-Kết luận sơ bộ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen
TT - Cục Hàng hải Việt Nam đã có kết luận điều tra đối với vụ tàu Vinalines Queen bị chìm tại vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines) khi đi từ Indonesia sang Trung Quốc làm 22 người mất tích ngày 25-12-2011.
Xem hồ sơ thuyền viên tàu Vinalines Queen mất tích trên TTO
Thuyền viên Đậu Ngọc Hùng (giữa) người sống sót duy nhất trong vụ chìm tàu - Ảnh: Nguyễn Khánh
Kết luận trên được tổ điều tra tai nạn đối với tàu Vinalines Queen đưa ra dựa trên căn cứ các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của tàu, báo cáo quá trình xếp hàng hóa lên tàu, thông báo của thuyền trưởng khi tàu bị nghiêng và tường trình của thuyền viên Đậu Ngọc Hùng (người duy nhất sống sót trong vụ chìm tàu).
Lỗi do thao tác của thuyền trưởng?
Tàu Vinalines Queen thuộc quản lý của Công ty vận tải biển Vinalines (thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Tàu có tải trọng 56.040 tấn, đóng năm 2005 tại Nhật Bản. Tàu bị nạn khi chở 54.400 tấn quặng nickel từ cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc) và mất liên lạc tại tọa độ 20 độ vĩ Bắc - 123,47 độ kinh Đông (phía đông bắc đảo Luzon, Philippines). Trong số 23 thuyền viên trên tàu chỉ có thuyền viên Đậu Ngọc Hùng thoát được và được tàu London Courage (quốc tịch Anh) cứu khi đang trôi dạt trên biển ngày 30-12-2011, 22 thuyền viên đến nay chưa thấy dấu tích. Thời điểm bị nạn, tàu do thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện điều khiển và tàu đang được Công ty Prime East Shipping thuê.
Theo tổ điều tra, trong hành trình của tàu từ Indonesia sang Trung Quốc từ ngày 21-12-2011 trở đi gặp thời tiết xấu. Đặc biệt từ ngày 24-12-2011, tàu tiếp tục hành trình trong lúc gió đông bắc cấp 8-9, biển động dữ dội, sóng cao 5-6m. Ngày 25-12-2011, khu vực tàu bị nạn sóng biển cao hơn 6m, sóng lừng hướng đông bắc cao 3-4m. Thông tin này căn cứ trên các bản tin thời tiết và lời kể của thuyền viên Đậu Ngọc Hùng.
Bên cạnh đó, việc tàu Vinalines Queen chở 54.400 tấn quặng nickel gặp thời tiết xấu làm tàu lắc mạnh, có khả năng làm quặng trong các hầm hàng cọ xát mạnh dẫn đến bị hóa lỏng. Tổ điều tra cũng nhận định không loại trừ khả năng các nắp hầm hàng, lối lên xuống hầm hàng không được thuyền viên đóng kín trước khi tàu rời cảng nên khi gặp thời tiết xấu khiến nước biển vào hầm hàng làm quặng bị hóa lỏng. Mặt khác, do sóng gió tác động vào mạn phải làm tàu có xu hướng nghiêng sang mạn trái dẫn đến lượng hàng hóa lỏng trong các hầm dồn sang mạn trái, càng làm tàu nghiêng mạnh.
Căn cứ các thông tin do thuyền trưởng báo về Công ty vận tải biển Vinalines (chủ tàu) trước khi tàu bị nạn, tổ điều tra cũng nhận xét các quyết định của thuyền trưởng. Cụ thể, khi tàu bị nghiêng khoảng 20 độ bên trái, thuyền trưởng đã đổi hướng đi sang 240 độ và tàu đang chạy xuôi sóng. Sau đó, tàu còn nghiêng trái 18 độ thì tiến hành bơm ballast (nước dằn cân bằng tàu) để chỉnh nghiêng tàu... Tuy nhiên, quyết định này không hiệu quả bởi khi tàu nghiêng, trọng tâm nước dằn chuyển dịch sang bên mạn nghiêng. Việc bơm nước dằn không đầy két làm giảm tính ổn định của tàu lúc đó.
Theo tổ điều tra, khi đối mặt tình huống nguy cấp (tàu bị nghiêng lớn trong điều kiện thời tiết xấu), thuyền trưởng tàu Vinalines Queen đã đưa ra các quyết định điều chỉnh độ nghiêng tàu và chuyển sang hướng đi về nơi an toàn gần nhất nhằm mục đích cứu thuyền viên và tài sản. Tuy nhiên, vì không xác định được nguyên nhân tàu nghiêng nên các biện pháp trên của thuyền trưởng không có hiệu quả. Mặt khác, do không thể đánh giá được nguy cơ lật tàu nên thuyền trưởng đã không kịp đưa ra quyết định phù hợp như phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời để cứu thuyền viên.
Hàng hóa xếp không đảm bảo
Thông qua tường trình của thuyền viên Đậu Ngọc Hùng, tổ điều tra cũng cho rằng việc xếp quặng lên tàu bằng các cẩu tàu có gầu ngoạm, múc quặng từ các sà lan đổ lên các hầm hàng mà không dùng xe ủi để san quặng cũng có thể làm việc san phẳng quặng trên tàu Vinalines Queen không đảm bảo, khiến có thể có các khoảng trống tại khu vực các góc, sát vách ngăn của hầm hàng. Bên cạnh đó, cũng không thấy bằng chứng phía tàu Vinalines Queen đã xác định lại độ ẩm thực tế của quặng trước khi được xếp lên tàu.
Lý giải việc các thiết bị vô tuyến điện trên tàu Vinalines Queen không phát tín hiệu khi bị tai nạn, báo cáo điều tra đưa ra khả năng thuyền trưởng chưa chủ động phát tín hiệu cấp cứu bằng các thiết bị này. Còn với phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp EPIRB cũng không phát tín hiệu lên vệ tinh, tổ điều tra nhận định: phao EPIRB không được đặt đúng vị trí theo quy định hoặc khi tàu chìm phao bung ra nhưng lại vướng vào các kết cấu của tàu và chìm luôn theo tàu, hoặc thuyền trưởng chưa chủ động kích hoạt phao bằng chế độ cưỡng bức.
Bài học kinh nghiệm được tổ điều tra đưa ra trong vụ việc này là khi tàu chở quặng nickel, thuyền trưởng phải tuân thủ đầy đủ quy định, phải kiểm tra độ ẩm thực tế của hàng hóa, chỉ chấp nhận xếp lên tàu khi khẳng định được rằng độ ẩm của nó phải nhỏ hơn giới hạn độ ẩm chuyên chở; thuyền trưởng cần lưu tâm thích đáng đến công tác xếp hàng khi vận chuyển quặng nickel từ Indonesia, Philippines trong thời gian mùa mưa (tháng 8 đến tháng 1 hằng năm); các quy trình an toàn phải được thuyền viên trên tàu nghiêm túc tuân thủ; thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu khi xử lý các tình huống khẩn cấp phải kịp thời, phù hợp với kinh nghiệm lành nghề của người đi biển nhằm hạn chế tổn thất về người, tài sản, và bảo vệ môi trường biển.
Tiếp tục điều tra
Tại cuộc họp báo chiều 28-9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết kết luận trên của tổ điều tra do Cục Hàng hải chủ trì mới chỉ là kết luận sơ bộ. Bộ GTVT sẽ thẩm định việc điều tra bằng phương pháp khách quan, đầy đủ hơn để có kết luận chính thức và thông báo trên phương tiện truyền thông.
Trả lời báo chí về kết quả điều tra nêu nguyên nhân chìm tàu chủ yếu do lỗi thuyền trưởng, ông Trường cho biết điều tra tai nạn trên biển rất phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong đánh giá tai nạn cũng như tính toán sự phức tạp. Vì vậy, người điều tra dựa vào một số yếu tố tình trạng kỹ thuật của tàu, trình độ sĩ quan, thuyền viên và điều kiện thời tiết... Với tàu Vinalines Queen thì thấy tình trạng tàu tốt, đã được kiểm định đảm bảo tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận. Sĩ quan, thuyền viên đảm bảo tiêu chuẩn theo công ước quốc tế. “Theo quy định chung, vận hành con tàu được quyết định bởi những cấp chỉ huy cao nhất nên trong quá trình điều tra sẽ nghiên cứu các yếu tố đó. Bộ sẽ điều tra khách quan, toàn diện để có kết luận chính xác hơn” - ông Trường cho biết.
– Vụ chìm tàu Vinalines Queen: Sẽ sớm điều tra lại (TTXVN).
Vụ chìm tàu Vinalines Queen: Sẽ thẩm định lại công tác điều tra
(Dân trí) - Trước nhiều ý kiến cho rằng kết luận nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen của Cục Hàng hải chủ yếu đổ lỗi cho người chết (thuyền trưởng), Bộ GTVT khẳng định đó chỉ là kết luận sơ bộ và việc điều tra này sẽ được thẩm định lại một cách khách ...
Bộ Giao thông nghi ngờ nguyên nhân chìm tàu QueenVNMedia
Nguyên nhân khiến tàu Vinalines Queen chìmThanh Niên
Vụ chìm tàu Vinalines Queen: Vẫn chưa tìm được nguyên nhânĐài Tiếng Nói Việt Nam
- Tiết lộ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen (TP). Lập tổ công tác điều tra tàu Vinalines Queen chìm
TP – Nhiều tình tiết liên quan vụ tàu biển Vinalines Queen chìm ngày 25-12-2011 tại vùng biển gần Philippines khiến 22 thuyền viên mất tích (duy nhất 1 người sống sót) được tiết lộ. Quặng Nickel bị hóa lỏng thế nào, thuyền trưởng điều khiển tàu ra sao? Thủy thủ sống sót nói thêm thông tin quan trọng…
Thủy thủ Hùng (thứ 2 từ trái sang) sống sót trở về. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Xếp hàng đặc biệt lên tàu sai quy trình
Theo nguồn tin của Tiền Phong, Tổ Điều tra vụ chìm tàu đã có báo cáo quan trọng gửi tới Bộ GTVT.
Theo đó, thuyền viên sống sót Đậu Ngọc Hùng cho biết, khi đến cảng Morowali (Indonesia), tàu thả neo để bốc hàng như chuyến trước đó.
Hàng hóa được chuyển lên tàu từ các sà lan (mỗi sà lan chở khoảng 3.500 đến 4.000 tấn) được phủ vải bạt để phòng trời mưa. Sà lan đi từng cặp và được buộc về phía mạn tàu. Các công nhân cảng Morowali điều khiển cầu tàu và bốc xếp hàng từ sà lan bằng gầu ngoạm đổ vào hầm hàng.
Vinalines Queen 6 năm tuổi và mới chuyển giao từ đơn vị trực thuộc (ở Hải Phòng) của Cty Vận tải biển Vinalines từ ngày 5-12-2011. Đây là hải trình đầu tiên sau khi chuyển sang chủ mới. Tàu này trước khi mất tích có hải trình dự kiến từ Cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc), lúc đó đang vận chuyển 54.400 tấn quặng Nickel và mất liên lạc tại tọa độ 20-00N; 123-47.1E (phía đông bắc Đảo Luzon – Philippines) ở vùng biển sâu 5.000m.
Trong thực tiễn, để đảm bảo việc san phẳng hàng hóa trong hầm hàng cần phải sử dụng xe ủi mới có thể đẩy hàng vào các chỗ trống trong góc, sát vách ngăn (hầm hàng).
Chính thủy thủ Hùng được giao nhiệm vụ làm sạch xung quanh hầm hàng và đóng nắp hầm để bảo đảm an toàn khi ra khơi. Các nắp hầm hàng lúc đó được thủy thủ Hùng cho rằng trong tình trạng bình thường.
Kết luận của tổ điều tra, muốn xác định nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen cần phải phân tích yếu tố làm tàu nghiêng (dẫn tới lật và chìm tàu).
Căn cứ vào chứng cứ, nguyên nhân dẫn tới hậu quả trên phụ thuộc vào ảnh hưởng thời tiết, sự thay đổi điều kiện ổn định và quyết định của thuyền trưởng.
Như vậy, thời tiết khi tàu Vinalines Queen gặp nạn được tổ điều tra đánh giá là “xấu, sóng gió tăng dần. Đặc biệt từ ngày 24-12-2011 trở đi, gió Đông bắc cấp 8-9, biển động dữ dội, sóng cao 5-6m”.
