Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Thêm một trường hợp "Ô Khảm" khác xuất hiện tại Trung Quốc

-Ô Khảm. Ảnh AP --TLQ: - -Dân làng ở TQ giành được sự nhượng bộ hiếm thấy trong vụ đối đấu với chính quyền tỉnh -
--Thêm một trường hợp "Ô Khảm" khác xuất hiện tại Trung Quốc
Noi gương làng Ô Khảm, ở tỉnh Quảng Đông, người dân một số làng khác tại Trung Quốc đã vùng lên phản đối chính quyền, đòi trả lại đất đai bị trưng thu, và nhất là đòi tổ chức bầu cử địa phương minh bạch, để thay đổi các quan chức lãnh đạo tham nhũng.

Trên nguyên tắc dân làng có quyền bầu trực tiếp trưởng thôn và những đại biểu cấp huyện, nhưng cuộc bầu cử này luôn bị hoãn lại, như trường hợp của làng Tín Phong thuộc tỉnh Cát Lâm, miền Đông bắc Trung Quốc. Người dân tại chỗ vào hôm qua 28/02/2012 đã đưa kiến nghị đòi tổ chức của bầu cử bị hoãn lại từ năm 2010, trong khi những người ra ứng cử thì bị những ‘tai nạn’ khó hiểu. Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường thuật sự vụ :


"Đây là câu chuyện về một cuộc bầu cử bị “vận xấu”, và đồng thời cũng có thể là một trong những biểu tượng rõ nhất về sự vận hành lệch lạc của hệ thống bầu trực tiếp 3 năm một lần lãnh đạo điạ phương ở vùng nông thôn Trung Quốc. Từ tháng 6 năm 2010, người dân làng Tín Phong vẫn không nguôi giận. Phòng phiếu của họ đã bị đóng từ lúc đó đến nay. Và mỗi khi bầu đại biểu, thì những tai nạn khó hiểu lại xẩy ra. 
Lần đầu tiên là sự kiện 3 cuộc bỏ phiếu bị ủy ban bầu cử xem là bất hợp lệ. Cuộc bầu cử đã bị hủy bỏ, và từ đấy, tình hình ngày trở nên nghiêm trọng hơn, và chính những ứng cử viên là nạn nhân của những sự cố. Theo lời kể người dân tại chỗ, cứ mỗi lần một người nào ra ứng cử là họ bị những tai nạn rất kỳ lạ : những đám cháy khó hiểu bùng lên gần nhà ở, đồng ruộng bị nhiễm độc với các chất trừ sâu, nơi trồng rau cải bị phá hoại.
Đối với người dân, những sự cố đó không phải ngẫu nhiên, mà là nhằm cản trở cuộc bầu cử của họ. Và đến giờ, họ vẫn chưa được biết lúc nào có thể tổ chức bầu cử, sau khi lại đưa kiến nghị vào hôm qua lên chính quyền tỉnh. Đây là kiến nghị lần thứ 30 của dân làng.
Nhưng không chỉ có trường hợp làng Tín Phong. Các làng Hải Môn, Hoàng Cương, Phán Hà, cùng với Tín Phong, đã được ví như là “Bốn làng Ô Khảm”, vì cũng như tại Ô Khảm, người dân đã tố cáo chính quyền tham nhũng, biểu tình đòi trả lại đất bị trưng thu. 
Có điều là cho đến nay thì dân chúng tại các nơi đó có dấu hiệu bị thua cuộc. Chỉ có Ô Khảm là ngoại lệ, vì ngày mồng 03/03 tới đây, họ sẽ bầu lại trưởng thôn, cũng như đại biểu tại ủy ban huyện".

Biểu tình chống tịch thu đất tại Vọng Cương, một Ô Khảm thứ hai của Quảng Đông(Thụy My). – Trần Vinh Dự: Người Trung Quốc không hạnh phúc  – (VOA’s blog).
-“Công xã Paris” ở Ô Khảm đã chiến thắng

Tác giả: Maria Kruczkowska- Báo Wyborcza 18/01/2012
Đinh Minh Đạo dịch
Wukan (Ô Khảm), một làng làm nghề cá với 13 nghìn dân ở phía nam Trung Quốc hôm qua đã tổ chức chào mừng thắng lợi đầu tiên trong cuộc đấu tranh đòi thực thi luật pháp và bảo vệ quyền lợi của dân làng. Người lãnh đạo cuộc đấu tranh, 67 tuổi ông Lin Zuluan ( Lâm Tổ Luyến), thay vì phải đi tù, đã trở thành người đứng đầu tổ chức đảng cộng sản của địa phương.

