Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Chiếm đóng Bắc Kinh?

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800-Chiếm đóng Bắc Kinh?
Bản tiếng Anh: Occupy Beijing?The Diplomat, 30/12/2011
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), Giáo sư Claremont McKenna College
Tăng trưởng kinh tế nhanh đã không thể ngăn cản làn sóng bất mãn ngày càng cao ở Trung Quốc. Ngay cả khi kinh tế cất cánh, số vụ biểu tình phản kháng đã tăng vọt. Vì đâu nên nỗi?
Sự bùng nổ biểu tình quần chúng tự phát chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực ở Trung Quốc hiện nay không tỏ dấu hiệu thuyên giảm. Trong biến cố gần đây nhất được báo chí phương Tây liên tục đưa tin, hàng ngàn dân làng Ô Khảm, một cộng đồng làm nông ở tỉnh Quảng Đông, “đã chiếm đóng” làng của mình trong gần hai tuần trước khi thành công trong việc buộc chính quyền tỉnh (đã phải cử phó bí thư tỉnh ủy xuống thương lượng với dân làng) có những nhượng bộ quan trọng. Ngòi nổ cụ thể làm bùng phát cuộc biểu tình quần chúng đông đảo khác thường này là một tai họa phổ biến thường ập xuống đầu nông dân Trung Quốc: tình trạng cán bộ địa phương ăn cắp đất đai của dân. Mặc dù nông dân ở Trung Quốc, ít nhất là về danh nghĩa, được thuê 30 năm đối với đất thuộc sở hữu nhà nước, cán bộ địa phương thường bán những hợp đồng cho thuê này cho những nhà phát triển địa ốc thương mại để hưởng lợi nhuận kếch xù mà không thèm hỏi ý kiến những nông dân bị ảnh hưởng. Phần lớn số tiền thu được từ những giao dịch phi pháp như vậy đổ vào kho bạc của chính quyền địa phương và rơi vào túi của những cán bộ tham ô, trong khi những nông dân nay đất chẳng còn mà thu nhập cũng không chỉ nhận được vài đồng còm cõi. 
Dân làng Ô Khảm nằm trong số hàng triệu nạn nhân của thủ đoạn lan tràn này ở Trung Quốc. Những trường hợp tịch thu đất phi pháp (cùng với những trường hợp cưỡng chế di dời ở các vùng đô thị) đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất của những cuộc biểu tình và bạo động tập thể ở Trung Quốc ngày nay. Theo ước tính của các học giả Trung Quốc, chúng chiếm khoảng 60 phần trăm những sự kiện gọi là “biến cố quần chúng” được chính quyền Trung Quốc ghi nhận. Khác với dân làng Ô Khảm được lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Đông hứa xem xét lại những giao dịch đất đai mờ ám, đa số nông dân bị cướp đất chẳng được chính quyền giúp đỡ gì.
Do quy mô, thời gian và kết quả của cuộc biểu tình ở Ô Khảm, giới phân tích chính trị Trung Quốc dễ sa vào chỗ xem biến cố này là tín hiệu cho tình hình sắp tới. Phải chăng biến cố này sẽ khuyến khích những nông dân oan ức ở nơi khác tập hợp lại để biểu tình theo cách tương tự? Phải chăng việc xử lý nhẹ nhàng cuộc biểu tình ở Ô Khảm cho thấy khi phản ứng trước tình hình bất ổn xã hội, Đảng Cộng sản sẽ có cách hành xử khác ?
Ta không nên suy diễn quá nhiều từ một biến cố. Lý do hợp lý nhất của việc giải quyết êm xuôi biến cố này có liên quan đến bối cảnh chính trị chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Bắc Kinh, vì bí thư tỉnh ủy Quảng Đông [Uông Dương, Wang Yang - N.D.], một ứng cử viên sáng giá giành ghế trong Thường vụ Bộ Chính Trị gồm chín ủy viên, có thể đã gây tổn hại cơ hội của mình nếu cuộc biểu tình này kết thúc bằng một cuộc tắm máu. Hoàn cảnh chính trị khác thường đã buộc cán bộ địa phương có lối cư xử cẩn trọng và kiềm chế hiếm thấy. Tuy nhiên, biến cố Ô Khảm chắc hẳn khiến giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo âu.
