Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Ðô la gửi về Việt Nam năm 2011 lên tới $9 tỉ

Một cơ sở chi trả kiều hối tại TPHCM (Ảnh : RFI Trọng Nghĩa)-Ðô la gửi về Việt Nam năm 2011 lên tới $9 tỉ -HÀ NỘI 17-12 (NV) - Tiền do người Việt Nam ở nước ngoài gửi về giúp thân nhân và tiền của các công nhân “xuất khẩu lao động” gửi về lên tới khoảng $9 tỉ USD cho năm 2011.
Theo một ước tính của Ngân Hàng Thế Giới, giới dân di cư lao động đã từ các quốc gia kỹ nghệ gửi về quê nhà trong năm 2011 lên tới $406 tỉ USD. Riêng người Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho thân nhân lên tới hơn $9 tỉ USD.

Báo chí ở Việt Nam dựa vào các quan chức ngân hàng và những công ty kiều hối nói số tiền này lên gần $9 tỉ USD hoặc hơn một chút.
Hồi tháng 5 vừa qua khi những khủng hoảng ở Bắc Phi lên cao độ, ảnh hưởng tới số người lao động xuất khẩu tại khu vực này, Hà Nội đã tỏ ra lo lắng khi thấy lượng ngoại tệ gửi về nước giảm sút.
Vào thời gian này, ước tính của Ngân Hàng Thế Giới nói kiều hối gửi về Việt Nam chỉ khoảng $8 tỉ USD, tương đương với số lượng của năm 2010. Nhưng ngày 15 tháng 12, tạp chí Tài Chính của Bộ Tài Chính viết rằng “Kiều hối 2011 vượt kỳ vọng”.
Trung bình, mỗi năm lượng tiền đổ về Việt Nam từ người Việt cư ngụ nước ngoài gửi về giúp thân nhân hoặc đi lao động gia tăng trên dưới $1 tỉ USD chứ không giảm. Trên thế giới hiện đang có khoảng 4 triệu người Việt Nam trong đó có 400,000 người là “xuất khẩu lao động”.
Tờ tạp chí Tài Chính của Bộ Tài Chính qua bài viết kể trên nhìn nhận “Kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế. Ðồng thời, kiều hối giúp Việt Nam hạn chế rủi ro huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.”
Số tiền $9 tỷ tương đương với 29% ngân sách nhà nước 2011 (với khoảng $31 tỉ USD). Theo công ty dịch vụ chuyển tiền Western Union, Việt Nam là một trong 16 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
--Ðô la gửi về Việt Nam năm 2011 lên tới $9 tỉ (Nguoi-Viet Online) - Tiền do người Việt Nam ở nước ngoài gửi về giúp thân nhân và tiền của các công nhân “xuất khẩu lao động” gửi về lên tới khoảng $9 tỉ USD cho năm 2011. - Kiều hối sẽ đạt 9 tỉ USD? (TT 17-12-11) -2012: lo xuất khẩu giảm sút 17.12.2011- SGTT.VN - Các chuyên gia nhận định, bằng thời gian này mọi năm, nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhưng năm nay tốc độ chậm lại, có thể coi là điều báo hiệu tốc độ xuất khẩu không tốt cho năm 2012.
Cơ cấu lại nền kinh tế: nhận diện những thách thức (TVN 17-12-11) -- Bài Vũ Quốc Tuấn
Không hô hào suông (NLĐ 17-12-11) -- Bộ trưởng Tài Chính và Thống Đốc Ngân Hàng hô hào.
Thủ tướng: 'Ngân hàng đừng để Chính phủ lo lắng nhiều' (VnEx 17-12-11) -- Nói như vợ chồng nói với nhau!


Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ vỡ bờ (Phía trước/Financial Times). VIỆT NAM: CẢI CÁCH NGÂN HÀNG basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 17/12/2011 VIỆT NAM: CẢI CÁCH NGÂN HÀNG (Đài RFA 7/12) Hội nghị hàng năm của nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 6/12. Dưới chủ đề “Thúc đẩy tái cơ
Khởi tố nhiều vụ lừa đảo tiền tỉ -(NLĐ) - Ngày 17-12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố, bắt tạm giam Phạm Thị Hiền (SN 1972, ngụ thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, Bình Định) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân.
Doanh nghiệp FDI: Vẫn chuyển giá, trốn thuế (TP). -- Bất động sản năm 2012 vẫn còn nhiều thách thức (Dothi.net).--.Chỉ 2/15 khu kinh tế “đạt yêu cầu” sgtt- Phá sản là bình thường -TP - Tại Hội nghị “Doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2011” diễn ra chiều ngày 17-12-2011 tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng dành riêng 2 tiếng đồng hồ trả lời báo trí quanh diễn biến thị trường bất động sản.
-Cơ cấu lại nền kinh tế: nhận diện những thách thức (TVN) - Tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt TTXVN- Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt theo tín hiệu thị trường.- Thừa Thiên – Huế: Ôm hận vì ồ ạt trồng sắn (Dân Việt). -- Khó đầu ra, giá nông thủy sản đồng loạt lao dốc (TBKTSG).
Thị trường và Đạo đức (Kì 3) (Phạm Nguyên Trường). -Châu Âu trước áp lực cải cách quản lý nội bộ (TVN) -KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU: GIẢI PHÁP CỦA ĐỨC LÀ KHẢ DĨ NHẤT basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ bảy, ngày 17/12/2011 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU: GIẢI PHÁP CỦA ĐỨC LÀ KHẢ DĨ NHẤT (Đài RFI 11/12) Liên quan đến cuộc giải cứu khu vực đồng euro, Courrier International trích dịch và đăng lại bài của báo Mỹ The Wall
- NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CỤC DIỆN THẾ GIỚI MƯỜI NĂM TỚI basam- Tài liệu Tham khảo đặc biệt Thứ Bảy, ngày 17/12/2011 THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CỤC DIỆN THẾ GIỚI  MƯỜI NĂM TỚI (Tạp chí “ Thế giới đương đại ”, Trung Quốc) Nhìn xuyên suốt lịch sử, tình hình thế giới trong 20 năm đầu thế kỷ 20 đã có nhữngNga được cho vào WTOW.T.O. Grants Russia Membership (NYT 17-12-11)Kinh tế - Để dạy học: Amazon Says Long Term And Means It (NYT 16-12-11) -- Bài rất hay về kế hoạch dài hạn của Amazon (What is the objective of the firm?  That sort of question).  Để ý James Stewart là tác giả bài này.  He is good!
-----------


Lượng kiều hối từ nước ngoài gởi về Việt Nam tăng nhẹ trong năm 2011

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới công bố hôm qua 02/12/2011, trong năm 2011 này, những người Việt Nam ở hải ngoại sẽ gửi về nước gần 9 tỷ đô la. Đây là một mức tăng nhẹ so với tỷ lệ nhảy vọt vào năm ngoái. Khoảng tiền gọi là kiều hối này chiếm một tỷ lệ có ý nghĩa trong GDP của Việt Nam.

Trong bản báo cáo - công bố trong khuôn khổ hội nghị lần thứ năm của Diễn đàn Toàn cầu về Di cư và Phát triển khai mạc từ hôm 01/12 tại Genève, Thụy Sĩ - Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận xu thế chung là đà gia tăng trở lại của khối lượng tiền mà người dân các nước nghèo lao động ở ngoại quốc gởi về nước họ. Từ nay đến cuối năm 2011 này, sẽ có hơn 350 tỷ đô la được chuyển như vậy về các nước ở Châu Á, châu Phi, hay châu Mỹ Latinh, nơi tập trung các quốc gia đang phát triển.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với gần 9 tỷ đô la, Việt Nam xếp thứ 8 trong số các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức. Đứng đầu danh sách này là Ấn Độ, với 58 tỷ, theo sau là Trung Quốc (57), Mexico (24 tỷ) và Philippines (23 tỷ). Trong danh sách 10 nước đứng đầu, Ngân hàng Thế giới còn kể đến Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Việt Nam, Ai Cập và Liban.

