Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Kết luận chính thức việc mua lá vải khô xuất khẩu


Hàng trăm bao lá vải khô được cân mua tại một điểm thu gom lá vải tại Lục Ngạn
Kết luận chính thức việc mua lá vải khô xuất khẩu

- Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh và có kết luận chính thức về việc một công ty thương mại tổ chức đại lý thu mua lá vải thiều khô tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để xuất khẩu.
Theo đó, Công ty TNHH Lâm Sơn, trụ sở tại Hà Nội, là đơn vị tổ chức các đại lý thu mua lá vải thiều khô. Lá vải thiều khô, sau khi qua quy trình sơ chế, đóng gói, sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản và được dùng làm phân bón, đất nhân tạo trồng cây cảnh.

Trước đây, Nhật Bản mua lá vải thiều khô của Thái Lan. Năm nay, do Thái Lan vừa trải qua trận lụt lịch sử nên phía Nhật Bản chuyển sang tìm nguồn hàng tại Việt Nam thông qua đối tác là Công ty TNHH Lâm Sơn. Công ty này mở đại lý thu mua tại Lục Ngạn vì đây là địa phương có diện tích trồng vải thiều tới hơn 18 nghìn ha. Tại đây, sau mỗi vụ thu hoạch quả, số lượng lá vải thải loại là tương đối lớn, đủ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của phía Nhật Bản và công suất hoạt động của dây chuyền sơ chế.

Cơ quan chức năng khẳng định, việc thu mua lá vải thiều khô với số lượng hiện tại không không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây cũng như sản lượng vải.
PV
-Nhật Bản mua lá vải thiều khô làm phân bón Đài Tiếng Nói Việt Nam
Trước thông tin, thời gian gần đây một công ty thương mại tổ chức đại lý thu mua lá vải thiều khô tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang để xuất khẩu, cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác minh, làm rõ. Theo thông tin của TTXVN, công ty thu mua lá vải thiều ...
Thu mua lá vải thiều khô là để xuất khẩu sang Nhật BảnDân Trí
Gom lá vải thiều khô không ảnh hưởng xấu đến câyVietnam Plus
Khi lá vải thiều khô bỗng nhiên có giá !Nhân Dân
Báo Bạn Đường -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -An ninh thủ đô

 - Lá vải khô vốn chỉ tận dụng để đun bếp lại được thương lái thu mua. Câu chuyện tưởng như lạ lùng ấy đang diễn ra ở Bắc Giang khiến nhiều người nông dân vẫn chưa dám tin là sự thật, càng khó tin hơn khi biết lá sẽ được xuất sang Nhật Bản. 



TIN LIÊN QUAN

"Chỉ sợ không có sức gom lá"


Bà Nguyễn Thị Lưu năm nay 69 tuổi, ở thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn. Gặp tôi, bà cười hỉ hả mà rằng, bà đã sống ngần này tuổi rồi, cả đời gắn bó với cây vải thiều, với sự thăng trầm của nó thì cũng không thể tin chuyện một ngày kia lá vải khô lại có thể kiếm ra tiền. Bà thấy lạ lắm!
a
Công đoạn thu mua lá vải cũng khá khắt khe và tốn thời gian.

Chuyện là cách đây gần một tháng, cái tin nhà anh Đạo đầu làng mua lá vải khô khiến người dân trong làng, trong xã hồ nghi, bàn tán xôn xao. Người ta còn đến tận nơi để hỏi cho ra nhẽ. Bà Lưu bảo, mấy ai mà tin được, tưởng là chuyện đùa vì "từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tôi chỉ nghe người ta đi mua củi về nhóm lò chứ có thấy ai đi mua lá vải khô đâu". Lá vải khô ở quê bà bạt ngàn, đến nỗi người dân dùng đun bếp không hết, phải mang ra bờ suối đốt để tránh cháy vườn.

Theo bà Lưu, thời gian này, người trồng vải đang phải dọn vườn, quét sạch lá dưới gốc cây để bón phân, chuẩn bị cho cây ra hoa vào đầu năm sau. Lá vải khô nay bỗng có giá, bà cũng vui lắm vì tự dưng có được khoản tiền "từ trên trời rơi xuống" như thế.
Ngày ngày, bà Lưu tranh thủ cùng mấy đứa cháu nội quét dọn lá trong vườn, dồn vào bao tải đem đến đại lý. Mỗi kg lá vải được bán với giá 1.000đ, "tính ra còn cao hơn giá bán quả mấy năm trước cô ạ", bà nhớ lại. Mỗi ngày, bà cũng bán được chừng 40.000 - 50.000đ tiền lá vải khô, số tiền không hề nhỏ đối với bà.