Trong điều kiện thời tiết này, sự thay đổi ổn định của tàu được xác định: “Tàu lắc ngang, lắc dọc mạnh kết hợp lắc cứng (chu kỳ lắc nhanh do trọng tâm tàu thấp vì quặng Nickel là loại hàng nặng, tỷ trọng lớn), có khả năng làm cho quặng Nickel trong các hầm cọ xát đến bị hóa lỏng. Cũng không loại trừ khả năng các nắp hầm hàng, lối lên xuống hầm hàng không được thuyền viên đóng kín trước khi tàu rời cảng (nên khi gặp thời tiết xấu dẫn đến nước biển vào hầm hàng) làm cho hàng bị hóa lỏng. Mặt khác, do sóng to tác động bên mạn tàu phải làm tàu có xu hướng nghiêng sang trái, dẫn tới lượng hàng bị hóa lỏng trong hầm dồn sang mạn trái, càng làm làm tàu nghiêng sang trái mạnh”.
Nhiều lỗi do thuyền trưởng?
Quyết định của thuyền trưởng trong thời khắc nguy hiểm cũng được tổ điều tra nhận xét: Bơm nước dằn để điều chỉnh độ nghiêng của tàu là không hiệu quả, càng gây bất lợi nhiều hơn.
Ngay cả quyết định cho Vinalines Queen quay chuyển hướng đi 240 độ (xuôi sóng một phần tư phía lái mạn phải) sẽ xuất hiện các tác động của sóng biển ảnh hưởng xấu đến tính ổn định của tàu.
Thuyền trưởng được cho là không đánh giá (được) tình trạng khẩn cấp nên không kịp đưa ra quyết định phù hợp (phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời).
Về thắc mắc, con tàu hiện đại nhưng khi chìm không để lại tín hiệu gì? Tổ điều tra nhận định thuyền trưởng chưa chủ động phát tín hiệu cấp cứu bằng thiết bị vô tuyến điện VHF.
Ngoài ra, phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp không được đặt đúng vị trí quy định hoặc khi chìm tàu, phao bung ra nhưng vướng các kết cấu của tàu, hoặc thuyền trưởng chưa chủ động kích hoạt… Tổ điều tra cũng đã thực nghiệm vụ chìm tàu này.
Một vài bài học đã được nêu ra: Tàu chở quặng Nickel, thuyền trưởng phải tuân thủ nghiêm, kiểm tra độ ẩm thực tế của hàng; thuyền trưởng cần lưu tâm thích đáng đến công tác khi vận chuyển quặng Nickel trong thời gian mùa mưa (tháng 8 đến tháng 1 hàng năm); thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu khi xử lý các tình huống khẩn cấp phải kịp thời, phù hợp với kinh nghiệm lành nghề nhằm hạn chế tổn thất…
Lập tổ công tác đặc biệt điều tra vụ chìm tàu Vinalines Queen
(Dân trí) - Cục Hàng hải Việt Nam vừa thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm điều tra những nguyên nhân dẫn tới vụ chìm tàu Vinalines Queen ở ngoài khơi Philippines làm 22 thủy thủ mất tích hồi cuối tháng 12/2011 vừa qua. Ông Đỗ Đức Tiến - Phó Cục trưởng ... - Lập Tổ công tác điều tra vụ chìm tàu Queen (VNN).
-Vinalines thuê máy bay tìm kiếm thủy thủ tàu Vinalines QueenĐài Tiếng Nói Việt Nam
Không có chuyện "dừng tìm kiếm 22 thuyền viên tàu Vinalines Queen"cand.com
Lập tổ công tác điều tra tàu Vinalines Queen chìmTiền Phong Online - - Cục Hàng hải tìm nguyên nhân chìm tàu Queen (VTC). VTC
-Nghi vấn quanh hành trình Vinalines Queen> Vinalines Queen bỏ qua cảnh báo của đăng kiểm Nhật?
TP - Sau bài trên Tiền Phong ngày 9-1 nêu câu hỏi chủ quản tàu Vinalines Queen (VQ) có biết hay không cảnh báo của Đăng kiểm Nhật Bản về mối nguy cho VQ khi vận chuyển quặng nickel, nhiều nhà khoa học cung cấp thêm thông tin không chỉ xung quanh câu hỏi này.
Hàng từng bị từ chối?
KS Đỗ Thái Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Biển Việt Nam, khẳng định VQ và đơn vị chủ quản là Cty Vận tải Biển Vinalines (Vinalines Shipping) đã được Đăng kiểm Nhật Bản chuyển văn bản cảnh báo nguy hiểm khi vận chuyển quặng xô nickel. Văn bản dày 158 trang giấy điện tử khổ A4 cảnh báo gì?
Có tên đầy đủ là Hướng dẫn Vận chuyển An toàn Quặng Nickel (Guidelines for Safe Carriage of Nickel Ore), văn bản được Nippon Kaiji Kyokai hoàn thiện tháng 5-2011. Theo cơ quan đăng kiểm này, trước đó, chưa có bất cứ tiêu chuẩn đánh giá cụ thể nào ở tầm quốc tế về nguy hiểm khi chở nickel.
Đáng chú ý, Hướng dẫn nêu rất rõ, kèm bản đồ, ba thảm họa chìm tàu nickel năm 2010 đều xảy ra trên vùng biển mà sau đó chính VQ cũng chung số phận.
Vùng biển đó, theo TS Nguyễn Bá Xuân, nguyên Trưởng phòng Vật Lý Biển, Viện Hải dương học Nha Trang, là thung lũng tử thần cho tàu bè, nhất là vào lúc gió mùa đông bắc hoạt động.
Điều kỳ lạ là chính người Trung Quốc cũng không am tường gì về thung lũng chết này và đấy là lý do khiến ba tàu chở nickel của họ từ Indonesia về Trung Quốc liên tiếp bị nuốt chửng cùng 44 thủy thủ trong vòng 39 ngày của ba tháng cuối năm 2010.
TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Quản lý Biển, nói: “Rất có thể vùng biển ấy còn bị ảnh hưởng dòng chảy đại dương Kurosio hướng về phía bắc. Khi có gió đông bắc, sẽ tạo ra tình thế dòng chảy hướng tây nam. Điều đó khiến cho nước bị nhiễu xoáy, vừa có dòng chìm xuống vừa dòng ngược lên”.
Vậy mà tại sao VQ vẫn được lệnh vận chuyển thứ quặng đã được cảnh báo, đi trên lộ trình đã được cảnh báo, và chạy vào khoảng thời gian nguy hiểm cũng đã được cảnh báo?
Ông Nguyễn Trường Sơn, nguyên sỹ quan thông tin hàng hải, nguyên giám đốc ban quản lý dự án của Cục Hàng hải, đặt câu hỏi: “Tại sao lại nhận chở lô hàng quặng nickel này trong khi đội tàu Trung Quốc to lớn thế lại không chở cho chính họ? Tại sao một số hãng tàu đàn em tại Việt Nam cũng không nhận chở? Việc kiểm tra độ ẩm quặng nickel có hình thức không?”.
KS Doãn Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHKT & Kinh tế Biển TPHCM, nói: “Một thuyền trưởng tuổi 70 mới tiết lộ với tôi chuyện như sau: Một vị trưởng phòng khai thác tàu tại TPHCM nhận được lời chào lô nickel rời từ Indonesia đi Trung Quốc với giá cước cao bất thường.
Vị trưởng phòng gọi điện hỏi đồng nghiệp nước ngoài. Vị môi giới người nước ngoài cho biết cũng đã làm lô hàng như vậy và tàu bị chìm. Vị trưởng phòng có lương tâm nọ nghe vậy đã đưa hồ sơ lô hàng trên vào ngăn kéo”.
Làm rõ vì sao không thu nhận tín hiệu cấp cứu
Nhận chuyển hàng nguy hiểm với hàng loạt nguy cơ như vậy liệu có dẫn đến các chủ quan tiếp theo trong đó có việc không chuẩn bị và hướng dẫn kỹ để có thể kịp thời thu phát tín hiệu cấp cứu? Do không có tín hiệu cấp cứu SOS, các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải (MRCC) lân cận cũng như của Việt Nam đã không vào cuộc.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, nhiều vấn đề cần làm rõ quanh nghi vấn này. Chẳng hạn, việc nghiên cứu tin thời tiết trước và trong hành trình có triệt để không? Theo ông Sơn, trạm Navaria XI của Nhật Bản phát dự báo trước cả bảy ngày.
Các trạm Hongkong, Quảng Châu, Kaosung, Hualien, Taipei (đều của Trung Quốc) phát liên tục. Các đài của Đài Loan (Trung Quốc) thường phát tín hiệu tập trận, bắn pháo từ bờ. Ngay cả đài Hải Phòng cũng tạm được, theo ông Sơn. Đài Manila của Philipines kém hơn chút.
Nhưng tóm lại, hoàn toàn có thể nhận được thông tin dự báo thời tiết của vùng biển mà VQ sẽ đi qua trong vòng một tuần, kể từ 20-12-2011, ông Sơn nói.
Rồi tại sao khi VQ nghiêng trái lại đổi hướng 240 độ mà không gối sóng đông bắc và gọi cứu hộ Đài Loan? Tại sao lúc ấy không phát ngay tin khẩn cấp, phát trên tần số cấp cứu quốc tế? “Nếu tàu nghiêng lắc mạnh không soạn được điện hoặc có khó khăn về ngôn ngữ thì có thể gọi cho đài Hải Phòng nhờ trực canh và phát giùm”, ông Sơn nói.
Về phía chủ tàu của VQ, ông Sơn cho rằng, khi mất liên lạc với tàu VQ lúc 07h00 sáng 25-12-2011, có lẽ nên xử lý một bức điện khẩn cấp qua đài Hải Phòng, phối hợp cùng các đài Hongkong, Kaosung và Manlila phát trên tần số cấp cứu quốc tế, đồng thời báo cáo MRCC Việt Nam vào cuộc ngay. “Chỉ cần cán bộ trực ban trên công ty là được, chứ chưa cần xin phép họp hành gì”, ông Sơn nhận định.
“Chúng tôi đang chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân, của Tổng Cty Hàng hải Việt Nam, Cty Vận tải Biển Vinalines, tới đâu. Phải xác định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị mới có thể đưa ra hình thức xử lý. Khi có kết quả, sẽ thông báo rộng rãi tới công chúng” - Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc giao lưu trực tuyến ngày 12-1.
Quốc Dũng-
Nhờ Mỹ, Nhật ,... uh, bạn 16 chữ vàng đâu hả trời !---Vinalines Queen bỏ qua cảnh báo của đăng kiểm Nhật? -- Vùng biển Vinalines Queen chìm có ‘thủy quái’? (TP). – Thủy thủ Hùng bị ‘bủa vây’ trong Đại lễ cầu siêu (VTC).-Vùng biển Vinalines Queen chìm có 'thủy quái'?-Người thân vẫn chờ mong thuyền viên tàu Vinalines Queen trở về-QĐND - Từ sáng 9-1, tại chùa Thắng Phúc, một trong những ngôi chùa lớn, trung tâm phật giáo của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã rất đông người có mặt. Trong số đó có thân nhân của 22 thuyền viên trên con tàu Vinalines Queen hiện vẫn còn mất tích và cả người dân gần xa đến sẻ chia với hoàn cảnh đặc biệt của họ...
-Vinalines nhờ phía Mỹ hỗ trợ tìm thủy thủ mất tích-TP - Sau khi nhờ lực lượng phòng vệ Nhật Bản dùng trực thăng tìm kiếm thất bại, Vinalines đã phải nhờ phía Mỹ hỗ trợ thiết bị cho chương trình tìm kiếm 22 thủy thủ mất tích cùng tàu Vinalines Queen.- Vinalines nhờ phía Mỹ hỗ trợ tìm thủy thủ mất tích (Tiền Phong). – “Tàu Queen chìm chỉ có thể do 2 nguyên nhân” (VTC).--- Xúc động lễ cầu siêu thuyền viên tàu Queen (VNN).-.Hàng nghìn người dự lễ cầu siêu cho 22 thủy thủ Vinalines VNExpress
Chiều 9/12, tại chùa Thắng Phúc ở xã Tiên Thắng (Tiên Lãng, TP Hải Phòng), Công ty vận tải biển Vinalines đã tổ chức đại lễ cầu an, cầu siêu cho 22 thuyền viên Vinalines Queen đang mất tích giữa trùng khơi. Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Giao thông Vận ...