Trong trường hợp của Việt Nam, một bản thông kê chi tiết của Ngân hàng Thế giới cho thấy đà gia tăng đáng kể của lượng tiền của do người Việt ở nước ngoài gởi về nước trong thời gian một chục năm gần đây : Từ vỏn vẹn 1,34 tỷ đô la vào năm 2000, con số này đã tăng lên thành 8,26 tỷ vào năm 2010, và có thể sẽ lên đến mức kỷ lục là 8,6 tỷ trong năm nay.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, dựa trên số liệu của năm 2010, kiều hối chiếm khoảng 5,1% GDP của Việt Nam.

Trong những năm sắp tới, nguồn kiều hối từ các nước giầu đổ về các nước nghèo vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, bất chấp tình trạng khủng hoảng đang diễn ra tại các nước phương Tây vốn là nơi xuất phát của nguồn tiền này.

Theo Ngân hàng Thế giới, sau mức tăng tổng quát là 8% dự trù trong năm nay, tỷ lệ tăng sẽ giảm đôi chút trong năm 2012 – xuống còn 7,3% - trước khi vươn lên trở lại mức 7,9% trong năm 2013.

Lượng kiều hối từ nước ngoài gởi về Việt Nam tăng nhẹ trong năm 2011


-Hơn 350 tỷ đô la kiều hối đổ về các nước đang phát triển trong năm 2011 - VOA - Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới vừa công bố, trong năm nay dự kiến lượng kiều hối tập trung về các quốc gia đang phát triển tổng cộng lên tới 351 tỷ đô la và lượng kiều hối trên toàn cầu sẽ đạt 406 tỷ Mỹ kim.  World Bank cho biết trong số các quốc gia nhận được kiều hối nhiều nhất trong năm có tên Việt Nam.  Dẫn đầu danh sách là Ấn Độ, với 58 tỷ đô la, kế đến là Trung Quốc, 57 tỷ đô la, và xếp thứ ba là Mexico, 24 tỷ đô la. Mức kiều hối Việt Nam đón nhận trong năm 2011 được dự đoán ở khoảng 9 tỷ Mỹ kim. -Ngân hàng Thế giới dự đoán lượng kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong ba năm tới, lần lượt từ 7,3% lên tới 7,9% và 8,4%.

Ông Jonathan Pincus từng là kinh tế gia cao cấp tại UNDP ở Việt Nam.
Kinh tế gia Jonathan Pincus, làm việc cho Chương trình Việt Nam, Harvard Kennedy School và là Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM vừa có bài viết đăng trên Financial Times, đánh giá về nỗ lực tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị.
Báo chí Việt Nam đưa tin dày đặc về tái cấu trúc kinh tế. Lạm phát giá cả vượt quá 20%, mức lãi suất danh nghĩa cao, tiền đồng bị mất giá và thâm hụt mậu dịch triền miên đã làm suy yếu niềm tin trong chiến lược phát triển của chính phủ, bao gồm một cả việc tự do hóa thương mại trong ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, cộng với việc trợ giá và bảo hộ cho cho các công ty nhà nước.

Nhưng Việt Nam thực sự nên làm gì để thay đổi có kết quả?

Việc tìm kiếm một mô hình tăng trưởng mới đã được chính thức phê duyệt. Tháng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam, một lần nữa kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi của họ và ra lệnh cho Bộ Tài chính công bố kết quả tài chính của tổng công ty và các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, được gọi là tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, tái cấu trúc kinh tế lại được hiểu theo cách khác nhau từ những người khác nhau.

Cách diễn giải cấp tiến nhất – và là cách mà giới ngoại giao nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội ủng hộ - được dựa trên việc định nghĩa lại vai trò của nhà nước, chủ yếu thông qua việc bán các công ty nhà nước.

Hầu hết giới lãnh đạo Việt Nam không sẵn lòng đi xa như vậy. Họ ưa kiểm soát hành chính chặt chẽ hơn đối với chính quyền cấp địa phương và các công ty nhà nước, và giảm mức đầu tư công cũng như thâm hụt tài chính.

Người ta đề xuất các biện pháp khác nhau để đạt được một mục tiêu chung: đó là áp đặt kỷ luật đối với doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương.