Từ hơn một tháng nay, người dân trong làng có "phong trào quét lá", nhà nào cũng muốn tranh thủ để có thêm đồng ra đồng vào. "Như những vụ trước, người ta hay gọi tôi sang thuê dọn vườn hoặc là cho lấy lá về đun bếp. Nhưng bây giờ họ giữ rồi chứ nếu không tôi còn bán được nhiều hơn, chỉ sợ không có sức mà gom lá chứ không sợ thiếu lá", giọng bà Lưu ra chiều tiếc rẻ.

Cũng giống bà Lưu, chị Lâm Thị Múi, thôn Phì Điền, xã Tân Quang tranh thủ quét lá đem bán. Nhà chị có bảy sào vải, mỗi khi phải dọn lá, vợ chồng, con cái cùng được huy động nhưng cũng phải mất cả tuần mới xong. Lá dùng để đun bếp không hết, chị lại phải đem đốt. "Biết tin người ta thu mua lá khô, việc dọn lá đã trở nên nhẹ nhàng hơn đối với gia đình tôi. Cứ đà này, từ giờ đến Tết, tôi cũng kiếm được chừng 4, 5 triệu đồng đấy cô ạ", chị vui vẻ cho biết.

Quy trình chọn lá khắt khe

Chúng tôi tìm đến cơ sở thu mua lá vải khô của vợ chồng anh Nguyễn Đắc Đạo, chị Lưu Thị Ngọ (xã Tân Quang). Vừa bước chân đến cổng, tôi đã bị "ngợp" bởi những bao tải lá xếp cao gần lên đến nóc nhà kho, chỉ chừa một lối đi đủ lách người qua. "Vì diện tích nhà kho chừng 400m2 đã gần chật kín nên tôi phải gửi lá ở các đại lý chân rết, ước chừng cũng được khoảng 70 tấn rồi", anh Đạo nhẩm tính.

Anh Đạo vốn có nghề chở hàng thuê, còn chị Ngọ vợ anh buôn bán cây giống cho người dân trong vùng. Do có mối quen biết nên anh được ông Nguyễn Thế Sơn, giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lâm Sơn (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) đặt làm cơ sở thu mua lá vải. Từ ngày "chuyển nghề" đến giờ, vợ chồng anh bận tối mắt tối mũi, phải thuê hai nhân công cùng làm.

Theo chị Ngọ, công đoạn thu mua lá vải cũng khá khắt khe và tốn thời gian. Lá phải khô, không ướt, không lẫn đá sỏi. Vì vậy, khi người dân đem lá đến bán, chị Ngọ cùng nhân công phải đổ ra để sàng lại. Lá đạt tiêu chuẩn mới được dồn vào bao. Mỗi ngày, cơ sở của anh chị thu mua khoảng nửa tấn lá.

"Khoảng chục ngày nữa, máy móc sẽ được chuyển giao về cơ sở gồm ba loại là máy sàng, máy nghiền và máy ép. Khi đó, lá ở các cơ sở chân rết sẽ được dồn về. Chúng tôi phải thuê thêm nhân công để đứng máy nữa", anh Đạo cho biết.

Ngoài cơ sở thu mua lá vải khô của vợ chồng anh Đạo, Công ty TNHH Thương mại Lâm Sơn còn đặt cơ sở tại nhà chị Dương Thị Thời, xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam. Hiện, cả hai cơ sở này đều đã xây dựng được hệ thống các đại lý chân rết với con số lên đến gần 50.

Theo chị Thời, đến nay, cơ sở của chị thu mua được chừng 50 tấn lá khô. Chị cũng đã móc nối để mở đại lý ở các huyện Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương). Thế nhưng, khi được hỏi thu mua lá làm gì, cả hai chủ cơ sở này đều... lắc đầu không rõ, chỉ biết rằng "lá sẽ được xuất sang Nhật" (!?).

Nói bẻ lá tươi là coi thường nông dân!

Trước thông tin lo ngại việc thu mua lá vải khô chỉ là nhất thời và có thể sẽ tương tự như chuyện mua đỉa thời gian gần đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hường, phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lâm Sơn. Ông Hường xác nhận việc thu mua lá vải khô, có thể lẫn thêm lá nhãn là hoàn toàn có thật, chỉ nửa tháng nữa sẽ được triển khai chế biến. Lá vải, nhãn khô sẽ được nghiền, ép thành bánh rồi vận chuyển sang Nhật Bản. Nhưng khi được hỏi mua lá để làm gì, ông Hường từ chối vì cho rằng đó là bí mật trong kinh doanh.