Trong ngắn hạn, Trung Quốc rất có thể sẽ lại có thêm một giai đoạn xã hội vô cùng bất ổn. Thực vậy, lãnh đạo cao cấp nhất của đảng phụ trách an ninh nội địa gần đây đưa ra lời cảnh báo u ám về tình trạng bất ổn xã hội đang tăng lên. Nguyên nhân cụ thể do ông nêu ra là kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại với nhu cầu xuất khẩu giảm sút, thị trường bất động sản suy sụp, và nợ xấu chồng chất trong hệ thống tài chính. Tuy đúng là thành quả kinh tế yếu kém sẽ làm giảm tính chính đáng của Đảng và mức thất nghiệp gia tăng sẽ khiến hàng ngũ những người bất mãn càng đông đảo hơn, những nguyên nhân gây nên phản kháng xã hội ở Trung Quốc không có tính chu kỳ, mà có tính cơ cấu. Nói cách khác, dân thường ở Trung Quốc nổi loạn chống chính quyền địa phương không phải vì khó khăn kinh tế tạm thời, mà vì sự lạm dụng quyền lực có tính hệ thống và lan tràn, và nạn chuyên quyền đê tiện mà thủ phạm là những cán bộ đại diện cho nhà nước độc đảng.
Để hiểu tại sao đúng như vậy, ta chỉ cần đặt mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cạnh mức gia tăng những biến cố biểu tình quần chúng được báo cáo. Số vụ biểu tình quần chúng tăng bất kể thành quả tăng trưởng của Trung Quốc ra sao. Tỉ lệ gia tăng biểu tình quần chúng cao hơn tỉ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Năm 1993, chính quyền báo cáo 8.709 biến cố như thế. Năm 2005 có 87.000 vụ được báo cáo. Có lẽ để phủ nhận thực tế cay đắng này, kể từ đó Bắc Kinh đã ngừng công bối số liệu chính thức. Tuy nhiên, giới xã hội họ Trung Quốc ước tính rằng số biến cố quần chúng đã lên đến 180.000 hồi năm ngoái. Điều đáng chú ý về những số liệu này là tăng trưởng kinh tế thậm chí đã châm ngòi cho sự bất mãn xã hội ở Trung Quốc. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong thập niên vừa qua. Số biến cố quần chúng tăng khoảng bốn lần trong cùng thời kỳ.
Nhận xét có vẻ ngược đời này đưa ta đến một câu hỏi tự vấn khác: tại sao tăng trưởng kinh tế đang khiến ngày càng có nhiều người dân thường ở Trung Quốc bất mãn? Có thể nghĩ ngay đến ba câu trả lời như sau.
Thứ nhất, những lợi ích của tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện không được chia sẻ công bằng, trong đó giới chóp bu kinh tế và chính trị chiếm lấy phần nhiều nhất. Giống như ở phương Tây, mức độ bất bình đẳng ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong hai mươi năm qua. Ngày nay, sự chênh lệch thu nhập ở Trung Quốc đang tiến đến gần bằng mức độ ở Mỹ La tinh. Quan trọng hơn, vì những quan hệ chính hệ và tham nhũng có tầm quan trọng đối với thành công kinh tế trong chế độ chuyên quyền kiểu tư bản bè phái, dân thường hầu như ai cũng xem của cải mà giới chóp bu kiếm được là không chính đáng. Điều này tạo ra một môi trường xã hội trong đó lòng căm ghét người giàu và người có quyền lực có thể sẵn sàng biểu lộ bằng các cuộc biểu tình và bạo động.
