Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Khoang tên lửa - điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc

So sánh kích thước của tên lửa JL-2 và JL-1.
 - Khoang tên lửa - điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc (GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc được cho là “tàu ngầm trong vịnh Bột Hải”, hễ ra khỏi bờ biển là dễ bị phát hiện và tiêu diệt.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng.
Tạp chí “Kanwa Defense Review” kỳ mới nhất (tháng 4/2012) đã dành sự quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân 094 của Trung Quốc, có nhan đề “Từ thiết kế của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 để xem xét tên lửa hạt nhân JL-2”.
Bài báo cho biết, khi bàn về đặc điểm thiết kế và vấn đề tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 094, các học giả, chuyên gia công nghệ Mỹ-Âu cho rằng, mặc dù chưa xem xét tiếng ồn lớn hơn của lò phản ứng, 094 vẫn là tàu ngầm hạt nhân trong vịnh Bột Hải, một khi rời khỏi bờ biển, rất dễ bị hệ thống phát hiện chống tàu ngầm hiện đại của Mỹ và châu Âu thám thính được.
Theo bài báo, khoang tên lửa dạng hình học phẳng cỡ lớn của tàu ngầm hạt nhân 094 có khiếm khuyết rõ ràng, lực cản sinh ra khi chạy trên biển đã gây ra tiếng ồn chuyển động, khả năng tàng hình khi chạy dưới/trên mặt nước cũng kém so với yêu cầu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Mỹ, Nga.
Khi hoạt động ở vùng nước nông, trên mặt biển, đặc điểm từ tính sẽ lớn hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Mỹ, Nga (tàu ngầm Mỹ, Nga được dung hòa ở thân tàu), dễ bị thiết bị dò từ tính của máy bay chống tàu ngầm P-3C phát hiện được.
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Mỹ.
Đến nay, khoảng cách và độ chính xác do thám của radar máy bay trực thăng chống tàu ngầm, máy bay chống tàu ngầm của NATO đã được cải thiện rất lớn, tàu ngầm của Âu-Mỹ phần nhiều được thiết kế tàng hình, được quét sơn tàng hình.
Tạp chí Kanwa cho biết, thiết kế của 094 rất giống với thiết kế của 092, tuy thời gian thiết kế của hai loại này cách nhau gần 20 năm, đặc biệt là khoang phóng tên lửa cao vút, rất nhiều lỗ thoát nước.
Kanwa suy đoán, điều này có thể có liên quan đến hình dạng của tên lửa JL, đồng thời cho rằng tên lửa đạn đạo phiên bản hải quân của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ, Nga trên các phương diện kiểm soát điện tử, thể tích động cơ, kết cấu nhiên liệu.
Căn cứ vào số liệu của Wikipedia, JL-2 có chiều dài gần 13 m, chiều dài của tên lửa phóng ngầm Bulava (tầm phóng gần 10.000 km) là 11,5 m, chiều dài ống phóng tên lửa là 12,1 m.
Kanwa suy đoán, JL-2 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng DF-31 (tầm phóng 8.000 km), trong khi đó so với tên lửa chiến lược phiên bản hải quân cùng loại, tên lửa chiến lược phiên bản hải quân có tầm phóng tối đa thấp hơn 15-20%, vì vậy tầm phóng của JL-2 có thể là khoảng 6.400-6.800 km.
Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc.
Đương nhiên, không loại trừ trong quá trình nghiên cứu phát triển áp dụng công nghệ động cơ của DF-31A, nếu tầm phóng của DF-31A tăng đến 10.000 km, thì tầm phóng của JL-2 cũng có thể tăng tới 8.000-8.500 km, khi đó càng nhiều thành phố của Mỹ sẽ bị đe dọa.
Vì vậy, mặc dù 094/JL-2 được trang bị, lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng không thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Tàu ngầm 094 và tên lửa JL-2 trong vịnh Bột Hải chỉ có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska, Hawaii.
Kanwa cho rằng, “tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong vịnh Bột Hải” có nghĩa làkhả năng sống sót của 094 khá thấp, lực lượng tấn công hạt nhân của Quân đội Mỹ chỉ cần lấy đánh đòn phủ đầu, trực tiếp phát động tấn công hạt nhân đối với vịnh Bột Hải, thì sẽ có thể đánh chìm tàu ngầm 094.
Còn bề ngoài của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 thế hệ tiếp theo, có thể giảm tiếng ồn do tiếng nước và tàu sinh ra ở dưới nước, trong nước hay không, không chỉ phụ thuộc vào các nhà thiết kế tàu ngầm, mà càng phụ thuộc vào trình độ cải tiến tên lửa chiến lược JL-2 hoặc JL-3.
Tàu ngầm 095 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng.
Ý tưởng tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 do dân mạng lưu truyền.
Việt Dũng (Theo báo Phương Đông)