Cuộc phản kháng đã nổ ra vào tháng 09 năm ngoái. Đứng đầu là một số người dân của làng, những người đã làm việc ở thành phố, nay trở về làng do tác động của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu, các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc phải đóng cửa. Nằm trong tỉnh Quảng Đông kề biển, Wukan ở trong tình trạng thật tồi tệ.
Yang Semao 44 tuổi, trở về nhà sau nhiều năm làm quản lý ở một xí nghiệp tại thành phố lớn Shenzhen, cách Hồng Kông chỉ 1 giờ đường ô tô.
- Khi trở về nhà, tôi đã nhận ra ngay tình hình rất xấu. Nhiều người dân đã mất hết đất, lạm phát đã làm họ mất hết số tiền dành dụm được lâu nay. Yang Semao nói với các nhà báo. Đi bên Yang Semao là Zhang 20 tuổi, người phụ trách đưa tin của cuộc phản kháng trên internet và Lin Zuluan, cũng mới trở về làng sau những năm làm việc ở thành phố.
Ba người trên đây đã thuyết phục dân làng, rằng chính quyền đã ăn cắp đất của họ, bán đến 80% đất canh tác cho những người kinh doanh bất động sản trị giá tới 110 triệu USD.
Wukan là một làng làm nghề cá, nhưng hiện nay chỉ còn một nửa duy trì nghề, dân làng còn lại sinh sống nhờ vào mảnh đất riêng ít ỏi.
Những nông dân bất bình đã tập trung đi đến trụ sở huyện Lufeng với những biểu ngữ phản đối. Tại Trung Quốc, những người biểu tình không được phép mang theo các khẩu hiệu. Nhưng Quảng Đông nằm cạnh Hồng Kông, nên các nhà báo, các bloger kéo đến nhanh chóng.
Đầu tháng 12 năm ngoái, chính quyền nóng lòng muốn giải quyết nhanh chóng vụ nổi dậy của dân làng bằng bạo lực. Công an dùng dùi cui giải tán dân làng, bắt bốn người lãnh đạo biểu tình đưa về trụ sở huyện. Ngày hôm sau, công an báo cho con gái của một trong những người bị bắt, cha cô đã chết trong đồn công an do bệnh tim. Nhưng dân làng thì tin chắc rằng, Xue Jinbo (Tiết Cẩm Ba) đã bị công an đánh chêt. Dân làng yêu cầu trả thi hài Xue Jinbo và thả hết những người bị bắt.
Đó là diễn biến ban đầu của sự kiện mà “New York Time” gọi là Công Xã Pari ở Wunka. Suốt 11 ngày, ngôi làng trở thành nơi tự do, tự quản ở Trung Quốc. Những người nông dân đuổi chính quyền ra khỏi làng, chặn các con đường vào làng và bắt đầu chống lại các đợt tấn công của công an. Họ thành lập cả trung tâm báo chí, phía trước có treo ảnh chúa Jesu và ảnh Đức Chúa Trời cùng với các thông cáo báo chí bằng hai thứ tiếng Anh và Trung Quốc.
-Chúng tôi không nổi loạn. Chúng tôi ủng hộ Đảng Cộng Sản. Chúng tôi yêu đất nước. Họ nói.
Đối với những người phương tây, những điều họ nói trên đây có vẻ không thành thật. Nhưng ở Trung Quốc, những điều hoang đường để ca ngợi hoàng đế và các tầng lớp quan chức được tiếp nhận như một thói quen đáng hoan nghênh. Những người nông dân cho rằng, vần đề của họ là tham nhũng và quan liêu của chính quyền địa phương, còn Bắc Kinh thì mong muốn tốt đẹp hơn, nhưng họ không biết gì về tinh hình thực tế ở địa phương.
Chính quyền bao vây muốn dân làng bị đói. Nhưng những người nông dân đã huy động số lương thực dự trữ để nấu cháo cung cấp cho những người tình nguyện giữ làng và cả các nhà báo. Họ quyết không đầu hàng.
Sau 11 ngày của vụ việc không tiền khoáng hậu, bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Wang Yang (Uông Dương) đã mềm lòng, thay vì gửi những đơn vị vũ trang tấn công vào làng, ông cử phái viên đến để thương thuyết.
Chính quyền công nhận một số yêu sách của dân làng.
Chính quyền đã trao trả thi hài người chết để dân làng mai táng. Thả hết những người bị bắt, phía dân làng ra tuyên bố kết thúc cuộc chống đối. Hiện nay thôn trưởng mới sẽ tổ chức cuộc bầu cử chính quyền của Wukan. Ở Trung Quốc, bắt đầu từ đầu năm 80, các làng có quyền bầu cử trưởng thôn, nhưng phải dưới sự kiểm soát của đảng.
Câu hỏi được đặt ra: Chiến thắng đã mang lại những gì? Ruộng đất mà chính quyền đã lấy của nông dân sẽ được xử lý ra sao? Sự kiện Wukan có là tấm gương cho các địa phương khác noi theo? Nhưng câu hỏi bao quát nhất là, sự nhượng bộ của chính quyền là thay đổi về chính trị, hay đó chỉ là bước đi mang tính chiến thuật?
Dân làng sợ rằng, khi các nhà báo đi khỏi, những sức ép bắt đầu. Trên mạng internet đang có nguồn tin tức không hay, đó là phát biểu của người đại diện của chính quyền Quảng Đông, ông Zheng Yan Xionga. Ông trách những người dân Wukan rằng, thay vì tin tưởng vào chính quyền lại dựa vào các nhà báo. Ông bác bỏ sự kết tội đối với công an. Ông cũng phàn nàn rằng, những người dân quê ngày một có trình độ học vấn cao hơn và lãnh đạo họ rất khó khăn.
Warsaw, 18-01-2012
© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

-

Dân Ô Khảm (Wukan) Thách thức Mô hình Trung Quốc


Tác giả: Michael Young
Theo : People of Wukan Challenge China Model
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
-
Mô hình TQ chống lại dân làng Ô Khảm ở miền nam TQ, và tới thời điểm này, dân làng đã thắng.