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tuy có tỉ lệ cao đáng nể, nhưng thực ra có chất lượng thấp. Kinh tế Trung Quốc tăng tiến bằng cách cắt giảm các dịch vụ xã hội (chẳng hạn như y tế, xóa đói giảm nghèo, và giáo dục) và không quan tâm đến môi trường. Dịch vụ xã hội sút giảm có thể gây bất mãn ở dân thường, những người vốn phải dựa vào các dịch vụ này nhiều hơn giới chóp bu. Tệ hơn nữa, sự xuống cấp môi trường, một kết quả trực tiếp từ việc Bắc Kinh mù quáng chú trọng đến tăng trưởng GDP, nay đã trở thành một nguyên nhân chính gây ra phản kháng xã hội. Bộ Bảo vệ Môi trường đã công khai xác nhận rằng những biến cố quần chúng do ô nhiễm môi trường gây ra đã tăng với tỉ lệ hai chữ số mỗi năm (mặc dù bộ này không tiết lộ con số thực tế).
Thứ ba, phản kháng xã hội là một phản ứng tất yếu của dân thường đối với tham nhũng có hệ thống, trấn áp và nạn chuyên quyền đê tiện là đặc trưng của một chế độ độc đảng. Trong một hệ thống như vậy, những đại diện của chế độ có quyền lực lớn lao nhưng không có trách nhiệm giải trình. Việc họ dùng áp bức và vũ lực chống lại những công dân chẳng được ai bảo vệ đã thành thói quen thường nhật. Trong vụ Ô Khảm, mồi lửa châm ngòi cho cuộc biểu tình quần chúng này là cái chết của một người đại diện được dân làng cử đi thương lượng với chính quyền địa phương. Người ta cho rằng anh ta đã bị cảnh sát tra tấn. Vì hệ thống này tạo ra những nạn nhân vô tội hàng ngày, hệ thống này chí ít cũng nên dự trù có lúc những nạn nhân của hệ thống nổi dậy để tự vệ.
Do đó có thể thấy rõ là phản kháng xã hội với sự tham gia của đông đảo quần chúng đã trở thành một đặc điểm thường trực của hệ thống chính trị Trung Quốc. Mặc dù sự phản kháng đó tự thân nó sẽ không phế truất Đảng Cộng sản, nhưng nó sẽ làm suy yếu sự cai trị của đảng theo nhiều cách tinh vi. Cố duy trì kiểm soát đối với nhân dân bất kham nghĩa là đảng buộc phải càng dùng thêm nhiều nguồn lực cho an ninh nội địa. Còn nếu để mặc cho những phản kháng thường nhật đó – được khuếch tán rộng rãi nhờ Internet và blog – xảy ra thì đảng có vẻ nhu nhược và bất lực. Có hàng chục triệu công dân bất bình cũng có nghĩa là phong trào đối lập tiềm năng có thể tìm được các đồng minh chính trị trong quần chúng bị áp bức của Trung Quốc. Tệ hơn hết, trong một cuộc khủng hoảng chính trị, những kẻ thù này của chế độ có thể đều nổi dậy chống đối một cách tự phát.
Có lẽ giới chức an ninh nội địa của Trung Quốc thậm chí nên lo lắng nhiều hơn. Hôm nay là Ô Khảm. Tiếp đến là Bắc Kinh chăng?