Ông cũng khẳng định: "Người dân có thể hoàn toàn tin tưởng rằng việc chúng tôi mua lá vải là lâu dài chứ không phải nhất thời".

Theo ông Chu Văn Báo, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, việc thu mua lá vải khô là hoàn toàn có lợi cho người dân, tạo thêm một nguồn thu nhập cho họ. Thêm vào đó, việc thu mua lá vải khô không ảnh hưởng đến chất lượng đất cũng như năng suất cây trồng vì "bình thường người dân vẫn phải quét dọn lá khô rồi".

Khi nghe chúng tôi đặt vấn đề, liệu có chuyện người dân sẽ... tỉa lá tươi để phơi khô đem bán, cả bà Lưu, chị Múi đều xua tay. Chị Múi khẳng định: "Nói thế thì coi thường nông dân chúng tôi quá! Chúng tôi xác định cả đời gắn bó với cây vải, đã hiểu rõ tập tính của nó, hái lá đi rồi thì làm sao cây ra hoa được? Mà cây không ra hoa thì làm sao cho quả? Không có quả thì vợ chồng, con cái chúng tôi sống bằng gì? Trồng cây để thu quả chứ có ai thu hoạch lá đâu!".

Thiết nghĩ, tạo được nguồn thu cho bà con nông dân là một điều cần thiết. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện thu mua lá vải khô như thế nào rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, tránh tình trạng thu gom lá vải khô ồ ạt sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.

"Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra lá vải có tác dụng trong y học cũng như các lĩnh vực khác. Lá vải cũng không có tác dụng cải tạo đất. Thậm chí, người ta phải quét dọn, mang đi đốt. Thông thường, sau thu hoạch, bà con nông dân tỉa bớt cành hoặc tỉa lá già. Còn trước khi cây ra hoa và trong thời gian đậu quả thì không ai lại tỉa cành, hái lá vì ảnh hưởng đến năng suất của cây. Tôi cho rằng, lo ngại người dân hái tỉa hết lá tươi đem bán là không cần thiết, vì một cây vải cũng chỉ cho vài kg lá khô thôi. Mức giá bán hiện nay là 1.000đ/kg lá khô không đủ sức khiến họ phải có sự đánh đổi như thế. Còn việc công ty thu mua lá khô xuất sang Nhật có thể là họ đã phát hiện ra một tác dụng tốt từ lá vải. Cái này cần phải nghiên cứu thêm".
TS Ngô Hồng Bình
(Viện phó Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)
Thanh Thủy,
(Dân trí) - Trước sự việc hàng nghìn người dân tại Lục Ngạn - Bắc Giang ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho thương lái xuất khẩu ra nước ngoài, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc chỉ đạo. Một số nhà chuyên môn cũng đưa ra khuyến cáo xung quanh sự việc.

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý. Một kilogam lá vải thiều khô được thu mua với giá 1 nghìn đồng và được bán lại cho chủ đầu mối với giá từ 1,5 đến 2 nghìn đồng.


Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ vườn vải rộng hơn 5000 mét vuông tại xã Tân Quang chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy người ta lại đi mua lá vải. Vùng đất Lục Ngạn vốn chỉ nhộn nhịp, đông đúc vào mua thu hoạch quả vải nhưng mấy ngày nay tôi phải huy động cả nhà vét lá vải đi bán. Lá vải để lưu cữ nhiều năm chắc vét cả tháng không hết”.
Tại điểm thu mua lá vải của ông Nguyễn Đăng Đạo, xã Tân Quang - Lục Ngạn, hàng chục người dân đang túc trực chờ để cân lá. Nhiều người đèo xe máy, thậm chí có người còn chở xe bò hàng chục bao lá vải ngất ngưởng đến điểm cân.