Mô hình TQ là một thuật ngữ tự hào được đặt ra bởi các học giả của chủ nghĩa Mác trong Học viện Khoa học Xã hội TQ. Các sự kiện dẫn đến ba tháng biểu tình ở Ô Khảm là một ví dụ điển hình của mô hình TQ làm việc.
Ở TQ, chính quyền địa phương đã thực sự trở thành chủ đất và có quyền bán đất (hoặc bán quyền sử dụng đất, chính xác hơn) cho các nhà phát triển địa ốc.
“Đây là lần đầu tiên chế độ cộng sản TQ thương lượng với người dân.”
Chính quyền địa phương trả cho nông dân với một số tiền tối thiểu và sau đó được trả bởi nhà phát triển hơn 50 lần.
Về mặt lý thuyết, dân làng sẽ nhận được một phần từ việc bán đất. Do thiếu kiểm tra và minh bạch, người dân thường được trả rất ít, và các quan chức địa phương là những người hưởng lợi chính.
Người ta ước tính rằng 60% đến 70% thu nhập của chính quyền địa phương đến từ bán đất cho các nhà phát triển. Loại thực hành không chỉ giúp làm giàu các quan chức mà còn tạo ra một số lượng lớn trong các phép đo tổng sản phẩm quốc nội, mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các quan chức địa phương.
Về bản chất, mô hình TQ là sự kết hợp của chế độ độc tài chính trị và tham nhũng tại tất cả các cấp của chế độ cộng sản TQ.
Có rất nhiều sự cố người dân bị mất đất đai phản đối, kháng cáo lên các cơ quan trung ương, từ chối dời đi, và thậm chí tự thiêu trong cố gắng ngăn chặn việc tịch thu đất đai và phá hủy nhà của họ.
Họ đã bị đàn áp cuồng bạo bởi chính quyền địa phương và bị các quan chức cấp cao hơn thờ ơ. Sự tức giận và oán giận đối với những bất công đã mọc lên khắp TQ.
Ô Khảm
Ô Khảm là một ngôi làng đánh cá với khoảng 20.000 người ở Lu Feng County, tỉnh Quảng Đông.
Bắt đầu từ tháng 6 năm 2009, người dân Ô Khảm khiếu nại với chính quyền tỉnh và địa phương 11 lần phàn nàn rằng trưởng thôn và bí thư đảng Cộng sản địa phương đã bán bất hợp pháp khoảng 67 mẫu đất cho một nhà phát triển Hồng Kông. Kháng cáo của họ không đi đến đâu.
“Cả thế giới theo dõi.”
Ngày 21.09.2011, các cư dân Ô Khảm bắt đầu chiến đấu cho quyền lợi của mình kéo dài ba tháng với các cảnh sát và chính phủ địa phương. Trong quá trình này, cảnh sát địa phương đã đến làng, đánh đập người biểu tình, đại diện làng bị bắt, và bị cáo buộc tra tấn một trong số họ đến chết.
Dân làng tức giận đã đình công và kéo đến chính quyền thành phố để phản đối. Họ đuổi trưởng thôn và bí thư Đảng Cộng sản và các thành viên do đảng bổ nhiệm, và thành lập ủy ban tự trị được bầu từ các gia đình khác nhau, số phiếu biểu quyết được dựa trên số thành viên của gia đình.
Khi nghe tin rằng cảnh sát đã lên kế hoạch đến bắt giữ nhiều người hơn, dân làng chặn đường và chặn các lối ra vào. Khi cảnh sát cắt đứt các nguồn cung cấp thực phẩm, nước, điện, và các binh sĩ vũ trang đã được triển khai xung quanh làng, mọi người ở Ô Khảm đã sẵn sàng chết cho đất đai của họ.
Sức mạnh của Truyền thông
Truyền thông sẵn sàng báo cáo toàn bộ sự việc.
Ô Khảm là một ngôi làng tương đối phong phú trong tỉnh giàu nhất TQ, cạnh Hồng Kông. Người dân ở đó thường xuyên xem truyền hình từ Hong Kong và có nhiều mối quan hệ ở Hong Kong.
Khi tờ báo Anh Daily Telegraph đưa sự cố Ô Khảm tới sự chú ý của truyền thông nước ngoài, các phóng viên từ Hồng Kông và các nước lẻn vào làng.
Dân làng đối xử với giới truyền thông nước ngoài như bạn. Do tuyên truyền lâu dài của chế độ TQ chống lại các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhiều người TQ có thể nghi ngờ họ, thậm chí tại những thời điểm họ cần sự giúp đỡ của truyền thông nước ngoài. Ô Khảm hành động khác hơn.
Tại thời điểm rất quan trọng, truyền thông TQ tất bật tắt tiếng như mọi khi. Họ được phép chỉa vào “chiếm Wall Street”, nhưng không được phép để nói về “chiếm Ô Khảm. “
Dân làng đã dựng lên một trung tâm báo chí và sử dụng các phương tiện truyền thông để cung cấp những thông điệp của họ. Họ phản đối các quan chức tham nhũng, không phải Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên các thông tin trên không phải là những thông tin giúp họ khỏi bị thảm sát. Các sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn đã tổ chức tương tự, nhưng phong trào của họ đã bị nghiền nát với xe tăng và đạn.
Toàn bộ sự cố Ô Khảm được ghi hình và đưa lên mạng. Cả thế giới xem.
Cuộc đàm phán lịch sử
Vì vậy, thay vì cho cảnh sát vũ trang xung quanh làng giết dân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Zhu Mingguo đến Ô Khảm và thừa nhận rằng yêu cầu của người biểu tình là hợp lý. Lần đầu tiên, chế độ cộng sản thương lượng với người dân TQ.
Zhu đã đồng ý yêu cầu của người dân, trả đất lại cho dân, thâu hồi cảnh sát, và kêu gọi người dân trở lại cuộc sống bình thường.
Nhiều nhà quan sát nghi ngờ về kết quả, nghĩ rằng đây chỉ là một chiến thuật. Một khi các phóng viên đã rời khỏi, ĐCSTQ sẽ xé nhỏ các nhóm và bắt đầu quấy rối và đe dọa từng người tham gia các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, tình trạng bất ổn đã được bình định, Ban tự trị đã giải thể, và nhà lãnh đạo kháng nghị được bầu làm trưởng thôn mới của làng. Nếu ĐCSTQ bắt đầu trả đũa, người dân sẽ không bao giờ tin chính quyền nữa.
Kết quả đã để lại mô hình TQ trong tình trạng lấp lửng. Mô hình Ô Khảm đang thay thế nó.
Michael Young, một nhà văn Mỹ gốc TQ ở Washington, DC, viết về TQ và mối quan hệ Trung-Mỹ.
-
-Lãnh tụ biểu tình lên lãnh đạo Ô Khảm
Ông Lâm Tổ Luyến từ vị trí lãnh đạo các cuộc biểu tình nay chuyển sang vị trí bí thư đảng ủy xã Ô Khảm.
Người đứng đầu cuộc biểu tình chống lại nạn thu hồi đất ở một ngôi làng miền nam Trung Quốc vừa được chỉ định làm người đứng đầu địa phương.
Ông Lâm Tổ Luyến sẽ lãnh đạo Đảng ủy xã tại Ô Khảm và tổ chức kỳ bầu cử nhằm chọn ra ủy ban hành chính mới cho địa phương.

Người tiền nhiệm của ông hiện đang bị điều tra về cáo buộc tham nhũng.
Sự tức giận của người dân Ô Khảm quanh chuyện bị các quan chức thu hồi đất đã dẫn tới cuộc nổi dậy công khai chống lại các lãnh đạo địa phương hồi tháng 12.
Những đòi hỏi chính của dân làng, trong đó có đòi hỏi phải cách chức hai quan chức địa phương, đã được giới chức chuẩn thuận giữa lúc dư luận tỏ thái độ ủng hộ đối với người dân làng này.
Diễn biến mới đây được coi như một sự nhượng bộ hiếm hoi của chính phủ Trung Quốc.
"Bước đi quan trọng"
Hôm Chủ Nhật, ông Lâm đã thay thế chủ tịch xã Ô Khảm, một doanh nhân từng đứng đầu làng trong những thập niên qua nhưng bị dân địa phương cáo buộc tội cướp đất.
"Đây là một quyết định được toàn bộ Ô Khảm ủng hộ và đây là một bước đi quan trọng nhằm giúp xử lý cuộc tranh chấp đất đai và tài chính ở làng," một người làng nói với hãng tin AFP của Pháp.
Các cuộc biểu tình bắt đầu âm ỉ tại Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông từ hồi tháng Chín và leo thang dữ dội sau cái chết của một đại diện dân làng khi người này bị cảnh sát giam giữ.
Người làng nói các quan chức đã bán đất của dân cho các nhà phát triển địa ốc mà không bồi thường thỏa đáng.
Họ cũng kêu gọi phải điều tra về cái chết của ông Tiết Cẩm Ba, qua đời hôm 11/12/2011 khi đang bị cảnh sát giam giữ.
Phía cảnh sát nói ông chết do "bệnh đột ngột" nhưng gia đình nói ông bị đánh chết.
Hồi tháng 12, Phó bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Chu Minh Quốc đã tiếp xúc với các đại diện dân làng và đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt thế bế tắc giữa hai bên.
Hàng năm, có hàng ngàn cuộc biểu tình quanh chuyện đất đai tại Trung Quốc và Ô Khảm đã trở thành biểu tượng cho sự giận dữ của dân chúng đối với tình trạng bất công chướng tai gai mắt.