Bản tiếng Anh: Occupy Beijing?The Diplomat, 30/12/2011
-Nguồn:-HÃY CHIẾM GIỮ ĐẠI LỘ TRƯỜNG AN! Nguồn: China Geeks, Phiên dịch và phân tích Trung Hoa Hiện Đại Bản dịch tiếng Anh của Alec Ash: http://bit.ly/udQ7Jr Bản gốc tiếng Hoa của blogger Wu Yun: http://bit.ly/t6GtF7 neofob, x-cafevn.org, chuyển ngữ
Wall Street từng là nơi đầy tiền, cổ phiếu, và công trái; bây giờ nó đầy lều và biểu ngữ. Nước Mỹ rõ là có vấn đề thế nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Yếu kém trong giám sát tài chánh, bất bình đẳng trong phân bố của cải, hạn chế giao thiệp giữa các giai cấp và thất bại của việc phối hợp dân chủ là tất cả bịnh dịch của quốc gia. Một số nhìn vào chuyện này và chỉ ra rằng Hoa Kỳ đang suy thoái nhưng đó không phải là mối bận tâm của tôi. Tôi muốn nói chuyện đến những ai nghĩ rằng biến động ở Wall Street biểu hiện những thất bại của dân chủ. Tôi cho rằng đó là bồng bột.

Dân chủ rõ ràng là có những khuyết điểm thế nhưng OWS cho thấy không chỉ những khuyếm khuyết của dân chủ mà còn những ưu điểm của nó. Rằng những người biểu tình không "biến mất" là nhờ những lợi ích của dân chủ và sự vắng bóng của xung đột bạo lực hay mất ổn định xã hội là bằng chứng về những thành tựu của dân chủ. Chính quyền Hoa Kỳ đã không lên án, đàn áp hay tán thành với phong trào, cũng như đám đông đã không thách thức tính hợp pháp của chính phủ hay chính bản thân hệ thống dân chủ. Đúng hơn là OWS đang diễn ra trong khuôn khổ dân chủ.
Nói cách khác: chúng ta phải thay đổi cách nhìn của chúng ta và coi cuộc biểu tình này là một cách diễn đạt duy lý của dân chủ và là một hoạt động bình thường của một xã hội lành mạnh hơn là một cuộc bạo loạn.
Bất cứ ai với chút ít kiến thức về lịch sử Hoa Kỳ sẽ biết rằng biểu tình hàng loạt đã có từ lâu và nền dân chủ Hoa Kỳ đã không chết, nó chỉ tiến bộ thêm. Phong trào đòi quyền bỏ phiếu của phụ nữ từ đầu thế kỷ 20 đã cho phép phụ nữ đi bầu. Phong trào quyền dân sự của người da đen vào thập niên 50 và 60 dọn đường cho Obama trở thành tổng thống. Những cuộc tuần hành chống chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, phá thai, kỳ thị người đồng tính luyến ái và tương tự là quá nhiều để kể hết. Vì thế phong trào Chiếm giữ là chẳng là chuyện to tát gì.
Khi mọi người cảm thấy lá phiếu của họ, những thỉnh nguyện thư và kêu gọi là vô dụng thì họ chỉ có thể nêu quan điểm của họ bằng biểu tình. Nó rõ ràng là dân chủ là không hoàn hảo. Thế nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng nếu anh phản đối dân chủ từ quan điểm của một xã hội không tưởng hay đạo đức cực đoan -- coi những cuộc biểu tình là kẻ thù của xã hội hơn là cho xã hội một cú shock nó đang cần -- nó sẽ thật quá dễ dàng trở thành một nhà độc tài và tạo ra thảm họa xã hội.
Chỉ vì Trung Quốc không có những cuộc biểu tình như vậy không có nghĩa là nó không có những vấn nạn của nó. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà thứ cấp, chính phủ Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cứu trợ các ngân hàng -- nếu họ không làm vậy thì hậu quả có thể sẽ thê thảm hơn. Một số cho rằng việc cứu trợ là thông đồng với giới tài phiệt nhưng chúng ta không có lý do để thỏa mãn bởi vì gói kích thích kinh tế của Trung Quốc cũng gây tổn thất đáng kể cho chúng ta. Sự khác biệt là: chúng ta chi mất bao nhiêu và chúng đi về đâu và chúng được dùng như thế nào đã không được phê chuẩn bởi Quốc hội. Đó là chưa kể việc phải được giải trình cho người đóng thuế Trung Quốc.
