Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

'Không có ngược đãi sau 30/4'

-VOA Tiếng Việt
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói về những trại cải tạo sau năm 1975
“Các người còn đòi hỏi gì nữa?”
Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã hỏi ngược lại báo giới ở Paris như vậy sau khi tuyên bố những trại cải tạo có mục đích giúp những người “phạm tội ác tày trời” trở về với cuộc sống bình thường.
Kết thúc chuyến công du bốn ngày ở Pháp vào cuối tháng 4 năm 1977, ông Đồng có cuộc họp báo ở Paris, nơi ông được hỏi về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975.
Trả lời lưu loát bằng tiếng Pháp, ông Đồng quả quyết những trại cải tạo là “sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan niệm nhân quyền” của Việt Nam.

Sau năm 1975, hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức từng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải đi học tập cải tạo tư tưởng trong những trại tập trung, thời gian từ vài ngày cho tới lâu nhất là 17 năm, theo ghi nhận của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Năm 2001, báo Orange County Register của Mỹ đăng một loạt bài về những trại tù cải tạo ở Việt Nam. Kết quả tìm hiểu của tờ báo từ năm 1975 đến năm 2001 cho biết ước tính một triệu người bị giam giữ mà không có cáo buộc chính thức hay được xét xử, và 165.000 người chết.
Loạt bài của báo OCR được đăng lại ở đây: http://dartcenter.org/content/camp-z30-d-survivors…. Bản gốc trên báo in ở đây:http://content.cdlib.org/ark:/13030/hb729006wn/…



-Mười năm sau chiến tranh: Cả người chết cũng bị lừa (phần 1)
Tiziano Terzani
Phan Ba dịch từ báo Der Spiegel, số 18/1985
Lời người dịch: Tiziano Terzani (1938 – 2004) là một nhà báo, nhà văn người Ý. Ông đã tường thuật 30 năm trời từ châu Á cho tuần báo Der Spiegel, là một trong những phóng viên nổi tiếng ở Đông và Đông Nam Á. Tiziano Terzani là một người có cảm tình với Việt Cộng. Ông đã từng vào rừng sống chung với Việt Cộng. Tháng 4 năm 1975, ông là một trong số ít nhà báo đã ở lại Sài Gòn, nhân chứng của thời điểm lịch sử đó. “Tôi đã rơi nước mắt”, Terzani nhớ lại. Bài báo này do ông viết nhân dịp kỷ niệm mười năm kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Tiziano Terzani (phải) đi cùng với xe tăng quân đội Bắc Việt trên đường Tự Do của Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Hình: Tư liệu Terzani
Tiziano Terzani (phải) đi cùng với xe tăng quân đội Bắc Việt trên đường Tự Do của Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Hình: Tư liệu Terzani
Người dân trông mạnh khỏe và vui tươi, họ mặc quần áo chỉnh tề – nhưng chỉ trên các tấm áp phích. Dưới hàng trăm bức hình tưởng tượng khổng lồ nhiều màu đó của công nhân, quân nhân và trẻ em, những người kiên quyết hay mỉm cười nhìn lên bầu trời, là từng ấy con người thật, đói ăn, rách rưới, ốm yếu, dơ dáy nhìn xuống mặt đất. Họ tìm một mẩu thuốc lá thừa, một mảnh giấy hay một cái gì đó ăn được.
Sài Gòn kỷ niệm mười năm chiến thắng của tháng Tư 1975: công sở được quét vôi mới, người bất đồng chính kiến bị bắt giam, ăn mày trên các con đường chính của trung tâm bị đày vào một trại ở ngoại ô thành phố, để họ đừng làm dơ bẩn hình ảnh chiến đấu của Sài Gòn trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Nhưng không gì có thể che đậy được sự chán ngán trên các gương mặt của đại đa số 3,5 triệu dân cư của nó.
“Đó là chiến thắng của họ, không phải của chúng tôi”, một người Sài Gòn thì thào nói với con người xa lạ. “Đối với chúng tôi thì lễ kỷ niệm này chỉ có nghĩa là bắt bớ và cúp điện. Họ cần điện để chiếu sáng chân dung của bác Hồ.”
“Họ” và “chúng tôi” – mười năm sau cuộc chiến, sự chia rẽ giữa người chiến thắng và người thua trận cũng vẫn còn không thể vượt qua được.
Chân dung các anh hùng của Chủ nghĩa Xã hội trong buổi kỷ niệm mười năm ngày chiến thắng. Hình: Philip Jones Griffiths
Chân dung các anh hùng của Chủ nghĩa Xã hội trong buổi kỷ niệm mười năm ngày chiến thắng. Hình: Philip Jones Griffiths
Trước đây mười năm, khi những chiếc xe tăng đầy bụi bặm với lá cờ Việt Cộng chạy ngang qua tòa Đại sứ quán Mỹ tiến tới dinh thự của tổng tống Thiệu bại trận, khi những người lính du kích đầu tiên, gầy gò, rụt rè, trẻ tuổi, kéo xuống đường Tự Do, con số ít ỏi của những người ngoại quốc có mặt trong lúc đó đã khóc vì mừng rỡ: một cuộc chiến tranh tàn bạo đã chấm dứt, Việt Nam dường như đã giành lại được độc lập, một dân tộc tái thống nhất bây giờ sẽ có hòa bình và công lý – thời đó chúng tôi tin là như vậy.
Hòa bình đã không trở lại với Đông Dương. Hàng trăm người Việt trẻ tuổi đã hy sinh trên các chiến trường Campuchia. Không có công lý, nếu như công lý khác với việc lật đổ một xã hội và thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài khác. Người Sài Gòn, rõ ràng là như vậy, ngày nay sống tồi tệ hơn, phải chịu đựng tình trạng thiếu năng lực và tham nhũng nhiều hơn, sợ cảnh sát nhiều hơn là trước kia.
“Cách mạng đã không thực hiện bất cứ lời hứa nào của họ”, một người bạn nói. “Ngay cả người chết cũng bị lừa.” Trên nghĩa trang cũ ở Biên Hòa, nơi nhiều người lính Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống cộng sản được chôn cất ở đó, phần lớn các ngôi mộ đã bị xe ủi đất san phẳng – mặc dù chế độ mới đã tạo một nghĩa trang riêng cho những người anh hùng đã hy sinh cho cuộc cách mạng.
Đối với người sống, lời hứa hòa giải dân tộc còn được thực hiện ít hơn như thế nữa.
Trong tháng Năm 1975, một sĩ quan từ quân đội của Thiệu được lệnh đi “học tập cải tạo”. Ông mang theo mùng, bàn chải đánh răng và gạo cho 30 ngày đi trình diện; và ông cũng như tôi tin rằng sau 30 ngày ông thật sự sẽ trở về.
“Nào phải 30 ngày! Thành 3289 ngày”, bây giờ ông nói; ông còn có may mắn. Nhiều người lính, sĩ quan và nhân viên trước kia của chính quyền bại trận đã chết trong các trại cải tạo. Nhiều người vẫn còn ở trong những trại trong rừng đó, những trại mà các quan chức cộng sản ngày nay trong những khoảnh khắc bất cẩn đã gọi chúng là “trại tập trung”.
Một lớp học tập cải tạo tại Tây Ninh, 1976. Hình: Marc Riboud
Một lớp học tập cải tạo tại Tây Ninh, 1976. Hình: Marc Riboud
Còn bao nhiêu người Việt Nam bị giam cầm ở đó? Chính phủ đưa ra con số 7000. Có người ước đoán tới 100.000. Trong năm 1975, chế độ mới hứa hẹn cho mỗi một người Việt Nam một nhiệm vụ trong cuộc tái xây dựng đất nước đã bị tàn phá này. Ngày nay, hàng ngàn người trở về từ những trại cải tạo đó đều không có một cơ hội nào.
Cái tội lỗi thuộc về một “chế độ bù nhìn” là không thể rửa sạch được. Còn ngược lại, nó giống như một căn bệnh được di truyền từ cha sang con: không có công việc làm cho những “tên bù nhìn”, không có chỗ cho con của họ trong các trường trung học hay đại học.
Trong khi nhân viên cộng sản, toàn bộ đều từ miền Bắc, dọn vào ở trong các khu biệt thự và nhà riêng của giới thượng lưu Sài Gòn cũ thì xã hội Việt Nam bị quẳng ra đường phố và lang thang vất vưởng khốn khổ ở đó như một bộ tộc đi lạc, bị nguyền rủa phải tuyệt chủng.
Sau chiến thắng của họ ở Campuchia, tên cộng sản thời đồ đá Pol Pot và Khmer Đỏ đã phân người dân của họ ra thành hai loại: những người dân đã sống dưới sự thống trị của cộng sản trước 1975, vì vậy mà có thể tin tưởng được; và những người kia, những người đã không được hưởng lợi thế này, tức là phải chiến đấu chống lại hay còn phải tiệt trừ hoàn toàn nữa. “Những gì diễn ra ở đây trong Việt Nam cũng giống như Pol Pot quay chậm”, một người bạn ở Sài Gòn nói.
“Chúng tôi đã chết rồi, nhưng chúng tôi vẫn còn có thể bước đi. Tôi có cảm giác mình giống như một bóng ma từ một thời gian khác”, một phi công trước đây của không quân nói, người có hơn tám năm trại cải tạo ở phía sau mình và bây giờ có nhà của mình ở trên một băng ghế do Lions Clubs tặng ở dưới tượng đài kỷ niệm Trần Hưng Đạo.
Nghĩa trang máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhứt, một trong những phi trường bận rộn nhất của thế giới trước kia. Hình: Philip Jones Griffiths
Nghĩa trang máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhứt, một trong những phi trường bận rộn nhất của thế giới trước kia. Hình: Philip Jones Griffiths
Sài Gòn vui sống ngày xưa đầy những bóng ma từ quá khứ như thế. Có thể nhìn thấy họ ở khắp nơi: tóc dài, quần áo dơ bẩn, nhiều người có vết thương hay ung nhọt không được băng bó, có người đi tha thẩn lạc lỏng, những người khác làm các công việc khốn cùng: thiếu niên đi lang thang qua thành phố với một cái kẹp và bao tải, để nhặt giấy vụn và bao nilon. Người trung niên với vẻ mặt trí thức dùng ống tiêm bơm mực mới vào những cây bút bi cũ. Những ngưởi khác ngồi cạnh một cái nón lính đổ đầy nước và vá xe đạp.
Ở Sài Gòn có 40.000 xe xích lô. Phần lớn người lái là lính và sĩ quan cũ. Họ ngủ trên những chiếc chiếu ở trước tòa nhà quốc hội cũ và ở cạnh những đài tưởng niệm của thành phố. Họ chui vào trong công sự có từ thời chiến tranh để tránh mưa. Họ thường xuất thân từ những gia đình xưa, khá giả, ở Sài Gòn và bây giờ thì thất nghiệp và vô gia cư, trở về từ “vùng kinh tế mới”, nơi mà họ bị ép buộc phải đi tới đó.
Năm 1976, người ta có thể tới thăm một vùng kinh tế mới lớn ở phía bắc của thủ đô, nơi hàng ngàn gia đình Sài Gòn cần phải biến miền đất hoang vu thành đồng ruộng dưới ngọn cờ đỏ đang bay phấp phới. Không có nước lẫn cây cỏ. Sau mười năm cố gắng, cuộc thử nghiệm đó được tuyên bố là vô vọng, người dân chạy trốn trở về thành phố. Từ đó, không còn ai nói về vùng kinh tế mới nữa. Chế độ của miền Bắc không thành công trong việc lấy được thiện cảm của người dân miền Nam. Vì thế mà mười năm sau ngày giải phóng, hai Việt Nam vẫn còn sống thù địch và nghi ngờ bên cạnh nhau.
Mười năm này cũng không mang lại sự hòa thuận cho những gia đình bị cuộc nội chiến chia cắt, tái đoàn tụ qua giải phóng. “Người anh em cộng sản của tôi đã tố cáo tôi là tư sản để cướp tài sản của tôi”, một người quen thuật lại, người trước kia đã từng sở hữu một quán ăn. “Khi tôi trở về sau ba năm ở trong tù, tường nhà tôi đầy lỗ vì hắn nghĩ rằng chúng tôi giàu lắm và đã cất dấu vàng, thứ mà hắn muốn tìm cho ra.”
Sài Gòn, Việt Nam 1985: chờ mở cửa. Hình: Philip Jones Griffiths
Sài Gòn, Việt Nam 1985: chờ mở cửa. Hình: Philip Jones Griffiths
Ở Sài Gòn, bất cứ chức vụ quan trọng nào trong hành chánh đều nằm trong tay của người Việt từ miền Bắc – bắt đầu từ người cảnh sát đứng ở ngã tư và nhân viên bưu điện, người giám sát việc bán tem thư. Đứng trước chính sách nhân sự này, người ta tự hỏi liệu chế độ cộng sản của miền Bắc có thật sự muốn hòa giải dân tộc hay không, điều mà họ đã hứa hẹn trước đây mười năm, hay là, thật lâu trước khi chiếm Sài Gòn, họ đã quyết định đánh giá toàn bộ người dân miền Nam là không thể tin tưởng được.
Người ta cũng tự hỏi, liệu Hà Nội có ý thật sự nghiêm chỉnh với việc “cải tạo” hay không, hay đó là một mưu kế để đánh đổ bộ máy quân sự và dân sự của chế độ trước đây chỉ với một cú đánh. Cuối cùng, người ta tự hỏi, rằng kế hoạch của những vùng kinh tế mới có thật sự xuất phát từ ý định tạo công việc làm mới cho dân cư thất nghiệp của thành phố hay không; hay đó là một biện pháp rẻ tiền thì nhiều hơn, để xua đuổi hàng ngàn gia đình Sài Gòn ra khỏi nhà ở của họ và trao chúng về cho các gia đình từ miền Bắc.
Thật sự là vào năm 1975, ở Nam Việt Nam có hàng ngàn kỹ sư, người tốt nghiệp đại học và người đã qua đào tạo sẵn sàng làm việc cho chế độ mới, rằng chế độ mới này đã khước từ sự cộng tác của họ: một sự lãng phí lòng nhiệt tình, khả năng và nhân tài hết sức to lớn.
Năm 1975, ở Sài Gòn có trên 2000 bác sĩ. 800 người đã ra đi với người Mỹ, phân nửa số người lúc đầu còn ở lại đã rời bỏ đất nước trong vòng mười năm vừa qua.
“Tôi không sợ nghèo khổ”, một người nói, người đã chịu đựng được và không than phiền về việc từ năm 1975 không ai trong gia đình ông đã có thể mua được một cái áo mới. “Nhưng thật khó mà chịu đựng được cái cảm giác mình là người thừa.” Ngày nay, ông kiếm tiền bằng cách dạy tiếng Anh cho người Việt đang chuẩn bị chạy trốn.
Trên một triệu người Việt đã rời bỏ đất nước của họ từ 1975, nhiều người đã liều tính mạng của họ trên biển như là “boat people”. Cả cho tới ngày nay, hàng tháng trung bình có khoảng 2000 người Việt cố gắng bỏ trốn.
(Còn tiếp)
Tiziano Terzani
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 18/1985: http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13514174.html