Sẽ tạm kết thúc việc tìm kiếm tàu Vinalines QueenĐài Tiếng Nói Việt Nam
Xúc động lễ cầu siêu thuyền viên tàu QueenVietNamNet
Tổ chức cầu siêu cho 22 thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tíchDân Trí
Tuổi Trẻ -Đài Á Châu Tự Do -VTC
Sẽ tạm kết thúc việc tìm kiếm tàu Vinalines QueenĐài Tiếng Nói Việt Nam
Xúc động lễ cầu siêu thuyền viên tàu QueenVietNamNet
Tổ chức cầu siêu cho 22 thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tíchDân Trí
Tuổi Trẻ -Đài Á Châu Tự Do -VTC
Vinalines nhờ phía Mỹ hỗ trợ tìm thủy thủ mất tíchTiền Phong Online
Ngưng công tác kiếm thủy thủ tàu Vinalines Queen bằng máy bayĐài Á Châu Tự Do
Ngừng tìm kiếm tàu Vinalines QueenĐài Tiếng Nói Việt Nam
Người Lao Động -VTC -VietNamNet
- 15 thuyền viên tàu đánh cá bị đâm chìm trở về (TT).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines): “Không làm đắm tàu để được bảo hiểm” (ĐT).-- Nhật Bản điều máy bay tìm thủy thủ tàu Vinalines Queen (TN). - Không thấy 22 thủy thủ mất tích, Nhật Bản ngừng tìm kiếm (DT). -.4,4 tỉ đồng cho 22 gia đình thuyền viên mất tích -
- Ngừng tìm kiếm thuyền viên Vinalines Queen (VNE). - Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng từ cõi chết trở về: Năm ngày vật lộn với tử thần – Kỳ 1: Thoát chết kỳ diệu (TP). - Năm ngày vật lộn với tử thần – Kỳ 2: Vượt sóng.-- Cứu thành công 16 ngư dân bị chìm trên biển (PLTP)
- Tổ chức Lễ cầu siêu cho 22 thủy thủ Vinalines (VTC). - Tìm kiếm thuyền viên tàu Vinalines Queen: Muôn vàn khó khăn (VOV). - Phỏng đoán nguyên nhân tai nạn Vinalines Queen (VNE). - 22 thủy thủ tàu Queen liệu có thể sống sót? (VnMedia).
- Vẫn chưa phát hiện dấu hiệu nào của Vinalines Queen (TTXVN). – ‘Gia đình thủy thủ Vinalines sẽ nhận mức bảo hiểm tối đa’ (VNE).
- Nhật Bản lên kế hoạch tiếp tục tìm kiếm thủy thủ tàu Vinalines Queen(VOV). Hé lộ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen- Vinalines Queen chìm: Vẫn tìm kiếm vô vọng– Thủy thủ Hùng đoàn tụ gia đình và kỳ lạ chuyện cá voi cứu người (Dân Việt).Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng đoàn tụ gia đình (NLĐ)
- Chiều 6-1, thủy thủ tàu Vinalines Queen Đậu Ngọc Hùng đã về đến nhà tại xóm 8, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An. Không giấu được niềm vui, bà Ngô Thị Ngoan (mẹ anh Hùng) chia sẻ: “Những ngày qua thực sự là những ngày dài nhất cuộc đời tôi ...
Vụ chìm tàu Vinalines Queen: Cá voi đã cứu thủy thủ Hùng?Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thủy thủ Hùng và nghi vấn cá voi cứu người24 giờ
Thủy thủ Hùng đoàn tụ gia đình và kỳ lạ chuyện cá voi cứu ngườiXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
VietNamNet -cand.com -VTC
- Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng bị khống chế trước báo chí?
TP - Ngay khi bước chân xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), thủy thủ Đậu Ngọc Hùng đã bị một người đàn ông trạc ngoài 30 tuổi đeo kính cận khống chế, cấm tuyệt đối không được nói gì với báo chí.
Anh Hùng giơ tay chào tạm biệt các phóng viên khi bước lên taxi. |
Khoảng 50 phóng viên các báo, đài đứng kín khu vực quốc tế đến, sảnh A sân bay Nội Bài để chờ thủy thủ Đậu Ngọc Hùng trở về. Nhiều phóng viên đến đây cho biết, ngoài việc tác nghiệp nhằm truyền tải thông tin đến bạn đọc và những gia đình có người thân gặp nạn trên tàu Vinalines Queen thì họ còn muốn dành tình cảm cho thủy thủ Hùng.
Điều nhiều người thấy lạ là khi anh Hùng bước chân ra khỏi cửa máy bay đã bị một người đàn ông trạc ngoài 30 tuổi đeo kính cận khống chế, không cho tiếp xúc với báo chí.
Người đàn ông đeo kính, được nhận định là đại diện của Vinalines cứ thấy bóng dáng phóng viên là túm áo anh Hùng, lôi đi hết cửa này đến cửa khác (cửa an ninh sân bay kiểm soát những hành khách nhập cảnh) để né phóng viên. Có lúc, một số người định hỏi thăm anh Hùng vài câu và chụp ảnh thì người đàn ông đeo kính cận lại đưa tay che ống kính và đẩy các phóng viên ra chỗ khác.
Phóng viên Tiền Phong cất máy ảnh vào ba lô nhờ đồng nghiệp xách hộ, mới tiếp cận được anh Hùng. Tuy nhiên, anh Hùng vừa bước ra khỏi cửa kiểm soát nói được vài câu thì đã bị người thanh niên kia quát “cấm không được nói gì với báo chí, có gì về họp báo nói”, rồi anh này túm áo anh Hùng lôi đi lối khác.
Điều đáng nói, khoảng 20 phóng viên đã phải làm thủ tục, nộp phí mới có được tấm thẻ ra vào do Cảng vụ Hàng không Nội Bài cấp. Khi các phóng viên vào khu vực vòng 2 phải qua cửa kiểm tra tư trang nghiêm ngặt của An ninh sân bay Nội Bài.
Nhiều phóng viên có mặt tại hiện trường hôm 4-1 nghi vấn sự bưng bít thông tin từ phía Vinalines. Những gì mà anh Đậu Ngọc Hùng nói tại cuộc họp báo có thể đã được định hướng trước từ phía Vinalines.
Ngăn cản không cho anh Đậu Ngọc Hùng tiếp xúc với phóng viên?. |
Chiều 5-1, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Hạnh... Giám đốc Cty vận tải biển Vinalines (Cty Vinalines Shipping) cho biết: Khoảng 17 giờ ngày 5-1, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng sẽ rời Hà Nội. Hiện tại sức khỏe của anh Hùng khá ổn định, tuy nhiên, người vợ anh Hùng lại rất yếu.
Phóng viên chất vấn, tại sao hôm 4-1, không có người của Cty vận tải biển Vinalines đón ở sân bay mà để anh Hùng phải đi ta xi về số 1 Đào Duy Anh tham dự cuộc họp báo tối 4-1? Ông Hạnh trả lời: Báo chí đăng hết cả rồi, bên tôi có người đi đón ngoài sân bay vào chiều 4-1.
Đối chiếu lại với hình ảnh và những thước phim chúng tôi ghi lại được, thì từ khi anh Hùng bước ra khỏi cửa máy bay lên taxi, không có người nào của Cty vận tải biển Vinalines. Người duy nhất đi cùng anh Hùng từ cửa máy bay là anh thanh niên đeo kính cận đi kèm. Người thanh niên đi cùng anh Hùng lại không như đi đón người từ cõi chết trở về mà lại giống người có nhiệm vụ khống chế thủy thủ Đậu Ngọc Hùng trước báo chí.
Minh Đức
-Thủy thủ Hùng nói gì về vụ chìm tàu? -Nhờ Nhật Bản tìm 22 thuyền viên mất tích-– Chuyện ghi tại nhà thủy thủ sống sót trên tàu Vinalines Queen (DT). - Phỏng vấn ông Lương Quang Trung – trưởng phòng đào tạo Trường cao đẳng Hàng hải I: Khó xác định nguyên nhân tàu Vinalines Queen chìm (TT). - Vì sao tàu Vinalines Queen không phát tín hiệu cấp cứu? (NLĐ). - Phút đoàn tụ của gia đình thủy thủ Đậu Ngọc Hùng (Bee). - Thủy thủ Hùng đoàn tụ gia đình và kỳ lạ chuyện cá voi cứu người (DV).
-Những nghịch lý trong vụ đắm tàu Vinalines Queen (VnEx 5-1-12) Vinalines thừa nhận có thể khẩn trương hơn trong cứu hộ nhưng do quá tin tưởng vào các thiết bị trên tàu nên tình huống khẩn cấp không được đặt ra sớm. Doanh nghiệp cũng cho rằng quặng nickel không phải mặt hàng nguy hiểm trong khi thủy thủ sống sót một mực khẳng định điều này.
> Nghi vấn về số phận Vinalines Queen
> Thân nhân thủy thủ được nhận trước 100 triệu> Mỗi thủy thủ được bảo hiểm 40.000 USD
Hơn 10 ngày sau vụ chìm tàu tại vùng biển đông bắc Phillipines, câu chuyện buồn của tàu Vinalines Queen vẫn là một dấu hỏi lớn. Thông tin mà thủy thủ may mắn Đậu Ngọc Hùng cũng Vinalines mang lại trong buổi họp báo tối 4/1 không mang đến những giải thích thấu đáo. Trái lại, có thêm rất nhiều nghi vấn được đặt ra trước những thông điệp trái chiều được người trong cuộc phát đi.
Nhiều thông điệp trái chiều được người trong cuộc phát đi tại buổi họp báo tối 4/1. Ảnh: Nhật Minh |
Tại buổi họp báo, Tổng giám đốc Vinalines - Nguyễn Cảnh Việt thừa nhận, doanh nghiệp có thể tiến hành các biện pháp khẩn cấp hơn nếu xác định từ đầu đây là trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này nhận định mất liên lạc khoảng 8 – 10 giờ đối với tàu biển không quá bất thường, và tin tưởng tuyệt đối vào các thiết bị phát tín hiệu khẩn cấp trên tàu. Vì thế, hơn 7 tiếng sau khi Vinalines Queen phát thông điệp cuối cùng, doanh nghiệp mới gửi yêu cầu trợ giúp tới Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Trao đổi với VnExpress.net, thuyền trưởng Nguyễn Minh Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm vận hành tàu chở quặng nickel, cho rằng căn cứ theo những thông điệp được Vinalines Queen phát đi trước đó, không thể nhận định đây là một trường hợp mất liên lạc thông thường. Ông Ngọc khẳng định, khi tàu nghiêng 18 độ, cộng thêm lắc do sóng gió tức là trên dưới 40 độ, rõ ràng Vinalines Queen phải đối mặt với nguy hiểm rất lớn. Vì thế, việc mất liên lạc nhiều giờ sau đó là báo hiệu rõ ràng nhất về nguy hiểm đối với con tàu và thuyền viên.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải cũng cho rằng, tại thời điểm mất liên lạc, Vinalines Queen đang phải đối mặt cùng lúc với 3 mối nguy hiểm: tàu đầy tải, nghiêng 18 độ và sóng to gió lớn. “Trong điều kiện như vậy, khả năng bị đánh chìm là rất cao”, ông Vũ nhận định
Việc chưa nhận được thông tin nào từ thiết bị cảnh báo là một điều khó hiểu khác trong vụ chìm tàu Vinalines Queen. Theo Thuyền trưởng Đinh Tất Thắng, người vừa cùng tàu Hoàng Sơn Sun trở về từ vụ cướp biển tại Somalia, với tàu hiện đại như Vinalines Queen sẽ có ít nhất 5 thiết bị phát tín hiệu khẩn cấp, trong đó có cái phát thẳng lên vệ tinh. "Việc kích hoạt chỉ cần một nút bấm và trong vòng 2 phút có thể kích hoạt toàn bộ 5 thiết bị này. Trường hợp khẩn cấp thì ngoài thuyền trưởng, sĩ quan boong có thể là người phát tín hiệu", thuyền trưởng Thắng nói.
Việc biến mất không để lại dấu vết là bí ẩn lớn nhất trong vụ đắm tàu Vinalines. Ảnh: WP |
Ông Thắng phân tích, lúc phát hiện tàu nghiêng, thuyền trưởng đã yêu cầu tất cả mọi người mặc áo phao cá nhân, quần áo chống mất nhiệt và lên boong; dây chằng buộc của xuồng cứu sinh đã được tháo. Điều này có nghĩa là mọi người đều hình dung được mức độ nguy hiểm của tình huống và họ có nhiều thời gian chuẩn bị và thừa thời gian để bấm nút phát tín hiệu khẩn cấp, thuyền trưởng Đinh Tất Thắng khẳng định.
Tại buổi họp báo tối 4/1, nhiều ý kiến chuyên môn từ Tổng công ty Hàng hải đã lên khẳng định khả năng chuyên chở an toàn quặng nickel. Đại diện Phòng Khai thác của đơn vị trực tiếp quản lý tàu thậm chí còn khẳng định đây không phải là mặt hàng nguy hiểm (chỉ được quy định trong các bộ luật quốc tế về chuyên chở hàng xô, dời) nều được vận chuyển lên tàu với giới hạn độ ẩm cho phép.