Nguyễn Minh Tâm - 31/03/2012 17:25
Vào thời điểm các ISBN 092 và 094 (đều thuộc lớp Hạ) của Trung Quốc ra đời, giới khoa học quân sự TQ đều chưa biết đến cơ chế "phóng lạnh" của tên lửa. Tuy nhiên đến hiện nay, khi TQ có trong tay phiến bản tên lửa phòng không S-300 của Nga, chắc chắn họ sẽ khám phá ra cơ ché "phóng lạnh" của loại tên lửa này. Trên ISBN, cơ chế "phóng lạnh" sẽ không cần đến các của thoát khí quá nhiều như ở ISBN 092 và 094, chiều dài thân tên lửa cũng có thể được giảm bớt (do không cần đến lực đẩy ban đầu rất mạnh để thắng sức cản của nước). Vì thế, có thể ở các biến thể ISBN lớp Hạ sau này (từ 095 trở đi) sẽ khắc phục được những nhược điểm của 092 và 094. Vì vậy, phương Tây, Nga và cả Việt Nam ta đều cần cảnh giác.



Ngư dân Trung Quốc vớt được bộ phận của tên lửa JL-2
Một ngư dân từ tỉnh Sơn Đông Trung Quốc mới đây đã vớt được một quả tên đạn đạo liên lục địa (ICBM).
(ĐVO) Theo kênh NTV, khi cất lưới ngư dân này phát hiện một vật hình trụ dài 4 mét, đường kính 2 mét. Trên bề mặt có dây điện, và có thể nhìn thấy dòng chữ bên cạnh "Bộ phận hỗ trợ - 2".



Theo trang mạng China.org.cn, khi nhìn thấy vật bất thường như vậy đám đông ngư dân đã bỏ chạy. Tuy nhiên, sau đó vật thể lạ nhanh chóng bị cảnh sát địa phương thu hồi. Sau khi tháo ra một phần tên lửa, họ đã mang chúng đến một doanh trại quân đội gần đó.

Các chuyên gia đã kiểm tra mảnh thu được và nói rằng các ngư dân “bắt” được bộ phận gia tốc của tên lửa. Theo một số dữ liệu, đó là một thành phần của ICBM JL-2 của Trung Quốc, được phóng từ tàu ngầm.

>> Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm
>> Tham vọng biển Đông qua ô kính tàu ngầm Trung Quốc
Danh Nguyễn (theo RIA)
-Nghi hoặc xung quanh tên lửa đường đạn Trung Quốc JL-2 -VietnamDefence - Trung Quốc thử tên lửa đường đạn hải quân mới.
Theo các nguồn tin khác nhau, trong thời kỳ nghỉ lễ năm mới, Trung Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đường đạn trang bị cho tàu ngầm (SLBM) JL-2.

Không ai biết chính xác kết quả thử nghiệm và số lượng tên lửa được phóng. Đây là điều khá lạ bởi lẽ SLBM chẳng phải là cái kim và các vụ phóng tên lửa như vậy bị theo dõi sát sao.
Báo chí chính thức của Trung Quốc cũng im lặng. Giới quân sự Mỹ và Nga cũng chẳng nói gì. Moskva vẫn thường không bình luận các vụ thử tên lửa của nước khác, trừ của Mỹ. Còn giới quân sự Mỹ thường thích đăng tải những thông tin đó. Từ các nguồn tin chính thức chỉ có thể nói đến các đại diện Bộ Quốc phòng Đài Loan vì họ đã thông báo về “một số vụ phóng tên lửa”.
Tuy nhiên một tờ báo nhà nước tiếng Anh của Trung Quốc có đăng tin nói rằng, một ngư dân Trung Quốc đã câu được một mảnh nào đó giống như một chi tiết của tên lửa. Có lẽ đó chính là JL-2. Tính năng của tên lửa này được đăng tải ở các nguồn khác nhau cũng rất khác nhau.