Mười năm sau chiến thắng của người cộng sản và thống nhất về mặt hình thức của Việt Nam, thất vọng nhiều nhất chính là các trí thức của miền Nam, những người đã chiến đấu chống chế độ của Thiệu trong Mặt trận Giải phóng hay có thiện cảm với họ và vì vậy mà bị truy nã.
“Tất cả những gì mà Mặt trận Giải phóng đã hứa hẹn thì đều bị Hà Nội hủy bỏ, kể cả chính Mặt trận Giải phóng”, một thành viên trước kia của Việt Cộng than thở.
“Người cộng sản từ miền Bắc chỉ tin vào chính họ. Trong mắt họ, cả chúng tôi cũng là ‘bù nhìn'”, một nhà cách mạng nổi tiếng từ miền Nam nói, người đã chiến đấu cho Việt Cộng 29 năm trời.
Sài Gòn, tháng Tư 1985, lễ kỷ niệm kết thúc chiến tranh. Hình: Philip Jones Griffiths
Sài Gòn, tháng Tư 1985, lễ kỷ niệm kết thúc chiến tranh. Hình: Philip Jones Griffiths
Ngày nay, không ai trong số những người đã xuất hiện như là lãnh tụ của Việt Cộng trong cuộc chiến là còn có ảnh hưởng nữa. Bà Nguyễn Thị Bình, nữ bộ trưởng Bộ Ngoại giao duyên dáng của Việt Cộng, tuy là nữ bộ trưởng Bộ Giáo dục ở Hà Nội, nhưng được cho là “nữ bộ trưởng trình diễn cho người nước ngoài”. Người ta cho rằng các quyết định là do hai người phó của bà đưa ra, những người thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngay đến Trần Văn Trà, tướng Việt Cộng, người đã giải phóng Sài Gòn và cầm quyền vài năm, đã bị khóa miệng khi dám tranh cãi về phiên bản giải phóng của Hà Nội trong một quyển sách. Quyển sách đó đã bị cấm. Ngày nay, bốn nơi triển lãm chào mừng lần chiến thắng năm 1975 với hình ảnh, tài liệu và vật kỷ niệm, những thứ mà các phái đoàn nước ngoài kính nể nhìn ngắm, cả một phái đoàn từ Cộng hòa Liên bang Đức nữa, mang huy hiệu với hàng chữ “Việt Nam là công việc của chúng tôi” ở trên ngực. Các vật triển lãm chỉ có nhiệm vụ chứng minh cho một điều: vai trò của Hà Nội thời đó và sự lãnh đạo của Đảng ngày nay.
Người ta ít nói về cuộc chiến tranh nhân dân khó khăn mà Việt Cộng đã tiến hành ở miền Nam. Ngày nay, hình ảnh tượng trưng cho lần giải phóng Sài Gòn là hình ảnh của chiếc xe tăng Bắc Việt đã đè bẹp chiếc cổng sắt dinh của Thiệu, thay cho hình ảnh của du kích quân nông dân Việt Cộng, người lập những chiếc bẫy bằng tre và tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nhiều tổn thất ở hậu phương.
“Đó chính là lỗi của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chiến đấu cho nền độc lập và thống nhất đất nước, nhưng thực tế là Hà Nội đã đấu tranh để nền độc tài cộng sản chiến thắng”, bây giờ một linh mục Công giáo nói, người đã hoạt động tích cực trong giới đối lập chống Thiệu.
Năm 1975, chế độ ra vẻ sẵn sàng khoan dung cho tất cả các tôn giáo trong tương lai. Dường như họ đặc biệt nghiên về phía những người Công giáo đã chiến đấu cho cuộc cách mạng. Không lâu sau khi giải phóng Sài Gòn, tờ nhật báo Công giáo “Tin Sáng” cũng đã được phát hành, còn được chính quyền giới thiệu nữa. Thiệu đã thất bại trong việc cho giết chết người chủ và phát hành tờ báo, Ngô Công Đức, rồi sau đó đã cấm tờ báo này.
Trước đây hai năm, tờ báo bị ngưng hoạt động. “Tờ báo đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó”, thủ tướng Phạm Văn Đồng bình luận ở Hà Nội.
Ngô Công Đức, một nhà trí thức lỗi lạc, đã trở về từ chốn lưu vong để phục vụ cho chế độ mới và giúp tái xây dựng, bây giờ vẽ tranh sơn mài để xuất khẩu. Cũng như tất cả mọi người Việt, ông cần một giấy phép đặc biệt nếu như muốn tiếp một người nước ngoài.
Dần dần, nhưng có hệ thống, người cộng sản đã gây khó khăn cho việc thực hành tín ngưỡng. Những người Công giáo chống đối cũng như các lãnh tụ của Hòa Hảo và Cao Đài đều bị bắt giam và khóa miệng, chùa Ấn Quang nổi tiếng, trung tâm đối lập của Phật giáo chống Thiệu, bị giám sát nghiêm ngặt, người lãnh đạo về mặt tinh thần của nó, nhà sư Thích Trí Quang, bị quản thúc tại gia.
Bộ máy Đảng và hành chánh của Bắc Việt Nam đã đứng vững ở miền Nam mà không gây ra nhiều chống đối. Trong những năm đầu tiên còn có những tổ kháng chiến vũ trang chống lại những người chủ mới. Một đài phát thanh bí mật còn giữ được hy vọng của một bước ngoặc trong một khoảng thời gian. Tất cả những điều đó đã qua rồi. Chế độ mới không còn gặp chống đối chủ động nữa. Con người đã chấp nhận sự việc, rằng họ phải đối phó với hệ thống này.
Sài Gòn1985 - Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths
Sài Gòn1985 – Ngã tư Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế. Hình: Philip Jones Griffiths
Một cảnh sát trên một trăm gia đình và một mạng lưới chỉ điểm khó nhận biết giữ người dân trong vòng kiểm soát, những người trước sau gì thì cũng phải cần giấy phép để đi lại hay qua đêm ở nhà bạn bè. “Công an” (an ninh công cộng) là tổ chức đáng sợ nhất đối với tất cả các người Việt.
“May là có thể mua được họ”, một người buôn bán nói mỉa mai về các cảnh sát. Tất cả đều có giá của nó, từ thị thực xuất cảnh cho tới việc phân cho một chỗ làm.
Với một vài tờ tiền, người ta có thể tránh được nhiều hình phạt: một người đi xe đạp bị chận lại vì không chú ý tới đèn đỏ nhét 20 đồng vào tay người cảnh sát. “Không, không”, người này  nói, “tôi phải nhìn thẳng vào mắt Bác Hồ.” Người đi xe đạp hiểu và thay vì tờ 20 đồng, mà trên đó chỉ nhìn thấy ảnh chụp nghiên của Hồ Chí Minh, đã đưa ra tờ 50 đồng, cái thể hiện hết gương mặt của ông ấy. Người cảnh sát cầm lấy.
Tham nhũng là lệ thường, không phải là trường hợp ngoại lệ. “Lênin nói rằng chủ nghĩa xã hội là quyền lực Xô viết cộng với điện khí hóa”, một người bạn nói đùa. “Trong chế độ này thì nó là quyền lực công an cộng chợ đen.”
Điều thường được chấp nhận, là mỗi người đều cố gắng để sống qua ngày, trong khả năng của người đó. Vì thế mà thầy giáo bán bánh cho học trò, lính lấy trộm xăng từ xe quân đội, nhân viên hải quan tận tâm ở phi trường tịch thu tất cả các băng video của người nhập cảnh: với lý do phải kiểm tra nội dung, thật ra là để tổ chức những buổi trình chiếu tư ở gần khách sạn Tong Binh. Giá vào cửa: 50 đồng một người.
Sài Gòn 1985 - Nghĩa trang máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Hình: Philip Jones Griffiths
Sài Gòn 1985 – Nghĩa trang máy bay ở phi trường Tân Sơn Nhứt. Hình: Philip Jones Griffiths
Cán bộ Đảng đã du nhập thông tục của miền Bắc vào Nam, nuôi heo trong nhà ở của họ và cho chúng ăn bằng thức ăn gia súc của nhà nước.
Thành phố Sài Gòn thanh lịch của ngày xưa gặp heo như thế đó. Ở khắp những nơi có cán bộ sống, người ta nghe được tiếng heo kêu và đánh hơi, ngay cả tướng cao cấp của quân đội cũng chú ý tới việc có một con heo trong phòng khách của họ, khi họ mời khách đến nhà ăn tiệc: con vật phục vụ như là một lời giải thích cho mức sống cao đó, cái mức sống mà ngoài ra thì chỉ có thể xuất phát từ buôn bán ngoại tệ hay buôn thuốc phiện ở Lào và Campuchia.