Ô
ng Đạo cho biết: “Cách đây khoảng 1 tháng, Công ty TNHH Thương mại Lâm Sơn dưới Hà Nội đến đặt vấn đề mở đại lý thu gom lá vải thiều khô. Ban đầu, tôi không tin vì nghĩ chẳng ai lại mua lá vải khô làm gì. Nhưng thấy phía đối tác đưa 100 triệu tiền thu mua ban đầu, tôi mới bắt đầu thu gom ồ ạt”.
Ông Đạo kể thêm, phía đối tác chỉ mua lá vải đã khô và không cho biết mục đích thu gom. Ông đang đặt mua tại hơn 20 điểm cân ở các xã, mỗi điểm trung bình ngày cân được khoảng 1,5 tấn. Ngoài tiền công, tiền cho thuê nhà kho, ông cũng hưởng lợi từ việc ăn chênh lệch giá. Phía doanh nghiệp cũng hứa hẹn thu mua lâu dài nên ông đã cho cải tạo ngôi nhà cũ làm kho chứa hàng. Khi nào thu gom được khối lượng hàng nhất định, ông liên hệ cho doanh nghiệp Lâm Sơn đến lấy.

Các nhà khoa học cảnh báo việc thu gom ồ ạt lá vải khô khỏi gốc của cây vải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Được biết, doanh nghiệp Lâm Sơn còn đặt đại lý thu mua lá vải tại nhiều khu vực như ở Phố Kim - xã Phượng Sơn, xã Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Theo thông tin từ doanh nghiệp này thì lá vải sẽ được sơ chế để xuất sang Nhật Bản làm đất nhân tạo hoặc phân bón. Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do lũ lụt tại Thái Lan, nên họ đã chuyển sang mua lá vải Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Tuyến - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Chính quyền đã vào cuộc tìm hiểu và  bước đầu xác định việc đó không gây ra ảnh hưởng gì cả. Trước đây, lá vải người dân không sử dụng làm gì nên chất đầy dưới gốc cây. Việc thu gom lá có thể còn làm cho gốc cây thông thoáng và tránh được sâu bệnh. Việc gom lá đem bán cũng góp phần tạo thu nhập thêm cho người dân dù giá bán cũng không đáng là bao và nhiều gia đình có điều kiện cũng không bỏ công thu gom”. 
Tuyệt đối không được chặt lá tỉa cành cây vải trong giai đoạn nay sắp trổ hoa
Về mối lo ngại người dân chặt tỉa cành lá phơi khô đem bán, ông Tuyến khẳng định không có tình trạng đó. Bởi việc chặt cành tỉa lá phải theo chu kì của cây vải. Người trồng vải ai cũng biết chỉ chặt cành lá sau khi thu hoạch xong chứ trước khi cây ra hoa mà chặt cành tỉa lá sẽ coi như mất trắng. Hơn nữa, nếu chặt cả cây vải phơi khô lá chắc cũng chưa được chục kilogam. Chẳng có ai dại gì đánh đổi thu nhập từ hàng tạ vải lấy hơn chục nghìn tiền bán lá.

Tuy nhiên, ông Tuyến cũng cho biết không hiểu doanh nghiệp thu mua lá vải với mục đích cụ thể gì. Chính vì vậy, UBND huyện Lục Ngạn đã mời doanh nghiệp Lâm Sơn đến làm việc về những vấn đề liên quan đến việc thu mua lá vải để có thông tin chính thức về sự việc.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Đình Phượng - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết: “Trước thông tin người dân thu gom lá vải khô đem bán, Sở NN&PTNT đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp đến địa bàn huyện Lục Ngạn xem xét. Việc thu gom lá vải khô cũng không có ảnh hưởng gì nhiều đến cây vải. Chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền địa phương khuyến cáo đến người dân và nghiêm cấm việc chặt lá, tỉa cành lấy lá vải tươi làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây”.


Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Vũ Mạnh Hải - Phó giám đốc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cảnh báo: “Việc thu gom ồ ạt lá vải khô ở gốc cây vải sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. 

Trước hết, vùng đất đồi Lục Ngạn là vùng đất bạc màu, ít dinh dưỡng và có độ chì. Hơn nữa, vùng đất này nằm trong khu vực đón gió mùa đông Bắc từ cánh cung Đông Triều nên lớp lá vải dưới gốc cây trước hết tham gia vào việc cải tạo độ chì của đất và tạo thảm lá mục che chắn cho bề mặt gốc cây.

Cây vải là loại cây không rụng lá theo mùa mà quanh năm xanh tốt nên lá vải rụng xung quanh gốc không đáng kể. Lớp lá vải dưới gốc còn tạo chất mùn dinh dưỡng, giữ ẩm và tạo nhiệt độ ổn định cho cây. Việc thu gom sạch lá vải quanh gốc cây là việc làm không khoa học, chắn chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ tới. Là người nghiên cứu khá kỹ về cây vải, tôi khuyến cáo người dân hãy ngừng ngay việc thu gom lá vải ồ ạt này lại để đảm bảo không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài của thương hiệu vải Lục Ngạn.