Tuy nhiên, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng lại khẳng định anh luôn được thuyền trưởng và các thuyền viên khác nhắc nhở về mức độ nguy hiểm của nickel ngậm nước. Hai thông điệp trái chiều này một lần nữa cho thấy hàng loạt nghịch lý trong vụ việc của Vinalines Queen – vụ chìm tàu bí ẩn mà ngay cả những người trong cuộc cũng chưa thể đưa ra giải thích thỏa đáng.
Nhật Minh – Nguyễn Hưng
Mẹ thuyền viên Đậu Ngọc Hùng: Không biết khi nào nó về?- - Bàn phương án chi trả bảo hiểm tàu Vinalines Queen (TN). - Nhờ Nhật Bản tìm tàu Vinalines Queen (PLTP). – Thủy thủ sống sót duy nhất của tàu Vinalines Queen về tới Việt Nam — (VOA). – Tiếp tục tìm kiếm tàu Vinalines Queen dù thời tiết rất xấu(NLĐ). – Góc nhìn mới về sự cố tàu Vinalines Queen sau cuộc họp báo (Kinh tế biển). – Vụ chìm tàu Queen: Vinalines ‘bưng bít’ thông tin? (VNN).Trả bảo hiểm cho thuyền viên Vinalines Queen: Tối thiểu 25.000 USD TT - Tổng công ty bảo hiểm PVI (bảo hiểm dầu khí) vừa có quyết định tạm ứng chi trả bảo hiểm cho các thuyền viên bị nạn của tàu Vinalines Queen với số tiền 4,4 tỉ đồng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Bảo Lâm, phó tổng giám đốc PVI, cho biết số tiền này ...
Vụ tàu Vinalines: Ngành bảo hiểm tổn thất lớn24 giờPVI tạm chi 4,4 tỷ đồng cho thuyền viên Vinalines QueenVnEconomy
Bàn phương án chi trả bảo hiểm tàu Vinalines QueenThanh Niên
– Tàu Vinalines Queen chìm: Thiệt hại 27 triệu USD (DV). - Bộ trưởng Thăng tới ĐSQ Nhật nhờ giúp tìm tàu Queen (ĐV). - Bí ẩn đằng sau vụ chìm tàu Vinalines Queen (VOV). - Những nghịch lý trong vụ đắm tàu Vinalines Queen (VNE). - Đắm tàu Vinalines Queen là thảm họa lớn nhất, bí ẩn nhất (Bee). - Philippines dùng máy bay tìm tàu Vinalines Queen (TTXVN).- Vinalines Queen – Cuộc viễn dương bất thành và những điều bất thường (DT).
–Không có chuyện điện thoại vệ tinh của thủy thủ tàu Vinalines Queen đổ chuông(ICTnews). "Điện thoại của thủy thủ Vinalines Queen không thể đổ chuông" – Người về từ tàu đắm và nghi ngờ bưng bít thông tin (GDVN/TN). – Vinalines Queen chìm vẫn là điều bí ẩn (TQ). – Hiểm họa tàu xuôi sông (TP). – ‘Vinalines Queen là vụ chìm tàu bí ẩn nhất’ (VNE).
-Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng: "Tôi trả lời trung thực" - Nhiều câu hỏi dành cho thuỷ thủ Đậu Ngọc Hùng, anh khẳng định mình trả lời trung thực và không bị ràng buộc bởi bất kỳ thông tin nào. Có những câu anh Hùng không thể trả lời vì đó không phải là nhiệm vụ của anh và anh cũng không được đào tạo chuyên sâu.
18h40 ngày 4/1, thủy thủ Đậu Ngọc Hùng, người duy nhất cho đến thời điểm này may mắn thoát chết khi con tàu Vinalines Queen bị chìm trên biển Thái Bình Dương đã về đến sân bay Quốc tế Nội Bài.
Ngay khi còn ở sân bay, đến khi Tổng công ty Hàng hải VN và Công ty Vận tải biển Vinalines tổ chức gặp tại trụ sở Tổng công ty Hàng hải ở số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội, anh luôn bị các nhà báo bao vây.
Theo quan sát của chúng tôi, sức khoẻ của thủy thủ Đậu Ngọc Hùng đã bình phục, tuy nhiên, khó thấy anh cười, cho dù khi gặp anh ai cũng chúc mừng. Có lẽ sự việc tàu Vinalines Queen bị chìm, vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết, rồi số phận của 22 đồng nghiệp chưa biết ra sao, khiến anh không thể vui, cho dù mình là người may mắn nhất.
Toà nhà của Tổng công ty Hàng hải VN chiều tối qua “nóng” như chưa bao giờ nóng thế, bởi sự kiện Vinalines họp báo việc tàu Vinalines Queen đã thu hút sự quan tâm của báo giới. 20h30 buổi họp báo chưa thể bắt đầu, các phóng viên đến rất đông cho dù ngoài trời mưa nặng hạt, lực lượng bảo vệ của toà nhà đã ngăn bớt không cho các phóng viên lên hội trường nếu không đủ giấy tờ.
Ngay khi còn ở sân bay, đến khi Tổng công ty Hàng hải VN và Công ty Vận tải biển Vinalines tổ chức gặp tại trụ sở Tổng công ty Hàng hải ở số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội, anh luôn bị các nhà báo bao vây.
Theo quan sát của chúng tôi, sức khoẻ của thủy thủ Đậu Ngọc Hùng đã bình phục, tuy nhiên, khó thấy anh cười, cho dù khi gặp anh ai cũng chúc mừng. Có lẽ sự việc tàu Vinalines Queen bị chìm, vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết, rồi số phận của 22 đồng nghiệp chưa biết ra sao, khiến anh không thể vui, cho dù mình là người may mắn nhất.
Toà nhà của Tổng công ty Hàng hải VN chiều tối qua “nóng” như chưa bao giờ nóng thế, bởi sự kiện Vinalines họp báo việc tàu Vinalines Queen đã thu hút sự quan tâm của báo giới. 20h30 buổi họp báo chưa thể bắt đầu, các phóng viên đến rất đông cho dù ngoài trời mưa nặng hạt, lực lượng bảo vệ của toà nhà đã ngăn bớt không cho các phóng viên lên hội trường nếu không đủ giấy tờ.
Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng trả lời báo giới. |
Ông Nguyễn Cảnh Việt, UVHĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN; ông Lê Phan Linh Chủ tịch Công đoàn Hàng hải; Giám đốc, phó giám đốc Công ty vận tải biển Vinalines đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo.
Hoạt động tìm kiếm cứu nạn được các nhà báo quan tâm nhiều nhất với những câu hỏi, có hay không sự chậm chễ trong việc tìm kiếm? Liệu Công ty Vinalines có chủ quan khi tàu nghiêng 18 độ vẫn không đưa ra giải pháp? Tại sao tàu mới đóng chưa được 6 năm, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất lại chìm mà không phát ra bất cứ tín hiệu nào? Biết là hàng nguy hiểm, sao vẫn nhận chở, có đảm bảo quy trình và tải trọng không? Tại sao đã thuê máy bay, thuê tàu tìm kiếm mà không phát hiện ra anh Hùng…? Rất nhiều câu hỏi đã được lãnh đạo Tổng công ty cũng như Công ty Vận tải biển Vinalines làm rõ.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi chưa được làm rõ, thậm chí Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN, Nguyễn Cảnh Việt khẳng định ông cũng có câu hỏi như vậy. Đó là việc vì sao tàu còn mới, hiện đại mà đến giờ này không phát bất cứ một tín hiệu nào, kể cả thiết bị vệ tinh cũng không thấy.
Nhiều câu hỏi dành cho thuỷ thủ Đậu Ngọc Hùng, anh khẳng định mình trả lời trung thực và không bị ràng buộc bởi bất kỳ thông tin nào. Có những câu anh Hùng không thể trả lời vì đó không phải là nhiệm vụ của anh và anh cũng không được đào tạo chuyên sâu. Theo anh trách nhiệm điều hành trên tàu thuộc về Thuyền trưởng và Đại phó.
Theo lời kể của thủy thủ Đậu Ngọc Hùng, khi tàu gặp nạn, anh may mắn thoát được vì lặn ngụp dưới biển trong sóng to gió lớn, rồi may mắn gặp được một xuồng cứu sinh của tàu. Trên xuồng có thuốc men và lương thực, nước uống nên đã duy trì sự sống cho anh đến khi gặp tàu London Courage (quốc tịch Anh) khi đó đang trên đường tới Singapore phát hiện đưa lên tàu.
Hiện công việc tìm kiếm 22 thuỷ thủ còn lại vẫn được Vinalines tiến hành khẩn trương bằng mọi giá, cho dù tốn kém bao nhiêu vẫn triển khai. Tuy nhiên, thời tiết vẫn không thuận, sóng to, gió lớn, khiến công việc tìm kiếm khó khăn hơn. Trong mọi hoàn cảnh, Vinalines sẽ làm mọi việc để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các thuyền viên và gia đình của họ, đó là khẳng định của lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải VN cũng như Công ty vận tải biển Vinalines.
Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải VN cũng cho biết: Đã mua bảo hiểm với mức cao nhất cho tàu Vinalines Queen cũng như 23 thuỷ thủ. Mức bảo hiểm dành cho mỗi thuỷ thủ tương đương 40 ngàn USD. Tàu Vinalines Queen được mua cách đây 6 năm với giá 27 triệu USD. Tàu được thiết kế chở hàng rời, nên việc chở quặng nikel phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trước đó, tàu Vinalines Queen mang số hiệu XVHG, MMSI574953000 mang cờ Việt Nam của Công ty Vận tải biển Vinalines với 23 thủy thủ trên đường từ cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc) vận chuyển 54.400 tấn quặng Nikel đã phát đi thông báo bị nghiêng 18 độ. Ngay sau đó, tàu Vinalines Queen bị mất liên lạc tại tọa độ 20-00N; 123-47.1E (Phía Đông - Bắc Đảo Luzon - Philippines).
Hồ Thu.
- Vinalines và Đậu Ngọc Hùng họp báo (VOV). – Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng kể lại tai nạn chìm tàu (TT). - Thủy thủ tàu Queen kể lại chuyện chìm tàu định mệnh (VNN). – Thuỷ thủ Đậu Ngọc Hùng: Hoảng loạn nhưng tôi luôn hy vọng sống(NLĐ). – Thủy thủ Đậu Ngọc Hùng: Mong tất cả đồng đội tôi còn sống! (PLTP). – ‘Vinalines Queen là tổn thất lớn nhất trong lịch sử vận tải’ (VNE)
- Tìm kiếm tàu Vinalines Queen không ngại tốn kém- 18 giờ 35 phút, thuỷ thủ Đậu Ngọc Hùng về tới Nội Bài (NLĐ). - Thuỷ thủ sống sót duy nhất vụ tàu Queen về đến VN (VNN). - Thủy thủ tàu Vinalines Queen sống sót về đến Hà Nội (TN). - Thân nhân thủy thủ Vinalines sẽ nhận trước 100 triệu đồng (VNE). - Tàu tuần tra tìm 22 thủy thủ mất tích vẫn ‘án binh bất động’(VNE). - Thủy thủ Vinalines từ chối trả lời PV khi về tới Hà Nội (VTC).
- Cứu nạn tàu Queen: Chủ tàu có sự chậm trễ! (VNN). – Hôm nay, thuyền viên Đậu Ngọc Hùng về đến Singapore (TT). – Điện thoại đổ chuông không được thuyền viên mất tích mang theo (DV).-Cứu nạn tàu Queen: Chủ tàu có sự chậm trễ!
- Bộ trưởng GTVT: Vinalines chưa chủ động tìm kiếm TP - Trước những thắc mắc của báo chí liên quan trách nhiệm đơn vị chủ quản, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định: Vinalines chưa chủ động tìm kiếm.
Phó TGĐ Vinalines thừa nhận có sự chậm trễ trong thông tin tìm kiếm cứu nạn do không ngờ sự cố xảy ra với một tàu hiện đại như thế
-Bảo hiểm tàu Queen 'trên giá trị thực' -Phó Tổng giám đốc Vinalines cho biết, tàu Vinalines Queen vừa gặp nạn đã được mua bảo hiểm 27 triệu USD, trên cả giá trị thực của Vinalines Queen.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Sài Gòn, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống và làm việc cho một công ty quốc tế tại Virginia. Bài mới nhất của cô là những ghi nhận có nhiều chất thời sự.
***
“Cold beer, warm words” – “Bia lạnh để đưa lời ấm áp” là nhan đề của nhiều bài báo Mỹ hôm 30 tháng 7, 2009, tường thuật buổi gặp gỡ giữa Tổng thống Obama, giáo sư da màu nổi tiếng của đại học Harvard: Henry Louis Gates, và vị trung sĩ cảnh sát da trắng nhiều thâm niên và thành tích: James Crowley. Sở dĩ phải đưa lời ấm áp là vì chính Tổng Thống Obama lỡ lời.