“Năm 1975, tôi cho rằng chế độ mới hoặc là hồng hoặc là đỏ”, một luật sư trước đây nói, người lúc đó đã từ chối không rời bỏ đất nước. “Tôi không bao giờ nghĩ rằng nó có thể là xám. Chế độ này đã lấy đi tất cả mọi niềm vui thích trong trái tim của chúng tôi. Đó là bi kịch của chúng tôi.”
Danh tiếng của ưu thế về đạo đức, cái mà người cộng sản đã hưởng được ngay sau khi giải phóng, đã lu mờ khi người dân nhận ra được rằng “hành vi của họ được quyết định bởi lợi ích cá nhân, đạo đức của họ là đạo đức giả, và họ không bao giờ làm điều họ nói”, theo một nữ sinh viên, người 18 tuổi vào ngày giải phóng.
Trong khi các cô gái bán dâm của Sài Gòn cũ vẫn còn bị cải tạo trong một trại thì Thành phố Hồ Chí Minh hiện giờ đã có gái bán dâm riêng mà vài người trong số đó còn tới từ Hà Nội nữa. Con số của họ tất nhiên là thích hợp với số khách đã giảm xuống, và hệ thống giá cả hoạt động khác với trước đây. Thay vì phải trả tiền cho người gác cổng thì bây giờ phải trả tiền cho các cảnh sát an ninh của khách sạn, “giá cả tăng với tầng lầu mà người ta muốn làm tình ở trên đó”, một người khách thường xuyên của Sài Gòn nói.
Không thể không nhìn thấy sự khác biệt giữa những lời tuyên bố công khai của chế độ và hiện thực. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tự nó là không mất tiền cho tất cả, nhưng thuốc chữa bệnh thì không có trong bệnh viện. “Ai muốn được mổ thì tốt nhất là nên mua trước thuốc gây mê và chỉ khâu trên thị trường chợ đen”, một bác sĩ nói.
Trong kinh tế, người cộng sản đã phạm lỗi lầm lớn nhất của họ. Đầu tiên, họ đóng cửa tất cả các cửa hàng tư nhân và truy lùng các thương gia của khu phố người Hoa Chợ Lớn như là những kẻ đầu cơ. Nhưng rồi khi họ nhận ra là đất nước đã gần sụp đổ thì họ lại giảm áp lực và còn yêu cầu người Hoa lại hoạt động tích cực trở lại nữa.
“Xổ số, xổ số là hy vọng cuối cùng của chúng tôi”, một người bán thuốc lá nói. Thay vì một lần trong một tuần, như vào thời của Thiệu, ngày nay Sài Gòn có ba cuộc xổ số một ngày. Hàng đoàn người trẻ tuổi đi bộ qua thành phố vào lúc sáng sớm với hàng cọc vé xổ số, mười đồng một tờ, giá độc đắc 100.000 đồng. Rồi cả thành phố bất động vào buổi chiều lúc năm giờ, khi các con số trúng được viết bằng phấn trắng trên các tấm bảng ở chợ và đường phố.
Người Việt Nam có thu nhập trên đầu người là 102 đô la Mỹ một năm. Nghèo khổ và không hài lòng (“Ngay cả Bộ Chính trị cũng không hài lòng”, một quan chức Đảng nói đùa), cung cấp thiếu thốn triền miên và chiến tranh đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của người dân.
“Chúng tôi đã giành lại được nền độc lập của chúng tôi, chúng tôi đã thống nhất đất nước của chúng tôi, và bây giờ thì giống dân Việt cũng khai phá đất mới ở phương tây”, một giáo sư từ Sài Gòn nói, người mang ấn tượng về các thành công quân sự của người cộng sản.
Viện cớ muốn bảo vệ Lào, người Việt đóng 40.000 quân ở đó; viện cớ giải phóng Campuchia ra khỏi chế độ độc tài của Pol Pot, họ có một đạo quân chiếm đóng gồm 180.000 người lính ở đó.
Việt Nam 1985: Trại học tập cải tạo Z30D ở tỉnh Thuận Hải. Hình: Philip Jones Griffiths
Việt Nam 1985: Trại học tập cải tạo Z30D ở tỉnh Thuận Hải. Hình: Philip Jones Griffiths
Nhờ vào sức chịu đựng riêng mà Việt Nam đã có được những thành công ở vẻ ngoài của nó, nhưng cũng nhờ vào một khả năng dùng thủ đoạn đáng ngạc nhiên: dưới áp lực của siêu cường Hoa Kỳ, khi Trung Quốc ngừng giúp đỡ, Việt Nam đã ngã vào vòng tay của Moscow. Ngày nay, khi người Trung Quốc và người Nga lại tiến gần tới nhau, người Việt cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ.
Trong lúc đó, họ khéo léo lợi dụng cảm giác có lỗi với Việt Nam của Mỹ – và tự thể hiện mình rất hào phóng. Nhân dịp kỷ niệm mười năm, trên 150 nhà báo Mỹ được mời vào trong nước cho một chuyến tham quan được điều khiển tốt và được giám sát kỹ lưỡng.
Đài truyền hình Mỹ NBC dự định truyền trực tiếp hàng ngày từ Sài Gòn trong tuần lễ kỷ niệm, qua một vệ tinh mà trạm mặt đất của nó được chở bằng máy bay tới. Đài cạnh tranh ABC cố gắng không thua kém với một vệ tinh do Xô viết sản xuất, nhưng vẫn còn chưa hoạt động được, Hoa Sen 2. “Người Nga phải làm sao cho nó phát tín hiệu”, người Việt nói, “vấn đề là uy tín của phe xã hội chủ nghĩa.”
Người Việt đã đòi những khoảng tiền đáng ngạc nhiên từ người Mỹ cho những phóng sự về buổi lễ tung hô nỗi nhục nhã của nước Mỹ: 100 dollar Mỹ mỗi ngày cho một phiên dịch viên, một cuộc phỏng vấn với một giàm đốc nhà máy có giá 200, với phó của ông ấy là 100.
“Các anh đã quay máy bay ném bom MiG và xe tăng trong lúc chiến đấu, và các anh cũng biết giá xăng kia mà”, sếp báo chí của chính phủ Hà Nội nói với một thông tín viên truyền hình Mỹ trước một hóa đơn trên 6000 dollar mà người này nhận được.
Khi Washington không bước đến đứng cạnh họ với trợ giúp kinh tế trong khuôn khổ rộng lớn, thì người Sài Gòn ở miền Nam, tự nó thật ra là giàu có, sẽ còn phải sống khổ cực một thời gian lâu dài nữa. “Thịnh vượng?” một nhân viên nhà nước cao cấp của Việt Nam nói. “Các thế hệ con cháu chúng tôi sẽ có nó.”
Những đứa con này được giáo dục nghiêm khắc, đồng nhất và theo đúng đường lối. Tất cả sách giáo khoa được in trước 1975 đều bị cấm. Chỉ có 71 người đọc là được phép vào thư viện cũ của Pháp mà giám đốc của nó là sếp an ninh Von Vung Tao trước đây.
Những đứa con này diễu hành, các em tập bắn súng, các em chuẩn bị để bảo vệ tổ quốc của các em. Các em lớn lên mà không khao khát một thế giới khác, không có khả năng so sánh, hãnh diện là thuộc một dòng giống đã chiến thắng ba quốc gia lớn – người Trung Quốc, người Pháp và người Mỹ.
Chẳng bao lâu nữa giới trẻ lớn lên như thế từ miền Nam, những người bây giờ gia nhập quân đội để được người Bắc huấn luyện, sẽ cứng rắn và dẽo dai như những người đồng lứa tuổi với họ từ Hà Nội. Một vài thập niên nữa, và Việt Nam thật sự là sẽ thống nhất – bởi một giống người duy nhất.
Cho tới chừng đó, cả một thế hệ của những bóng ma sẽ biến mất, những bóng ma mà giờ đây đang sống trên khắp miền Nam và không nhìn thấy điều gì tốt đẹp trong chế độ mới.
“Có thật sự là không có gì tốt đẹp không? Một người bạn lâu năm trả lời cho câu hỏi này: “Có, có chứ, người cộng sản đã làm cho tôi sáng mắt ra. Trước 1975 tôi cần dùng một cái kính mắt, bây giờ thì tôi vẫn nhìn thấy mà không cần có nó.”
Tiziano Terzani
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 18/1985: http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13514174.html