Anh Thế - Quốc Đô ...
Thực hư chuyện thu mua lá vải thiều xuất khẩuVietNamNet
thu mua ồ ạt lá vải ở Bắc GiangĐài Tiếng Nói Việt Nam
Thu gom lá vải: Giấu nhẹm vì "bí mật kinh doanh"XãLuận.com Thu gom lá vải: Giấu nhẹm vì “bí mật kinh doanh” (Dân Việt).

- Thu mua lá vai thiều khô làm đất nhân tạo TP – Như Tiền phong đưa tin, trong thời gian gần đây có doanh nghiệp ồ ạt thu mua lá vải thiều khô tại vựa vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang làm dấy lên dư luận nghi vấn về mục đích thu mua.
Nhà kho chứa lá vải tại cơ sở thu mua của ông Nguyễn Đăng Đạo, thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
Sáng ngày 8-12, ông Nguyễn Trung Thành, đại diện Công ty TNHH Kinh doanh – Thương mại Lâm Sơn (có trụ sở tại Phường Định Công, Hà Nội) khẳng định: Đơn vị hiện đang tiến hành thu mua lá vải thiều khô tại Lục Ngạn. Số lượng thu mua ước đạt khoảng hơn 100 tấn. Mục đích của doanh nghiệp là thu mua lá vải thiều khô đã rụng xuống và không sử dụng của người nông dân.
Sau khi thu mua, đơn vị sẽ tiến hành sơ chế, ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Phía Nhật Bản sẽ tiếp tục chế biến để thành đất nhân tạo hoặc phân bón. Nguyên nhân mà Nhật Bản phải nhập khẩu lá vải thiều về làm đất nhân tạo là do nhiều vùng đất ở nước này đã bị nhiễm xạ do rò rỉ tại các nhà máy điện hạt nhân thời gian qua, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

Ông Thành cho biết thêm, trước khi mở xưởng thu mua và sơ chế tại thôn Áp, xã Tân Quang, đơn vị đã tiến hành thu mua khoảng 2 tấn lá vải thiều khô, ủ trong 2 tháng và mời phía đối tác Nhật Bản sang kiểm tra chất lượng, ký hợp đồng thu mua với đơn vị.
Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do bất ổn chính trị và ảnh hưởng của trận lũ vừa qua nên đã chuyển thị trường sang Việt Nam với sản phẩm chính là lá vải.
Về phía Công ty Lâm Sơn do sức chứa có hạn và gặp trục trặc trong việc sản xuất, lắp ráp dây chuyền thiết bị nên dự kiến thời gian sản xuất sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 20-12. “Tuy nhiên, đặc tính của lá vải thiều rất khó phân huỷ nên phía Nhật Bản chỉ thu mua lá vải đã rụng. Chúng tôi cũng không mua lá vải thiều tươi do bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để làm khô lá vải” – Ông Thành nói.
Sau thông tin về việc thu mua lá vải thiều khô trên Tiền phong, UBND huyện Lục Ngạn đã mời đại diện Công ty Lâm Sơn về làm việc để làm rõ mục đích thu mua và những vấn đề liên quan vào chiều ngày hôm nay, 9-12.
Nguyễn Trường-Nguồn:Thu mua lá vai thiều khô làm đất nhân tạo


