Giáo sư Carl Thayer trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế ‘Engaging with Vietnam: An Interdisciplinary Dialogue’ lần 3 vào ngày 4/12/2011 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. (Lê Hằng)
Tóm lược
- Ông Carl Thayer (Carlyle A. Thayer) là giáo sư chính trị học tại Học viện Quốc phòng Australia, đồng thời là giáo sư khoa Xã hội học và Nhân văn tại Ðại học New South Wales.
- Ông là chuyên gia Việt Nam học và là nhà nghiên cứu quân sự, kiêm Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng Australia.
- Giáo sư Carl Thayer là tác giả của rất nhiều tác phẩm và bài viết nghiên cứu tình hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam.
Sau hàng loạt các chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian từ 1991 đến 2011, quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam đã được đẩy lên một tầm cao mới - “quan hệ hợp tác toàn diện”. Để hiểu hơn về vấn đề này, phóng viên Bay Vút đã có dịp phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer nhân dịp ông sang Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học quốc tế ‘Engaging with Vietnam: An Interdisciplinary Dialogue’ lần thứ 3 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Bay Vút: Theo giáo sư, tại sao quan hệ giữa Australia và Việt Nam mới chỉ là “quan hệ hợp tác toàn diện” mà không phải là “quan hệ hợp tác chiến lược”?
Gs. Carl Thayer: “Thuật ngữ ‘đối tác chiến lược” được Việt Nam sử dụng đối với các nước có quan hệ toàn diện và gần gũi với Việt Nam như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản. Việt Nam cũng đã đề xuất đưa mối quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam lên thành “đối tác chiến lược” nhưng chính quyền của Cựu Thủ tướng Kevin Rudd từ chối thuật ngữ này vì hai lý do. Thứ nhất, ông Rudd không thích một thuật ngữ chỉ mang tính biểu tượng mà muốn nó có ý nghĩa thực tế hơn. Thứ hai, Australia sẽ muốn dành thuật ngữ “chiến lược” cho những đồng minh thân thiết như Hoa Kỳ hơn”.
Bay Vút: Giáo sư đánh giá như thế nào về “tính thực tế” của quan hệ hợp tác toàn diện giữa Australia và Việt Nam?
Gs. Carl Thayer: “Tôi cho rằng quan hệ song phương giữa hai nước thực sự là toàn diện. Điều này có thể thấy rõ trong thương mại và đầu tư - Australia là đối tác thương mại lớn thứ 10 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam".
"Trong giáo dục và đào tạo, du học sinh Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cộng đồng du học sinh tại Australia, vượt cả số du học sinh Trung Quốc và Ấn Độ. Về quốc phòng, an ninh và cảnh sát giữa hai nước có mối quan hệ rất mật thiết - Australia đào tạo cho nhiều sĩ quan quân đội Việt Nam thông qua chương trình hợp tác quốc phòng nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Về hỗ trợ phát triển chính thức, Australia đứng trong khoảng từ thứ tư đến thứ sáu trong số 10 nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Hỗ trợ phát triển của Australia dành cho Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phòng ngừa và giảm nhẹ tác động của thiên tai, dịch bệnh và đối thoại về nhân quyền đã được tăng cường đáng kể”.
Bay Vút: Theo giáo sư, Australia nâng quan hệ hợp tác với Việt Nam lên một tầm cao mới vì vị thế của Việt Nam trong khu vực đã thay đổi hay vì Australia muốn tạo dựng ảnh hưởng lớn hơn tới cộng đồng ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung?
Gs. Carl Thayer: “Australia đã và đang hỗ trợ Việt Nam trở thành đối tác mạnh hơn trong khu vực. Đó là một phần của lịch sử, là một thực tế. Australia muốn xem liệu mối quan hệ hợp tác có thể đi theo hướng của Hàn Quốc hay Đài Loan vì khi Việt Nam phát triển hơn, Việt Nam sẽ có thể dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ của Australia hơn. Để đạt tới sự phát triển như ngày nay, Hàn Quốc và Đài Loan đã phải tiến hành nhiều cải tổ nhưng những cải tổ như vậy chưa diễn ra triệt để ở Việt Nam, ví dụ như trở thành một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn toàn”.
“Động lực gần đây để Australia hỗ trợ Việt Nam như một quốc gia đang lên và ổn định bao gồm cả việc Việt Nam đóng vai trò chủ tịch ASEAN 2010 và Việt Nam hỗ trợ ngoại giao cho Australia tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, ủng hộ Australia trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2013-2014… Tuy nhiên, bước tiếp theo mà Australia quan tâm là sự phát triển vượt bậc của Việt Nam, hơn hẳn mức hiện nay và trở thành một nền kinh tế mạnh hơn như Hàn Quốc và Đài Loan. Australia sẽ muốn mối quan hệ đi theo hướng đó vì khi cả hai nền kinh tế cùng mạnh thì cả hai sẽ cùng hưởng lợi”.
Bay Vút: Trong quan hệ hợp tác với Việt Nam, cả Hoa Kỳ và Australia đều quan tâm tới vấn đề nhân quyền. Liệu cách tiếp cận của Australia trong vấn đề này có gì khác so với Hoa Kỳ?