-


-BBC Vietnamese

Liên quan tới đánh dấu tròn bốn chục năm ngày 30/4 và đặc biệt một cuộc tranh luận trên BBC gần đây về việc liệu ở Việt Nam hậu 30/4/1975 có hay không có việc 'ngược đãi' đối với các thành phần cựu sỹ quan, binh sỹ, quan chức, nhân viên chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hòa), mà trong đó có sử gia cho rằng không có 'chuyện ngược đãi' với những người đi cải tạo sau, ông Võ Văn Ái, từ Paris, cung cấp cho BBC một tư liệu là một bản đồ.

Theo số liệu trên bản đồ này, sơ bộ có ít nhất 500.000 tù nhân chính trị trong các trại cải tạo và nhà tù Việt Nam, trong đó có những trung tâm cái tạo được cho là giam giữ ít nhất từ 1.000 người, 3.000 người, 5.000 người và 15.000 người trở lên.
Bản đồ cũng cho thấy vào thời điểm công bố có 1.000.000 thuyền nhân Việt Nam sống sót sau khi đã rời bỏ đất nước tìm nơi tị nạn bằng tàu, thuyền trên Biển Đông.


Tấm bản đồ được công bố bởi một Ủy ban vận động từ trước và in lại gần đây trong một cuốn sách của ông Võ Văn Ái, nhà hoạt động về nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam, có tựa đề "Người trí thức & hành động dẫn đường" (trang 17).

Ông Ái, người hiện là phát ngôn nhân của Viện Hóa đạo và Văn phòng II Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (thành lập trước 1975) cho hay bản đồ được Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam công bố tại cuộc họp báo "Bắc hóa chế độ tù ngục tại Miền Nam Việt Nam" tại Paris ngày 29/5/1978, tức chỉ 3 năm sau ngày 30/4.

Nhà hoạt động nói thêm tấm bản đồ và sự kiện này khi đó đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông phương Tây, với 60 ký giả truyền hình, truyền thanh và báo chí quốc tế với nhiều kinh nghiệm đã tham dự và đưa tin.


-Cuộc chiến đầu tiên giữa GONGO và các tổ chức Xã hội dân sự độc lập

Vào lúc 8 giờ 30 sáng hôm nay GONGO đã mời các tổ chức Xã hội dân sự của Việt Nam có mặt tại Diễn đàn Công Dân ASEAN tham gia thảo luận chọn người đại diện cầm cờ VN trong buổi dạ tiệc mở đầu Diễn đàn vào tối hôm nay.
Như chúng tôi đã trình bày, GONGO (Government Organized NGO) là một tổ chức mang danh nghĩa Xã hội dân sự nhưng hoàn toàn được điều hành và quản lý  bởi nhà nước, vì vậy mọi quyết định đều dựa trên chính sách nhất quán do chính quyền đưa ra.

GONGO đã gửi thư cho mọi người biết mở một cuộc họp nhằm biểu quyết chọn người đại diện cầm quốc kỳ Việt Nam cùng với 9 nước khác trong dạ tiệc chào mừng vào tối hôm nay. Những tổ chức của người Việt có mặt tham dự Diễn đàn đều có quyền tham gia cuộc họp và động thái này được đánh giá cao vì tôn trọng sự khác biệt, rất khác với một thời gian dài trong suốt 9 năm trước đó.
Tuy nhiên do đây là cuộc họp ngoài chương trình nghị sự của APF nên báo chí không được phép ghi âm hay chụp ảnh mà chỉ được quan sát.
Bà Nguyễn Hoàng Vân, được biết đã tham gia nhiều Diễn đàn APF trước đây như một lãnh đạo chính của GONGO đã trình bày rằng mỗi phái đoàn chỉ được 2 người tham dự cầm cờ và cuộc họp sáng nay nhằm biểu quyết để tìm người thích hợp nhất.
Tham gia vào trong Diễn dàn nhân dân ở đây thì Thầy vẫn thấy rằng đó là một vinh dự chung cho bản thân và giới Phật giáo và nhân dân. Đó là việc nói theo Phật học là tăng sai, nhân dân yêu cầu gì thì mình làm vậy thôi cho nên không có suy nghĩ gì hết mà đó là nhiệm vụ
Hòa thượng Thích Thiện Tâm
Trong phòng họp chúng tôi nhận thấy khoảng hơn 50 người, trong đó các phái đoàn Xã hội  dân sự độc lập của Việt Nam khắp nơi chỉ hơn 10 người và số còn lại đều đến từ chính phủ Việt Nam dưới nhiều tên gọi khác nhau.
Tranh luận đã diễn ra trong hơn 45 phút giữa các ý kiến tuy trái chiều  nhưng nhìn chung là ôn hòa.
Người đầu tiên được cả phòng họp chọn lựa là bà Nguyễn Hoàng Vân vì những đóng góp của bà trong các Diễn đàn trước đây không thể phủ nhận. Người thứ hai mà các tổ chức Xã hội dân sự đề nghị là anh Nguyễn Thanh Tâm đến từ Cồn Dầu Việt Nam. Anh Tâm tuy nhanh chóng tình nguyện cầm cờ nhưng phía Việt Nam đã bác bỏ bởi số đông áp đảo và đề nghị chọn Hòa thượng Thích Thiện Tâm người đi chung với phái đoàn đến từ Việt Nam sẽ cầm lá cờ này.
Do túc số quá ít so với phái đoàn Việt Nam nên đại diện các tổ chức Xã Hội dân sự độc lập đã rời phòng họp như một thái độ phản đối.
Sau khi đếm con số người biểu quyết cho Hòa thượng Thích Thiện Tâm chúng tôi ghi nhận có tất cả 39 người. Người duy nhất chống lại là một đại diện đến từ Hoa Kỳ.
Sau khi rời phòng họp chúng tôi được Hòa thượng Thích Thiện Tâm cho biết cảm tưởng của ông:
-Tham gia vào trong Diễn dàn nhân dân ở đây thì Thầy vẫn thấy rằng đó là một vinh dự chung cho bản thân và giới Phật giáo và nhân dân. Đó là việc nói theo Phật học là tăng sai, nhân dân yêu cầu gì thì mình làm vậy thôi cho nên không có suy nghĩ gì hết mà đó là nhiệm vụ bởi vì Phật giáo đã tham gia vào trong quá trình lịch sử của đất nước, luôn luôn có mặt tăng ni phật tử cho nên đến tham gia vào Diễn đàn này là cũng nghĩ rằng Phật giáo mang tinh thần hội nhập, nhập thế một tu sĩ tham gia vào một hoạt động như thế này thì cũng như đi vào cuộc đời vậy thôi.
Anh Nguyễn Thanh Tâm, người tình nguyện cầm cờ không thành cho chúng tôi biết suy nghĩ của mình:
Tôi rất buồn vì mình là một công dân Việt Nam đến từ đất nước Việt Nam nhưng tình nguyện cầm lá cờ Việt Nam nhưng trong hội nghị đã không cho, tôi rất thất vọng và rất buồn
Anh Nguyễn Thanh Tâm
-Tôi rất buồn vì mình là một công dân Việt Nam đến từ đất nước Việt Nam nhưng tình nguyện cầm lá cờ Việt Nam nhưng trong hội nghị đã không cho, tôi rất thất vọng và rất buồn.
Khi chúng tôi nhận xét rằng dù sao thì đây cũng là một cuộc họp tốt, rất ôn hòa mặc dù con số áp đảo đã làm kết quả không như ý muốn của các tổ chức Xã hội dân sự độc lập, ông Trần Thanh Tùng chia sẻ ý kiến của mình:
-Ngay từ đầu chúng tôi đã biết rằng nếu mà biểu quyết thì đây không phải là quá trình dân chủ vì dân chủ có nghĩa là phải hài hòa và các con số phải điều hòa ở đây. Phái đoàn của chính quyền Việt Nam gửi đi trên năm mươi mấy người còn chúng tôi ở đây chỉ có hơn mười người thôi mà nếu biểu quyết thì chắc chắn chúng tôi sẽ thua. Hòa thượng đó là đại diện cho Phật giáo nhưng chúng tôi không biết là Phật giáo nào do đó khi biểu quyết chúng tôi không thể thắng được do đó chúng tôi đã không chấp nhận chuyện dân chủ như vậy và chúng tôi đã đi ra khỏi phòng họp.
Sự chuẩn bị của cả hai bên cho thấy cuộc giằng co tìm cách lên tiếng giữa Diễn đàn APF là có thật và tính cách quyết liệt của nó có thể dễ dàng nhận ra mặc dù cả hai phía đều cố gắng kềm chế trong không gian một hội nghị quốc tế có hàng ngàn đôi mắt của tham dự viên đến từ các nước ASEAN cùng hướng tới.
Mặc Lâm tường trình từ Kuala Lumpur-

Khai mạc Diễn đàn Công dân ASEAN 2015Diễn đàn Công dân ASEAN được tổ chức hàng năm, tập trung các cuộc hội thảo nhóm của các nước ASEAN nhằm chia sẻ, góp ý kể cả phản biện từ những tổ chức xã hội dân sự đối với các chính sách của các quốc gia ASEAN.
-Tại Hội nghị XHDS ASEAN Mã Lai ảnh đưa ra triển lãm đã bị xé
Người Việt




Huỳnh Thục Vy


Huỳnh Công Thuận

--Một "truth denier" của Việt Nam(Tuan Nguyen)
-Các bạn phải chuẩn bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc phát ngôn sau đây: "Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […] Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy" (1). Nếu có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của ông thì sẽ rõ hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.