Lý do là ở chỗ những bài ca tụng về khả năng JL-2 đã lên tới tận mây xanh. Chuyện tâng bốc đó lên đến mức như tiếu lâm: tên lửa 23 tấn, có khả năng mang 10 đầu đạn cỡ 250 kT đi xa 14.000 km.

Các tên lửa cùng loại của cả Nga và Mỹ nặng khoảng gấp đôi, mang được ít đầu đạn hơn với tầm bắn gần hơn. Còn SLBM mới của Pháp М51 bay xa 6.000-8.000 km, mang 6 đầu đạn cỡ 150 kT, khi trọng lượng tên lửa là 51 tấn.
Trung Quốc tụt hậu rất xa về nhiên liệu rắn so với Nga, Mỹ và thậm chí cả Pháp. Vì thế, đánh giá phù hợp nhất là: JL-2 là tên lửa 2 tầng nặng hơn 40 tấn, tầm bắn khoảng 6.000 km, mang 1 đầu đạn 250 kT hoặc 3 đầu đạn cỡ 40-60 kT.

JL-2 cũng là một tên lửa khó sinh. So với các khó khăn của chương trình JL-2 thì những sự cố của SLBM Bulava của Nga chỉ là trò trẻ. Các vụ phóng thử JL-2 đầu tiên diễn ra từ năm 1999. Sau đó, cứ cách 1-2 năm lại diễn ra các lần phóng một quả và phóng loạt, nhưng rõ ràng là không thật thành công vì có không ít thông tin về các sự cố. Đôi khi, tên lửa này không được thử nghiệm trong mấy năm liền vì thiết kế tên lửa phải sửa đổi lớn.

Trong thời gian đó, Trung Quốc đã đóng 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Hạ, mỗi tàu mang được 12 JL-2, và tiếp tục đóng lô tàu này gồm 5-6 chiếc. Các tàu ngầm này đã kịp phục vụ mấy năm mà chẳng có tên lửa.

Nếu như lần này, các vụ phóng thử là thành công thì có thể JL-2 cuối cùng cũng sẽ được hoàn thiện để đưa vào trang bị. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ có được một hệ thống tàu ngầm-tên lửa hạt nhân có khả năng thực hiện tuần tra chiến đấu và đánh đòn trả đũa hạt nhân. Hiện thời, Trung Quốc hầu như không có cơ hội đó.
  • Nguồn: AN, N2(294).
-
-Lời khuyên năm bước cho Mỹ ở Biển Đông BBC Tiếng Việt
Một báo cáo quan trọng về vai trò của Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông vừa được công bố bởi một tổ chức nghiên cứu có quan hệ chặt với Nhà Trắng. Tài liệu 115 trang, ra mắt ngày 10/01, có tựa “Hợp tác từ Sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Nam Trung ...
CNAS kêu gọi Mỹ tăng cường hiện diện hải quân ở biển ĐôngThanh Niên
Cần có nhiều công bố quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên Biển ĐôngTia Sáng

Cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố báo cáo Biển ĐôngVietnam Plus-
Cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố báo cáo Biển Đông (TTXVN).--- Mùa xuân ở nhà giàn (VOV).  - Câu cá ở nhà giàn (TP).  - Chuyện cá mập ở biển Đông (CAND).
Việt Nam chuẩn bị quốc phòng tốt hơn cho những tuyên bố chủ quyền Biển Đông (Hồ Trung Nghĩa).
Phối hợp với Trung Quốc điều tra vụ ngư dân “tố” tàu cứu nạn (TT).Thuyền trưởng tàu cá bị đâm đòi bồi thường thiệt hại (QĐND) -Ngày 9-1, ông Nguyễn Thành Lê, Thuyền trưởng tàu đánh cá BTH 98379-TS (huyện Phú Quý, Bình Thuận) đã có bản tường trình về việc tàu của họ bị đâm chìm, trong đó đề nghị cơ quan chức năng tìm kiếm tàu Main Trande (quốc tịch Liberia) để yêu cầu họ bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn này..-'Đòi tiền chuộc' sau vụ đâm tàu cá - (BBC)-Việt Nam nhờ Thái Lan và Campuchia tìm kiếm 10 ngư dân mất tích, trong khi còn nghi vấn về số phận của họ.
- Nguyễn Chính Tâm: Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: Siêu cường làm gì trong thế yếu? (SGTT).
Báo Trung Quốc ‘nặng lời’ với Mỹ (VNN/Reuters). -- Thuyền trưởng Trung Quốc bị truy tố tội giết người (TT).- Bắc Triều Tiên ân xá tù nhân vào dịp sinh nhật 2 cố lãnh tụ họ Kim   –  (VOA). – ‘Việt Nam cần có trách nhiệm với Bắc Hàn’ – (BBC).  – CHDCND Triều Tiên mở của biên giới cho du khách nước ngoài (Kichbu). – Nhật Bản tiếp xúc với Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc   –  (RFI). – Trung Quốc sẽ tìm cách củng cố vị thế của Kim Jong-Un   –  (RFI). –Tướng lĩnh Triều Tiên thề “sống chết” với Đại tướng trẻ (AP/ the Newer/ VnMedia). –Hàn-Trung kêu gọi ổn định trên báo đảo Triều Tiên (TTXVN). -- “Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân lần ba” (DVT).  - Mỹ viện trợ nếu Triều Tiên ngừng làm giàu urani (TTXVN).
Trung Quốc: ‘Tấn công Iran sẽ gây thảm họa’ (VNE).  – Nga “lo ngại” tham vọng hạt nhân của Iran (NLĐ).  – Tàu Mỹ lại cứu người Iran(VNE). – Tàu Hoa Kỳ cứu 6 thủy thủ Iran – (VOA). – Venezuela và Iran ký một loạt thỏa thuận hợp tác(TTXVH).  – Trung Quốc bác bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran (TTXVN). - Thế giới tiếp tục phản ứng việc Iran làm giàu urani (VOV).  - Một nhà khoa học hạt nhân Iran bị ám sát (TN).  - Trung Đông căng thẳng sau thông tin Iran làm giàu uranium (CAND).  - Mỹ viện trợ nếu Triều Tiên ngừng làm giàu urani (TTXVN).  - Sẽ xảy ra đụng độ trên biển giữa Mỹ và Iran? (VNN).
- - Nga: Lực lượng bên ngoài có thể gây ra thất bại của phi thuyền Nga – (VOA).- - Tàu Hàn Quốc cháy ở Nam Cực, 3 người mất tích (VNE). – Tàu Nam Hàn bốc cháy ở Nam Cực – (BBC).-- Tàu Hàn Quốc bốc cháy: Có 23 thủy thủ người Việt Nam (Bee).  - Ba ngư dân mất tích trong vụ tàu cá cháy là người VN (TN).  - 10 ngư dân VN đắm tàu đang bị lưu giữ ở Thái Lan (TN).
Indonesia hoàn thành ký kết mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga(DVT/TNNG, Tân Hoa Xã).- - Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: Cắt giảm không phải là… suy giảm! (TGVN).

-Trung Quốc thử nghiệm tên lửa 'khủng' Cả Mỹ và Đài Loan đều xác nhận, Hải quân Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) Type-094.
(ĐVO) Tờ Washington Times dẫn một báo cáo trực tuyến của Quốc hội Mỹ hôm 4/1 cho biết, đầu năm 2012, Trung Quốc có thể đã triển khai vụ phóng thử nghiệm bí mật của tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2, một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa mới của Trung Quốc. (>> chi tiết)
Richard Fisher, một chuyên gia phân tích quân sự của quân đội Mỹ cho biết, trong những ngày đầu năm mới 2012, Trung Quốc đã phóng thử 6 tên lửa JL-2 từ dưới nước, trong vùng cảng quân sự phía Bắc của cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, nơi Trung Quốc đang bố trí ít nhất 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Hạm đội Bắc Hải, đặt tại căn cứ hải quân Tiểu Bình Đảo.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 8/10 cũng đã chính thức xác nhận Trung Quốc đã bắn thử tên lửa JL-2 nhân dịp năm mới.

Ông Fisher cho biết, "Quân đội Trung Quốc gần như muốn chứng minh điều này. Nếu các cuộc thử nghiệm SLBM mới thành công, Tàu ngầm nguyên tử chiến lược (SSBN) Type-094 sẵn sàng thực hiện tuần tra chiến đấu với tên lửa mới".

