1. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Hoàng Sa là của Việt Nam!”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như vậy trong phiên trả lời chất vấn của ĐBQH ngày 25/11, được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. Trả lời câu hỏi của các đại biểu về chủ trương bảo vệ chủ quyền đất nước trên Biển Đông, Thủ tướng đã trình bày bốn vấn đề lớn cần giải quyết. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đã thực sự làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa từ rất lâu và Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Việt Nam sẽ đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cung cấp thông tin cho đông đảo cử tri và nhân dân về tình hình nắm giữ của các nước đối với các đảo trong quần đảo Trường Sa.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Tuổi trẻ. |
Cùng với những phát biểu về chủ quyền Tổ quốc, Thủ tướng khẳng định sự trân trọng của Nhà nước đối với những hành động thực sự vì lòng yêu nước của mọi người dân. Những phát biểu trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được nhân dân đánh giá cao và ủng hộ.
Ngay sau bài phát biểu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc, nhiều học giả đã đưa ra ý kiến về việc đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, như: Công khai sự thật Hoàng Sa bị cưỡng chiếm, Xác lập chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Tích cực đấu tranh ngoại giao, Thành lập cơ quan chuyên trách đòi chủ quyền Hoàng Sa, Đặt Hoàng Sa là trọng tâm trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, Đưa vào quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
2. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”
Trong buổi tiếp xúc cử tri Quận 1 (TPHCM) với tư cách ứng cử viên ĐBQH sáng 7/5/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi đó đang là Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, đã trao đổi với cử tri nhiều vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt là về công tác phòng, chống tham nhũng. Chủ tịch nước phát biểu: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này”. Ông Trương Tấn Sang cho biết: “So với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, chúng ta làm chưa tới, chưa thành công...”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: VNE. |
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đang gây nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vẫn chưa được xử lý dứt điểm, như vụ sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin); vụ cung cấp chất nền in tiền polymer; sai phạm tại Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); các vụ việc sai phạm trong hoạt động tín dụng, ngân hàng...
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng… Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu giải quyết khẩn trương, dứt điểm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Theo Văn phòng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TƯ, trong 5 năm (2007-2011), các cơ quan tố tụng đã khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ với hơn 600 bị can về các tội tham nhũng. Ban chỉ đạo cũng thẳng thắn nhìn nhận, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp so với tình hình thực tế đang diễn ra.
Trên bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng trên thế giới do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố ngày 1/12/2011, Việt Nam xếp hạng 122 trên tổng số 182 nước được khảo sát với điểm số 2,9/10 điểm. Năm 2010, Việt Nam xếp hạng 116 (với 2,7 điểm) trên tổng số 178 nước được khảo sát. Năm 2009, Việt Nam xếp hạng 120 (với 2,7 điểm) trên tổng số 180 nước được khảo sát.
3. Đại tướng Lê Đức Anh: “Bảo vệ chủ quyền là số 1”
3. Đại tướng Lê Đức Anh: “Bảo vệ chủ quyền là số 1”
“Bảo vệ chủ quyền là số 1. Giữ gìn hữu nghị là số 2. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền”, Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định như vậy trên báo chí khi trả lời những câu hỏi về tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau các vụ phía Trung Quốc gây hấn, phá hoại tàu thăm dò dầu khí, tấn công ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền nước ta.
Đại tướng Lê Đức Anh. Ảnh: VNN. |
Đại tướng cho rằng, trong các trường hợp có tranh chấp về chủ quyền giữa ta và các nước khác, Đại tướng Lê Đức Anh cho rằng: “Phải đặt chủ quyền đất nước là sự quan tâm số 1. Về chuyện Biển Đông, ta phải xem chủ quyền của ta tới đâu. Và chủ quyền các nước trong khu vực tới đâu. Phải đối chiếu lại với quy định của luật pháp quốc tế. Chỗ nào của ta, ta phải giữ”. Ông cũng cho rằng, một trong những giải pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là phải công khai các thông tin, phải tin tưởng ở người dân mà kiên trì đấu tranh công khai. Công khai thông tin là cách thể hiện sự đồng thuận và sức mạnh toàn dân.
Cũng trong bài trả lời báo chí ở trên, Đại tướng Lê Đức Anh nhận định: “Nước ta là một nước nhỏ. Nhưng nhỏ không có nghĩa là yếu. Nếu nước nhỏ mà để mất nhà, mất cửa, mất chủ quyền thì còn gì mà sống. Trong trường hợp có xung đột, chiến tranh xảy ra, không sợ thì sẽ hiểu và hóa giải được mọi vấn đề. Nếu sợ thì mất chủ quyền. Mất chỗ mà người ta muốn chiếm. Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất”.
Đại tướng Lê Đức Anh từng là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V đến khóa VIII.