Ai nói thế? Xin thưa, đó là Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, phó giáo sư, sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội (2). Xin nhắc lại để khỏi nhầm lẫn: sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn qua lí lịch khoa học (2) thì thấy đây là một sử gia rất tiêu biểu của "triều đình" (còn gọi là sử gia cung đình).

Tôi nghĩ chỉ riêng câu nói đó đã đủ để ông có thêm một chức danh nói theo tiếng Anh là "truth denier", tức là kẻ phủ nhận sự thật. Rất nhiều người, không phải là sử gia, có thể thấy ngay rằng ông đã sai lầm. Tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Nhục hình, có khi tra tấn đã xảy ra. Có nhiều người chết trong các trại tù cải tạo. Tất cả những điều đó là sự thật. Ấy thế mà ông phó giáo sư sử học lại phủ nhận thì chúng ta có lí do để chất vấn tính trung thực của ông ấy, dù là tính trung thực của người làm khoa học xã hội.


Có bao nhiêu người đi tù cải tạo?

Con số tù cải tạo chính xác thì rất khó có được vì phía chính quyền nắm giữ và họ chưa tiết lộ. Nhưng trang wikipedia có hẳn một entry dành cho tù cải tạo (3). Dò theo nguồn này, chúng ta sẽ thấy một số nguồn ước tính, và con số tù cải tạo rất lớn. Đáng chú ý là một bài trên thuvienhoasen.info thấy tác giả trích dẫn tài liệu mang bí số TN/QP-14 ngày 14/2/1977 tại Cục lưu trữ Quốc phòng thì: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người" (4). Rất tiếc là tác giả không cho thấy hình ảnh, nhưng hãy tạm xem đó là một nghi vấn.

Tài liệu đó (4) cũng có trích dẫn tài liệu từ Viện bảo tàng VN tại San Jose với vài thống kê từ phía VNCH như sau:


· Năm 1975, miền Nam VN có 980 ngàn quân nhân; trong số này có khoảng 9600 cấp tá + tướng, 80000 là cấp uý.


· Cấp tướng tính đến này 30/4/1975 là 112 người, trong số này bị bắt làm tù cải tạo là 32 người, còn 80 thì di tản ra nước ngoài.


· Cấp đại tá có 600, trong số này bị bắt cải tạo là 366 người.


· Cấp trung tá có 2500 người, tù cải tạo là 1700 người.


· Thiếu tá có 6500 người, tù cải tạo là 5500 người.


· Cấp uý có 80000 người, bị bắt đi tù cải tạo là 72000 người.

Theo tác giả cuốn "Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Repression" của Robert Laffront thì "Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo đó Phạm Văn Đồng đã chỉ đạo bắt giữ con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại. Tuy nhiên 1 số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam" (trích từ #4).

Một tài liệu tổng hợp khá công phu từ những chứng nhân và học giả từ Đông Nam Á, nhóm tác giả đi đến những ước tính là có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không được xét xử; trong số này có đến 165 ngàn người chết trong các trại tù cải tạo (5).

Theo báo cáo của Quĩ Aurora thì năm 1983 có hơn 1 triệu người miền Nam đã bị bắt đi "cải tạo". Lúc đó, Việt Nam có trên 150 trại cải tạo. Trong số trên 1 triệu đó, có khoảng 500 ngàn người được trả tự do trong vòng 3 tháng; 200 ngàn bị tù từ 2-4 năm; và 240 ngàn bị tù trên 4 năm; và vài chục ngàn tù trên 10 năm. Có thể nói thời đó, gia đình nào ở miền Nam cũng có người bị bắt đi tù cải tạo.

Địa ngục trần gian

Trại cải tạo thường được các trại viên mô tả là "địa ngục trần gian". Có người còn nói rằng những trại ở Siberia của Stalin chưa chắc thấm gì so với trại tù cải tạo ở Việt Nam, vì thiếu thốn đủ thứ. (Thời đó thì cả nước thiếu thốn lương thực, thực phẩm và thuốc men & thiết bị y tế, chứ chẳng riêng gì trại tù.) Đã có hàng ngàn tài liệu viết về tù cải tạo, và thông tin thường rất nhất quán với nhau. Tôi không thể nào kể hết, nhưng những cuốn sách nổi bậc nhất mà tôi từng đọc qua là "Đại học máu" của Hà Thúc Sinh, "Đáy địa ngục" của Tạ Tỵ, "AK và Thập giá" của Phan Phát Huồn, sách của Duyên Anh, những bài viết của sử gia Tạ Chí Đại Trường, và các cựu sĩ quan VNCH. Riêng cuốn "Trại cải tạo" của Phạm Quang Gai có phác hoạ bằng tay những nhục hình được các nhà tù sử dụng thời đó.

Những gì mà các cựu tù nhân kể qua thì thấy họ bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Như tôi nói trên, họ kể một cách rất nhất quán. Rất nhiều hồi kí kể rằng trong tù quản giáo ít khi tra tấn tù nhân, nhưng họ có cách làm cho tù nhân chết dần chết mòn: đày đoạ và bỏ đói. Như tác giả Phạm Quang Giai mô tả (có lẽ hơi quá), "Họ lôi cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiến là ác độc, là giết người.”

Trong thực tế, đi tù cải tạo cũng là một cuộc tẩy não. Các tù nhân bị bắt buộc phải viết kiểm điểm liên tục, và lần nào cũng phải viết “Ðả phá chủ nghĩa đế quốc Mĩ, kẻ thù của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Mĩ; Ðế quốc Mĩ là con đỉa hai vòi: một vòi hút máu mủ nhân dân trong nước, còn vòi kia vươn sang các nước khác để hút máu mủ nhân dân các nước này bằng cách bán súng đạn, tạo ra các cuộc chiến tranh diệt chủng. Tội ác của ngụy quyền ngụy quân miền Nam, bán nước, tay sai. Chính sách khoan hồng của Ðảng, nghĩa vụ của người có tội, lao động là vinh quang. Những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam.”

Theo Hà Thúc Sinh, trong cuốn "Đại học Máu" nổi tiếng, thì khi tù nhân nhập trại họ được đưa "chỉ tiêu" như sau:

”Tôi không bao giờ quên rằng tôi là kẻ có tội với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân. Tôi cũng không quên rằng Đảng đã khoan hồng tha tội chết cho tôi, lại tập trung tôi lại, tạo điều kiện cho tôi học tập cải tạo để trở nên người công dân lương thiện. Để đền ơn Đảng, tôi nhất trí:1. Tích cực học tập cải tạo lao động tốt.


2. Giải phóng mọi tình cảm gia đình yếu đuối và tình nguyện ở lại trại học tập lao động cho dến khi nào được cách mạng công nhận tiến bộ cho về phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân.
3. Trong thời gian học tập tại trại, tôi phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy quy định. Khắc phục mọi khuyết điểm tồn tại. Đấu tranh sai trái để thủ tiêu mọi mặt yếu của các bạn cải tạo khác hầu biến trại ta trở thành trại cải tao tiên tiến về mọi mặt.
4. Tố giác kịp thời với Cách mạng bọn xấu trong và ngoài trại đang còn ý đồ chống phá cách mạng.
5. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối khoan hồng trước sau như một của cách mạng.” (6)


Có khá nhiều trường hợp bị hành hạ đến chết ở trong trại tù, nhưng không ai biết con số chính xác là bao nhiêu. Một trong những người bị chết trong tù là đồng nghiệp và đàn anh của ông Vũ Quang Hiển: sử gia Phạm Văn Sơn, người nổi tiếng với bộ Việt Sử Tân Biên. Một số thì sau khi ra tù một thời gian ngắn cũng chết do những di chứng từ thời còn bị giam trong tù. Ông Hồ Hữu Tường (một học giả nổi tiếng ở miền Nam) chết sau khi bị thả ra khỏi tù.

Tạ Tỵ, một nhà văn và hoạ sĩ có tiếng là điềm đạm, mà cũng viết trong sách là "Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” (7)

Có những chuyện cười ra nước mắt. Chẳng hạn như những mẫu đối thoại sau đây cho thấy cán bộ quản giáo rất ngô nghê như thế nào.

[trích]

Chỉ huy trại là một người miền Nam tập kết, cấp bậc Đại úy mà các tù binh vẫn quen gọi là “ông Răng Vàng” vì nguyên hàm răng trên của ông là “kim loại màu vàng” – nói theo cách nói của “cách mạng”.

Một tù binh khai: “Cấp bậc: Đại úy, chức vụ: Quyền Tiểu Đoàn Trưởng” bị “ông Răng Vàng” đập bàn, hét:

“Mẹ bố, quân ngụy các anh là láo lếu: ai chẳng biết các anh là Đại úy, là có quyền, còn bày đặt khoe khoang.”

Nói xong, ông ta lấy viết gạch bỏ chữ “Quyền” trước ba chữ “Tiểu Đoàn Trưởng”.

Một tù binh khác khai: “Cấp bậc: Đại úy. Binh chủng: Biệt Cách Nhảy Dù” bị “ông Răng Vàng” chỉnh:

“Mẹ bố, ngụy các anh là ưa khoe khoang: ai chẳng biết các anh “biết cách” nhảy dù.

