Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Khủng hoảng nợ công Châu Âu

-AFP photoMột biểu tượng khổng lồ của đồng tiền chung Châu Âu bên ngoài trụ sở của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt.Khủng hoảng nợ công Châu Âu
RFA- 2011-12-30
Một trong những vấn đề tài chính toàn cầu mà cả thế giới đang theo dõi sát sao là cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.
Lý do nào dẫn đến cuộc khủng hoảng này, tác động của nó ra sao đến các nước thành viên trong khối EU và toàn thế giới. Để có một bức tranh tổng quát về sự kiện tài chính nổi bật này trong năm qua.

Bức tranh chung
-Năm 2011 được xem là một năm khó khăn của cả nền kinh tế toàn cầu, khi những đầu tàu kinh tế chính của thế giới đều đang vấp phải những trở lực lớn. Nếu tại Nhật Bản là trận động đất và sóng thần kinh hoàng, Hoa Kỳ lâm vào cuộc khủng hoảng việc làm trầm trọng thì tại Châu Âu, những khoản nợ công khổng lồ đang có nguy cơ khiến khối Euro chung tan rã.
Khủng hoảng nợ ở Châu Âu được hiểu là một số thành viên thuộc khối 17 nước đồng tiền chung Châu mắc nợ quá nhiều và không còn khả năng trả nợ, khiến các nhà đầu tư và ngân hàng cho vay tiền hoảng loạn. Từ đó, dẫn đến việc các ngân hàng cho vay có nguy cơ sụp đổ, còn các doanh nghiệp sẽ không vay được vốn kinh doanh và rồi thì cuộc suy thoái ở Châu Âu sẽ lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Trong một nền kinh tế đan xen ràng buộc lẫn nhau, sự sụp đổ có thể có của khối đồng tiền chung Châu Âu sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện khắp thế giới. Vì thế, nguy cơ ngăn chặn ngòi nổ từ các quốc gia đơn lẻ mắc nợ tại Châu Âu đang là ưu tiên hàng đầu mà các nhà lập chính sách tiền tệ phải lao tâm khổ tứ.
Quay lại với bối cảnh của cuộc khủng hoảng nợ, trong số 17 quốc gia thuộc khối đồng tiền chung Châu Âu (eurozone), 5 quốc gia Hy Lạp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland là những quốc gia có tỷ lệ mắc nợ cao nhất. Trong đó, tiền vay của Hy Lạp lớn hơn gấp rưỡi (165%) tổng số tiền mà toàn bộ nền kinh tế Hy Lạp tự có, còn của Italy là hơn 120%, Ireland là gần 110%. Ngoài điểm chung có số tiền nợ rất lớn, các quốc gia này còn chịu sức ép của tỷ lệ thất nghiệp quá cao, như tại Tây Ban Nha lên đến hơn 20%, các khoản thu từ thuế không đủ bù đắp chi phí, năng suất của toàn bộ nền kinh tế thấp kém, nạn bong bóng bất động sản…thậm chí là cả những che đậy trong các con số báo cáo tài chính. Đến khi mọi tác nhân này cộng dồn lại cùng một lúc, thì các quốc gia không còn đủ sức để chống đỡ nổi.
Nhìn vào bức tranh chung của cuộc khủng hoảng nợ, chắc hẳn người ta sẽ đổ lỗi lên đầu những “kẻ tội đồ” bắt nguồn là Hy Lạp, Italy hay Tây Ban Nha vì họ là những quốc gia “thiếu trách nhiệm” đi vay quá nhiều, rồi chi tiêu không kiểm soát, do được hưởng lãi suất ưu đãi với tư cách là thành viên của khối eurozone.