4. Ông Đinh Thế Huynh: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”
Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành TW Đảng (ngày 9/1/2011) trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, được hỏi liệu khi tiếp tục đổi mới chính trị, Việt Nam có tính tới đa nguyên, đa đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh, lúc đó là Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam khẳng định: “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Bởi một lẽ đơn giản, chúng tôi đã từng thử nghiệm đa nguyên đa đảng thông qua cuộc tổng tuyển cử năm 46, với nhiều đảng tham gia Quốc hội. Nhưng đến khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản cùng với nhân dân Việt Nam chiến đấu chống lại và giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Và nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh. Ảnh: BTGCP. |
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay theo chế độ xã hội chủ nghĩa đơn nguyên, đơn đảng. Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
5. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình”
Ngay sau khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á (Shangri La) tổ chức tại Singapore (tháng 6/2011), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: “Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: VTC News. |
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh những tranh chấp trên Biển Đông nảy sinh những vấn đề mới sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và cắt cáp các tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (ngày 26/5/2011) và tàu thăm dò dầu khí Viking II (ngày 9/6/2011). Trước đó, ngoại trưởng Hillary Clinton đã phát biểu, Mỹ có lợi ích lâu dài tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông Biển Đông. Phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời cho câu hỏi “Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược của Mỹ?”.
Trong hoạt động an ninh – quốc phòng, Việt Nam luôn chủ trương tăng cường hợp tác đa phương với các nước trên tinh thần vì hòa bình, ổn định và phát triển. Nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự đã được Việt Nam kí kết với các nước. Các hoạt động tuần tra chung, tham qua diễn tập cứu hộ, làm quan sát viên… thường xuyên được tiến hành với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về những tranh chấp trên Biển Đông, Việt Nam giữ nguyên tắc giải quyết đa phương những vấn đề liên quan đến quốc tế.
Tăng cường hợp tác nhưng Việt Nam luôn xác định bảo vệ chủ quyền đất nước bằng thực lực của chính mình. Để nâng cao sức mạnh quốc phòng, Việt Nam đang tiếp tục hiện đại hóa quân đội, trang bị thêm các vũ khí mới, tiên tiến. Việt Nam đã kí nhiều hợp đồng mua vũ khí lớn (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa…) với Nga và một số nước khác như Ấn Độ, CH Séc… Việt Nam đã nhận về và trang bị cho quân đội 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tàu tuần tra Svetlyak, máy bay tuần tra biển C-212-400… Đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam đã nhận 4 chiếc Su-30MK2 trong tổng số 20 chiếc đặt mua trong 2 hợp đồng trước đó. Công ty Sukhoi tuyên bố sẽ chuyển giao 16 chiếc Su-30MK2 còn lại cho phía Việt Nam trước cuối năm 2011. Việt Nam đã hoàn thành hai hợp đồng mua hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K300 Bastion-P của Nga, và đang đàm phán mua thêm hai tổ hợp nữa.
Nhớ lại những phát ngôn ấn tượng (phần 2) (27/01)
(ĐVO) Những phát ngôn của "tư lệnh" các bộ ngành và nhiều nhân sỹ, trí thức về an ninh - quốc phòng, kinh tế - chính trị - xã hội đất nước để lại nhiều ấn tượng mạnh trong năm 2011. 6. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền”
Ông Đinh La Thăng đã phát biểu như trên sau khi nhậm chức Bộ trưởng Giao thông vận tải. Ngay từ khi được bổ nhiệm vào “ghế nóng” ngành giao thông trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có nhiều phát ngôn mạnh mẽ như “phải cho tôi toàn quyền”, “sẽ đi xe bus giờ cao điểm”...
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. |
Điểm đáng chú ý ở vị tân Bộ trưởng này là “đã nói là làm”. Đi kèm với những phát ngôn, Bộ trưởng Thăng đã có nhiều hành động thể hiện sự quyết liệt như: “trảm tướng” hàng loạt tại các công trình trọng điểm chậm tiến độ, đề xuất tiêu hủy xe đua trái phép, chấn chỉnh xe bus Hà Nội, yêu cầu cán bộ nhân viên ngành giao thông đi xe bus hàng tuần, cấm cán bộ ngành giao thông chơi golf, đề xuất thay đổi giờ làm, giờ học…
Tính đến thời điểm này, Bộ trưởng Đinh La Thăng mới nhậm chức được hơn bốn tháng. Nhiều vấn đề tồn tại trong lĩnh vực giao thông chưa thể giải quyết trong một thời gian ngắn. Nhưng sự “dám nói dám làm”, “lời nói đi đôi với hành động” của Bộ trưởng Thăng nhiều người đánh giáo cao và tin tưởng vào những thay đổi tích cực của những “quốc nạn” trong lĩnh vực giao thông.
7. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: “Không ai dọa được nhà nước”
Buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" do Bộ Tài chính chủ trì ngày 20/9 đã biến thành cuộc tranh cãi song phương gay gắt giữa đại diện 2 bộ Tài chính và Công Thương, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí. Đại diện Bộ Công thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu liên tiếp chỉ trích Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu “bằng tay chân hơn là bằng cái đầu” khiến các đơn vị kinh doanh xăng dầu thua lỗ nặng, có thể dẫn tới vỡ hệ thống, đứt nguồn cung…
Buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" do Bộ Tài chính chủ trì ngày 20/9 đã biến thành cuộc tranh cãi song phương gay gắt giữa đại diện 2 bộ Tài chính và Công Thương, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí. Đại diện Bộ Công thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu liên tiếp chỉ trích Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu “bằng tay chân hơn là bằng cái đầu” khiến các đơn vị kinh doanh xăng dầu thua lỗ nặng, có thể dẫn tới vỡ hệ thống, đứt nguồn cung…
Đáp lại những chỉ trích gay gắt trên, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ tỏ thái độ dứt khoát: "Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước".
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ. Ảnh: VNE. |
Bộ trưởng Huệ yêu cầu đại diện các đơn vị kinh doanh xăng dầu giải trình cụ thể từng mặt hàng xăng, dầu lỗ thế nào nhưng phía Petrolimex, PV Oil không trả lời được. Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người có 10 năm kinh nghiệm làm kiểm toán nhà nước, cho rằng: “Ngoài khoản lãi định mức 300đ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lãi tới 780đ trên mỗi lít xăng”.
Theo Bộ trưởng Huệ, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể "thả" theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này "đi đêm" với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.
Cũng tại hội thảo này, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã bác yêu cầu tăng giá xăng của các doanh nghiệp và khẳng định: “Từ nay đến cuối năm (2011) sẽ không tăng giá xăng, dầu!”.
Tại phiên chất vấn các Bộ trưởng tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Vương Đình Huệ tiếp tục khẳng định tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu trong mấy năm trở lại đây luôn có lãi. Bộ trưởng Huệ nhấn mạnh “kinh doanh xăng dầu sẽ không lỗ nếu thực hiện đúng quy định của Nhà nước” ngay khi Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục “kêu” lỗ.
8. Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”
Trong thời gian tháng 6 – 7/2011, trên địa bàn Hà Nội và TP HCM diễn ra một số cuộc tụ tập, biểu tình yêu nước tự phát của người dân nhằm phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngày 2/8/2011, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Giám đốc Công an Hà Nội, đã thông báo kết luận điều tra xác minh vụ việc “đạp vào mặt người biểu tình”. Theo đó, cơ quan CSĐT Công an Hà Nội kết luận không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức (một người tham gia biểu tình) bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp như hình ảnh trong clip đăng tải trên mạng internet.
Ngày 2/8/2011, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Giám đốc Công an Hà Nội, đã thông báo kết luận điều tra xác minh vụ việc “đạp vào mặt người biểu tình”. Theo đó, cơ quan CSĐT Công an Hà Nội kết luận không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức (một người tham gia biểu tình) bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp như hình ảnh trong clip đăng tải trên mạng internet.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh. Ảnh: VNE. |
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cũng khẳng định, đây là những cuộc biểu tình yêu nước, cho nên các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát. Do phải bảo vệ các đại sứ quán và bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn thành phố nên lực lượng Công an Hà Nội kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục người biểu tình rời xa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng công an không bắt giữ người biểu tình, chỉ đưa một số người lên xe buýt về đồn công an để giải thích... Trung tướng Nhanh cho biết: “Tôi cũng không đồng ý với việc cảnh sát khiêng người lên xe buýt, vì đây là người biểu tình yêu nước, không phải là đối tượng hình sự, nên cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay”.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có Luật Biểu tình, mặc dù quyền biểu tình của người dân đã được quy định trong Hiến pháp. Điều này gây khó khăn cho người dân khi muốn biểu tình thể hiện lòng yêu nước. Mới đây, trong kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã thông qua dự án Luật Biểu tình do Thủ tướng Chính phủ đề xuất và sẽ tiến hành thảo luận, xây dựng để ban hành luật này trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
9. Một số phát ngôn ấn tượng khác
- ĐBQH, Nhà sử học Dương Trung Quốc:
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có Luật Biểu tình, mặc dù quyền biểu tình của người dân đã được quy định trong Hiến pháp. Điều này gây khó khăn cho người dân khi muốn biểu tình thể hiện lòng yêu nước. Mới đây, trong kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã thông qua dự án Luật Biểu tình do Thủ tướng Chính phủ đề xuất và sẽ tiến hành thảo luận, xây dựng để ban hành luật này trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
9. Một số phát ngôn ấn tượng khác
- ĐBQH, Nhà sử học Dương Trung Quốc:
“Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân, không cần sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng trong ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong nội giao. Đừng tạo những khoảng cách, cảnh giác không đáng có giữa Chính phủ với” – Phát biểu tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII.
“Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội” – Phát biểu tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII.
Từ trái qua phải: Thiếu tướng Lê Mã Lương, ĐBQH Dương Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền. |
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: “Ngay các văn kiện của Đảng đã nêu: Có không ít những đảng viên thoái hoá, biến chất. Không ít tức là nhiều đấy! Nó ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, thoái hoá biến chất chỗ nào cũng có. Lòng dân là cơ bản. Cho nên phải làm thế nào lấy lại được lòng dân. Muốn vậy ta phải chỉnh đốn lại Đảng để Đảng trong sáng như những năm tháng thời đầu cách mạng. Phải chỉnh đốn từ trên xuống dưới” – Trả lời phỏng vấn báo Người cao tuổi.
- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương:“Việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề. Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng” – Trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam.
- ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền: “Các bộ trưởng cần phải có trái tim nóng, có một cái đầu lạnh và có đôi bàn tay sạch. Có như vậy mới có thể điều hành tốt, tránh cách điều hành sáng đúng chiều sai ngày mai lại đúng” – Phát biểu tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII.
>>> Những phát ngôn ấn tượng nhất năm 2011 (Phần 1)
>>> Những phát ngôn ấn tượng nhất năm 2011 (Phần 1)
- Phát ngôn Tuần Việt Nam: Ấn tượng 2011
Chỉ còn một ngày nữa, năm 2011 sẽ khép lại. Khép lại một năm có rất nhiều sự kiện, con người với những phát ngôn và hành động ấn tượng, khiến dư luận xã hội chú ý và bàn luận. Có nỗi đau và sự phẫn nộ. Có nỗi buồn và sự bất bình. Nhưng cũng có cả những niềm hy vọng, dù mỏng manh....Phát ngôn Tuần Việt Nam cuối năm xin chọn một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu và gây ấn tượng mạnh trong năm, gửi tới quý bạn đọc để chia sẻ. Cũng là gửi tới những nỗi niềm trải nghiệm một năm cũ sắp qua, với lời chúc sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và an lành trong tâm hồn tất cả chúng ta, khi Năm mới 2012 đã rất gần.
Sự kiện ấn tượng: Biển Đông và lòng người nổi sóng
Năm 2011 sắp qua. Nhưng có thể nói, sự kiện Biển Đông là dấu ấn đậm nhất trong con tim mỗi người Việt yêu nước. Một dân tộc gian truân, luôn khao khát hòa bình như dân tộc Việt, một lần nữa phải đứng trước thách thức của số phận- độc lập dân tộc?
Có quá nhiều sự kiện gây bất bình và phẫn nộ giữa người với người, giữa láng giềng với láng giềng,như để đo nắn lòng yêu nước và khí phách tự tôn, tự cường một dân tộc?
Biển Đông thì rất sâu, nhưng lòng yêu nước của người Việt chắc chắn còn sâu hơn thế.
Những con sóng bạc đầu của Biển Đông rất dữ, nhưng lòng yêu nước nơi người Việt còn dữ hơn những con sóng bạc đầu. Lịch sử dân tộc Việt trong quá khứ đã viết điều đó, thấm đẫm máu, mồ hôi, và nước mắt.
Ngay cả những ngôi mộ gió bên Biển Đông, nơi chứa đựng linh hồn của những ngư dân Việt mãi đi không về, cũng nói một điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm về biển đảo.
Hoàng Sa- Trường Sa không chỉ tạc trên tấm bản đồ Việt Nam, giữa sóng nước Biển Đông, nó còn tạc trong tâm thức của hơn 80 triệu con dân Việt.
Và, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử hiện đại, hàng chục cuộc biểu tình yêu nước tự phát đã nổ ra tại Thủ đô Hà Nội, cùng với các cuộc biểu tình của Việt kiều ở nước ngoài. Tất cả đều hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa- Trường Sa.
Đó cũng chính là tiếng nói của lý lẽ phải trái công minh, của khí phách người Việt trước vận mệnh dân tộc.
Đỉnh cao của 'đối thoại" về chủ quyền biển đảo, sau rất nhiều những tranh luận, phát ngôn, những chứng cứ pháp lý lịch sử, cuối cùng được công khai và minh bạch "danh chính ngôn thuận", trong một văn bản sáu điểm, được ký kết giữa hai nước Việt- Trung. Được đánh dấu vào ngày 11/10/2011, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. |
Theo đó, hai nước Việt Nam- Trung Quốc lấy đại cục quan hệ hai bên làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, với phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", theo tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Khi mọi thông tin được đưa ra ánh sáng, giữa thanh thiên bạch nhật, công khai và minh bạch, thì nó buộc mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi láng giềng, dù nhỏ, dù to, phải hành xử như chính danh quân tử - nhất ngôn.