-> Ồ ạt thu mua lá vải thiều-Lo bị ép giá, quỵt tiền 
TP - Lá vải thiều khô đang được thu mua ồ ạt, trong khi cây chuẩn bị ra hoa.
Ông Duy chỉ cho phóng viên xem những bao lá vải thiều khô vừa thu mua được
Ông Duy chỉ cho phóng viên xem những bao lá vải thiều khô vừa thu mua được.
Để xuất khẩu?
Gần một tháng nay, nhà ông Nguyễn Đăng Đạo (thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) tấp nập người đến bán lá vải thiều khô. Ông Đạo cho biết: Đã cân và đóng bao được gần 100 tấn lá, chủ yếu là lá vải thiều khô. Giá mua vào là 1.000 đồng/kg nên khá nhiều người đến bán. Ngoài người trong xã, có cả người dân các xã lân cận, thậm chí ở huyện Lục Nam, đến bán. Nhiều người cho rằng, lá vải thiều khô chẳng có tác dụng, để lại chỉ làm hỏng vườn, chát đất, nên họ gom đem bán.
Theo ông Đạo, đơn vị thu mua là một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội tên là Cty TNHH Lâm Sơn, do ông Sơn, trước đây làm việc tại Sở NN&PTNT Bắc Giang làm giám đốc; ông Sơn đang ở Hàn Quốc nên không liên lạc được. Yêu cầu thu gom là lá vải thiều khô, tương đối lành lặn, sạch sẽ (lẫn một chút lá nhãn khô cũng được). Đơn vị đã ứng trước cho ông 100 triệu đồng để thuê nhà kho và thu mua của người dân. Cty này cũng cung cấp cho ông bao bì và dây khâu để ông đóng gói. Theo ông, sau khi đóng bao tại nhà, lá khô được chuyển về một cơ sở tại Hà Nội để ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Cty đang lắp đặt dây chuyền nên chưa đưa lá vải thiều về Hà Nội được. “Sau khoảng nửa tháng nữa, dây chuyền hoàn thành thì chúng tôi sẽ thu mua nhiều hơn. Họ cũng khẳng định là số lượng thu mua không hạn chế, có bao nhiêu họ cũng mua hết. Nhưng tôi cũng băn khoăn không biết họ thu mua lá vải thiều khô để làm gì”, ông Đạo nói.
Một điểm thu mua khác ở nhà ông Nguyễn Bá Duy (thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn) trưng biển thu mua lá vải thiều cách đây vài ngày. Giá thu mua là 800 - 1.000 đồng/kg, nhưng do mới triển khai nên ông chỉ thu mua được vài tạ. Ông Duy nói mình thu mua giúp bà Đỗ Thị Thuý (Lâm trường Lục Ngạn) và hưởng hoa hồng 20 đồng/kg. Ngoài cơ sở của ông, bà Thuý còn đặt điểm thu mua tại nhiều nơi như ở xã Phượng Sơn, Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Tuy nhiên, khi phóng viên xin số điện thoại của bà Thủy, ông cung cấp một số điện thoại không tồn tại.
Kho của nhà ông Đạo đầy những bao tải lá vải thiều khô .
Vải sẽ không ra hoa nếu…
Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, cho biết: Hiện không phải là thời điểm tỉa cành, tạo tán chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây vải thiều; nếu tỉa cành để lấy lá với số lượng lớn thì sẽ làm cho cây chuyển sang ra lộc, thay vì ra hoa, ảnh hưởng lớn năng suất, sản lượng của cả vụ.
Lục Ngạn là huyện có sản lượng vải thiều lớn nhất nước, đồng thời là địa phương chính cung cấp vải thiều tươi sang thị trường Trung Quốc. Vụ vải thiều năm 2011, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 69 nghìn tấn, bằng hơn 70% sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn. Năm 2011, có hơn 100 thương nhân Trung Quốc sang tận Lục Ngạn đặt điểm cân. Việc thu mua lá vải thiều diễn ra vào giai đoạn nhạy cảm (không phải là lúc thu hoạch quả xong) nên một số người lo ngại đây có thể là chiêu tương tự thu mua ốc bươu vàng, mèo, đỉa… thời gian qua.
Mục đích mù mờ
Theo ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, cách đây vài tháng có một doanh nghiệp gửi văn bản đến thông báo về việc thu mua lá vải thiều và đề nghị Hội thông báo cho các hội viên được biết. Thấy giá thu mua thấp nên Hội không triển khai. Sau đó, doanh nghiệp này tự tìm đến chi hội nông dân các xã để triển khai. Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quang nói rằng, cơ sở trên chỉ báo cáo bằng miệng với Hội và sau đó làm việc trực tiếp với chi hội trưởng các thôn; ông Nguyễn Đăng Đạo là Chi hội trưởng nông dân thôn Áp. Cty không nói mục đích thu mua lá vải thiều khô.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng Lục Ngạn, nói: “Lá vải chỉ là sản phẩm phụ của cây, mùa này thì nhà nào chả phải quét dọn cho sạch. Việc thu mua lá vải thiều cũng không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chúng tôi chưa kiểm tra. Tôi thấy việc thu mua này là bình thường”.
Nguyễn Trường
--  Thương nhân tấp nập đến Bắc Giang mua lá vải thiều khô (Bee).Thu mua lá vai thiều khô làm đất nhân tạo (TP).---

-

Tổng số lượt xem trang