***
“Cold beer, warm words” – “Bia lạnh để đưa lời ấm áp” là nhan đề của nhiều bài báo Mỹ hôm 30 tháng 7, 2009, tường thuật buổi gặp gỡ giữa Tổng thống Obama, giáo sư da màu nổi tiếng của đại học Harvard: Henry Louis Gates, và vị trung sĩ cảnh sát da trắng nhiều thâm niên và thành tích: James Crowley. Sở dĩ phải đưa lời ấm áp là vì chính Tổng Thống Obama lỡ lời.
Ông giáo sư da màu vừa bay từ bên Tầu về nhà. Ổ khoá cửa trước bị phá hư. Ông và người tài xế phải cạy cửa sổ trèo vô nhà. Một bà qua đường thấy khả nghi, mở cell phone gọi. Cảnh sát đến, ông giáo sư danh tiếng không chịu ra trình giấy, bị còng dẫn về bóp, nửa buổi rồi thả.
Chuyện chỉ có vậy nhưng truyền hình báo chí ầm ĩ. Sau đó, trong một buổi gặp gỡ giới truyền thông, thình lình bị hỏi về chuyện này, Tổng Thống Obama lên án phía cảnh sát là “hành động ngu xuẩn” (acted stupidly) dù chính ông đã xác nhận chưa thật sự hiểu rõ chi tiết sự tình.
Nội vụ được làm rõ: Khi đến nhà Giáo Sư Gates, ông cò James Crowley không đi một mình mà còn hai ông cò đồng nghiệp: Một ông gốc Phi châu và một ông gốc Mễ. Biện pháp hành xử nghiệp vụ được thực hiện đúng luật. Và phía cảnh sát lên truyền hình, với đủ màu da đứng bên nhau, đòi tổng thống xin lỗi.
Chiều tối xong việc, ông cò James và bạn bè kéo nhau vô một quán bia. Đang nhâm nhi thì điện thoại sở gọi: "Hãy sẵn sàng. Mười phút nữa tổng thống sẽ điện thoại". Tin được loan ra, cả quán bia cùng “wao” rồi yên lặng chờ đợi. Đúng là tổng thống đích thân gọi, đích thân nhận lỗi lỡ lời và thăm hỏi. Biết James đang trong quán bia, ông hẹn một chầu bia làm lành ở Bạch Ốc. Và màn “Beer Summit -Thượng Đỉnh Bia” thành hình.
Một chiều thứ Năm đẹp trời, sau giờ làm việc, vị tổng tư lệnh của quân lực Hoa Kỳ đóng vai “batender-in chief / tổng tư lệnh quầy rượu,” khui bia cho các vị khách. “Chỉ có bia thôi. Không thượng đỉnh gì hết.” Tổng thống da màu Barack Obama nói, và cùng phó tổng thống da trắng Joe Biden vui vẻ cụng ly với ông cò da trắng James Crowley và ông giáo sư da màu Henry Louis Gates.
Sau 40 phút “Cold beer, warm words”, vị “chủ xị” nói trước khi tiễn khách: “I have always believed that what brings us together is stronger than what pulls us apart.” Tôi luôn tin là những cái mang chúng ta đến gần nhau mạnh hơn cái đẩy chúng ta tới chỗ chia rẽ.” Ông còn nhấn mạnh thêm rằng vụ bia lạnh đưa lời ấm áp này là bài học đáng giá (“teachable lesson”) nhắc nhớ mọi người, đặc biệt những người khác màu da –trong đó có chính ông– hãy nên biết lắng nghe nhau, cư xử tử tế với nhau và chớ vội vã trong hành động, lời nói.
Khi chia tay, ông Cò Crowley và ông Giáo Gates hẹn sẽ còn gặp lại để trò chuyện. Sau đó ông Giáo Sư Gates gửi tặng hoa hồng cho người phụ nữ đã gọi cảnh sát khi thấy ông cố tông cửa vào nhà. Bà ta chỉ vì muốn bảo vệ an toàn cho ngôi nhà của ông mà sau đó bị nhiều người trách móc “chỉ tại cú phone của bà mà to chuyện.”
Là một người dân mọn hay một vị tổng thống, ai cũng là con người, ai cũng có những khuyết điểm, ai cũng có thể phạm sai lầm. Điểm đáng chú ý ở đây không phải là ai đúng, ai sai, ai hay, ai dở… mà là sự thẳng thắn nhận sai và trực tiếp dàn xếp xin lỗi, dù người lỡ lời có là một tổng thống.
Việc mời Giáo Sư Gates và Cảnh Sát Crowley vào Bạch Cung uống bia lạnh, nói lời ấm áp tượng trưng cho văn hóa Hoa Kỳ: Thẳng thắn và phục thiện. Nhờ vậy, không chỉ riêng sự hiềm khích giữa hai cá nhân khác màu da được mau chóng hàn gắn, mà lòng dân cả nước được xoa dịu, củng cố.
Có phải chỉ ở Mỹ mới có những chuyện như thế này? Có phải chỉ dân chúng Mỹ mới dám đòi tổng thống phải xin lỗi nếu tổng thống làm sai? Và có phải chỉ ở Mỹ mới có ông tổng thống đủ “dũng khí” nhìn nhận với dân chúng rằng điều mình nói là sai và mạnh dạn xin lỗi?
Còn Việt Nam hiện nay thì sao? Chán vạn cái sai của lãnh đạo đã được dân chúng và cả báo chí truyền thông của chính chế độ đề cập tới. Hậu quả ra sao? Chỉ là các biện pháp đàn áp, đóng cửa, cất chức, đuổi việc, đi tù.
Tôi chỉ ngu ngơ nghĩ, nếu người lãnh đạo Việt Nam có được cái dám nghe và dám sửa những cái sai của họ, đất nước chúng ta sẽ dần dà biến mất sự giả dối, lường gạt lẫn nhau. Từ căn bản này, sự tin tưởng và kết hợp giữa người dân và các cấp chính phủ mới mong tạo được sức mạnh thực sự. Ai có muốn ăn hiếp hay xâm lăng, cũng không dễ!
***
Không đầy một tuần sau vụ “cold beer, warm words,” ngày 4 tháng 8, thời sự nước Mỹ lại có thêm một chuyện đáng chú ý khác:
Truyền hình Mỹ thi nhau chiếu cảnh máy bay của cựu Tổng Thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về California. Ông đã thành công trong việc “ngoại giao” để cứu hai cô phóng viên Laura Ling và Euna Lee – bị bắt giam từ ngày 17 tháng 3 với tội trạng “xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn.” Họ bị tuyên án 12 năm tù khổ sai.
Laura Ling và Euna Lee làm việc cho hãng truyền thông Current TV – được sáng lập và điều hành bởi cựu phó Tổng Thống Al Gore. Hai cô đến biên giới Trung Quốc và Bắc Hàn để tìm hiểu tệ nạn phụ nữ và trẻ em Bắc Hàn bỏ trốn sang Trung Quốc tìm miếng ăn, lỡ bước sao đó bị Bắc Hàn bắt nhốt, tuyên án 12 năm khổ sai. Sau gần 5 tháng bị nhốt giam cách ly, hai phóng viên đã được trả lại tự do, trở về Mỹ. Nếu cựu Tổng Thống Clinton không sang kịp thì bất cứ giờ nào trong 2 ngày sau đó, hai cô phóng viên sẽ bị đưa đi thi hành bản án 12 năm tù khổ sai. Họ đã bị khủng bố tinh thần và hoang mang, thấp thỏm chờ đợi… Cuối cùng họ cũng được đưa đi… nhưng không phải đến nhà tù khổ sai mà là một nơi khiến họ ngạc nhiên ứa nước mắt khi nhìn thấy cựu Tổng Thống Clinton đứng chờ sẵn trong phòng. Ác mộng của họ được kết thúc.
Vụ hai nhà báo được cứu từ Bắc Hàn về làm tôi nhớ câu chuyện ly kỳ hấp dẫn của cô Jessica Lynch. Năm 2003, tại chiến trường Iraq, một đơn vị xe tăng Mỹ bị tấn công khi lạc đường. Jessica Lynch là nữ chiến binh duy nhất còn sống sót trong chiếc xe tăng tiếp tế lương thực. Toán tiếp tế của cô đã lạc đường và bị tấn công.
Cả một lực lượng đặc biệt với chiến lược và chuẩn bị vô cùng công phu đã bí mật đến cứu thoát cô Jessica Lynch sau 9 ngày bị bắt. Tôi còn nhớ khi xem đoạn phim chiếu chi tiết cảnh toán biệt kích đến cứu Jessica Lynch, tôi đã xúc động và khâm phục người Mỹ ra sao. Họ quý trọng từng tính mạng.
Cựu Tổng Thống Clinton đi Bắc Hàn chỉ với tư cách cá nhân, máy bay chở ông đi cũng chỉ là một máy tư nhân, được tài trợ bởi nhà sản xuất phim Hollywood giàu có: Steve Bing.
Điều đáng chú ý khác, là hai phóng viên được cứu cũng không phải là người Mỹ da trắng; Laura Ling gốc Trung Hoa, Euna Lee thì gốc Đại Hàn. Họ cũng như những người Mỹ gốc Việt chúng ta nói riêng, và nhiều dân tộc thiểu số lưu vong khác nói chung.
Thế mới rõ, một khi đã sống ở Mỹ, trở thành công dân Mỹ thì dù trắng, đỏ, đen hay vàng… mọi người dân đều được quý trọng.
Đâu cần cứ phải là người Mỹ gốc da trắng như cô Jessica Lynch bị bắt làm tù binh bên Iraq thì mới được quan tâm giải cứu.
Lời của cựu phó Tổng Thống Gore khi phái đoàn của cựu Tổng Thống Clinton về đến Mỹ cùng hai phóng viên, rất đáng để ý, “It speaks well of our country that when two American citizens are in harm’s way, that so many people will just put things aside and just go to work to make sure that this has had a happy ending.” Đã có rất nhiều người sẵn sàng bỏ việc của họ sang một bên, góp công sức và thời gian vào việc cứu thoát hai phóng viên gặp nạn, để bảo đảm một hồi cuối có hậu.
Thấy sự quan tâm của nước Mỹ, người Mỹ dành cho những công dân của họ, không khỏi liên tưởng đến số phận bất hạnh của người dân trong nước. Những người dân lương thiện không làm gì phạm pháp, chỉ vì yêu dân yêu nước mà nói sự thật thì đều bị đàn áp. Hết người này đến lượt khác bị đối đãi tệ hại.
Nhiều sự việc cho thấy là trước khi phải thương lượng gì đó với Tây phương, nhà nước Việt Nam thường mở một cuộc đàn áp lớn, bắt giam cả lô người. Để rồi khi vào thương lượng, bị yêu cầu phải thả tù chính trị và cải thiện nhân quyền trong nước… họ sẽ “tỏ thiện chí” bằng cách thả mấy người bị bắt. Kết quả là nhờ vậy mà sẽ được “tưởng thưởng”. Màn này thường được diễn đi diễn lại và đạt kết quả, giúp Việt Nam được Mỹ mở rào cản cho gia nhập WTO, đạt được nhiều thoả thuận thương mại với Mỹ.
Điều này thật chẳng khác nào hành hung đày đọa dã man chính con đẻ của mình để mè nheo hàng xóm.
Thời tôi còn bé xíu, gần nhà tôi có ông láng giềng nghiện rượu có tật hay đánh đập con cái dã man. Nghe lũ trẻ của ông ta kêu khóc, cha mẹ ở các nhà xung quanh sốt ruột quá phải chạy sang can. Có người còn nài nỉ ông đừng đánh con ông nữa, họ sẽ mua rượu ông uống. Từ đó, cứ hễ thèm rượu thì ông hàng xóm lại mang con ra đánh đập. Chuyện bi hài này hiện đang được phóng lớn lên kích thước lãnh đạo cả nước Việt Nam. Đọa đày hành hạ người dân của chính đất nước mình để để có chuyện thương lượng trả giá với quốc tế.
Nước Mỹ không phải là mẹ ruột mà chỉ là “mẹ nuôi” của hàng trăm triệu đứa con lạc loài từ hàng trăm nòi giống khác nhau, trong đó có dân gốc Việt. Vậy mà bà mẹ nuôi ấy đã cưu mang và thương yêu các con dù không phải là ruột rà của bà.