Gs. Carl Thayer: “Hoa Kỳ và Australia có nhiều giá trị tương đồng nhưng hệ thống chính trị của hai nước này khác nhau. Quốc hội Mỹ có thể làm luật trong khi Quốc hội Australia không đóng vai trò mạnh như vậy. Vấn đề nhân quyền đối với Australia cũng là vấn đề quan trọng nhưng theo cách khác so với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ phải đưa ra báo cáo về nhân quyền hàng năm và cho dù Việt Nam có nỗ lực trong vấn đề này thì cũng vẫn bị chỉ trích. Cách tiếp cận của Australia thì khác. Trong các cuộc đối thoại về nhân quyền, Australia có vẻ kín tiếng hơn và đưa vấn đề lên một cách không ồn ào. Cách tiếp cận của Australia về vấn đề này thiên về giáo dục-đào tạo và hợp tác kỹ thuật, tiếp cận các vấn đề cụ thể trên tinh thần hợp tác một cách nhẹ nhàng, từng bước như Việt Nam đã ký công ước quốc tế thì cần thực thi như thế nào. Australia phản đối những hành động phi nhân quyền dựa trên những giá trị toàn cầu đã được công nhận và Việt Nam cần công nhận những giá trị đó thay vì đàn áp”.
Bay Vút: Xin cám ơn giáo sư.
-Nguồn:
GS. Carl Thayer: “Quan hệ Australia-Việt Nam thật sự là toàn diện” -- bayvut
"Mặt trận" Thái Bình Dương?: A new Pearl Harbor? Pacific starting to look like ’41 (NY Post 7-12-11) -- New York Post là một tờ báo lá cải (mà lại bảo thủ một cách điên cuồng, của trùm Rupert Murdoch). Mỗi buổi sáng tôi chỉ liếc qua để biết những tin tào lao. Tuy nhiên, bài này (của tác giả bảo thủ Arthur Herman) có nhiều điểm hay hay.
- Trục chống Trung Quốc? basam--The Diplomat Trục chống Trung Quốc? John Yi Nguyễn Tâm dịch 06-12-2011 Một ấn bản gần đây do một số viện nghiên cứu chính sách thực hiện, có tựa đề “Cùng chia sẻ mục tiêu, hướng đến lợi ích chung: Kế hoạch hợp tác Mỹ – Úc – Ấn trong khu vực Ấn Độ-Trục chống Trung Quốc?-
-– BẤT ỔN TỪ BÊN KIA ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI? (Mai Thanh Hải). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tăng trang bị, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc (ĐV/TTXVN). - Thủ tướng: ‘Lập trường về biển Đông được quốc tế ủng hộ’ (VNE). – Sự kiện quốc phòng nổi bật Việt Nam năm 2011 (ĐV). – Không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng(PLTP). – Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển-Kỳ 30: Món ăn tinh thần đặc biệt (Tin tức). – Giải nhất Biển đảo quê hương với bài tự luận cảm xúc (TT).
- Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng chiến đấu giữa tình hình tranh chấp biển Đông leo thang — (VOA). –Mỹ kêu gọi TQ minh bạch quốc phòng – (BBC). – Playing the anti-China card (China Daily). -- Hoa Kỳ, Trung Quốc mở các cuộc đàm phán về quốc phòng — (VOA). – Mỹ – Trung mở đối thoại quốc phòng thường niên — (RFI). – Trung, Mỹ tổ chức các cuộc đàm phán để tránh sự phán đoán sai giữa hai quân đội: China, US hold talks to avoid misjudgement between militaries (IBNLive). - Trung – Mỹ hội đàm về kiểm soát rủi ro (TN). - Trung Quốc, Mỹ tham vấn quốc phòng (NLĐ). - Giữa căng thẳng, Trung – Mỹ đối thoại quân sự (VNN). – Mỹ, Trung Quốc khai trương hệ thống phát hiện radar ở Thượng Hải — (VOA).
- US offered F-16s ‘to anticipate rising China’ (Jakarta Post).. – TRỌNG TÂM THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA OBAMA (Hồ Hải). - Joseph Nye: Obama’s Pacific Pivot (Project Syndicate).
- A new Pearl Harbor? Pacific starting to look like ’41 (NY Post). - Trân Châu Cảng – trận chiến khốc liệt của thế kỷ 20 (VNE). – Hoa Kỳ kỷ niệm 70 năm trận Trân Châu Cảng — (VOA).
- Ấn – Úc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng (TN). – China, U.S., Japan, Taiwan – four nations tilting out of balance (Taiwan News). - Rũ áo phòng vệ thụ động, tương tác các thế lực biển (TVN). – Lực lượng phòng vệ hải dương Nhật và các trụ cột an ninh biển.
- China must be put in its place (HBL). . –India puts the Indo in ‘Indo-Pacific’ (ATO).
- GSTS Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội: Vấn đề Biển Đông – “Dân & Chính phủ cần có thêm niềm tin với nhau” – (DCVOnline).--- - Video clip xem tên lửa S300 khai hoả – (Cu Làng Cát).
- Ngoại giao ảo (TN). - Iran chặn sứ quán ‘ảo’ của Mỹ (VNE).- - Thêm các cuộc biểu tình ‘Lấy lại Quốc hội’ dự định diễn ra ở Washington - (VOA).