-Protest leader appointed party chief of Chinese village-World Briefing | Asia: China: Wukan Village’s Ballots Canceled NYT -Officials in Guangdong Province canceled the results of recent elections in Wukan, which recently evicted all its Communist Party officials over a land dispute, according to the state news agency.

Công nhân LG ở Trung Quốc đình công  —  (VOA).
-Trung Quốc nói rằng người biểu tình ở làng Ô Khảm có lý - VOA - Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết dân chúng ở làng Ô Khảm trong tỉnh Quảng Đông đã đưa ra những lời khiếu tố có lý khi họ biểu tình trong nhiều tuần để chống nạn chiếm đoạt đất đai.


Căng thẳng bùng ra ở Ô Khảm lần đầu hồi tháng 9, khi dân chúng bắt đầu biểu tình chống nạn tịch thu đất đai bừa bãi và nạn tham ô của chính quyền địa phương.

Tân Hoa Xã hôm nay trích lời các nhà điều tra của chính quyền tỉnh Quảng Đông nói rằng một công ty chăn nuôi đã chiếm dụng một diện tích đất đai lớn hơn diện tích cho phép. Một công ty khác không trả tiền bồi thường đúng hạn cho dân làng.
Các nhà điều tra cũng nói rằng ông Tiết Xương, cựu bí thư đảng ở thôn Ô Khảm, đã biển thủ công quỹ để mua xe hơi riêng.


 -Viên chức Trung Quốc nói Khiếu nại Wukan cho thấy đòi nhân quyền tăng lên - Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
Nguồn: CHINA OFFICIAL SAYS WUKAN PROTEST SHOWS RIGHTS DEMANDS ON RISE
Zhu Mingguo, phó Bí thư Đảng Cộng sản của phía nam tỉnh Quảng Đông, tuần trước đã giúp môi giới một thỏa hiệp giữa chính phủ và cư dân của làng Wukan. Cuộc biểu tình mười ngày vì đất nông nghiệp bị tịch thu và cái chết của một người tổ chức cuộc biểu tình đã thu hút sự chú ý rộng rãi như một cự tuyệt đối với chính sách ổn-định-trên-hết của ĐCSTQ.
Phát biểu với các quan chức về cuộc biểu tình ở Wukan và các cuộc biểu tình khác, Zhu cho biết những cuộc biểu tình này không bùng nổ trong cô lập, tờ “Quảng Châu hàng ngày”, tờ báo chính thức của thủ phủ của tỉnh, báo cáo hôm thứ Ba.
“Trong điều kiện của xã hội, nhận thức về bình đẳng, dân chủ và dân quyền của công chúng được củng cố không ngừng, và các yêu cầu tương ứng của họ đang tăng lên”, Zhu nói với một cuộc họp vào hôm thứ hai về việc bảo vệ ổn định xã hội, tờ báo cho biết.
“Ý thức công cộng về bảo vệ nhân quyền đang gia tăng, và các phương tiện được sử dụng để bảo vệ nhân quyền đang ngày càng phtát triển dữ dội”, Zhu nói. “Các kênh của người dân dùng để bày tỏ bất bình rất đa dạng, và có một xu hướng là các cuộc xung đột sẽ trở thành mãnh liệt hơn.”
Zhu cũng trích dẫn các cuộc biểu tình của các công nhân nhà máy, những người phàn nàn về việc ngược đãi. Các khu vực này, nơi tình trạng bất ổn nổ ra, đã giành được bằng khen “đơn vị tiên tiến” – ví dụ điễn hình cho sự phát triển và sống hòa đồng, Zhu lưu ý.
Không phải như vậy, ông nói.
“Trong các khu vực này có nhiều vấn đề không được nhanh chóng nhạn ra, và khi chúng nổ ra, hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn”, ông Zhu, đề cập đến phản ứng của các quan chức địa phương.
“Giống như táo, trái tim của họ đã thối ngay cả khi da của chúng còn đỏ tươi, và khi da bị vỡ ra, thực sự là một mớ hỗn độn.”
Chống đỡ rủi ro của tình trạng bất ổn
Màu đỏ là màu của Đảng Cộng sản cầm quyền, và bình luận của Zhu phản ánh cuộc tranh luận trong nôii bọ đảng về cách tránh được những rủi ro của tình trạng bất ổn từ một xã hội ngày càng bất bình đẳng và đa dạng.
Trong những ngày gần đây, tòa án Trung Quốc đã bỏ tù hai nhà bất đồng chính kiến 9 và 10 năm, nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ bịt miệng các nhà phê bình mà họ sợ sẽ kênh bất mãn thành các tổ chức đối lập chống lại chế độ cai trị độc đảng.
Mối quan tâm đó làm to ra các chuẩn bị cho đại hội đảng vào cuối năm 2012, khi các lãnh đạo trung ương sẽ nghỉ hưu và chuyển giao quyền lực cho thế hệ sau.
Zhu đổ lỗi cho tình trạng bất ổn gần đây lên các quan chức địa phương. Ở Wukan, ông cho biết, các quan chức đã bán hơn 2 / 3 diện tích đất làng, mà không cung cấp phúc lợi cho người dân.
“Bây giờ, các cán bộ nhà nước, những người nhớ rằng người nông dân không có đất để làm thực phẩm của họ, ở đâu?” Zhu nói với cuộc họp. “Khi nào họ nghĩ về những khó khăn của những người bình thường?”
“Nếu những khiếu nại này đã được xử lý sớm hơn, liệu chúng có gây nên một tranh cãi lớn như vậy?”
Các cuộc biểu tình ở Wukan đã kết thúc sau khi các quan chức đã nhượng bộ về đất nông nghiệp bị tịch thu và cái chết của một lãnh đạo thôn, Xue Jinbo, người mà gia đình ông nghi ngờ ông đã bị đánh đập khi bị giam giữ.
Dân làng lên án các quan chức địa phương tham nhũng và nhẫn tâm trong suốt cuộc tranh chấp kéo dài hàng tháng, nổ ra bạo loạn vào tháng Chín. Nhưng họ đã chào đón các quan chức tỉnh dẫn đầu bởi Zhu như các nhà môi giới, và cuối cùng đã thỏa hiệp.
Các quan chức đã đồng ý trả tự do cho ba người đàn ông bị bắt giam vì biểu tình đòi đất trong tháng Chín, khi một văn phòng chính phủ bị phá hư hỏng, và kiểm tra lại các nguyên nhân gây ra cái chết của ông Xue, tổ chức biểu tình cho biết.