Việt Nam từ trước tới nay đầu tư hơn 40% GDP, phần lớn từ ưu đãi quỹ đất của nhà nước và tín dụng dành cho các công ty nhà nước cũng như chính quyền cấp địa phương.
Như vậy có nghĩa là người ta sẽ dễ có lãi khi được cấp đất và được đi vay với lãi suất thấp, thập chí đượccấp miễn phí, chứ thực ra kinh doanh để có lãi không phải là mục đích chính.
Khi công chức có ngưỡng nhiệm kỳ là 5 năm hoặc ngắn hơn, và nhiều tiền được chi để thực hiện giao dịch và ký kết hợp đồng, thì lối đầu tư kể như là theo khuôn mẫu giao dịch chỉ có một lần hơn là cam kết có tính lâu dài.

Vì vậy, tái cấu trúc kinh tế là qui định nhằm khóa vòi nước đầu tư công, hoặc ít nhất là nhằm đạt được một mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư và lợi nhuận kinh tế.
Để cho chắc chắn, Qội quốc Việt Nam vừa công bố giảm tỷ trọng đầu tư theo kế hoạch từ 42 xuống 35% GDP.

Tuy nhiên phía nước ngoài ủng hộ cơ chế dùng sức cạnh tranh thị trường để áp đặt kỷ luật đối với công ty nhà nước và các cơ quan của Việt Nam.
Bán các công ty nhà nước và buộc chính quyền cấp tỉnh dùng doanh thu của địa phương và bán trái phiếu để đầu tư công sẽ làm giảm phạm vi cho vay với động cơ chính trị.

Nhưng cách tiếp cận này giả định rằng có một giới nhà đầu tư thực sự là tư nhân và sẵn sàng và có khả năng mua các tài sản nhà nước cũng như mua trái phiếu chính phủ.
'Quyền lực gián tiếp'

Thủ tướng Dũng mới chỉ đạo cổ phần hóa một số tập đoàn kinh tế nhà nước.
Martin Gainsborough, khoa học gia chính trị từ trường Đại học Bristol ở Anh đã lập luận rằng ngay cả trên danh nghĩa các nhà đầu tư tư nhân tại Việt Nam đều có liên kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ như thông qua việc kết nối với các công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các giao dịch đất đai từng được "cổ phần hóa”.
Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.

Sự bùng nổ các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.

Trong khi đó, chính phủ từ chối bán cổ phần kiểm soát của các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài, một chính sách từng được coi là để bảo hộ và rất được ưa dùng.
Người Việt Nam có thể đã mất lòng tin vào các doanh nghiệp nhà nước, nhưng điều đó không có nghĩa là họ tin người nước ngoài.

Tiến bộ trong việc tăng hiệu quả đầu tư sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của chính phủ áp đặt kỷ luật đối với các ngân hàng - không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước, mà còn cả "ngân hàng cổ phần", mà có nhiều ngân hàng trong số này thuộc sở hữu của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước.

Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta để dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị để ngân hàng làm cơ sở khi cho vay tiền.
Làm thế nào để đạt được sự thay đổi này vẫn là vấn đề cơ bản của việc tái cấu trúc kinh tế tại Việt Nam.-Nguồn:


Tái cấu trúc không nên là bài toán chính trị


--Giám đốc điều hành WB: Việt Nam có thể tăng trưởng mà không cần tăng nợ(DVT). Vốn ODA không đủ cho phát triển lâu dài vnn Nhiều phương án bảo đảm an toàn tiền gửi (TN).- 2011: Tăng trưởng GDP Việt Nam khá cao so với toàn cầu (Tầm nhìn). -- Năm kiến nghị cải thiện môi trường kinh doanh (TP).
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hai năm rưỡi (TTXVN).  – TT Obama hoan nghênh giảm tỉ lệ thất nghiệp  —  (VOA).  – Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp mới có lợi cho Tổng thống Obama  —  (VOA).-Kinh tế thế giới trong tuần: Xu thế nới lỏng tiền tệ (Tầm nhìn).-Khủng hoảng nợ Châu Âu: Le lói ánh sáng cuối đường hầm? (Tầm nhìn/Wall Street Journal).-----

Tổng số lượt xem trang