"Chúng tôi đang giám sát các vụ phóng tên lửa tiếp theo của PLAN", ông này cho biết thêm.
Hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 của Hải quân Trung Quốc tại một quân cảng. SSBN Type-094 có thể mang 12 SLBM JL-2.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy John Kirby nói rằng: "Chúng tôi đã theo dõi chương trình JL-2 trong nhiều năm. Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề kỹ thuật khiến họ phải liên tục trì hoãn việc ra mắt tên lửa mới".

Chuyên gia quân sự Mỹ Roger Cliff, một người cũng chuyên nghiên cứu sức mạnh quân sự Quân đội Trung Quốc gần đây đã viết bài đăng trên tờ Defense News rằng, có thể, Trung Quốc sẽ thực hiện một đợt "thử nghiệm quân sự lớn”. Trong số đó bao gồm cả việc phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D. (>> xem thêm)

Nếu thông tin trên là chính xác, các cuộc thử nghiệm DF-21D có tầm quan trọng tương tự như việc Trung Quốc bắn rơi thành công một vệ tinh khí tượng hồi năm 2007 và hay cho J-20 cất cánh vào đầu năm 2011.

Việc mở rộng thử nghiệm vũ khí mới của Trung Quốc có thể để gây sức ép với người dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội sắp tới tại hòn đảo này.


ICBM DF-31, nguyên mẫu của JL-2.

Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 được Viện Công nghiệp và Khoa học Hàng Không Trung Quốc thiết kế. Tên lửa này được phát triển dựa vào tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn Đông Phong 31 (DF-31).

JL-2 là một trong ba loại tên lửa chiến lược tầm xa của Trung Quốc, nó có tầm bắn tối đa khoảng 8.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với công suất khác nhau, từ 25 - 1.000 kiloton, sức phá hủy của nó gấp khoảng 80 quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.

Phạm Thái (theo Washington Times)

Những thông số cơ bản về tàu ngầm và tên lửa tàu ngầm của Trung Quốc(GDVN - 10/06/2011) - Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 13 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hoàn thành trong năm 2010), trong đó có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp  Hạ, 3-4 chiếc lớp Tấn) và 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang đầu đạn phi hạt nhân (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Thượng).
Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược lớp Hạ
Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược lớp Hạ thuộc dự án
091.


Những chiếc tàu ngầm nguyên tử đa năng đầu tiên của Hải quân Trung Quốc là tàu ngầm lớp Hán thuộc dự án 091 đã bắt đầu chế tạo vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước theo phiên bản tàu ngầm nguyên tử lớp Rubis của Pháp.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên lớp này mang số hiệu 401 đã được xây dựng trong khoảng 7 năm nhưng mãi đến những năm 80 mới có thể bắt đầu thử nghiệm do gặp phải một số lỗi kỹ thuật.

Bốn chiếc tàu ngầm tiếp theo lớp này đã được cung cấp cho Hải quân Trung Quốc vào cuối những năm 90. Chúng được trang bị động cơ điện hạt nhân, vỏ thân cứng có chiều dài 8 m, được trang bị tên lửa hành trình đối hạm YJ-1 bắn trong trạng thái nổi nên khó giữ được bí mật khi hoạt động tác chiến.

Trung Quốc dự kiến trong thời gian tới sẽ sẽ nâng cấp loại tàu ngầm này để nó có thể trang bị tên lửa hành trình đối hạm YJ-8Q bắn trong trạng thái chìm dưới nước để tránh bộc lộ khi tác chiến. 2 trong số 4 chiếc tàu ngầm loại này đã được đại tu vào năm 1998-2000 để làm nhiệm vụ trinh sát kỹ thuật vô tuyến.