Mỗi khi xảy ra điều gì bất công với dân Việt trong nước thì người Việt hải ngoại thường hô hào và kêu gọi “mẹ nuôi Mỹ” giúp đỡ. Nhưng dù mẹ nuôi Mỹ có tốt bụng, và những đứa con Việt Nam sống xa quê hương có “xót ruột” cho đồng bào trong nước mà hô hào, biểu tình đòi hỏi thì cũng vẫn không đủ.
Chính người dân Việt trong nước phải tự ý thức mà đấu tranh cho nhu cầu và quyền lợi chính đáng của họ.
***
Hôm Micheal Jackson chết, chỉ vài ngày rất nhanh sau đó, chưa thấy báo chí Mỹ đăng tải hình ảnh dân Mỹ khóc… thì đã có một bài viết “Mưa và nước mắt trong buổi tưởng niệm Micheal tại Việt Nam,” với khá nhiều hình ảnh các em Việt Nam khóc lóc, bưng hình, đốt nến, kéo đi thành đoàn dài… Y như một đám tang lớn được chính thức tổ chức cho Micheal Jackson tại công viên Thống Nhất Hà Nội.
Là ông hoàng nhạc Rock, Micheal Jackson đáng được nhớ đến cho những đóng góp xuất sắc của ông.
Phải chăng báo chí người lớn tại Việt Nam cần màn khóc này để lấp liếm đủ thứ chuyện thật sự đáng khóc:
- Trung Quốc xây đập chận nước ở thượng nguồn sông Cửu Long. Vựa lúa miền Nam ở đồng bằng Cửu Long phía hạ nguồn đang bị đe dọa tiêu vong. Lúa má, mùa màng, lưới cá dân miền Nam rồi sẽ ra sao?
- Trung Quốc sang Việt Nam khai thác quặng Bô-Xít ở Tây Nguyên sẽ gây thiệt hại nặng nề đến môi sinh. Hàng trăm công trình xây dựng căn bản tại Việt Nam, kể cả con đường huyết mạch nhất của đất nước, đang được giao cho nhà thầu Trung Quốc. Báo Việt Nam chính thức loan tin có 35,000 công nhân Trung Quốc đã chính thức vào Việt Nam. Thực tế không kiểm soát nổi có thể cả trăm ngàn. Họ đang thiết lập ngay trong nội địa Việt Nam nhiều căn cứ, lãnh địa.
- Lãnh thổ Việt Nam, cả đất đai lẫn biển cả đang bị mang dâng cho Trung Quốc. Gần đây nhất, ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, thuyền cá dân Việt bị “tầu lạ” húc chìm, không thấy nhà nước nào lên tiếng. Trong khi ấy dân biểu tình đòi bảo vệ đất nước thì bị dẹp bỏ, bắt bớ.
“First class society is built only by first class citizens.” Một xã hội, một đất nước hảo hạng phải được xây dựng và bảo vệ bằng những công dân hảo hạng. Điều đó hầu như là chân lý trong lịch sử nhân loại.
Nhưng một đất nước sẽ không thể nào sống còn, cường thịnh nếu mọi cố gắng từ nhân dân đều bị chính cái chính phủ của họ dập tắt. Nếu không có sự tự nỗ lực từ phía chính phủ thì dù người dân mọn, dân-hoàn-chỉnh, hay dân-hảo-hạng có cố gắng bao nhiêu cũng bằng thừa.
Winston Churchill, một vị lãnh đạo tài ba của thế giới đã căn dặn hậu thế rằng, “The healthy citizens are the greatest asset of any country can have.”
Phải quý dân và vì dân mới bảo vệ được biên cương, dân tộc, và tài nguyên. Không bất cứ một cá nhân nào, dù là tài thánh, có thể cứu được đất nước chúng ta nếu lãnh đạo đất nước chỉ dùng dân như một thứ “con tin”, như miếng mồi, để mua lấy quyền lực cho họ.
Khi tôi viết bài này, có tin Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch Uỷ Ban Đông Á-Thái Bình Dương của Thượng Viện Hoa Kỳ đang viếng thăm các nước trong vùng Đông Nam Á: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt và Cam Bốt để chuẩn bị một số dự án cho tương lai. Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đã hội kiến tổng thống độc tài Miến Điện Than Shwe. Hai vấn đề được nêu ra là xin trả tự do cho cựu chiến binh Yettaw và Aung San Suu Kyi.
Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đã được chấp thuận giải cứu Yettaw, và được đồng ý một cuộc gặp gở thăm hỏi vị nữ anh hùng đấu tranh cho dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi. Cựu chiến binh Yettaw sẽ được mang ra khỏi Miến Điện sáng Chúa Nhật 16-08.
Thượng Nghị Sĩ Jim Webb vốn rất thân thiện và có nhiều kỷ niệm với Việt Nam đặc biệt vùng đất cũng như người dân xứ Quảng (cũng là xứ sở của số ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giam). Nhưng sự cố gắng của TNS Jim Webb nói riêng và Hoa Kỳ nói chung cũng sẽ chỉ kết quả nếu có sự nỗ lực thật sự từ phía người dân và chính quyền Việt Nam.
Liệu đến bao giờ nước Việt mới có được một chính quyền biết kết hợp với sức mạnh dân tộc để tự cứu chính mình?
Anne Khánh
- Ân nhân của 1.300 lao động Việt tại Libya và chuyện giờ mới kể (Dân Việt).-Vì sao không chủ động cứu nạn sớm tàu chìm? (TP 3-1-12)
- Quyết liệt tìm kiếm thuyền viên tàu Vinalines Queen (VOV). – Tìm thuyền viên tàu Vinalines Queen: không ngại tốn kém (TT). – Philippines sẽ cho thủy phi cơ tìm xác tàu Vinalines Queen bị mất tích — (VOA). - Bộ trưởng Thăng: Tìm thủy thủ Vinalines bằng mọi giá (VTC). - Gia đình các thủy thủ Vinalines kêu cứu khẩn cấp (VTC). – Tàu Vinalines Queen bị chìm: Cứu hộ lúng túng, chậm trễ (Thanh Niên). – Vinalines: Không ngờ tàu lại chìm (24 giờ). – Xích Tử – Chính sách vô cảm – (Dân Luận). - Nhiều vướng mắc trong việc tìm kiếm 22 thủy thủ mất tích (DT). - Tìm kiếm thuyền viên Vinalines Queen ở các đảo (VNE). - Vụ tàu Vinalines Queen bị chìm: Còn nước còn tát (LĐ).
-Chủ tàu Queen giãi bày “Chủ tàu đã thực hiện theo đúng quy định, và trước khi tàu rời cảng tại Indonesia, thuyền trưởng đã báo cáo và xác nhận việc chở quặng Nickel được thực hiện theo đúng quy định”.
(Dân trí) - Đài Loan hôm nay (3/1) đã chính thức dừng tìm kiếm tàu Vinalines Queen và 22 thủy thủ Việt Nam mất tích. Trong khi đó, phía Philippines đã nhận được đề nghị cử máy bay hỗ trợ tìm kiếm nhưng do thời tiết trên biển rất xấu nên chưa thể xuất ...
Tìm kiếm thuyền viên Vinalines Queen ở các đảoVNExpress
Dùng máy bay và tàu cứu nạn chuyên dụng để tìm thuyền viên mất tíchcand.com
Chủ tàu Vinalines Queen giãi bàyĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tuổi Trẻ -Đài Á Châu Tự Do -Vietnam Plus
Tìm kiếm thuyền viên Vinalines Queen ở các đảoVNExpress
Dùng máy bay và tàu cứu nạn chuyên dụng để tìm thuyền viên mất tíchcand.com
Chủ tàu Vinalines Queen giãi bàyĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tuổi Trẻ -Đài Á Châu Tự Do -Vietnam Plus
-- Treo thưởng việc tìm kiếm thuyền viên mất tích (TT). – Lời khẩn cầu của người nhà 22 thủy thủ tàu Vinalines Queen (Bee). – Thuê tàu biển tìm thuyền viên Vinalines Queen (VNE).- Khi tàu lật úp (TP). – Chìm tàu Vinaline Queen: Bức xúc chuyện tìm kiếm (VNN). –Một cách giải thích vụ đắm tàu Vinanlines Queen (Petrotimes). – Người nhà 22 thủy thủ tàu Vinalines Queen gửi đơn kêu cứu (Bee).
Bằng mọi cách, mọi phương tiện có thể, hãy tiếp tục tìm kiếm, cứu vớt chồng, con chúng tôi
– Sự cố tàu Vinalines Queen: Chậm thông tin khi tàu mất tích? (PLTP). - Tiếp tục tìm kiếm thuyền viên tàu Vinalines Qeen (VOV).Chậm trễ cứu nạn tàu Vinalines Queen?
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sau hơn 7 giờ tàu Vinalines Queen mất tích, vụ việc mới được báo cho Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam. Theo xác định của nhà chức trách, tàu Vinalines Queen mất tích vào lúc 7 giờ ngày 25/12 nhưng đến 14h30 cùng ngày, thông tin này ...
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Công ty Vận tải biển Vinalines đã triển khai phương án thuê tàu biển tại Philippines để tìm kiếm các thuyền viên mất tích. Chiều tối 2/1, Công ty Vận tải biển Vinalines cho biết công ty đã thuê trực thăng cứu hộ của Philippines tìm kiếm con tàu ...
- Tìm thấy phao bè, xuồng cứu sinh của tàu Vinalines Queen (TN). – Chủ tàu Queen giãi bày (VNN). – Vì sao không chủ động cứu nạn sớm tàu chìm? (TP). –Vinalines thuê tàu để tìm các thuyền viên mất tích (TTXVN).
-Chìm tàu Vinaline Queen: Bức xúc chuyện tìm kiếm "Tôi hỏi mấy ngày hôm trước máy bay các anh bay ở đâu? Nếu là máy bay của Bảo đảm hàng hải Nhật Bản thì họ thừa sức tìm được. Bây giờ là quá muộn nhưng chưa phải là tuyệt vọng” - Khi tàu lật úp Tp - Sau khi có tin tàu Vinalines Queen bị chìm, nhiều người vẫn không tin tàu không kịp phát tín hiệu cấp cứu, cũng như không để lại dấu vết nào. Kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, Thành viên Hội Đóng tàu Mỹ (SNAME), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Biển Việt Nam, kể một sự cố tương tự.- Vụ tàu Vinalines Queen bị chìm: Phát hiện một phao cứu sinh nhưng không có người(NLĐ). – Thân nhân thuyền viên Vinalines Queen đề nghị thuê tàu tìm (TT). – Thuyền viên tàu Vinalines Queen có thể dạt vào đảo san hô (VOV). - Tìm thấy phao bè, xuồng cứu sinh của tàu Vinalines Queen (TN). - “Khả năng các thủy thủ vẫn kẹt ở đảo san hô” (VTC). - Thuê trực thăng tìm kiếm tàu Vinalines Queen (TT). -Bộ trưởng Thăng: Khẩn trương tìm 22 thuyền viên tàu Vinalines Queen (Bee.net 1-1-12) -- Tàu đã chìm từ hôm 25-12 -- Thân nhân thuyền viên Vinalines Queen đề nghị thuê tàu tìm (TT 1-1-12)
- 7 ngày qua: Mong mỏi tìm thấy tàu Vinalines Queen (VOV).- Làm rõ nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen (PLTP). – Điện thoại của thuyền viên mất tích còn đổ chuông (TT). -- Bộ trưởng GTVT yêu cầu tìm kiếm 22 thủy thủ tàu Vinalines bằng mọi cách (DT).'Tìm kiếm 22 thủy thủ tàu Vinalines bằng mọi cách' - Góc nhìn về sự cố tàu Vinalines Queen. (Kinh tế biển). – Tìm kiếm thuyền viên tàu Vinalines Queen: Hy vọng mong manh (NLĐ).
- Vì sao tàu Vinalines Queen chìm? (TT). – “Toàn bộ thủ thủy trên tàu Vinalines Queen đã được mua bảo hiểm” (DT). – Giờ phút sinh tử của thủy thủ tàu Vinalines Queen (TT). – Thuỷ thủ kể chuyện thoát chết khỏi tàu Vinalines Queen (VNN). –Mất tích cùng con tàu Vinalines Queen đúng ngày cưới (DT). – Nỗi đau “kép” của một gia đình thuyền viên tàu Vinalines Queen (DV). - Chìm tàu Vinalines Queen: “Điện thoại cháu gọi về vẫn đổ chuông” (Infonet). –Vẫn nuôi niềm tin người thân còn sống sót (DV). – 13 tàu quốc tế nhận lời tìm kiếm các thủy thủ mất tích (TN).