Nếu bạn xem xét dữ liệu của gói kích thích kinh tế bốn ngàn tỷ nhân nhân tệ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hai ngàn tỷ đã được đầu tư vào tuyến đường sắt tây bắc, đường xá và phi cảng, hơn một ngàn tỷ vào tuyến đường sắt cao tốc, và một phần đáng kể khác vào những tập đoàn quốc doanh. Đây không phải nói rằng, tính đến tình trạng kinh tế của vùng tây bắc, đầu tư ở mức độ lớn vào cơ sở hạ tầng là việc phí phạm tiền bạc. Thế nhưng ngay cả chiến lược quốc gia là khó mà quyết định một cách dân chủ, nhân dân nên có quyền phát biểu chính kiến của họ khi nó đụng đến tiền của họ được xài như thế nào. Dẫu vậy chúng ta không có quyền đó.
Ở Wall Street, những chàng trai trẻ giận dữ phản đối sự độc quyền thị trường của một vài nhà tư bản quan trọng, lên án những nhà tài phiệt này là thú ăn thịt của nền kinh tế. Không may là giới đầu sỏ lãnh đạo Trung Quốc còn làm dữ hơn là Hoa Kỳ. Những tập đoàn quốc doanh nắm độc quyền thị trường Trung Quốc đa số được điều khiển bởi những "ông hoàng con" và họ hàng của họ. Những tập đoàn cổ phần thuộc về nhân dân trên danh nghĩa nhưng trên thực tế, ngoài chuyện tăng giá người dùng tùy theo ý họ, họ chẳng có liên hệ tý nào đến nhân dân.
Những ngân hàng nhà nước cho vay mười bốn ngàn tỷ nhân dân tệ cho gói cứu trợ mà chúng được bơm vào những công ty quốc doanh hoặc tư doanh với gốc nhà nước. Một số tiền kích cầu của Hoa Kỳ được hoàn trả sau khi nền kinh tế phục hồi nhưng đối với gói kích cầu của Trung Quốc thì không thu hồi lại được. Nếu nó không rơi vào những tay trùm -- qua sự hữu hiệu nổi tiếng của việc phân phát bổng lộc của những tập đoàn quốc doanh -- nó quay trở lại két tiền của chính phủ.
Giám sát tài chánh có thể là yếu ở Hoa Kỳ nhưng ít ra là công luận có thể biểu tình và Obama có làm điều gì đấy về chuyện đó. Ở Trung Quốc, nợ xấu của ngân hàng và mức độ tham nhũng giữa các nhà thanh tra và giám đốc quả là thê thảm đến nỗi chúng ta chẳng dám đưa ra công khai. Hố ngăn cách giàu nghèo có thể lớn ở Mỹ nhưng nó chẳng là gì so với ở Trung Quốc. Mỹ có thể có an sinh xã hội ít ỏi nhưng Trung Quốc gần như chẳng có an sinh xã hội tý nào.
Nhiều người Trung Quốc, khi họ nghe đến gói kích cầu của chính phủ họ, tỏ ra biết ơn nguồn tài chính dồi giào và ý thức trách nhiệm mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc -- thế nhưng họ không thắc mắc về những luật tài chánh hay kết quả của gói kích cầu đó. Và bây giờ họ chế giễu những cuộc biểu tình của nhân dân Mỹ chống lại những bất công đó. Tôi cảm thấy khó hiểu.
Bởi vì hệ thống dân chủ của Mỹ mà nó cho phép các vấn đề được nhận diện, coi trọng và có thể được giải quyết. Ở Trung Quốc mọi thứ đều rối rắm hơn. Thực tế là, Trung Quốc đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng của giới tài phiệt, tham nhũng và bất bình đẳng hơn ở Mỹ. Thế nhưng "Chiếm giữ Trường An Đạo" còn hơn là một câu chuyện cổ tích -- ở Trung Quốc một người không có việc làm, vô gia cư sẽ không thể đến Bắc Kinh trước khi biến mất một cách bí ẩn.