Chiếc tàu ngầm đầu tiên mang số hiệu 401 đã được đưa ra khỏi biên chế vào năm 2005. Trên phiên bản tàu ngầm nguyên tử lớp Hán Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ dự án 092 với sự giúp đỡ kỹ thuật của các chuyên gia Pháp vào năm 1978, đến năm 1981 bắt đầu hạ thủy và chuyển giao cho Hải quân vào năm 1987.
alt
Tàu ngầm loại này được trang bị 12 ống phóng tên lửa đạn đạo dạng thẳng đứng sử dụng tên lửa đạn đạo loại JL-1 (CSS-N-3 hay còn gọi là DF-21) hai lớp nhiên liệu cứng và đầu đạn hạt nhân công suất 350 kt. Trung Quốc đã bắt tay vào chế tạo tên lửa đạn đạo JL-1 vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước, thử nghiệm đầu tiên vào năm 1970 trên Hoàng Hải, tiếp đó vào năm 1982 trên tàu ngầm nguyên tử lớp “Golf” và năm 1985-1987 trên tàu ngầm nguyên tử lớp Hạ.

Tuy nhiên, do vẫn chưa đạt được một số tính năng kỹ-chiến thuật như trong thiết kế nên tàu ngầm nguyên tử lớp Hạ mang tên lửa đạn đạo JL-1 vẫn chưa chính thức đưa vào biên chế tác chiến thường xuyên, đồng thời cũng chưa một lần ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, từ năm 1995 Trung Quốc đã bắt đầu triển khai dự án nghiên cứu phiên bản tên lửa hành trình JL-2 (DF-31 hay Đông phong 31) có đặc tính bay tốt hơn và tầm bắn xa hơn so với JL-1.

Mặc dù trong suốt giai đoạn từ 1995-1998, Trung Quốc đã tiến hành sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm nguyên tử lớp Hạ, song vẫn không thể trang bị được loại tên lửa hành trình mới DF-31do chưa tương xứng. Do vậy, Trung Quốc đành phải chuyển trang bị tên lửa đạn đạo DF-31 cho tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới lớp Tấn dự án 094.

Trung Quốc bắt đầu triển khai nghiên cứu các dự án tàu ngầm nguyên tử mới cho Hải quân nước này vào năm 2000. Tàu ngầm nguyên tử đa năng thế hệ mới lớp Thượng dự án 093 là phiên bản phát triển từ dự án 671RTM của Nga. Tàu ngầm loại này đã hạ thủy vào năm 2002, thử nghiệm đến năm 2005 và chính thức chuyển giao cho Hải quân vào cuối năm 2006. Chiếc tàu ngầm thứ hai lớp này đã được hạ thủy vào năm 2003 và đưa vào biên chế cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2008.
Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn thuộc dự án
Tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn thuộc dự án 094.
Trung Quốc dự kiến sẽ chế tạo khoảng 5 chiếc tàu ngầm loại này, trong đó 4 chiếc đã chuyển giao cho Hải quân, chiếc còn lại sẽ được chuyển giao nốt trong một vài năm tới. Tàu ngầm loại này được trang bị tên lửa hành trình đối hạm YJ-83, ngư lôi hạng nặng Yu-6 (tương tự như ngư lôi Mk-48 của Mỹ) và tên lửa hành trình trên biển để tấn công vào các mục tiêu trên bộ.

Với những loại vũ khí này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể tác chiến được với tàu nổi của đối phương hoạt động cách xa bờ biển của Trung Quốc, trong đó có cả cụm tàu sân bay tấn công hoạt động trên đại dương. Về độ ồn, tàu ngầm nguyên tử lớp Thượng có thể sánh ngang cùng các tàu ngầm thế hệ mới lớp Los Angeles của Mỹ.

Trên cơ sở tàu ngầm nguyên tử lớp Thượng, Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu, phát triển dự án tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới lớp Tấn dự án 094 có thêm khoang chứa tên lửa riêng biệt, trang bị 12 thiết bị phóng tên lửa dạng thẳng đứng dùng cho tên lửa đạn đạo DF-31 mang nhiên liệu cứng 3 lớp, đầu đạn phóng có trọng lượng 40 tấn, tầm bắn xa 8-10.000 km.