Công khai và minh bạch, như trả lời chất vấn của TT Nguyễn Tấn Dũng tại Kỳ họp thứ 2, QH khóa 13 mới đây trước sự chờ mong của nhân dân. Trước những vấn đề cực kỳ hệ trọng, sinh tử của quốc gia, trước những vấn đề quyền con người trong một xã hội đang hướng tới văn minh và hội nhập.
Cả nghị trường, đúng hơn, cả xã hội như lặng phắc trước những thông tin chính thức từ người đứng đầu Chính phủ.
Đó là sự khẳng định chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa căn cứ trên các cơ sở pháp lý và lịch sử không thể phủ nhận. Với những dẫn chứng, cứ liệu và cơ sở luật pháp quốc tế.
Đó là sự khẳng định, cần thực hiện điều 69 Hiến pháp 1992, quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật, phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Đồng thời nó góp phần điều chỉnh thái độ sống của con người trong xã hội pháp quyền.
Sự công khai và minh bạch thông tin, không chỉ là tiêu chí quản lý một xã hội hiện đại. Nó còn có ý nghĩa hóa giải mọi hoài nghi, lo lắng, mọi tổn thương trong dư luận xã hội lâu nay xung quanh vấn đề Biển Đông và hiện tượng biểu tình.
Sự kiện ngoài Biển Đông, vô tình tạo ra áp lực, thúc đẩy cả một quốc gia phải tự lớn lên, tự nâng mình lên trước sự tồn vong và phát triển. Thúc đẩy một xã hội dân sự, dân chủ và pháp quyền, sớm muộn đã bắt đầu nảy nở, hình thành.
Phát ngôn ấn tượng: Khó phát triển và... nguy cơ?
Năm 2011, có rất nhiều phát ngôn ấn tượng của các nhân vật nổi tiếng và không nổi tiếng (nói đúng hơn, nhờ phát ngôn "ấn tượng" mà có những nhân vật không tên tuổi trở thành nổi tiếng, cho dù là tiếng... xấu).
Nhưng người viết bài xin chọn một phát ngôn gây ấn tượng nhất. Vì nó rất trí tuệ, sâu sắc và hàm chứa nhiều vấn đề của một xã hội thời hội nhập. Đó là phát ngôn của tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An.
Bình về hiện tượng một Bộ trưởng trẻ- Đinh La Thăng, đang phải đối mặt với một ngành khó khăn nhất nhì đất nước- giao thông, tướng Lê Văn Cương lưu ý nhà báo, cũng là lưu ý bạn đọc về đặc điểm của cơ chế xã hội: Việt Nam không phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển (Tuần Việt Nam, ngày 27/10/2011).
Một phát ngôn không chỉ nhiều suy ngẫm, mà còn nhiều trải nghiệm thực tiễn ở đời.
Thiếu tướng Lê Văn Cương |
Vì sao Việt Nam ta khó phát triển?
Trước đó, lý giải về sự thành công của quốc gia Singapore, theo tướng Lê Văn Cương: "Một người trợ lý của của cựu TT Singapore Lý Quang Diệu từng nói với tôi, các ông cứ thần thánh hóa ông Lý Quang Diệu chứ ông Diệu chỉ là một người bình thường. Chỉ là ông ta đi khắp thế giới và rút ra được mấy vấn đề. Một đất nước nhỏ như vậy, muốn phát triển được trước hết phải có một bộ máy hành chính tử tế. Hai là nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Ba là hệ thống hạ tầng thông suốt. Việc lớn nhất ông Diệu làm được chính là tập hợp được một đội ngũ những người giỏi xung quanh ông ấy. Và đến giờ phút này, chưa có ai kêu ca gì về gia đình ông Lý Quang Diệu, họ hoàn toàn trong sáng".
Nếu so với ba vấn đề, đất nước nhỏ Singapore đã rút ra được, thì đất nước to như Việt Nam ta đang ở trạng thái... bó tay. com.
Bởi con người là yếu tố quyết định của bộ máy và cơ chế quản lý. Nhưng trong cơ chế ấy, con người vừa bất lực, vừa tích cực tham gia vào quá trình làm "tha hóa" xã hội, chỉ vì lợi ích nhóm, lợi ích riêng mình.
Ngày 25/12/2011 mới đây, Tuần Việt Nam có bài Quyền "đuổi đầy tớ" của dân", với chủ đề cải cách hành chính. Công cuộc CCHC của chúng ta triển khai đã gần 10 năm, thế nhưng hiệu quả ra sao, khi mà nền hành chính quốc gia còn rất ì ạch?