Tự do hội họp và biểu tình tồn tại ở hầu hết hiến pháp của các quốc gia thế nhưng chỉ có vài nước mà nhân dân có thể thực sự phản đối chống chính phủ mà không bị đàn áp. Nếu phong trào OWS là một dấu hiệu của một nền dân chủ khiếm khuyết, tôi hy vọng là Trung Quốc cũng có thể có một ít của nền dân chủ khiếm khuyết đó. Bởi vì Trung Quốc yên bình không có nghĩa là nó may mắn.
Vào lúc mà phong trào quyền dân sự ở Mỹ lan khắp đất nước, Liên bang Sô Viết cũng yên bình, chú trọng đến sự hỗn loạn của chủ nghĩa tư bản và dân chủ trong tuyên truyền của họ, và nói rằng Mỹ đang ở bên bề vực thẳm. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, nền dân chủ Mỹ đạt đến một mức độ mới và đất nước trở thành siêu cường trong khi đó công dân Sô Viết bùng nổ chống lại sự đàn áp tiếng nói của họ dẫn đến việc sụp đổ của Liên Bang Sô Viết.-Nguồn:-HÃY CHIẾM GIỮ ĐẠI LỘ TRƯỜNG AN!

-– Công an VN có kênh truyền hình mới   —  (BBC).
-
Người phát ngôn BNG: ‘Trung tâm cai nghiện là biện pháp nhân văn’
-Câu chuyện về hai đảng viên cộng sản basam-Top Secret Writers Câu chuyện về hai đảng viên cộng sản Tác giả: WC Đan Thanh dịch 08-12-2011 Có thể nói việc trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc là gì cũng được, ngoại trừ nói rằng đó là điều dễ dàng. Toàn bộ quá trình từ lúc chớm bắt đầu cho

-Anti-Wall Street activists rally at West Coast ports -OAKLAND, Calif (Reuters) - Anti-Wall Street demonstrators, confronted by police in riot gear, marched on several West Coast ports on Monday seeking to disrupt cargo traffic and re-energize their faltering protest movement.-Phong trào chiếm đóng Wall Street nhằm vào các cảng Mỹ và Canada - VOA - Những người biểu tình chống thị trường tài chính Wall Street đang nỗ lực đóng cửa các cảng tại vùng bờ biển phía Tây nước Mỹ và Canada, nằm trong khuôn khổ của một phong trào kéo dài gần 3 tháng chống lại điều những người biểu tình gọi là lòng tham của các công ty.
---Chinese villagers protest custody death (Financial Times)- A dispute over land rights escalates following a weekend of further unrest and the death of a 43-year-old man -Trung Quốc: Chống trưng thu đất đai, một ngôi làng phản kháng bị phong tỏa -- Trung Quốc: Chống trưng thu đất đai, một ngôi làng phản kháng bị phong tỏa    —  (RFI).-Trung Quốc chỉ thị kiểm soát internet chặt chẽ hơn  —  (RFI). -Trung Quốc nâng ngưỡng nghèo lên chưa đầy 1 đô la một ngày basam- Top Secret Writers Trung Quốc nâng ngưỡng nghèo lên chưa đầy 1 đô la một ngày 01-12-2011 Tác giả: WC Trúc An dịch Tại sao việc làm của người Mỹ ngày càng ít đi? Tại sao phần lớn các sản phẩm được sản xuất đồng loạt mà bạn thấy trên các kệ hàng Wal-Mart đều là


Người lao động Việt Nam biểu tình ở Đài Bắc: NGÀY NGHỈ CỦA TÔI Ở ĐÂU? – (TTXVA). -– Chị bán nước tố bị cảnh sát chửi rủa phũ phàng (NĐT). -------

Tổng số lượt xem trang