Nói xong, “ông Răng Vàng” lấy viết sổ toẹt hai chữ “Biệt Cách”.

Một tù binh khác khai địa chỉ: “… đường Huỳnh Tịnh Của – Đa Kao”, đã phải dở khóc, dở cười khi bị một ông sĩ quan bộ đội người miền Trung “dạy dỗ” như sau:

“Ngụy các anh là ưa rắc rối: “Huỳnh Tịnh – Đa Kao” là người ta hiểu rồi. Còn bày đặt là “Huỳnh Tịnh của Đa Kao” làm gì cho rắc rối.”

Nói xong, ông ta bèn gạch bỏ chữ “Của” một cách ngon ơ!


[hết trích]

Người phủ nhận sự thật

Câu nói của ông sử gia, phó giáo sư Vũ Quang Hiển làm tôi nhớ đến một sử gia người Anh tên là David Irving. Tôi nhớ đến ông này vì vào đầu thập niên 1990s báo chí Úc làm ồn ào khi Chính phủ Úc không cho ông nhập cảnh Úc. Rất rất hiếm khi nào Úc không cho người Anh nhập cảnh, nhưng họ cấm cảng ông Irving thì đủ biết sự việc nghiêm trọng như thế nào. Ông Irving nhiều lần kiện Chính phủ Úc về việc cấm cảng, nhưng ông không thành công. Ông Irving nổi tiếng là một người mà tiếng Anh gọi là "Holocaust Denier", tức là không chịu tin rằng cuộc tàn sát Holocaust đã xảy ra. Ông viết nhiều sách để lí giải rằng không có những cái gọi là hầm ga mà Hitler dùng để giết người Do Thái. Sau này, ông bị toà án Áo phạt tù 3 năm vì hành vi phủ nhận cuộc tàn sát Holocaust, và xuyên tạc lịch sử.

Tôi chỉ kể chuyện xưa để biết rằng ở nước ngoài sử gia mà phát ngôn theo kiểu phủ nhận sự thật lịch sử được xem là một trọng tội và có thể đi tù. Dĩ nhiên, luật ở nước ngoài không giống như luật ở Việt Nam, và đó là một điều may mắn của ngài phó giáo sư vậy. Nhưng nhìn một cách tích cực, tôi vẫn tin vào lòng tốt của ông, và hi vọng rằng một ngày nào đó ông sẽ tịnh tâm và nhìn nhận sự thật.

Tuy số người bị giam giữ và chết trong tù cải tạo sau 1975 không bằng số người Do Thái bị Hitler tàn sát, nhưng nếu người Đức đủ can đảm để nhìn nhận sự thật, thì Việt Nam không nên tỏ ra can đảm nhìn nhận rằng tù cải tạo là một thực tế đã xảy ra. Chứ như hiện nay thì sự phủ nhận sự thật của ông rất bất lợi cho chính sách hoà hợp – hoà giải dân tộc của Nhà nước.
====






(6) Hà Thúc Sinh, Đại Học Máu trang 100.

(7) Tạ Tỵ, Đáy Địa Ngục, trang 152.

Một số hình được vẽ lại trong tù cải tạo (trích từ sách của tác giả Phạm Quang Giai):

tù chính trị việt nam cộng hòa

tù chính trị việt nam cộng hòa

tù chính trị việt nam cộng hỏa

tù nhân chính trị việt nam

tù nhân chính trị việt nam

tù nhân chính trị việt nam



-

Manh Kim 

-Như một gã đểu gạt tình trâng tráo luôn mồm rằng mình vô tội trong việc ruồng bỏ và phụ rẫy tình nhân, “Phó Giáo sư” “sử gia” Vũ Quang Hiển (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng nói: "Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người…”; và “không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn…” (BBC Tiếng Việt 18-4-2015).
Chúng ta đã quá quen với cách nói của những “sử gia” tương tự cũng như quá quen với việc lịch sử được tô trét vụng về nhếch nhúa, trông hệt bộ mặt thô kệch của những cô những bà trét phủ phấn son xúng xính diêm dúa hân hoan và ngây thơ đi dự ngày “giải phóng dân tộc” trong một không khí “đón mừng”, với cờ hoa bên ngoài và nước mắt bên trong – nước mắt cay xè của một dân tộc suy đồi đạo đức toàn diện, sau 40 năm tròn.
Tuy nhiên, “dòng sử đỏ Vũ Quang Hiển” không thể tẩy được màu muội xỉ đen kịt ám quyện trên những trang quá khứ mà nhắc lại ai cũng rợn run. Có những câu chuyện ghê tởm từ các trại tù cải tạo liên quan hàng ngàn người thuộc chế độ cũ và cũng có những câu chuyện “vụn vặt” liên quan đến một cá nhân hay một gia đình nhưng mức độ kinh hoàng của nó đủ để những người làm sử có liêm sỉ phải run tay khi viết. Dưới đây là một câu chuyện như vậy (dẫn lại nguyên văn chú thích của trang mannup.vn trong tư liệu “100 năm miền Nam Việt Nam qua ảnh - mannup.vn/100-nam-mien-nam-viet-nam-qua-anh):
“Tòa án nhân dân của Chính phủ Cách mạng lâm thời mới (PRG) có tới hơn 1.000 khán giả. Họ tụ tập tuần trước trên đường Công Lý gần cầu McNamara, cây cầu được người Mỹ gọi theo tên cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara, vì một âm mưu ám sát ông này trong khoảng những năm đầu thập niên 1960 khi chất nổ được gài trên cây cầu nằm trong lộ trình. Nguyen Tu Sang, 23 tuổi, con của một người thợ mộc, đã bị buộc các tội ném lựu đạn vào nhân viên bảo vệ dân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời, tội đã tham gia bốn ngành khác nhau của quân đội Sài Gòn cũ, và tội gây rối tại khu phố của mình. Hai biểu ngữ treo trên một dãy bàn xếp liền nhau ngang qua mặt đường. Một tấm biểu ngữ viết “Cương quyết trừng trị bọn phá rối trật tự an ninh để đảm bảo tài sản sinh mạng cho nhân dân”. Vụ xử được chứng kiến bởi cha mẹ của Sang. Đám đông đối diện một ngôi chùa.
Sang đứng thẳng trên một chiếc ghế gỗ mà không thấy có cảm xúc gì, hai tay bị còng ra phía trước. Đứng bên phải anh là những binh sĩ của PRG, một trong số họ cầm khẩu súng AK47 với lưỡi lê chĩa vào anh ta. Trên một bục cao ngay phía sau Sang là một người đàn ông mặc thường phục đứng đọc lời tuyên án, buộc tội. Bản án: tử hình. Sang được dẫn vào một con hẻm gần đó, nơi anh ta được ra lệnh quay mặt vào một bức tường. Anh ta bị bắn chết bằng một khẩu súng lục có một bộ phận giảm thanh. Các nhân chứng cho biết có ba phát đạn đã được bắn. Một phát vào đầu Sang và hai phát vào lưng. Một xe cứu thương đã mang xác anh ta đi. Các nhân chứng cho biết ngay trước khi bị hành quyết Sang đã bình tĩnh, và hút một điếu thuốc. Anh ta chỉ suy sụp và khóc khi nhìn thấy mẹ tiến lại gần trong nước mắt”.
Quá khứ đau buồn cần được gác qua nhưng lịch sử không thể và không bao giờ có thể bị đánh cắp để biến nó thành câu chuyện của một phía. Người ta có thể phủ nhận quá khứ nhưng không bao giờ có thể bôi được lịch sử.-

-Cái giá của ngày 30/4
Nguyễn Văn Châu Gửi cho BBC từ Texas 17 tháng 4 2015















Hình chụp ở TP. HCM đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh

Trong thời gian này hằng trăm bài xã luận sẽ đề cập đến mốc lịch sử ngày ba mươi tháng tư năm 1975, hoặc như ngày thống nhất đất nước, ngày chiến thắng vinh quang nhất lịch sử theo luận điệu Ðảng Cộng Sản Việt Nam và những người xu nịnh ĐCSVN, hoặc như ngày quốc hận theo quan điểm của người Việt chống cộng hay không thân cộng trong nước cũng như ngoài nước.


Có lẽ đây là một cơ hội tốt để cả hai bên cùng nhau ôn lại vài bài học mà nhân dân Việt Nam đã phải trả mua bằng giá rất đắt.
Ðộc Lập, Thống Nhất và Chiến Tranh
Sau Thế Chiến Thứ Hai, các nước thực dân trên thế giới đứng trước hoàn cảnh mới và khí thế mới của các phong trào nhân dân đòi lại độc lập trên toàn cầu đành phải đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng phải cúi đầu công nhận nền độc lập của các quốc gia mà họ thống trị trước đó.

Chế độ thực dân suy sụp và chủ nghĩa đế quốc đã đến thời kỳ cáo chung. Chúng ta cứ nhìn vào Nam Dương và Việt Nam, hai nước cùng tuyên bố độc lập vào mùa thu 1945. Hòa Lan công nhận quyền độc lập Nam Dương vào năm 1949. Pháp chỉ công nhận chủ quyền Bắc Việt Nam năm 1954, sau khi chiến tranh Pháp Việt đẩm máu gây trên 300,000 binh sĩ và trên một triệu thường dân Việt Nam bị tử thương,

Trong lúc đó, chế độ thực dân Anh chấm dứt ở Ấn độ vào năm 1947, đưa đến độc lập cho Ấn Độ và Hồi Quốc. Việc này cũng xảy ra ở Miến điện và Tích Lan vào năm 1948. Phi luật Tân lấy lại từ Hoa Kỳ quyền độc lập vào năm 1946 .

Phần lớn các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi không cần đổ máu nhân dân, chiến đấu trường kỳ, bần cùng hóa dân tộc, phá hủy bao nhiêu công trình văn hóa của đất nước mà vẫn đạt được mục đích giải phóng quốc gia và lấy lại quyền độc lập cho xứ sở nhanh chóng hơn ta. Phải chăng vì các nước đó đã có những nhà lãnh đạo sáng suốt có cái nhìn chiến lược, thấu hiểu sự suy tàn của chủ nghĩa thực dân, nên đã ứng dụng phương thức đàm phán, đấu tranh không võ trang, không bạo động để tiết kiệm xương máu nhân dân.