– Tột cùng nỗi đau gia đình có thủy thủ chết chìm(VNN). – Tàu Vinalines Queen đối mặt với nhiều nguy hiểm cùng lúc (VnExpress). Tàu Vinalines Queen chìm, 22 thủy thủ khó có cơ may sống sót — (RFI). – Tàu Vinalines Queen của Việt Nam đã bị chìm — (VOA). – 22 thủy thủ Việt Nam bị mất tích sau khi tàu chở hàng bị chìm trên biển Đông: 22 missing after Vietnamese freighter sinks in South China Sea (M&C). - 22 thuyền viên Vinalines Queen: Chỉ có thể hy vọng! (VTC). – Tàu Vinalines Queen bị chìm, 1 thủy thủ được cứu sống (NLĐ). – Tàu Vinalines Queen bị chìm từ 7 giờ sáng 25-12 (PLTP). – Nghe thủy thủ tàu Vinalines Queen kể hành trình sống sót(TT). – Thuỷ thủ duy nhất sống sót của tàu Vinalines Queen sắp về Việt Nam (VOV).
Tàu Vinalines Queen bị chìm cách vị trí đã xác định trước khi mất liên lạc 350km. (Nguồn: Internet) |
Hồi 15 giờ 10 phút ngày 30-12, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được thông tin từ Taipei TCC cung cấp cho biết lúc 10 giờ 30 cùng ngày, tàu M/V London Courage Hô hiệu V7MY7, MMSI 538002924 khi hành trình đến vị trí có tọa độ 20.17N, 120-22E đã phát hiện một bè cứu sinh của tàu M/V Vinalines Queen và đã vớt lên tàu một thuyền viên của tàu có tên là Đậu Ngọc Hùng.
Lúc 15 giờ 20 cùng ngày, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã liên lạc trực tiếp bằng điện thoại vệ tinh với thuyền viên Đậu Ngọc Hùng đang ở trên tàu M/V London Courage, và được thuyền viên này cung cấp thông tin là tàu Vinalines Queen đã bị chìm ngay lúc 7 giờ sáng 25-12 do bị nghiêng trái quá lớn.
Tàu bị chìm nhanh, một bè cứu sinh mạn phải của tàu được hạ xuống biển và thuyền viên Đậu Ngọc Hùng đã lên được bè cứu sinh này và bị trôi dạt suốt từ hôm đó đến nay.
Tình trạng sức khỏe của thuyền viên Đậu Ngọc Hùng tốt.
Hiện nay, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã thông tin và đề nghị Philippinnes, Nhật Bản, Đài Loan và các nước xung quanh khu vực triển khai các biện pháp để tổ chức các hoạt động tìm kiếm hy vọng còn có các thuyền viên của tàu Vinalines Queen có thể còn đang trôi dạt trên biển.
Theo Vietnam+
- - Tàu Vinalines Queen đã chìm, một thuyền viên sống sót (TP). – Tàu Queen đã bị chìm, 22 thuỷ thủ thiệt mạng (VNN). – Tàu 46 triệu USD chìm cùng 22 thủy thủ và 54 nghìn tấn quặng Nikel (VnMedia). – Danh sách thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tích (TTXVN). – Chuyện những con tàu đột nhiên biến mất (TTVH).
Vietnam sailor saved after 5 days in life vest HANOI (AFP) - A Vietnamese seaman survived five days floating in open ocean with only a life jacket for protection after his cargo ship sank and all his 22 crew mates died, before he was rescued on Friday, officials said.
-Vietnam cargo ship sinks, 22 dead: Shipping firm-HANOI (AFP) -HANOI (AFP) - A Vietnamese cargo boat that vanished near the Philippines on Christmas Day has sunk, killing 22 of its 23 crew members, Vietnam state shipping firm Vinalines said on Friday.
'According to our initial information, only one sailor has been rescued and the vessel has not been found yet,' a Vinalines official based in Hanoi told AFP, asking not to be named.
The Vinalines Queen disappeared after passing Luzon island and apparently did not send out a distress signal.
Late on Friday, online newspaper Dan Tri reported that the surviving sailor, Dau Ngoc Hung, was rescued by a British ship which was heading towards Singapore
Tàu Vinalines Queen chìm, 22 thủy thủ khó có cơ may sống sót Chiếc tàu Vinalines Queen bị mất tích từ hôm 25/12, đến hôm nay được khẳng định là đã bị chìm tại vùng biển gần đảo Luzon của Philippines. Một thủy thủ được tàu Anh cứu sống, 22 thủy thủ còn lại có nhiều khả năng đã tử nạn. Hãng thông tấn AFP trích nguồn tin từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết như trên. RFI Việt ngữ phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Phương, trưởng phòng Phối hợp Cứu nạn của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam. -
Vinalines Queen đắm, một người sống sót - (BBC)-Tàu Vinalines Queen bị chìm ở ngoài khơi gần Philippines, và giới chức lo ngại 22 trong số 23 thủy thủ trên tàu thiệt mạng.
- Le lói hy vọng cho tàu Vinalines Queen (NLĐ)- Khó có chuyện tàu chìm mà không còn dấu tích (TN)..Tàu Vinalines Queen mất tích: Tính đến phương án xấu nhất
Nghi vấn về sự 'bốc hơi' của Vinalines Queen? -5 ngày trôi qua, tung tích về tàu Vinalines Queen vẫn là một ẩn số và từ đó, đặt ra nhiều giả thuyết về sự mất tích bí ẩn này.- Sẽ thuê tàu biển Philippines tiếp cận hiện trường tàu Vinalines Queen (DT).
Giám đốc Công ty Vận tải biển Vinalines cho biết, theo thông báo của Trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn Hàng hải VN thì các cơ quan tìm kiếm cứu nạn của Philippines và Nhật Bản đã tạm dừng tìm kiếm tàu Vinalines Queen bằng trực thăng. Tàu Vinalines Queen khó rơi vào khu quân sự --Tàu Vinalines mất tích do rơi vào vùng quân sự? -- Phát hiện vệt dầu loang, nhưng chưa tìm được con tàu mất tích — (VOA). – Giả thiết tàu biển mất tích do rơi vào vùng quân sự (TP). – Tàu Vinalines Queen mất tích là do Nickel hóa lỏng? (TP). – Gia đình thủy thủ ngóng tin tàu Vinalines Queen (VNE). – Tàu Vinalines Queen mất tích: Mong chờ điều diệu kỳ (TT). - Bộ trưởng Đinh La Thăng sốt ruột với tàu mất tích Vinalines Queen (NLĐ). –Nhiều nghi vấn quanh số phận Vinalines Queen (VNE). – Tính phương án xấu nhất khi tìm kiếm Vinalines Queen (VNE). - ‘Tàu Queen có thể bị đắm hoặc cướp biển bắt’ (VNN). – Ngừng sử dụng trực thăng tìm tàu Vinalines Queen (TTXVN).-Tàu Vinalines Queen mất tích là do Nickel hóa lỏng?
TP - Phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, Thành viên Hội Kiến trúc sư Đóng tàu & Kỹ sư Hàng hải Hoa Kỳ (VSNAME), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Biển Việt Nam về những nguyên nhân có thể xảy ra khiến tàu Vinalines Queen mất tích.
Vinalines Queen là một trong những tàu hiện đại nhất Việt Nam . |
Thưa ông, tại sao điều đầu tiên ông nghĩ đến nguyên nhân tai nạn của tàu Vinalines Queen hôm 25-12 có thể do chở quặng?
Tàu bị tai nạn khi đang chở quặng Nickel khiến tôi nghĩ ngay đến vấn đề đó. Nhiều tai nạn đã xảy ra với tàu chở quặng. Chỉ tính hai năm gần đây, đã xảy ra năm vụ. Rob Lomas, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Vận chuyển Hàng chở xô (INTERCARGO), phải kêu lên: “Chúng ta biết rằng tất cả các chủ tàu đều quan tâm tới an toàn của người đi biển. Những gì đã xảy ra trong 39 ngày cuối năm với 44 người chết là không thể chấp nhận được”.
Ba con tàu sự cố vào cuối năm 2010 đều là tàu chở xô, tức là những tàu chở hàng không đóng bao, hàng được rót thẳng vào hầm. Ba tàu này đều cùng chở quặng nickel, cùng bốc hàng từ Indonesia, cùng treo cờ Panama nhưng ông chủ thật sự là Trung Quốc. Từ lâu, người ta đã bàn luận nhiều về thứ hàng hóa được coi là nguy hiểm này.
Tại sao chúng bị coi là nguy hiểm?
Quặng sắt hay quặng nickel bình thường được coi là thứ hàng khô ráo. Nhưng khi quặng hút ẩm, sẽ xảy ra hiện tượng hóa lỏng. Bình thường, các hạt quặng có chứa độ ẩm nhất định. Khi hàng chất đống trong mỏ được đưa tới bến tàu bằng các sà lan hay xe tải rồi từ đó chất đống lên bến cảng vào những ngày mưa gió, độ ẩm sẽ tăng rất cao.
Người ta thường khuyến cáo các thuyền trưởng phải đặc biệt chú ý tới chứng chỉ cho loại hàng này được phép chất lên tàu với giới hạn độ ẩm cho phép vận chuyển. Nhiều khi độ ẩm quặng trong thực tế vượt quá chỉ số ghi trên giấy và vượt quá mức cho phép.
Khi tàu chạy trên biển, do lắc ngang, lắc dọc, do trồi lên sụp xuống, khoảng không gian giữa các hạt quặng sẽ giảm đi, làm tăng áp suất nước tại các khe trống, và sức kháng của các hạt cũng giảm. Nếu áp suất nước tại các khe trống tăng đủ lớn, quặng sẽ đạt tới một trạng thái gọi là điểm ẩm chảy.
Số hàng quặng khô rời rạc lúc ấy sẽ chuyển sang trạng thái gần như như một chất lỏng vì lực ma sát giữa các hạt đã bị mất đi. Quá trình đó được gọi là quá trình hóa lỏng của hàng quặng. Và cái gì tới phải tới. Khi trở thành thứ hàng lỏng, có mặt thoáng tự do, hàng sẽ có xu hướng xô về một hướng khi tàu lắc và không quay trở về vị trí cân bằng ở trung tâm nữa. Khi tàu lắc tiếp, quặng lỏng tiếp tục dồn sang một bên, khiến góc nghiêng của tàu tăng nhanh. Tàu mất ổn định và lật nhào rất nhanh, nhanh đến mức không kịp phát tín hiệu cấp cứu.
Chính vì nguy cơ cao như vậy, để ngăn ngừa tai nạn, tất cả các tổ chức quốc tế như đăng kiểm, bảo hiểm, các hiệp hội nhấn mạnh phải tuân thủ triệt để Luật Quốc tế về An toàn Chở Hàng xô trong đó có những yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm cho phép.
Quặng nickel “hóa lỏng” trong hầm sà lan. |
Điều tra tai nạn xong, cất vào tủ bảo hiểm
Nói như thế có nghĩa con người đã hiểu rõ nguyên nhân tai nạn các con tàu chở quặng, thưa ông?
Còn lâu chúng ta mới làm rõ được toàn bộ nguyên nhân của hiện tượng này. Tai nạn của tàu chở quặng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề mới, đầy bí ẩn với cộng đồng hàng hải quốc tế, vẫn là một đề tài nghiên cứu của nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu. Nhiều quy định mới về luật pháp còn cần tiếp tục được bổ sung. Nhiều biện pháp phòng chống mới sẽ ra đời.
Ông đánh giá thế nào về kinh nghiệm của Việt Nam về vận chuyển quặng cũng như đóng tàu chuyên chở quặng?
Chúng ta cũng đã tiếp cận với tàu chở quặng trong việc đóng mới một loạt các tàu series Diamond 53 nghìn tấn cho nhà môi giới hàng hải Graig. Chúng ta cũng bước vào thị trường chuyên chở quặng từ lâu.
Thế những tai nạn như ông vừa kể có được mổ xẻ kịp thời không?
Người ta thường nhắc tới những tai nạn của tàu Bến Hả. Tàu Phương Đông cũng đã gặp tai nạn với thứ hàng khó tính này. Và như kỹ sư Nguyễn Viết Viên, nguyên giám đốc Đăng Kiểm Việt Nam, đã phát biểu, nhiều tai nạn, những bài học đắt giá mà chúng ta gặp thường được lưu giữ trong các đơn vị bảo hiểm. Hầu như chúng không được dùng để phân tích, nghiên cứu, học tập.
Cám ơn ông.
* Chiều 12-10-2011, tàu Vinalines Queen đã chở 54 nghìn tấn quặng nickel an toàn tới cảng Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tới chuyến thứ hai này, tàu xuất phát từ cảng Morowali (Indonesia) mà cảng đến là Ninh Đức thuộc tỉnh Phúc Kiến, một trung tâm luyện kim phía nam của Trung Quốc.
