN LÝ – TẬP 1 – KỲ 16;  – KỲ 17;  – KỲ 18;  – KỲ 19;  – KỲ 20(Jasmine). – Thành lập Ban Chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu” (chinhphu.vn).
------

Tổng số lượt xem trang