Phải chăng nhân dân ta đã không tiết kiệm được xương máu, đã phải chứng kiến bao nhiêu tàn phá, cùng khổ vì các nhà lãnh đạo Cộng sản thời đó không có cái nhìn chiến lược? Hay tệ hơn nữa họ đã có những mục tiêu khác thay vì mục tiêu dành quyền độc lập và thống nhất cho xứ sở trái lại theo đuổi mục tiêu tận diệt các đảng phái cách mạng khác và tất cả những người Việt Nam không cùng chính kiến với họ?
Ai Chia Cắt Việt Nam?
Cuối cùng, sau chín năm máu lửa, hòa hội Genève quyết định số phận Việt Nam. Pháp và Trung Cộng đã đi đêm với nhau và đưa ra giải pháp chia cắt Việt Nam thành hai mảnh. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đành phải nghe theo nước đàn anh phương bắc, chính quyền Ngô Đình Diệm nhất quyết không nghe lời Pháp và Trung Cộng, và cuối cùng không ký vào bản hiệp định đó.

Sông Bến Hải và Vĩ Tuyến 17 đã phân chia Nam, Bắc. Người miền Nam gọi ngày đất nước bị qua phân (20 tháng 7) là ngày Quốc Hận từ năm 1954 đến năm 1975.














Thuyền nhân Việt Nam tại một trại ở Hong Kong năm 1994

Vì đất nước bị qua phân, nên chỉ năm năm sau Bộ Chính Trị Bắc Việt lại đưa nhân dân ta vào chiến tranh một lần nữa, và lần này chiến cuộc kéo dài mười lăm năm, với ba triệu người Việt bị tử vong.
Từ 1960 đến 1975
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) chỉ có danh mà không có thực. Không mấy ai ở Việt Nam tin rằng MTGPMN là một tổ chức độc lập. Ai cũng thừa biết MTGPMN được Bắc Việt thành lập, chỉ huy và điều động. Chỉ có báo chí ngoại quốc mới nhắm mắt dùng tổ chức ngụy trang này để mô tả chiến cuộc từ năm 1960 đến năm 1969, và những năm 1970 đến 1973 là một phong trào võ trang của nhân dân Miền Nam nổi lên chống chính quyền Miền Nam.

Bằng chứng MTGPMN hoàn toàn ở trong bàn tay của chính quyền Hà Nội là: 1. sự thành lập Văn Phòng Trung Ương Cục Miền Nam vào năm 1960, đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Ban Chính Trị, Ðảng Cộng Sản Việt Nam; 2. lực lượng võ trang của MTGPMN là Quân Ðội Giải Phóng Miền Nam đã bị ném vào hơn mười đô thị trong một cuộc tổng tấn công thiếu chuẩn bị vào dịp Tết Mậu Thân (1968 để đến nỗi trên hai trăm ngàn binh sĩ bị tử vong ; 3. chỉ một năm sau ngày 30 tháng tư 1975 thì tất cả tổ chức ở Miền Nam kể cả Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đều bị xóa bỏ.

Nói Chiến Tranh ở Việt Nam, nói đến sự mất còn của Miền Nam thì không thể không đề cập tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đã nhất thiết không để Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, và vì vậy đã bị lật đổ và giết chết một cách tàn bạo.

Nhưng rồi Mỹ vào thì Mỹ lại ra, chỉ tội nghiệp cho bao nhiêu người Việt, người Mỹ bị thiệt mạng hay tàn phế.

Hoa Kỳ đã đạt được mục tiêu chiến lược của họ là nhân sự leo thang của họ trên chiến trường và việc xử dụng vũ khí tối tân đã khiến nhà cầm quyền Bắc Việt phải ôm chân Nga Sô, tạo ra thù hiềm và kình địch giữa Nga Sô và Trung Cộng.

Miền Nam không những bị Mỹ bỏ rơi mà còn bị trói buộc của Hiệp Định Paris 1973.

Chỉ cần thêm vào đó vài sai lầm chiến lược của nhà cầm quyền hồi đó là cả Miền Nam sụp đổ.

Năm 1975 Ðảng Cộng Sản Việt Nam lại có một cơ hội nữa để thực sự thống nhất đất nước, xóa bỏ hận thù để toàn dân tham gia vào việc xây dựng quốc gia. Nhưng họ đã không làm như vậy. Chiêu bài yêu nước yêu dân đã bị lột bỏ. Chính quyền miền Bắc đã đưa gần một triệu dân Việt Nam vào các trại tù cải tạo, đày đọa gia đình họ, làm cho hàng triệu gia đình người miền nam điêu đứng bao nhiêu năm qua. Chính quyền đã khiến bao nhiêu người Miền Nam phải bỏ xứ sở để ra đi.

Khó tìm thấy lý do gì để gọi ngày 30 tháng 4 1975 là một ngày vinh quang của dân tộc.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, người từng viết một cuốn sách về bà Ngô Đình Thị Hiệp, em gái của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
*********
Nguồn:

-'Không có ngược đãi sau 30/4'
18 tháng 4 2015 Cập nhật lúc 22:56 ICT

Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

"Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.


"Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.

"Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ.

"Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy."

Sử gia này nói tiếp về các trại cải tạo sau 1975.

"Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩ đó là một sự xuyên tạc.

"Hơn nữa cũng cần lưu ý là có thể là ở những lớp học như vậy, đời sống không được tốt, tức về mặt đời sống kinh tế không được tốt.

"Và có thể có một số anh em nào đó hiểu nhầm là mình bị khổ sở này khác.

"Nhưng tôi xin nói là tất cả những điều mà ở Sài Gòn tuyên truyền trước ngày 30/4/1975 là cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn sẽ diễn ra một cuộc tắm máu. Điều đó rõ ràng đã không xảy ra.

"Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có.

"Tức là những tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt Nam," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói với BBC.

Tin liên quan
'Hòa giải Mỹ - Việt dễ hơn với nội bộ VN'
Gió mới cho ngày 30/4

NGÔ NHÂN DỤNG: 

Một phụ nữ đưa ba con xuống tàu vượt biển sau khi đi thăm chồng trong trại tù cải tạo và nghe chồng nói nhỏ: “Bố không có ngày về. Ðưa các con đi đi.” Bà mẹ đưa các con đi, không bao giờ tới bến. Cả ba đã chết chìm đâu đó giữa bờ biển Việt Nam và các hòn đảo Indonesia. Cả chiếc tàu biệt tích. Bây giờ người cha đã ra khỏi nhà tù và đang tị nạn ở Mỹ, ông vẫn tự hỏi mình có trách nhiệm như thế nào đối với vợ con. Một bà mẹ khác an táng chồng bị bệnh nặng được đưa từ trại tù cải tạo về nhà chờ chết sau khi ông đã tự tử không thành. Mãn tang chồng, bà mẹ cũng quyết định cho các con đi. Vì chúng thuộc thành phần đã bị đóng dấu ấn “phản động” trên đầu. Họ có hai con trai và bốn con gái, đứa con trai lớn tình nguyện đi trước, cháu đã 16 tuổi. Nhưng một tháng sau thì mẹ và các em biết tin người anh đã biến mất ngoài biển Ðông cùng những bạn đồng thuyền. Bây giờ gia đình đã ở Mỹ, hình ảnh người cha và người anh, một già một trẻ vẫn có mặt, ở trên bàn thờ. Những người đó đều là những người thân thiết với tôi.

Một người khác tôi quen đã bắt được mối với chính quyền để tổ chức vượt biên gọi là "bán chính thức," với sự tiếp tay của các cán bộ ăn hối lộ bằng "cây." Anh đã thành công nhiều chuyến trước khi quyết định đưa gia đình mình ra đi, với một chiếc tàu lớn và đầy đủ thực phẩm, nước uống, thuốc men với cả vũ khí tự vệ. Khi chiếc tàu tới Phi Luật Tân thì bị lật, vì người ta vội vã chạy về một phía sườn tàu.

Vợ con anh đã chết hết, anh còn sống nhưng trong lòng cũng chết. Tôi vẫn gặp anh ở đây nhưng không bao giờ dám gợi lại những chuyện bi thương đó.

Chúng ta ai cũng có những người thân, người quen biết, đã mất tích ngoài biển Đông. Nhiều người thuyền bị chìm, nhiều người thuyền trôi lạc lõng cho tới khi hết nước uống, hết thức ăn. Có bao nhiêu người chết đói chết khát khi giạt lên các hòn đảo nhỏ li ti nằm giữa đại dương sóng cả? Có bao nhiêu người bị hải tặc tàn sát!

Ở những trại tạm cư như Bidong, Galang, mỗi nơi vẫn còn những nghĩa trang chôn người VN với mấy trăm ngôi mồ. Có những ngôi mồ tập thể chôn hàng trăm xác chết từ cùng một chiếc thuyền, thuyền trôi nổi lênh đênh đã được kéo vào bờ nhưng mọi người trên thuyền đã tắt thở. Vì lý do y tế, không ai tìm tòi để ghi tên những xác chết đó trên mộ bia. Những xác chết vô danh nhưng vẫn có mồ yên mả đẹp, dù chôn cất vội vã trên các hòn đảo, đó vẫn là những người may mắn. Vì còn mấy trăm ngàn người VN đã chết trên biển Đông, họ chết trong đau đớn, khổ cực, tuyệt vọng, những xác chết không tên và không mồ. Trước khi chết họ ngẩng mặt lên trời, miệng không ngừng cầu Chúa, niệm Phật, tụng Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm hay đọc kinh Kính Mừng Mariạ Đó là những thuyền nhân chết không mồ mả. Biển Đông là nấm mồ vĩ đại của họ.

Vì vậy nhưng tấm bia tưởng niệm dựng trên các đảo Galang và Bidong cũng là những mộ bia tập thể của nửa triệu cho tới một triệu thuyền nhân tử nạn. Các vị tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo đã trở lại đảo làm lễ cầu siêu độ cho họ, và dựng lên các bia mộ tập thể đó.

