Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Ngân hàng khát tiền

-Tắt di động, không check mail, gọi điện đến máy cơ quan thì giả vờ đi vắng… lãnh đạo một vài ngân hàng (NH) nhỏ đang phải chơi trốn tìm khi bị các đồng nghiệp tại NH lớn ráo riết đòi nợ.
Truy tìm con nợ
Thị trường liên NH tuần qua trở nên sôi sục khi một vài NH lao vào cuộc rượt đuổi nợ nần với nhau. Cùng với đó, tin đồn 4 NH cổ phần nhỏ phía nam chây ì trả nợ càng làm tình hình thêm căng thẳng. Nguyên nhân là trước đây, các NH cho nhau vay mượn khá thoải mái. Những khoản vay kỳ hạn ngắn 1 đêm, 1 tuần, 2 tuần thường chỉ dựa vào lòng tin và sự tín nhiệm.
Nhưng nay, các NH lớn đồng loạt yêu cầu tất cả các khoản vay phải có tài sản đảm bảo khi thông tin 8 thành viên NH rơi vào nhóm phải xử lý thanh khoản, bị tái cơ cấu, đầu tiên được NHNN công bố. Trong tuần qua, lãnh đạo một NH tại Hà Nội phải "nam tiến" để đòi món nợ ngàn tỉ đồng cho 4 NH có trụ sở tại TP.HCM vay, sau khi liên lạc đủ kiểu không gặp. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, món nợ lớn nhất của một NH có trụ sở tại quận 1 lên tới 400 tỉ đồng; một NH khác ở đường Cống Quỳnh (Q.1) cũng lên tới 394 tỉ đồng, 2 NH còn lại lần lượt là 130 tỉ đồng và 70 tỉ đồng. Cả 4 món vay trên đều đã quá hạn, nhưng các NH này lại cố tình dây dưa, chây ì. “Di động thì tắt máy, gọi đến cơ quan thì nhân viên bảo đi vắng, gửi mail không thấy trả lời. Chắc chắn họ đang trốn vì sợ bị đòi nợ”, vị lãnh đạo trên than thở.
''Ngày xưa còn tin nhau, nhưng giờ lòng tin sụt giảm đáng kể, nên buộc phải có thế chấp mới cho vay'' - Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Vietinbank (CTG).
PV Thanh Niên đặt câu hỏi, có phải vì hết tiền, khó khăn thanh khoản nên NH phải trốn nợ, một lãnh đạo NH phía nam nói: “Vấn đề này nhạy cảm lắm, bây giờ rất khó nói. Nhưng tình hình đúng là rất khó khăn với chúng tôi vì các NH lớn đã không cho vay tín chấp nữa rồi”.
Lòng tin sụt giảm
Bình luận về việc lãnh đạo một số NH trốn nợ, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc NH Công thương (Vietinbank - CTG), cho rằng hiện nay có một số NH vay không trả được. Bản thân Vietinbank cũng có vài NH đang gặp khó khăn chưa trả được nên xin gia hạn nợ, giãn nợ và NH cũng đã có giải pháp phù hợp để xử lý. Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng hiện tượng trên đang lây lan dây chuyền, NH A không trả được cho B, NH B lại không có tiền trả cho C, cứ rượt đuổi nhau gây ra tâm lý lo ngại cho cả hệ thống.
TS Lê Xuân Nghĩa, khi trao đổi với PV Thanh Niên, chỉ nói ngắn gọn: “Lòng tin sụt giảm”. Thông tin tái cơ cấu xuất hiện nhan nhản trên mặt báo khiến người dân lo ngại rút tiền, NH lớn co về sợ rủi ro, các NH vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Ông Lê Đức Thọ bổ sung thêm: “Ngày xưa còn tin nhau, nhưng giờ lòng tin sụt giảm đáng kể, nên buộc phải có thế chấp mới cho vay”. Nhưng rõ ràng cơ hội cuối cùng này cũng rất mong manh, bởi khi vay 1 tháng, 1 năm thế chấp tài sản không sao, chứ nay vay 1 ngày, 1 tuần cũng phải thẩm định, kiểm duyệt khiến các NH khó khăn đang càng khốn khổ thêm. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận các NH này muốn nhận tiền tái cấp vốn từ cấp trên là rất khó. Bởi hiện nay NHNN chỉ cấp vốn cho những khoản vay khó khăn trên thị trường một - nơi NH vay mượn của người dân, doanh nghiệp.
Ngân hàng khát tiền, chây ì trả nợ 
Để xử lý các đối tác khó khăn, theo TS Mùi, NHNN cần nhanh chóng có phương án cụ thể đối với các NH này khi đề án tái cơ cấu được Chính phủ phê chuẩn.
Anh Vũ
THANH NIÊN-Nguồn:

Ngân hàng khát tiền


 Món “nợ đồng lần” giữa các ngân hàng - -- VnEconomy

--

Điểm báo 2.12.2011 

Tên 4 ngân hàng đang quỵt nợ liên ngân hàng được đăng báo. Ai có tiền gửi nơi này nên rút ra gấp!
- Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
- Ngân hàng TMCP Đại Tín
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Trong tuần qua, lãnh đạo một NH tại Hà Nội (Vietinbank) phải “nam tiến” để đòi món nợ ngàn tỉ đồng cho 4 NH có trụ sở tại TP.HCM vay, sau khi liên lạc đủ kiểu không gặp. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, món nợ lớn nhất của một NH có trụ sở tại quận 1 lên tới 400 tỉ đồng; một NH khác ở đường Cống Quỳnh (Q.1) cũng lên tới 394 tỉ đồng, 2 NH còn lại lần lượt là 130 tỉ đồng và 70 tỉ đồng. Cả 4 món vay trên đều đã quá hạn, nhưng các NH này lại cố tình dây dưa, chây ì. “Di động thì tắt máy, gọi đến cơ quan thì nhân viên bảo đi vắng, gửi mail không thấy trả lời. Chắc chắn họ đang trốn vì sợ bị đòi nợ”, vị lãnh đạo trên than thở.
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
Hội sở: 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCM
Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
50-52 Phạm Hồng Thái – Phường Bến Thành – Quận 1 – Thành Phố Hồ Chí Minh
Tắt di động, không check mail, gọi điện đến máy cơ quan thì giả vờ đi vắng… lãnh đạo một vài ngân hàng (NH) nhỏ đang phải chơi trốn tìm khi bị các đồng nghiệp tại NH lớn ráo riết đòi nợ.
Tôi có tin, nay ra lấy vàng, đều bị ngân hàng khất lại.
Có người ra lấy 10 cây, chỉ được 2, số còn lại hẹn 1 tháng sau, hoặc lấy tiền VND thì lấy ngay.
Hình như ngân hàng cũng biết cao lắm là 1 tháng sẽ có luật KẾT KIM, khi đó họ “danh chính ngôn thuận” quỵt vàng, do đổ thừa rằng đó là “lệnh Chính Phủ”.
Ngay cả báo VN đăng, nay ra ngân hàng mua vàng, cũng bị giam lại 1 tháng.
Mua vàng ngân hàng không được mang về | Kinh tế | Vef.vn

Sao không nhắc đến vàng, đô la?
Giựt là giựt vàng, đô la, chứ CP VN sẽ không THÈM giựt VND.
VND chỉ là tờ giấy có in mực lên, không có đến 1 phân vàng bảo lãnh cho số 3 triệu tỉ đồng hiện đang lưu hành.
Quan điểm của Chính phủ khi tái cơ cấu ngân hàng là không để đổ vỡ hệ thống, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khẳng định với báo giới.

Cái chợ chứng khoán bị bỏ bê, không được coi trọng chất lượng hàng hóa bằng chợ rau.

CP VN đang mau chóng, dứt khoát dẹp VÀNG MIẾNG
Thời gian gần đây, các thương hiệu vàng không phải vàng SJC đã ngừng dập vàng nguyên liệu thành vàng miếng
Mại dzô, mại dzô, roadshows đây, pà con cô pác dzô mua trái phiếu Vietinbank đây, lẹ tay thì còn chậm tay thì hết đây, mua dzô mua dzô:
http://www.gafin.vn/20111130065534625p0c36/vietinbank-duoc-phat-hanh-500-trieu-usd-trai-phieu-quoc-te.htm
Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank, ông Lê Đức Thọ cho biết Ngân hàng Nhà nước vừa phê chuẩn chủ trương cho VietinBank phát hành 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Ông cho biết ngân hàng sẽ tổ chức roadshow cho đợt phát hành ở hầu hết các thị trường tài chính lớn các khu vực, như châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Trung Đông. Chi phí ban đầu dành cho việc roadshow, thủ tục phát hành trái phiếu có thể tăng thêm nhưng bù lại các nhà đầu tư tiềm năng sẽ được tiếp cận thông tin về đợt trái phiếu rộng và đầy đủ, lãi suất vì thế sẽ cạnh tranh hơn.


Giờ 17% nhà đầu tư còn giữ được cái nhìn tích cực, số người có quan điểm tiêu cực chiếm tới 51%.
Nếu như quí 2 năm nay, 53% các nhà đầu tư tư nhân được hỏi đều có cái nhìn tích cực về nền kinh tế Việt Nam, thì nay niềm tin đó đã sụt giảm. Số người có quan điểm tiêu cực theo đó cũng tăng mạnh.
Đầu tháng 11/2011, ông Trương Hải Long – Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội, Công ty CP Đầu tư BĐS Hà Nội nhận định: Tại Hà Nội, “tôi nghĩ không có đợt bán tháo”.
Cuối tháng, nhiều nơi giảm giá 30% vẫn không ai mua! Rõ khổ, đến bán tháo cũng không ai ngó ngàng tới.
Theo thông lệ, thị trường bất động sản (BĐS) 3 tháng cuối năm sẽ sôi động hơn vì nhu cầu mua nhà thường tăng hơn so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, thị trường thời điểm này vẫn rất èo uột, giá BĐS tiếp tục lao dốc, liên tiếp giảm giá tới 20-30%.
J.P.Morgan nói sàn chứng khoán Hà Nội “có khả năng trở thành chỉ số kém nhất thế giới trong năm 2011″.
Các nghiên cứu mới nhất của các ngân hàng quốc tế dự đoán rằng lạm phát tại Việt Nam sẽ giảm đi trong năm 2012.
Hà Nội bắt đầu tung gói kích cầu đầu tiên trong cả nước.
‎(NDHMoney) Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký quyết định về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp của Thành phố năm 2011.
Ông Dũng muốn “cứu CK” cũng không phải là dễ, vì cho dù tăng CUNG tiền, thì cũng chỉ vực dậy chừng chục mã cao giá nhất, chứ các mã “rẻ hơn ly trà đá” thì vẫn sẽ không ai mua.
Có chăng, là bơm 100 ngàn tỉ đồng cho SCIC, để nơi này mua gom hết cổ phiếu của khoảng 100 mã tệ hại nhất.
Nhưng chính các nơi này sau đó lại lo lót để in thêm cổ phiếu ra bán, làm SCIC mua vô mệt nghỉ!
Với tình trạng đen tối như hiện nay, nhiều công ty đã khuyến khích nhân viên môi giới nên nghỉ việc, vì không thể chi trả nổi tiền lương.-----

Tổng số lượt xem trang