Bài báo cho biết: Từ thời "dân chủ cộng hòa" cho đến nay, hơn 65 năm qua, người dân vẫn chưa biết "đuổi đầy tớ" bằng cách nào, khi "đầy tớ" "không làm được việc cho dân.... Khi nhân dân không thực quyền trong tuyển dụng và sa thải "đầy tớ" thì tính chịu trách nhiệm của các "đầy tớ" trước nhân dân, của toàn bộ bộ máy Nhà nước nói chung sẽ thấp. Tính chịu trách nhiệm thấp sẽ dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước thấp, tham nhũng tăng.
Tham nhũng từ lâu đã được người dân kinh hãi tặng danh hiệu quốc nạn. Mặc dù, Nhà nước thành lập hẳn bộ máy chống tham nhũng các cấp từ trên xuống dưới, nhưng tại buổi Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 10, được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/11, Văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cho biết: Trong 5 năm qua (2007-2011), các cơ quan tố tụng khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ, với hơn 600 bị can về các tội tham nhũng.
Đó mới chỉ là con số của các đồng chí... bị lộ so với các đồng chí ... chưa bị lộ.
Dưới con mắt của nhiều chuyên gia quốc tế, số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam năm 2011 không thay đổi bao nhiêu so với năm 2010. Thế nên, một đại biểu QH từng cảm thán: Chống tham nhũng giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ.
Chả lẽ, lại nên có một khái niệm mới: Tham nhũng- dòng văn học hiện thực phê phán?
Ngày 26/12/2011 mới đây, VietNamNet đưa lại bài viết của Cổng TTĐT Chính phủ. Đọc tít, người ta giật mình: Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ. Có lẽ chưa bao giờ, một Tổng Bí thư Đảng phải có một phát ngôn thẳng thắn, và cũng đau đến thế, cấp báo đến thế. Vì đó là sự thật!
Trong nhiều nội dung bức thiết, theo TBT, Trung ương chọn ba vấn đề thực sự cấp bách cần làm ngay, để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đó là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...
Như để "minh họa" cho nhận định của người lãnh đạo cao cấp, mới đây, ở tỉnh nghèo Sóc Trăng, có đông người dân tộc, hai quan chức Nguyễn Thanh Lèo (Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải) và Trần Văn Tân (Giám đốc TT Đào tạo lái xe loại 3) đánh cờ tướng với nhau. Mỗi ván, các ông cược từ 1-5 tỷ đồng (!) Chuyện vỡ lở. Cả xã hội bàng hoàng. Người ta tự hỏi, với chức quan nhỏ như của hai ông, mà sao tiền đã như vỏ hến?
Căn biệt thự của ông phó Sở đánh cờ bạc tỷ tại Sóc Trăng. |
Nhà nước thường lo lắng, đề phòng nguy cơ các thế lực thù địch từ bên ngoài. Nhưng lại thường coi nhẹ nguy cơ "kẻ thù" nằm ngay trong một bộ phận không nhỏ ở đội ngũ được gọi là đầy tớ của dân. Đó là sự quan liêu, sự vô cảm và "bắt nạt" dân. Là sự ích kỷ, tham lam, sa đọa đạo đức, lối sống của chính họ. Trong khi, nhân dân- những người được gọi là người chủ xã hội, mất lòng tin, thậm chí phẫn nộ, mà không biết làm sao có thể "đuổi đầy tớ" bằng cách nào.
Một nền hành chính quốc gia còn nhiều khiếm khuyết, quốc nạn tham nhũng, và sự sa đọa của không ít cán bộ, quan chức...Đó không chỉ làm cho đất nước khó phát triển, mà còn là nguy cơ cho sự tồn vong một chế độ.
Nguy cơ này, liệu đã nhãn tiền chưa?
(còn tiếp)
-Nguồn:Nghịch lý (CAND 28-12-11) -- Ngay ông Khổng Minh Dụ cũng có vẻ... buồn trước tình hình hiện nay!
Cha tôi trở thành đảng viên cộng sản từ những năm cuối thập niên 40 của thế kỷ trước. Có một điều tôi chưa lý giải được về ông. Một nông dân chính hiệu, chữ nghĩa không có bao nhiêu, vậy mà sao ông lại thấm nhuần những điều cơ bản về học thuyết Mác - Lênnin sâu sắc như vậy. Hỏi về giai cấp và đấu tranh giai cấp, ông có thể nói tới hàng giờ đồng hồ; Hỏi về tiến trình phát triển của xã hội loài người, ông có thể giảng giải cả buổi.