Đứng giữa hàng trăm nấm mồ có bia mộ và hàng trăm nấm mồ khác không được dựng bia, các đài tưởng niệm là bia mộ của những người được thủy táng trên biển Đông. Đó là những thuyền nhân xuất phát từ Hà Tiên, Vũng Tàu, Nha Trang hay Thanh Hóa, Móng Cái, nhưng không bao giờ tới bến tự do.

Trên thế giới đã có những mộ bia tập thể dành cho người Do Thái bị Đức Quốc Xã sát hại. Có những đài kỷ niệm của người Armenia bị quân Thổ Nhĩ Kỳ giết tập thể trong thời Đại Chiến Thứ Nhất. Tại Washington thủ đô nước Mỹ cũng có bia tưởng niệm những người Do Thái đã tử nạn, cùng với một viện bảo tàng. Ở Ottawa, thủ đô Canada và nhiều thành phố khắp thế giới có dựng đài tưởng niệm các thuyền nhân VN. Nhưng không tấm bia ở một nơi nào mang ý nghĩa lớn như ở các hòn đảo nơi có hàng triệu người tị nạn đã tạm trú. Nhiều người chết ở đó, nhiều trẻ em VN cũng ra đời ở đó. Đó là những dấu tích sẽ được ghi trong lịch sử dân tộc VN, mãi mãi.

Những người còn sống sót để đến được các miền đất tự do phải cảm thấy một bổn phận linh thiêng đối với những người đã tử nạn trên đường đị Đó là những bạn đồng hành không may mắn như chúng tạ Họ là những đồng đạo đã cầu nguyện cùng một đức Phật, cùng một đức Chúa như chúng tạ Hơn nữa, đó là những bạn đồng ngũ, trong cuộc chiến đấu đi tìm tự do để xây dựng lại một cuộc sống có nhân phẩm. Không thể nhắm mắt bỏ quên họ, không thể để cho họ chết một lần nữa trong lãng quên, chỉ còn là những con số vô danh vô hồn ghi trên trang sách lịch sử dân tộc. Nói như một thi sĩ của chúng ta: "Những người đã chết đều có thật." Khi nghĩ tới những người thân thiết đã mất tích trên mặt biển, tôi vẫn thầm nhủ, "Những người đã chết đều có thật."

Cho nên người Việt tị nạn ở khắp nơi trên thế giới cần vận động để dựng lại các bia mộ tưởng niệm thuyền nhân tử nạn tại các hòn đảo ở các nước Indonesia và Mã Lai Á. Cuộc vận động này mang tính chất tín ngưỡng, cần được các vị lãnh đạo tinh thần dẫn đầu; cũng có tính cách lịch sử, cần các nhà văn hóa và các cơ sở truyền thông góp tay. Chúng ta cần nhắm vào tình nhân loại và lòng hào hiệp của các dân tộc ở Indonesia và Mã Lai Á. Cần vận động giới truyền thông, báo chí, chính quyền và dư luận dân chúng địa phương, những người đã từng chứng kiến cảnh khổ não của những người vượt biển tìm tự dọ Họ cũng đã từng tiếp xúc và hiểu biết, thông cảm tình cảnh người tị nạn hơn các viên chức chính quyền trung ương. Chúng ta phải trở lại Pulo Bidong, Galang, vân vân. Phải dựng lại những tấm bia mộ của đồng bào tử nạn. Đó là bổn phận của những người sống sót đối với những bạn đồng hành không may mắn. Phải chứng minh cho đời nay và đời sau biết: "Những người đã chết đều có thật."



oOo

-
Đi cải tạo là đi gì ? Nhiều người vẫn nghĩ là đi cải tạo thì nhẹ hơn đi tù, đi cải tạo là ngồi trong lớp học về đạo lýđược các cán bộ tận tâm, có tấm lòng, tức là những thầy giáo trong bộ quần áo công an. Giảng và cư xử với học trò với những tấm lòng yêu mến, cảm hóa học trò bằng tình nghĩa để sau này các học trò trở thành người tốt. Những câu chuyện thường có trên mặt báo nhất là những số báo Tết cuối năm về ơn nghĩa của người thầy, người quản giáo trong trại giam. Thêm hình ảnh người học trò giờ đã có cuộc sống thành đạt, có ích cho xã hội. Thật ra thì những người tù trở về sống đời lương thiện là rất ít số với những số tái tù.

Làm người lương thiện ở Việt Nam khó hơn làm tiến sĩ cả vạn lần. 100 người bảo vệ luận án tiến sĩ hầu như đạt cả 100. Nhưng 100 thằng tù mà trở về xã hội, may lắm chỉ có 1 hay 2 thằng trở thành người tử tế, nghĩa là tìm công việc tử tế sống cuộc đời lương thiện đến cuối đời. Nếu bạn không tin, bạn hãy nhìn quanh nhà bạn xem những thành phần đi tù, đi cai nghiện có bao nhiêu người trở thành người tử tế. Sau đó bạn hãy phản bác lại tôi chưa muộn.

Trại cải tạo và nhà tù là một. Nhà tù thì có hai loại, nhà tù giam cứu và nhà tù cải tạo. Nhà tù giam cứu là giam phạm nhân còn đang trong giai đoạn điều tra củng cố hồ sơ, cáo trạng, hay phạm nhân đã kết thúc hồ sơ chờ tòa xử. Sau khi có án phạt của tù , phạm nhân từ trại giam cứu đợi có đợt là chuyển đến trại tù cải tạo. Còn phạm nhân đi theo diện cải tạo là do chính quyền địa phương xét thấy hư hỏng nhiều lần, nhưng chưa có lần nào đủ để đưa ra tòa kết án tù thì họ đề nghị cho đi cải tạo. Hư hỏng theo kiểu chính quyền đánh giá thì vô cùng, nhiều khi chỉ ngồi hàng nước tán láo, thấy cán bộ không chào, tóc tai quần áo nhìn ngứa mắt, tụ tập đàn đúm ôm đàn ca hát cũng đủ yếu tố đi cải tạo. Đi cải tạo thì thời hạn tính theo từng lệnh, trước kia là lệnh cải tạo thường là 5 năm, giờ xuống 2 năm. Nếu trong trại cải tạo mà chưa được ưng lòng cán bộ, thì chuyện giữ thêm lệnh tiếp theo và tiếp theo nữa là thường tình. Bởi vậy nhiều tù cải tạo mòn mỏi quá, tiếc nuối than rằng thà cứ phạm tội còn có hạn tù, còn có ngày về. Chứ đi cải tạo thì mịt mù ngày về quê mẹ luôn.

Ở trại cải tạo chuyện học viên ngồi trên bàn ghế, thầy giáo giảng bài là chỉ có trong phim tuyên truyền. Chứ con người mới CNXH là phải lao động, lao động, lao động mới cải tạo được thành người lương thiện. Cho nên ở nhà tù cải tạo chỉ có công việc duy nhất là lao động đủ mức khoán là thước đo duy nhất đánh giá sự tiến bộ của phạm nhân. Thời bao cấp trại cải tạo chỉ chú trọng đến việc giam giữ tù nhân, lao động không nặng nề lắm, bởi thời cuộc lúc đó thì cũng chả có việc gì mà làm. Ngoài xã hội công nhân đi làm cũng vật vờ, có máy móc, có phát triển nhiều đâu mà có việc để làm. Sau này thời mở cửa từ năm 90 trở đi, xã hội mở mang tạo ra nhiều công việc, cần đến nhiều nguồn nhân lực xã hội. Người ta nhận thấy các tù nhân ( tù có án và tù cải tạo) là một nguồn lao động khổng lồ đầy tiện lợi, Việc tái đầu tư vào lực lượng lao động này rất rẻ mạt, một năm 2 bộ quần áo, mỗi tháng mươi cân gạo, mươi cân rau và vài lạng thịt.

Ở trung tâm trại cải tạ người ta chỉ giữ lại một vài đội tù như đội bếp, đội vệ sinh, đội rau xanh, đội đan lát, mộc để làm cảnh cho các đoàn tham quan đến chiêm ngưỡng. Thường những tù cải tạo ở đội rau xanh, vệ sinh là tù mà gia đình đã lo lót hay có quan hệ. Những tù này có điều kiện gia đình khá giả, lao động nhàn lại có đố tiếp tế nên họ sạch sẽ, có da có thịt hơn. Khách tham quan , đoàn công tác đến nhìn đều tấm tắc khen trại cải tạo chăm lo đời sống phạm nhân tốt....

Nhưng cuộc sống thật của trại cải tạo ở đằng xa hơn đó vài cây số hoặc vài chục cây. Đó là những khu, những đội lẻ. Nơi mà trại cải tạo nhận hợp đồng với những công ty, cá nhân bên ngoài để lấy việc cho tù nhân làm. Nếu những việc có thể gia công tại trại, nhận vật liệu về gia công rồi chuyển lại cho cơ sở kinh doanh thì được làm gần trại. Còn những viêc mà đối tác đòi hỏi làm tại nơi của họ thì trại cải tạo lập ra những đội tù lẻ, có quản giáo, lính gác đi kèm đến hiện trường làm việc, trường hợp này thường là lò gạch, bến phà, mỏ đá. Làm ở những nơi này tù khổ nhất, vì lao đông nặng nhọc, mọi quyền hạn đều tất ở trong tay quản giáo và đám lính vũ trang. Quản giáo lại được doanh nghiệp thưởng thêm nếu đốc thúc tù làm đủ hay vượt năng suất, hoặc quản giáo là người trực tiép ký hợp đồng nhận việc với doanh nghiệp, với phía trại cải tạo thì quản giáo cũng nhận mức khoán trên đầu phạm nhân. Ví dụ quản giáo nhận 50 phạm nhân thì mỗi tháng nộp về trại 50 đồng. Còn chuyện quản giáo ký với doanh nghiệp về số lượng sản phẩm hoàn thành thu lại bao nhiêu , chênh lệch thế nào...thì là chuyện quản giáo với doanh nghiệp thuê lao động.

Tù có án và tù cải tạo ở chung với nhau, mức sống, lao động như nhau. Đều trong hoàn cảnh cải tạo như vậy. Cho nên nhiều tù cải tạo vẫn chửi câu cửa miệng rằng.

- Đời có lắm thằng ngu, bố đi tù nó bảo đi cải tạo.
-Nguồn:


-------

Tổng số lượt xem trang