(Báo cáo bởi Chris Buckley, Chỉnh sửa bởi Ron Popeski)


Khi người Hoa vỡ mộng - (BBC) -Tạp chí Chính sách Ngoại giao nói người Trung Quốc không còn tin vào chuyện có thể thăng tiến nhờ trung thực và chăm chỉ.
Tập Cận Bình và chiến công hiển hách ở Tân Cương   —  (Người buôn gió).  – Trung Quốc xử tù nhà bất đồng 10 năm  —  (BBC).  – Một nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc bị tuyên án 10 năm tù  —  (VOA).  - Nhà hoạt động dân chủ thứ 3 ở Trung Quốc bị án tù trong tháng này - (VOA).  – Một nhà ly khai Trung Quốc lãnh án 10 năm tù  —  (RFI).  – Chính quyền Trung Quốc tăng cường kiểm soát dân chúng   —  (RFI).    – Khi người Hoa vỡ mộng  —  (BBC). –  China continues Christmas crackdown on activists as Chen Xi given 10 years in prison (The Telegraph). –  Shanghai becomes latest Chinese city to crack down on social media (The Telegraph).


-Mọi người đều có phần trong bong bóng bất động sản của Trung Quốc TIN TỨC HÀNG NGÀY - 
Theo: The Washingtonpost Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
-Trong bốn tháng qua, người dân Wukan, một thị trấn của khoảng 20.000 người ở miền Nam Trung Quốc, nổi dậy đối mặt với các quan chức Đảng Cộng sản địa phương. Cuộc nổi dậy bắt đầu từ một cuộc biểu tình chống lại quyết định của quan chức bán một trang trại lợn thuộc sở hữu của làng để làm khu nhà sang trọng với giá $ 156 triệu USD, một khu đất nhỏ bé mà người dân thành phố còn lại. Các cuộc biểu tình nổ lên sau cái chết của người lãnh đạo của dân, người dân Wukan đổ lỗi cho việc xử lý tàn nhẫn của công an. Sau khi các quan chức Cộng sản địa phương bị người dân lật đổ, chính quyền cấp cao hơn đã bị buộc phải đàm phán.
Dân làng và ĐCSTQ đã đạt được một giải quyết, về việc trả lại người đàn ông đã bị giết bởi công an, mặc dù số phận của thỏa thuận bán đất của chính quyền địa phương đai không được rõ. Điều chắc chắn là sự kiện Wukan cho thầy lỗ hổng thật sâu trong cấu trúc xã hội Trung Quốc – các khuyết tật, nếu không được giải quyết, có thể có ảnh hưởng cho toàn thế giới.
Việc bán đất là một giao dịch điển hình ở Trung Quốc, nơi mà tất cả bất động sản thuộc về nhà nước và chính quyền địa phương, vì thiếu các nguồn thu nhập khác, bán tài sản công cộng để kiếm tiền. Việc này đã bùng phát ở Trung Quốc trong những năm qua, giá nhà đất tăng mạnh và tiền tiết kiệm của Trung Quốc đã được đổ vào các giao dịch đất. Vì vậy tranh chấp ở Wukan là một trường hợp điển hình: tham nhũng bán đất, và đuổi dân địa phương đi nơi khác, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng bất ổn trên toàn Trung Quốc.
Trung Quốc đã phụ thuộc vào giá bất động sản ngày càng tăng không chỉ tài trợ cho chính quyền địa phương mà còn giúp cho tăng trưởng trong những năm gần đây. Như giáo sư Patrick Chovanec, Đại học Thanh Hoa, báo cáo ở Bộ Ngoại giao, xây dựng bất động sản chiếm 1 / 10 tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, so với 6% GDP ở Mỹ trong năm 2005. Giá nhà đã bắt đầu giảm ở Thượng Hải và Bắc Kinh, dẫn đến thất vọng, và thậm chí cả bạo lực ở quy mô nhỏ, trong số những người đầu tư tiền tiết kiệm trong các căn hộ tốn kém nhưng bây giờ ế ẩm. Thật vậy, các quan chức Cộng sản ở Wukan, những người đã bán các trang trại lợn được may mắn: Hơn 100 cuộc đấu giá đất trong tháng 11 do chính quyền địa phương tổ chức đã không thành công, theo Chovanec.
Các hậu quả tiềm tàng nổ bong bóng bất động sản ở Trung Quốc rất lớn. Chúng bao gồm từ các gói cứu trợ rất lớn và tốn kém cho chính quyền địa phương bởi chính quyền quan trung ương, đến việc giảm trong nhu cầu toàn cầu đối với sắt, đồng, gỗ và thiết bị xây dựng hạng nặng.
Lúc đầu, cuộc chạy đua bất động sản ở Trung Quốc vì quá trình đô thị hóa nhanh chóng của đất nước. Nhưng những gì đã làm nó đi quá điểm của tính bền vững, cuối cùng, là thiếu tự do: Trong trường hợp này, kiểm soát vốn chặt chẽ đã ngăn chặn hầu hết các công dân Trung Quốc chọn nơi đầu tư tiền kiếm được của họ. Với các ngân hàng nhà nước ít quan tâm, và thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn là một casino kém phát triển, sự lựa chọn duy nhất là bất động sản.
Giải pháp cho sự mất cân bằng kinh tế nội địa Trung Quốc được tìm thấy trong cùng một hướng của giải pháp cho các cuộc biểu tình ở Wukan và các nơi khác. Xã hội phải được mở ra cho một loạt các lựa chọn tự do, kinh tế và chính trị, tương xứng với mức độ tiến bộ kinh tế. Sự sẵn sàng, của chính quyền Cộng sản để thay đổi, làm thay đổi số phận không chỉ của người dân Trung Quốc mà của nhiều quốc gia khác có nền kinh tế và tương lai gắn bó với họ.
Nguồn: We all have a stake in China’s real estate bubble
Bong bóng bất động sản ở Trung QuốcWe all have a stake in China’s real estate bubble (WP 2-12-11) -- Bài ngắn, dể hiểu!
Nội loạn ở Trung Quốc: Chuyện gì đang xảy ra ở Ô Khảm (Wukan)?: The Spirit of Wukan (FP 23-12-11)  "Can a small farming town's remarkable protest against corrupt officials spread across China?"