Thế nhưng, nếu nhìn xâu xa, người ta lại trách chính bản thân khối đồng tiền chung Châu Âu, vì sao một đồng tiên đơn lẻ lại có thể làm đại diện chung cho cả 17 quốc gia có trình độ phát triển khác xa nhau, với các thể chế từ chính trị cho tới kinh tế, thậm chí cả các tập quán buôn bán thương mại cũng ở các mức độ rất chênh lệch.
Giới chuyên gia lập luận rằng, nếu gặp những trở ngại về lượng tiền giao dịch trong nền kinh tế, ngân hàng trung ương của một quốc gia cá nhân có thể đứng ra giải quyết bằng cách điều tiết lượng cung cầu tiền tệ, nhưng giờ đây khi 17 quốc gia khác biệt cùng gộp chung vào một đồng tiền, thì khả năng kiểm soát dòng tiền như vậy sẽ không còn là lựa chọn tối ưu nữa.
Đức thực sự rất bực mình với khối nợ mà Hy Lạp đã vướng phải; trong khi đó, Hy Lạp thì cứ tiếp tục vay tiền chi tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu của người dân nước này. 
GS-TS David Pickus
Hơn nữa, giới phân tích còn cho rằng, các nước trong khối eurozone có các chỉ số tín dụng cấp quốc gia khác nhau, thì Ngân hàng Châu Âu (ECB) không thể áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay giống nhau đến cả 17 nước này. Vì khi những nước như Hy Lạp lại được hưởng lãi vay ngang bằng như Đức hay Pháp thì Hy Lạp có được tiền vay quá dễ dàng và họ chi dùng quá mức là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Vậy ngoài chính sách “cào bằng” một đồng tiền và chung một mức lãi suất vay ưu đãi như nhiều chuyên gia nhận định thì còn lý do nào khác dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu? Đặt câu hỏi này với GS-TS David Pickus, chuyên gia về lịch sử Châu Âu dạy tại trường Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ đã từng có nhiều bài phân tích về khủng hoảng nợ Châu Âu và được báo chí Việt Nam dịch và đăng tải, chúng tôi được ông cho biết:
"Vấn đề ở đây là cách thức mà các quốc gia hợp tác và chia sẻ thông tin cho nhau trong cùng khối Liên minh Châu Âu. Điều mà tôi muốn nói ở đây, thí dụ một nước mạnh như Đức hợp tác với một nước yếu như Hy Lạp, thì họ cần phải phối hợp và thông tin cho nhau một cách thật hiệu quả. Liên minh Châu Âu, từ lâu đã có hiện tượng giống như cặp vợ chồng lâu ngày không nói chuyện với nhau. 
Và Đức thực sự rất bực mình với khối nợ mà Hy Lạp đã vướng phải; trong khi đó, Hy Lạp thì cứ tiếp tục vay tiền chi tiêu nhằm thoả mãn nhu cầu của người dân nước này. Vấn đề trở nên nghiêm trọng là ở đó. Vấn đề cần phải được mang ra bàn bạc với nhau. Tôi nói một cách bóng gió là mọi chuyện đã không được làm rõ cho tới khi ngôi nhà chung của 2 người bốc cháy. Và giờ khi mọi chuyện vỡ lở, thì việc nhân nhượng của người vợ hay người chồng sẽ trở nên rất phức tạp và khó khăn." 