* Ngày 18-7-2009: Tàu Asian Forest chở quặng sắt bị lật tại Vịnh Bengal phía đông Ấn Độ sau khi rời cảng Mangalore; Ngày 9-9-2009: Tàu Black Rose chở quặng sắt bị lật trong thời gian rất ngắn tại bờ tây Ấn Độ sau khi rời cảng Paradip; Ngày 27-10-2010: Tàu Jian Fu Star chở quặng nickel lật tại phía nam Đài Loan sau khi rời đảo Obi Indonesia, làm 13 người thiệt mạng;
Ngày 4-11-2010: Tàu Nasco Diamond chở quặng nickel bị lật sau khi rời cảng Tahuna Indonesia, cướp đi sinh mạng 21 người; Ngày 3-12-2010: Tàu Hong Wei chở quặng nickel bị lật sau khi rời Bitung Indonesia, khiến 10 người thiệt mạng.
|
Quốc Dũng (thực hiện)
- - Tàu Vinalines Queen mất tích kỳ lạ (TP). – Tàu Vinalines mất tích ‘không do tai nạn’? (ĐV). – Thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tích còn rất trẻ (Bee) - Trực thăng Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm tàu Vinalines Queen (TN). - Tàu Vinalines Queen cùng 23 người vẫn bặt vô âm tín (SGTT). - Nóng trong ngày:Tàu Việt Nam mất tích bí ẩn (VNN). - Truy tìm tung tích tàu Vinalines Queen (TN). - Phát hiện dầu loang nơi tàu Vinalines Queen mất tích (VTC). – Tàu vận tải lớn VN ‘mất tích trên biển’ — (BBC). – Việt Nam kêu gọi các nước tìm giúp tàu vận tải mất tích ở Biển Đông — (RFI). – Tàu Việt Nam và 23 thủy thủ bị mất tích trên Biển Đông — (VOA).
- Tàu Vinalines Queen mất tích kỳ lạ (TP). – Tàu Vinalines mất tích ‘không do tai nạn’? (ĐV). – Thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tích còn rất trẻ (Bee).
-Phát hiện vết dầu loang tại khu vực mất liên lạc với tàu VINALINES QUEEN QĐND - Ngày 27-12, trực thăng cứu hộ từ Phi-líp-pin đã tiến hành bay kiểm tra khu vực tàu VINALINES QUEEN bị mất liên lạc, nhưng không phát hiện thấy dấu hiệu nào..- Tìm thấy vệt dầu loang nơi tàu Vinalines Queen mất tích (TN). – Tàu Vinalines gặp nạn ở vùng biển sâu 5.000 m (VNE). – Đề nghị tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm tàu Vinalines Queen (TP).- Tiếp thông tin về tàu Vinalines Queen mất tích (NĐT). – Tàu Queen và 23 thuỷ thủ mất liên lạc khó hiểu (VNN). – Trực thăng khó tìm tàu mất tích Vinalines vì thời tiết xấu (VNE).
-Tạm dừng tìm kiếm cứu nạn tàu Vinalines Queen
TPO - Thông tin mới nhất từ Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, sau một thời gian tìm kiếm tàu Vinalines Queen không hiệu quả, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Philippines, Nhật Bản đã tạm dừng hoạt động lúc 14h chiều nay. Trước đó lúc 6h cùng ngày, trực thăng cứu hộ từ Philippine bay kiểm tra khu vực tàu Vinalines Queen bị nạn, nhưng không phát hiện thấy dấu hiệu nào (bao gồm cả mảnh vỡ, vết dầu loang) của tàu Vinalines Queen.
Đến 9h, Cục phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JAPAN Coast Guard) cũng đã điều động máy bay bay kiểm tra khu vực có tọa độ (20-10N;123-44E), (19-50N;123-55E), (19-20N;123-00E) và (19-40N;122-48E) để tìm kiếm tàu và 23 thuyền viên bị mất tích khi đang trên đường hành trình từ Cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc). Lúc đó, tàu Vinalines Queen vận chuyển 54.400 T quặng Nikel tàu thông báo bị nghiêng 180 và và mất liên lạc khi hành trình đến tọa độ 20-00N; 123-47.1E (Phía Đông-Bắc Đảo Luzon – Philippine), hướng 2400.
Được biết, máy bay phòng vệ bờ biển Nhật Bản của phát hiện vệt dầu loang tại tọa độ 19-51.43N; 123-37.38E lúc 9h50, nhưng không thấy vật thể trôi dạt nào khác.
Cho đến 14h chiều nay, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Philipine, Nhật Bản đã tạm dừng hoạt động.
Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam đang đề nghị các quốc gia trong khu vực tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm tàu Vinalines Queen.
Hiện nay, Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam đang tiếp tục phát thông báo hàng hải để các phương tiện hoạt động tại khu vực nắm bắt và tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn tàu mất tích.
Tiếp tục cập nhật
Đình Thắng
-.Điều máy bay cứu hộ tìm kiếm tàu Vinalines Queen mất tích
Dân Trí
(Dân trí) - Sáng nay (27/2), máy bay cứu hộ của Philippine và Cơ quan phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JAPAN Coast Guard) tiếp tục được điều động ra khu vực khả nghi tàu Vinalines Queen và 23 thuyền viên của Việt Nam bị mất tích để tiếp cận tìm kiếm cứu nạn. ...
Tàu Vinalines vẫn mất tích trong tầm nhìn của phi đội cứu nạnVNExpress
Tàu Vinalines và 23 thuyền viên mất tích24 giờ
Tàu Queen và 23 thuỷ thủ mất liên lạc khó hiểuVietNamNet
Vietnam Plus -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
- 23 thuyền viên tàu Vinalines mất liên lạc trên biển (TTXVN). - Tàu Vinalines Queen và 23 thủy thủ mất tích trên biển (TN). - Tàu Vinalines Queen của Việt Nam cùng 23 thủy thủ mất tích (DT). –Tàu quân sự chìm ngoài khơi Hội An — (BBC). –Đêm trắng ở Cửa Đại (NLĐ). – Vụ chìm tàu ở Quảng Nam: Tàu lạ vào Cồn Áng là bỏ mạng (PLTP). - Sập cầu Bà Dầu ở Quảng Ngãi, 2 người mất tích (TTXVN). - Sập cầu đang xây: 2 người mất tích, 5 bị thương (NLĐ). - Quảng Bình: Lật thuyền chở 21 học sinh THCS (VTC). – “Nước rất lạnh, tưởng không thể bơi tiếp được nữa” (Bee) -Dân Trí
(Dân trí) - Sáng nay (27/2), máy bay cứu hộ của Philippine và Cơ quan phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JAPAN Coast Guard) tiếp tục được điều động ra khu vực khả nghi tàu Vinalines Queen và 23 thuyền viên của Việt Nam bị mất tích để tiếp cận tìm kiếm cứu nạn. ...
Tàu Vinalines vẫn mất tích trong tầm nhìn của phi đội cứu nạnVNExpress
Tàu Vinalines và 23 thuyền viên mất tích24 giờ
Tàu Queen và 23 thuỷ thủ mất liên lạc khó hiểuVietNamNet
Vietnam Plus -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
-Nguồn:Tàu của Vinalines mất tích cùng 23 thuyền viên
-QĐND – Ngày 26-12, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) hàng hải Việt Nam cho biết, vào chiều 25-12, Trung tâm nhận được thông tin từ Công ty Vận tải biển Vinalines thông báo Tàu VINALINES QUEEN mang cờ Việt Nam, với 23 thuyền viên trên đường hành trình từ Cảng Morowali (In-đô-nê-xi-a) đến cảng Ningde (Trung Quốc), khi đi đến vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) bị nghiêng, ngay sau đó tàu bị mất liên lạc.
Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam đã thông báo, đề nghị lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Đài Loan và Phi-líp-pin triển khai ngay hoạt động cứu nạn tàu và thuyền viên. Do điều kiện thời tiết khu vực tàu VINALINES QUEEN bị sự cố rất phức tạp, phía Phi-líp-pin không có phương tiện điều động ra hiện trường được. Đến 11 giờ 15 phút ngày 26-12 lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Đài Loan thông báo đã 2 lần điều phương tiện tìm kiếm, cứu nạn ra hiện trường để kiểm tra, tìm kiếm nhưng do khu vực sóng gió rất lớn, tàu chuyên dụng của Đài Loan không thể hành trình được nên đã quay trở về căn cứ.
Hiện nay, Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam cũng đã thông báo tình hình vụ việc đến Trung tâm phối hợp TKCN trên biển thuộc Hồng Công (Trung Quốc), Nhật Bản để phối hợp theo dõi và xử lý vụ việc. Tuy nhiên vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng của tàu cũng như thuyền viên trên tàu VINALINES QUEEN.
-- Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và sự “đi hoang” của dòng tiền(VnEconomy).
- Trần lãi suất tiền gửi: nên giảm hay bỏ? (SGTT). – Ngân hàng phá sản… hệ thống mới lớn mạnh (VnEconomy). – Tổng giám đốc Techcombank nói lời chia tay? (VnEconomy). - Nhìn lại một năm bão táp của vàng (ĐV). – Các biện pháp bình ổn chưa…bình ổn được thị trường vàng (SGTT).
- Đủ “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp FDI (VnEconomy).-- Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng” (VnEconomy). – Cấm doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào ngân hàng (TP). – Tân Tổng giám đốc Techcombank chính thức “lộ diện” (VnEconomy).
- Cứ lỗ là tăng giá? (ĐĐK). -- Ai là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2011? (DT). – 10 sự kiện chứng khoán Việt Nam 2011: Nỗi buồn đi cùng hy vọng (VnEconomy).- Lê Đăng Doanh: Tách nhỏ “ông lớn” xăng dầu để tránh chuyển giá (DV). - Mua ôtô “chạy” phí trước bạ: Như ngồi trên lửa (VnEconomy).
- 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2011 (TP). – Nhìn lại năm 2011 thăng trầm của thị trường bất động sản (DVT).- Chuyện lạ về vụ "nuốt đất" ở Vĩnh Phúc (Tamnhin.net) - Đúng như Tamnhin.net dự báo trong các tin, bài phát vào các ngày 21 và 24-12- 2011, việc
- Khánh Hoà: xuất khẩu cá nóc sang Hàn Quốc (SGTT). - Thưởng Tết cao nhất TP.HCM: 400 triệu đồng (VNN). -- Doanh nghiệp TP.HCM: Thưởng tết dương lịch cao nhất 700 triệu (SGTT). –TP.HCM: thưởng tết cao nhất 700 triệu đồng (TT).- Mập mờ lương lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (TN).-
- Indonesia muốn tham gia BRICS? (TVN). - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde: “Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình thế nguy nan” (TTXVN). – Tổng giám đốc IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn nguy hiểm (TBKTSG).
-Cập nhật tin tức về gói kích cầu III ddkt-Như tin tức chúng tôi đã đưa, gói kích cầu III đã được sẵn sàng song vì một lý do nào đó vào phút chót mà CP VN đã quyết định sẽ KHÔNG tung thêm tiền ra với mức độ lớn trong năm nay, mà dời sang năm sau, khi tín dụng được lên kế hoạch tăng 17%. (Vef, 17/12/2011)
Và năm sau, sẽ khó tung ra nhiều vào tháng 1, do hiệu ứng hàng Tết lên giá, nếu tung ra vào tháng 1 sẽ gây tăng giá mạnh trước Tết.
Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tung tiền ra song với quy mô nhỏ hơn gói kích cầu III (250 ngàn tỷ) nhiều lần. (Gafin, 16/12/2011)
“…Tuần này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm 42.403 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). Lượng bơm ròng lên tới hơn 11.500 tỷ đồng…”
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm tin tức về gói kích cầu 3 cho bạn đọc quan tâm.
————————————————-
Vef, 2012: Tăng trưởng tín dụng nới lên 17%, 17/12/2011, http://vef.vn/2011-12-17-2012-tang-truong-tin-dung-noi-len-17-
Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tung tiền ra song với quy mô nhỏ hơn gói kích cầu III (250 ngàn tỷ) nhiều lần. (Gafin, 16/12/2011)
“…Tuần này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm 42.403 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). Lượng bơm ròng lên tới hơn 11.500 tỷ đồng…”
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm tin tức về gói kích cầu 3 cho bạn đọc quan tâm.
————————————————-
Vef, 2012: Tăng trưởng tín dụng nới lên 17%, 17/12/2011, http://vef.vn/2011-12-17-2012-tang-truong-tin-dung-noi-len-17-
-EVANS: A World of Gray Project Syndicate -EVANS: A World of Gray Countries should pursue what the great international-relations scholar Hedley Bull called “purposes beyond ourselves.” But the real world is a place of gray shades, and more often than not the cause of human decency and security will be better served by recognizing and working around that constraint rather than challenging it head on.----