Nguồn:-QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN TRUNG HOA 

Bài viết của Mã Kiện (馬健: Ma Jian) sinh ngày 18 tháng 8 1953) là một nhà văn Trung Quốc. Ông được sinh ra tại Thanh Đảo ngày 18 tháng tám năm 1953. Năm 1986, ông chuyển đến Hồng Kông sau khi bị đàn áp do một số tác phẩm của ông đã bị cấm. Năm 1997, ông đến Đức, sau đó di chuyển đến Anh vào năm 1999. Ông hiện đang sống ở London vớiđối tác và phiên dịch của mình - bà Flora Drew một nhà làm truyền hình và phim ở School of Oriental and African Studies in London. Mã Kiện nổi lên với tác phẩm “Stick out Your Tongue” được bà Flora Drew dịch sang tiếng Anh năm 2006. Một cuốn truyện ký về văn hoá Tây Tạng, mà nhà cầm quyền Trung Hoa cho là dâm ô cấm xuất bản. Một cuốn khác là "Red Dust" cũng là truyện ký nói lên nỗi cùng khổ ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của Trung Hoa, và nhiều tác phẩm khác.


LONDON – Tôi không vội để hoàn tất việc đọc một bài viết tán dương Ngài Václav Havel[1]một nhà viết kịch Tiệp Khắctrở thành nhà cách mạng bất đồng chính kiến ôn ​​hòa để rồi trở thành vị tổng thống vừa mới từ trần, có nhiều hơn hai câu chuyện nói về sự nghiệp phi thường của Havel trong bối cảnh: cái chết của Kim Chính Nhậtvị lãnh đạo tối cao Bắc Hàn nghiện ngập trong tình dục, và vũ khí hạt nhân, và các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự tước đoạt quyền sở hữu đất đai của dân làng Wukan  tỉnh Quảng Ðông, thuộc miền nam Trung Quốc.

Nếu Havel đã có những lúc nghi ngờ về tác động tích cực lâu dài của ông trên thế giới, thì tôi cũng hy vọng ông có thể đã đọc những thông tin từ làng Wukan trước khi ông qua đời.  ngôi làng đánh cá 6000 dân sinh sống, "Quyền lực của không quyền lực" mà Havel đã quảng bá là một phương pháp để huỷ hoại nguyên tắc độc tài toàn trị đã được chứng minh một lần nữa, nó đã đánh vào kỷ cương và chân giá trị khổng lồ mà Trung Quốc đã bọc một mặt nạ bằng kẽm cho một tình hình không còn sự phản đối kể từ cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào mùa xuân năm 1989.

Kim đệ nhị, trong một một ý nghĩa nào đóông là nhà chống Havel, không chỉ thiếu sự đúng đắn về đạo đức, mà còn thiếu cả những mối quan tâm về cái độc tài phổ biến trong việc cai trị một quốc gia như thế nào. Cái chết của ông làm tôi nhớ lại rằng Mao Trạch Đông, với tất cả những cuồng loạn  chân thực và giả dối đi kèm với sự sụp đổ của một người tự phong Thánh (self-atointed god).

Nhưng cái chết của Mao ít nhất nó đã làm kết thúc một kỷ nguyên của chế độ độc tài quân phiệt (Caesarism) ở Trung Quốc. Bởi vì ông không có con trai để thực hiện thành côngnhững gì ông ta muốn, Mao chỉ định một Bộ Chính trị với 5 người để thực hiện. Các thành viên của bộ chính trị này, trong đó có cháu trai của mình, Mao Viễn Tân (Mao Yuanxin)[2];tình nhân của Mao, Trương Ngọc Phượng (Zhang Yufeng)[3]; và Giang Thanh, vợ cuối cùng của ông – họ không đủ năng lực quản lý như Kim, nhưng, sau thảm họa của cuộc Cách mạng Văn hóa, những thành phần đối lập với họ trong quân đội và các cơ quan nhà nước đã lan rộng khắp nơi để đưa họ đến chỗ kết liễu. Họ, và Tứ Nhân Bang[4] (trong đó, Giang Thanh là một thành viên), đã nhanh chóng bị lật đổ.

Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chế độ độc tài quân phiệt đến chế độ độc tài chuyên quyền (despotism), và sau đó từ chủ nghĩa Mác (Marxism) đến chủ nghĩa tư bản(Capiyalism)đã là may mắn cho công dân của Trung Quốc. Vận xấu của Bắc Triều Tiên bất chấp sự thiếu khả năng của Kim Chính Nhật, ông ta dường như đã quản lý chỉ đểtruyền lại ngôi báu cho con trai út của mình, Kim Chính Ân. Với sự thờ ơ của các cơ quan đoàn thể ở Bắc Triều Tiên đối với những tệ hại mà Kim đã gây ra ở đâyđã dường như rất ít cơ hội cho bất kỳ thay đổi nào được bắt đầu từ nội bộ Bắc Triều TiênTuy nhiên đấu đá quyền lực, có thể là báo hiệu cho sự kết thúc của chế độ.

Bắc Triều Tiên là một loại gương soi thế giới đối với cân nói nổi tiếng của Havel, để tồn tại dưới chế độ độc tài toàn trị (totalitarianism), người ta phải sống trong sự thật. May mắn thay cho Havel, nhà cầm quyền cộng sản có tần nhìn thấp của Tiệp Khắc cũng có tư duy thiển cận trong cách dối trá của họ đối với nhân dânTuy nhiên, khi mọi khía cạnh của xã hội được xây dựng, như ở Bắc Triều Tiên, trên một Sự Đối Trá to lớn, và sau đó một Sự Dối Trá thậm chí to lớn hơn, có lẽ đã làm mê muội mọi người, chứ chưa nói đến khả năng sống trong sự thật.