Bên cạnh đó, tên lửa DF-31 còn có khả năng mang từ 1 đầu đạn tác chiến có công suất 1Mt cho tới 3 đầu đạn tác chiến tự tách công suất 90 kt. Năm 2004 Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm loại tên lửa này, song chưa thành công. Chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trong 5 chiếc lớp Tấn đã được hạ thủy vào tháng 7/2004 và kết thúc quá trình thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2006, song mãi đến năm 2008-2009 mới chính thức đưa vào thực thi nhiệm vụ tuần tiễu trên biển do phải khắc phục một số sự cố kỹ thuật.
alt
Chiếc tàu ngầm thứ hai loại này đã được hạ thủy vào năm 2006 và đưa vào biên chế tác chiến vào năm 2008-2009, hai chiếc tiếp theo đã được chuyển giao cho Hải quân vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, chiếc cuối cùng sẽ được chuyển giao nốt trong một vài năm tới. Bên cạnh đó, hiện nay, Trung Quốc cũng đang bắt đầu triển khai phát triển dự án tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới thuộc dự án 095.

Một số đặc tính kỹ-chiến thuật cơ bản của tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ dự án 092

Năm đóng: 1987

Lượng giãn nước (tấn): 6.900 khi nổi và 8.000 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 120, rộng 10, cao 8

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 13, khi chìm 22

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 200, tối đa 300

Biên chế kíp lái (người): 140 thủy thủ, trong đó có 40 sỹ quan

Vũ khí: 12 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo JL-1 (CSS-N-3), 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang 12 quả ngư lôi Yu-6

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn dự án 094

Năm đóng: 2006-2010

Lượng giãn nước (tấn): 8.100 khi nổi và 9.000 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 137, rộng 11,8, cao 7,5

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 15, khi chìm 28

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 320, tối đa 400

Biên chế kíp lái (người): 140 thủy thủ

Vũ khí: 12 thiết bị phóng tên lửa đạn đạo Đông phong 31, 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang 12 quả ngư lôi Yu-6
Tên lửa đạn đạo JL-1 hay còn gọi là DF-21 (Đông Phong - 21).
Tên lửa đạn đạo JL-1 hay còn gọi là DF-21 (Đông Phong - 21).
Tàu ngầm nguyên tử lớp Hán dự án 091

Năm đóng: 1980-1990

Lượng giãn nước (tấn): 4.800 khi nổi và 5.850 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 108, rộng 10, cao 7,5

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 12, khi chìm 25

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 200, tối đa 300

Biên chế kíp lái (người): 75 thủy thủ, trong đó có 20 sỹ quan

Vũ khí: 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang 6 tên lửa đối hạm YJ-8Q, 14 ngư lôi Yu-3 và Yu4, 36 thuỷ lôi

Tàu ngầm nguyên tử lớp Thượng dự án 093

Năm đóng: 2006-2010

Lượng giãn nước (tấn): 5.000 khi nổi và 6.500 khi hoạt động ngầm dưới mặt nước

Các kích cỡ (m): dài 107, rộng 11, cao 7,5

Tốc độ hành trình (hải lý): khi nổi 15, khi chìm 30

Độ sâu hoạt động (m): thông thường 350, tối đa 400

Biên chế kíp lái (người): 100 thủy thủ

Vũ khí: 6 thiết bị phóng ngư lôi cỡ 533 mm mang tên lửa đối hạm YJ-8Q và ngư lôi Yu-6
Tên lửa đạn đạo chiến lược JL-2 hay còn gọi là DF-31 (Đông Phong - 31).
Tên lửa đạn đạo chiến lược JL-2 hay còn gọi là DF-31
(Đông Phong - 31).
Một số đặc tính kỹ-chiến thuật của tên lửa đạn đạo trang bị trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc

Tên lửa đạn đạo JL-1 (DF-21)

Trọng lượng phóng (tấn): 14,7

Chiều dài tên lửa (m): 10,7

Đường kính thân (m): 1,4

Tầm bắn xa tối đa (km): 2.450

Loại động cơ: RDTT

Số lớp nhiên liệu: 2

Số đầu đạn tác chiến: 1

Công suất mỗi đầu đạn (Kt): 350

Sai số tiêu diệt mục tiêu (km): 1,3

Tên lửa đạn đạo JL-2 (DF-31)

Trọng lượng phóng (tấn): 40

Chiều dài tên lửa (m): 10,5

Đường kính thân (m): 2,1

Tầm bắn xa tối đa (km): 8.000

Loại động cơ: RDTT

Số lớp nhiên liệu: 3

Số đầu đạn tác chiến: 1-3

Công suất mỗi đầu đạn (Kt): 1.000

Sai số tiêu diệt mục tiêu (km): 0,7


Tổng số lượt xem trang