Một lần, khi mới được kết nạp vào Đoàn thanh niên Lao động, đắn đo mãi tôi mới "liều mạng" hỏi ông: "Vì sao người ta lại nói chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản? Hai chủ nghĩa ấy khác nhau ở chỗ nào?”. Ông trợn mắt nhìn tôi, ngỡ ngàng: "Tuổi con, chưa hiểu nổi đâu! Nhưng, đã là Đoàn viên rồi thì phải phấn đấu vào Đảng. Vì vậy, biết suy nghĩ và tìm hiểu như vậy là tốt. Về bản chất thì đó là một chế độ xã hội, nhưng chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, rồi mới tiến lên xây dựng chế độ Cộng sản chủ nghĩa. Dù ở giai đoạn nào thì nó vẫn là một chế độ công bằng dân chủ (thời đó ông chưa biết thêm từ văn minh như ta thường nói bây giờ). Một xã hội không có bóc lột, người với người là bạn. Con người sống tử tế với nhau, không hận thù, mưu mẹo, thủ đoạn để chém giết, thôn tính lẫn nhau… Ở nước ta bây giờ mới đang ở thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Còn khác nhau là gì ư? Đó là lao động và hưởng thụ.
Ở chế độ XHCN (kể cả thời kỳ quá độ) thì làm theo năng lực, hưởng theo năng lực (làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít). Sự công bằng là ở đấy. Còn, khi đã tiến lên Cộng sản chủ nghĩa thì lại khác, con người có thể làm theo năng lực, nhưng được hưởng theo nhu cầu. Vì trình độ giác ngộ của con người lúc đó rất cao, không có cảnh lười biếng dẫn tới nghèo khổ. Ngược lại, cũng sẽ không có mưu ma, chước quỷ vơ vét đầy túi tham như mấy ông chủ nhiệm hợp tác xã bị mất chức vừa rồi".
Tôi như nuốt hết những lời cha tôi vừa nói và nguyện sẽ đi theo con đường ông đã chọn.
Bây giờ thì cha tôi đã yên nghỉ ngàn thu nơi chín suối. Ông từ giã cõi đời này đã trên 20 năm. Và, kể từ khi ông phán những lời tâm huyết trên, tới nay vừa tròn nửa thế kỷ. Nếu có phép mầu cho ông trở về với hiện tại chắc ngoài niềm vui về sự phát triển của đất nước, ông sẽ không tránh khỏi nỗi đau buồn bởi những nghịch lý từ những lý thuyết kinh điển ông đã hấp thụ.
Sự nghịch lý ghê sợ gấp trăm, gấp nghìn lần cái nghịch lý thời ông đã sống. Không ít kẻ đã lợi dụng chức, quyền và những sơ hở trong khâu quản lý kinh tế, đút vào cái túi tham hàng tỉ tới nhiều tỉ đồng. Mức hưởng thụ gấp hàng chục, hàng trăm lần năng lực của họ chứ phải đâu như mấy cái anh chủ nhiệm "gà què ăn quẩn cối xay".
Nhắc lại chuyện xưa để nói tới chuyện hôm nay, nói tới cái nghịch lý của thời chúng ta đang sống. Cái nghịch lý mà nhiều người không ngờ tới, kể cả kẻ viết bài này. Xin nêu ra vài việc, có thể đã âm ỷ từ lâu, nhưng nó vừa phơi bày ra vào cái tháng "củ mật" của năm con Mèo này.
Đầu tháng, rộ lên cái chuyện ở Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex), “lập lờ đánh lận”, chi sai nguyên tắc trên 500 tỉ đồng, nhưng lại gộp vào cái khoản lỗ để Nhà nước phải chịu.
Giữa tháng lại lòi ra cái chuyện ở "xứ sở" ông Ngân hàng. Trọng tâm là chuyện tham ô, tham nhũng. Không nhắc lại làm chi những chuyện mà báo chí đã nêu… Nơi này thất thoát mấy chục tỉ, nơi kia biển thủ mấy nghìn cây vàng… mà chỉ xin nhắc lại có tính "thu gom" những vụ mất mát, tham nhũng điển hình của ngành Ngân hàng. Chỉ trong mấy năm thôi mà đã để thất thoát tới 8.000 tỉ đồng, giỏi lắm chỉ thu lại được 2.000 tỉ, mất toi 6.000 tỉ. Vậy mà lương bình quân của ngành này lại cao ngất ngưởng.
Hai "tiếng sấm" trên còn đang âm ỷ, vang dền đây đó, thì những ngày cuối tháng lại dội lên "tiếng sét" của ngành điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mấy hôm nay, một số báo cùng với việc đưa tin từ 20/12/2011, giá điện tăng thêm 5%, là các bài viết "ưu ái" dành cho EVN với những tít lớn, tít bé nghe đến lạ lùng, khó hiểu: "Sốc với lương ngành điện"; "Lương cán bộ tập đoàn gần 30 triệu đồng/tháng"; "Lãnh đạo EVN thu nhập bao nhiêu?". "Lương lãnh đạo hơn lương nhân viên hàng chục lần; Phân chia tiền lương bất hợp lý; Lỗ nặng, lương vẫn khủng; Thiếu tiền trả nợ, thừa tiền gửi ngân hàng lấy lãi; Thiếu tiền đầu tư, có tiền gửi ngân hàng; Hết năm, EVN lỗ 40.000 tỉ đồng…”. Đây là tin công khai trên báo, được kiểm định qua Kiểm toán Nhà nước, người nghe mà không động lòng, day dứt thì quả là thần kinh có vấn đề.