Trong bất kỳ trường hợp nào, triều đại của Kim Chính Ân cũng không được duy trì và lập lại những điên cuồng sai trái như cha và ông nội của mình. Chủ nghĩa Cộng sản(Communism), nhờ vào sự cám dỗ của nền kinh tế thị trường thành công và tấm gương đi đầu bởi những người như Havel, đã đặt hệ thống của nó dưới những căng thẳng từ bên ngoài mà, Kim đệ tam không có nơi nào để giúp đỡ có hiệu quả. Thật vậy, ngay cả hai chế độ mong muốn duy trì triều đại Kim đệ tam là Trung Quốc và Nga – cũng đang cảm thấy áp lực từ những bất mãn của người dân ngay trên đất của họ , bây giờ có vẻ như đã bất lực trước dân chúng.

 Wukan, dân làng đơn giản không sợ thách thức của đảng cộng sản và cảnh sát địa phương khi các quan chức đã ăn cắp đất của họ cho một dự án phát triển. Tại Hà Nam, cảnh sát đã xuống đường đòi hỏi nhân quyền phải được bảo vệ.  Đại Liên, hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối việc xây dựng các nhà máy hóa dầu. Không giống như những gì đã xảy ra cho đến nay  Wukan, phản kháng  Đại Liên đã bị nghiền nát, nhưng nó giống như hàng chục ngàn cuộc biểu tình khác trên khắp Trung Quốc năm ngoái - báo hiệu cho đảng cầm quyền Trung Quốc không còn chỉ quan tâm đến việc theo đuổi chính trị thụ động chạy theo vật chất.

Tại Nga, tình hình thủ tướng Vladimir Putin cũng tương tự. Sau cuộc bầu cử gian lận vào đầu tháng Mười Hai, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở Mạc Tư Khoa và Saint Petersburg. Và những người diễu hành kích động quần chúng (rabble-rouserskhông phải là nghèo khổ, mà là tầng lớp trung lưu mới của Nga. Cũng giống như dân làng Wukan, chỉ đơn giản là họ đã quá ngán với sự dối trá của chính quyền.

Dân Bắc Triều Tiên đã bị cưỡng chế một thời gian dài, và mặc dù họ đã bị tẩy não (brainwash) để ngoan ngoãn và trung thành với triều đại của Kim đệ nhị, bạn không thể tưởng tượng được là làm thế nào để họ sẽ chịu sự sai khiến (the beck and call) của Kim Chính Ân, người không được tín nhiệm ở quân sự hoặc những lĩnh vực khác, để cai trị. Với vị thế quốc tế ngày càng bị cô lập ở châu Á, nếu xung đột nội bộ của Bắc Triều Tiên trở nên gay gắt, Trung Quốc có thể gặp khó khăn để hành xử đối với Kim Chính Ân trong mọi tình huốngngoại trừ sự thờ ơ đầy lo lắng và lạnh nhạt.

Và phải nhớ lại rằng đó là sự thờ ơ đối với chế độ cộng sản Đông Âu khi chưa cải cách của đảng của Ông Mikhail Gorbachev và Liên Xô, để rồi cuối cùng bậc dèn xanh tự giải quyếtsố phận họ và cứu Havel ra khỏi nhà tù để đến ngôi vị chủ tịch ở lâu đài PrahaDĩ nhiên, Havel là một người thụ hưởng sự thờ ơ như vậy, nhưng ông không bao giờ lừa bịpmà ông là một chiến sĩ đấu tranh cho sự thật và tự do trong suốt cuộc đời của ông.

Đối với Trung Quốc là nên quan tâm đến việc làm thế nào để sống trong sự thật, Havel vẫn là mẫu mực của chúng taTuyên ngôn Hiến chương 77 mà ông viết ra cung cấp hình mẫu đấu tranh dành cho nam khôi nguyên giải Nobel Hoà Bình 2010, tù nhân Lưu Hiểu Ba, người đã khai sinh ra Hiến Chương 08, trong đó tuyên bố rằng Trung Quốc, cũng có thể sống trong chân giá trị và tự do.

Cái chết của Kim Chính Nhật nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước khi chết. Sự ra đi của Havel nhắc nhở chúng ta rằng giá trị của cuộc sống cuối cùng sẽ đạt được sự kính trọng.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
[1] Václav Havel: Ông sinh ngày 05/10/1936 và mất ngày 18/12/2011. Ông là con của một gia đình tư sản nổi tiếng ở Tiệp Khắc. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tiệp Khắc đặt dưới sự đô hộ của Liên Xô, nên dưới chế độ xét lý lịch gay gắt của một nhà nước cộng sản, ông đã không được đi học. Ông phải tự học để trở thành nhà văn, nhà viết kịch xuất sắc của Tiệp Khắc. Năm 1968, ông bị nhà cầm quyền cộng sản Tiệp Khắc cấm viết kịch do nhiều vỡ kịch của ông bị chế độ cho là phản động, Ông chuyển sang hoạt động chính trị. Nắm 1977 ông viết ra Hiến chương 77, và bị cầm tù 5 năm dưới chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc. Ông là lãnh đạo của cuộc cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc từ năm 1989, và là chủ tịch của nhà nước cộng sản Tiệp khắc cuối cùng từ năm 1989 đến năm 1993, đồng thời là Tổng thống đắc cử đầu tiên của một Tiệp Khắc dân chủ dưới cái tên Cộng Hoà Czech từ năm 1993 đến 2003. Ông là tác giả của 21 vở kịch, trong đó có những vỡ kịch nổi tiếng như: Suy tàn (Largo Desolato) và Bữa tiệc trong vườn (The Garden Party), và những bài viết Quyền lực của không quyền lực(The Power of the Poweless)Sống trong Sự thật(Living in Truth), và Nghệ thuật của sự không thể(The Art of Impossible).v.v…

[2] Mao Viễn Tân: là cháu ruột của Mao Trạch Đông. Ông được Mao Trạch Đông cất nhắc lên chức bí thư tỉnh uỷ Liêu Ninh. Đến khi Mao bệnh tật cuối đời điều Viễn Tân về Bắc Kinh ở gần để theo dõi bộ chính trị Trung Hoa và đưa thông tin cho Mao. Và ông được Mao đưa vào thành phần cốt cán 5 người trong bộ chính trị sau khi Mao chết.