Cái nghịch lý nằm im ỉm lâu nay, bây giờ mới lòi ra, đó là thu nhập bình quân toàn công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực VN là 13,7 triệu đồng/người/tháng. Lương bình quân khối văn phòng công ty mẹ xấp xỉ 30 triệu đồng/người/tháng. Theo hiểu biết của "thảo dân" thì cán bộ văn phòng là những người gián tiếp sản xuất. Lương hầu hết ở khối văn phòng các cơ quan đơn vị đều thấp bởi tính chất "bàn giấy" của nó. Hà cớ gì ở đây nó lại vống lên như vậy. Hẳn đây sẽ là tin buồn đối với các anh các chị công nhân đang ngày đêm giam thân dưới hầm máy hoặc phơi mình với nắng gió trên các cột cao thế ngút trời. Mà khối văn phòng của tập đoàn có ít đâu, nghe nói tới gần 400 người. Mỗi năm EVN phải chi lương cho khối này tới trên 140 tỉ đồng. Riêng lương của lãnh đạo tập đoàn, nghe nói thu nhập hàng tháng lên tới năm, sáu chục triệu đồng (không kể những khoản thu nhập khác). Thật là vô lý. Thật là nghịch lý đến lạ lùng. Cái "bệnh" này đã "nhuốm" từ lâu mà sao tới những ngày cùng tháng tận của năm con Mèo này mới rờ tới. Rờ tới 3 nơi đều có chuyện "động trời", với bao nghịch lý. Còn các địa chỉ khác thì sao?
Đó là mới nói tới chuyện gian lận, tham nhũng, vô nguyên tắc... để thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng của Nhà nước; cho tới việc lương, thưởng tùy tiện tạo sự bất công ngay trong nội bộ và toàn xã hội. Ấy là chưa nói tới chuyện lãng phí về nhân lực. Ở nhiều nước, bố trí nhân lực ở bất kể ngành nào, người ta tính rất chi ly, khoa học. Ví như ngành điện, để sản xuất 1MW - chỉ cần 2,5 tới 3 người. Còn ở ta thì sao? Phải tới trên 10 người. Bởi thế mà ngành điện Việt Nam mới có tới quân số xấp xỉ một vạn người.
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, quần chúng đều ngán ngẩm, đắng lòng mong đợi - mong đợi sự ra tay công tâm, kiên quyết của các cơ quan chức năng góp phần giảm thiểu những bất công, nghịch lý như trên
-Chỉnh đốn Đảng hay là sụp đổ (RFA 28-12-11) -- P/v GS Tương Lai, GS Chu Hảo ◄
Mẫu số chung của những tin này là gì? Nhà Tổng cục phó cảnh sát bị mất trộm một tỷ đồng (VnEx 28-12-11) -- Gia đình "quan" đánh cờ thua 25 tỷ đồng sốc nặng (DV 28-12-11) -- Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau thế chấp cả thẻ đảng (TN 27-12-11)
Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước? (Bee.net 28-12-11) -- Bài Nguyễn Quang A
Vạch trần hàng loạt sai phạm “khủng” của các đại gia BĐS (LĐ 28-12-11)
-- Các bộ không được doanh nghiệp chấm điểm cao (NLĐ).
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng: Phải trị những kẻ tham nhũng, tiêu cực… (PLTP) đã bị lộ, như kẻ này: – CẢ ĐỜI EM THA HÓA CHẲNG BẰNG CỤ VUI MỘT PHÁT… — (Cua rận). – Quan tham đông đúc (GPDC).
- Vì sao trộm đột nhập các công sở & nhà quan? (Trương Duy Nhất). - Vào nhà Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát trộm 1 tỉ đồng (TN). - Nhà Tổng cục phó cảnh sát bị mất trộm một tỷ đồng (VNE). - Nhà tướng cảnh sát chống tội phạm bị mất trộm bạc tỉ (NLĐ).- Truy tố trung úy CSĐT dùng nhục hình (NLĐ). – Công an Long An đánh dân bị kỷ luật — (BBC).
- Nhật ký Trinh sát Khoai Lang: – NGHỆ THUẬT THỐNG KÊ; – CHỈ LÀ MỘT BỘ PHẬN (Nguyễn Quang Vinh).
- Vở diễn 2.000 tỉ và sự nhầm vai của ông thứ trưởng (Bút lông). ------