[3] Trương Ngọc Phượng: là vợ của 1 nông dân ở Bắc Kinh, nhưng là một y tá được Mao yêu thương cất nhắc vào người kề cận thân cận nhất của Mao vào những năm cuối đời. Trong tác phẩm hồi ký của bác sỹ riêng của Mao – Lý Chí Thoả: Mao sự nghiệp chính trị và tình dục – đã mô tá cô này như là vợ ngoài giá thú và cuối cùng của Mao. Cô Trần Ngọc Phượng có một biệt tài là dù nghe giọng thều thào sắp chết của Mao cô ta cũng hiểu và thông dịch lại cho bộ chính trị Trung Hoa. Nên quyền lực nhà nước Trung Hoa trong những năm cuối đời của Mao là cô này quyết định. Ông bác sỹ Lý có kể rằng, ngay cả sau khi Mao đã chết, nhưng không có sự đồng ý của cô này thì ngay cả Chu Ân Lai - thủ tướng đượng nhiệm của Trung Hoa, người được Mao để sót lại không bị hạ tầng cơ sở trong tất ca3c các cuộc thanh trừng của Mao – cũng không dám bước đến gần xác chết của Mao mà chỉ được phép đứng ở cửa ra vào nhìn và xin phép chỉ thị của Mao dù ông ta đã chết. Cô này cũng được Mao chọn vào bộ chính trị sau khi Mao chết.

[4] Từ nhân bang: còn có tên gọi khác là Bè lũ bốn tên gồm: Giang Thanh vợ thứ 4 trên giá thú của Mao, người mà Mao sử dụng để thanh trừng đồng đảng. Trương Xuân Kiều, một nhà văn làm cách mạng từ 1930s, sau đó chủ nhiệm tớ Giái phóng nhật báo ở Thượng Hải và gặp Giang Thanh giúp bà làm Cách mạng văn hoá cho Mao thanh trừng đồng đội và đồng đảng. Diêu Văn Nguyên là một nhà bình luận văn học, bạn của Trương Xuân Kiều, được Trương Xuân Kiều giới thiệu cho Giang Thanh để triển khai Cách mạng văn hoá. Vương Hồng Văn là một nhà chính trị đi lên từ nông dân ít học, nhưng được Giang Thanh cất nhắc để thực hiện cách mạng văn hoá thời kỳ 1966-1976 do Mao chỉ đạo thanh trừng đồng đảng. Tất cả 4 người này là nằm trong bộ chính trị sau khi Mao chết.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h46' ngày thứ Bảy - Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 2011


-Trung Quốc: Bất ổn ở Wukan (乌坎, Ô Khảm)Canny Villagers Grasp Keys to Loosen China’s Muzzle(NYT 22-12-11)-  And this one is a very thoughtful pieceDo China’s Village Protests Help the Regime?(NYRB 22-12-11)
Nổ lực "huyền thoại hoá" Kim Jong Un của Bắc HànPyongyang Myth-Builders Step It Up (WSJ 23-12-11)– Học viên Pháp Luân Công ở Việt Nam tiếp tục bị đàn áp  —  (VOA). – - Vietnam’s Falungong under pressure (AFP).
Phong trào dân chủ Việt Nam 2011  —  (VOA). – Phỏng vấn TS Hồ Bá Thâm, cựu Trưởng ban Triết học và chính trị, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM: Không thể sống chung với dân chủ hình thức (PLTP). – TP.HCM TỔNG KẾT THI HÀNH HIẾN PHÁP 1992: Đề nghị đổi UBND thành Ủy ban hành chính (PLTP).

GS Tương Lai—10 bài viết làm quà tặng cho thế hệ trẻ (Người lót gạch).
Xã hội pháp quyền: Khi Từ Hải không …chết đứng! (TVN).
QUÂN XANH (Faxuca).
Tiếp dân như tiếp lãnh đạo (VNN).
5 năm, tham nhũng làm Hà Nội thiệt hại gần 967 tỉ đồng (TT). - Lãnh đạo phải học ngoại ngữ (NLĐ). - ‘Lương bộ trưởng quá thấp’ (VNN).
Hà Nội tổng kết Hiến pháp 1992: UBND thành tòa thị chính? (PLTP).

Đơn âm và đa âm (blog Minh Văn).  – Nguyễn Hưng Quốc: Nhà nước đạo tặc  —  (VOA’s blog).
- Canhco: Xin cắn hạt dưa mà chịu đựng (RFA’s blog). – Canhco: Bánh mì Sài Gòn… và Vinashin (RFA’s blog).

Trí thức trẻ "chạy đua" để làm phó chủ tịch xã (DV 23-12-11)TIN TRƯỞNG THÔN TÍN (Thắng xòe). Sửa luật để nâng “chất” hoạt động luật sư (PLTP).

--Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam basam-TẠP CHÍ  XƯA VÀ  NAY Khái lược lịch sử đạo Tin lành ở Việt Nam SỐ  392  THÁNG  11 – 2011 Nguyễn Đăng Bản THÁNG 6 NĂM.2011, CỘNG ĐỒNG TÍN HỮU ĐẠO TIN LẦNH Ở VIỆT NAM LONG TRỌNG KỶ NIỆM 100 NĂM ĐẠO TIN LÀNH TRUYỀN VÀO VIỆT NAM. NHÂN DỊP SỰ KIỆN NÀY-Phật Bà ở Quảng Nam thành du kích? - (BBC) -Báo Việt Nam nói v ề vụ một bức tượng Phật Bà ngự trên tòa sen ở tỉnh Quảng Nam đã bị biến thành cô du kích bồng súng.-

-- Lễ tang cho ông Vaclav Havel  —  (BBC).  – Tang lễ cựu tổng thống Séc, Vaclav Havel   —  (RFI).  – Các nhà lãnh đạo thế giới dự tang lễ cựu Tổng thống Czech   — (VOA).-Người Nga muốn lật sang trang mới không có Putin  —  (RFI).  – Bổ nhiệm đại diện Nga ở NATO là Phó Thủ tướng(TTXVN).
Nga: Đại sứ tại NATO sẽ phụ trách quốc phòng - (VOA). - Nga bất ổn thì Trung Quốc cũng không yên (Đất Việt/The Diplomat).-----

Tổng số lượt xem trang