Giải pháp 

Ông David Pickus còn cho biết thêm rằng, mặc dù nhiều chuyên gia phản đối chuyện hợp tác giữa những nước có trình độ phát triển quá chênh lệch trong khối EU, nhưng ông thì ủng hộ vấn đề này, theo ông ở đây tất cả các nước đều có lợi nếu như họ không che dấu thông tin và phải minh bạch hoá các con số nợ nần.
000_DV1093932-250.jpg
Ông Juergen Stark, thành viên HĐQT Ngân hàng Trung ương châu Âu trong một hội nghị bàn tròn kinh tế tại Athens hôm23/12/2011. AFP
Cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu vẫn đang tiếp tục dò đáy và viễn cảnh xem ra khá mịt mờ. Câu hỏi mà những người quan tâm đặt ra là liệu biện pháp nào cho cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu? Phải xin thưa ngay rằng, vì đây là một cuộc khủng hoảng nợ mang tầm vĩ mô và phức tạp, chồng chéo và đan xen, vì thế không thể có một biện pháp đơn lẻ để chống đối. Tuy thế, hai biện pháp cơ bản nhất vẫn đang được áp dụng là chính sách “thắt lưng buộc bụng” của tất cả những nước đang mắc nợ và việc ngân hàng trung ương Châu Âu không ngừng mua trái phiếu của những quốc gia này, để họ có tiền tái thiết lại nền kinh tế.
Gọi là 2 biện pháp nhưng thực chất là một, vì để được Ngân hàng Trung ương Châu Âu mua trái phiếu nợ thì các quốc gia phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng.”
Các biện pháp khắc khổ này đang được áp dụng triệt để tại các quốc gia như Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland. Và hệ luỵ kéo theo là tốc độ tăng trưởng giảm sút, kéo theo cả khu vực rơi vào trì trệ. Theo cơ quan thống kê châu Âu, tăng trưởng GDP của eurozone chỉ đạt 0,2% trong quý 2, kém xa con số 0,8% quý 1. Thậm chí, tăng trưởng quí cuối cùng của cả khối eurozone chỉ còn là 0,1%. Giám đốc chương trình Châu Âu của Quỹ tiền tệ quốc tế, thậm chí còn cảnh báo nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm 2012 của các nước thành viên eurozone. 
Đứng trước nguy cơ tan vỡ, ngân hàng Trung ương Châu Âu đã phải đứng ra làm cứu cánh cuối cùng, mua vào những khoản trái phiếu của những nước thành viên mắc nợ. Đến giữa năm 2011, Ngân hàng này đã phải bỏ ra hơn 610 tỷ đô la và mới đây nhất, vào những ngày cuối năm, ngân hàng này lại bỏ ra thêm 660 tỷ đô nữa cho các chương trình cứu trợ, không chỉ để cứu giúp các chính phủ mà còn để cứu giúp hệ thống ngân hàng của những nước thành viên.
Mới đây nhất, hôm 22/12, thủ tướng Italy, Mario Monti mới được quốc hội nước này đồng ý áp dụng biện pháp khắc khổ cho nền kinh tế trong một bối cảnh được xem là “cực kỳ khẩn cấp” nhưng Italy vẫn “ngẩng cao đầu.” Theo dự kiến, quốc gia lớn thứ 3 này của Châu Âu có thể sẽ tiết kiệm được đến 60 tỷ euro vào năm 2013.
Cả các quốc gia nòng cốt cũng như các quốc gia đang mắc nợ cần phải hiểu cuộc khủng hoảng đã xảy ra như thế nào và chúng ta chắc chắn sẽ có được giải pháp. 
GS-TS David Pickus
Khi hỏi TS David Pickus về tương lai của khối EU, ông tỏ ra khá lạc quan dù rằng cho biết, trước mắt còn rất nhiều thách thức, các biện pháp giải quyết phải được thực hiện từng bước:
"Điều mà tôi muốn nhắn gửi ở đây là chúng ta không hoàn toàn tuyệt vọng, hay là chúng ta không còn biện pháp gì để giải quyết nữa cả. Cả các quốc gia nòng cốt cũng như các quốc gia đang mắc nợ cần phải hiểu cuộc khủng hoảng đã xảy ra như thế nào và chúng ta chắc chắn sẽ có được giải pháp. Lời khuyên của tôi là các quốc gia này phải tỉnh táo và nhận thức được những thách thức đang có. Nếu so sánh với 30 năm trước đây, về mặt kinh tế, chúng ta đã giàu có hơn nhiều. Tất nhiên, nạn đói nghèo vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng nhìn chung, so với 1 thế hệ trước, chúng ta đã sản xuất ra được nhiều của cải và giàu có hơn. Và tôi tin rằng, chúng ta đã tạo ra được nhiều sức mạnh cả về kinh tế lẫn xã hội và đó là điều mà chúng ta phải ghi nhận." 
Cùng với gói cứu trợ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu thêm 660 tỷ đô la, cộng với sự hưởng ứng bằng các biện pháp cắt giảm chi tiêu của những nước mắc nợ, đây được xem như những dấu hiệu cho thấy quyết tâm của cộng đồng Châu Âu đang nỗ lực tự cứu mình ra khỏi bờ vực của sự tan vỡ. Đồng thời các biện pháp phối hợp giữa Ngân hàng trung ương Châu Âu và các nước nợ thành viên cũng là những chỉ dấu lạc quan báo hiệu một năm mới, có nhiều hi vọng tươi sáng hơn cho các nước eurozone.Khủng hoảng nợ công Châu Âu – (RFA).



Khủng hoảng châu Âu
Deepening Crisis Over Euro Pits Leader Against Leader (WSJ 30-12-11) -- Bài dài, tổng kết khủng hoảng khối euro.  Rất có ích. 
Năm mới u ám tại Bắc Mỹ và châu Âu (TT).- Bốn công ty sản xuất ở Mỹ nộp hồ sơ kiện Trung Quốc và Việt Nam vì trợ giá: 4 U.S. Makers of Towers for Wind Turbines File Complaint Over China’s Steel Subsidies (NYT).
Mỹ - Trung Quốc - Việt Nam: 4 U.S. Makers of Towers for Wind Turbines File Complaint Over China’s Steel Subsidies (NYT 30-12-11) -- The complaint seeks duties of more than 64 percent on Chinese imports, and more than 59 percent for Vietnamese imports

(TBKTSG Online) - Xu hướng ảm đạm của thị trường bất động sản suốt năm qua đã góp phần vào sự lao dốc không phanh của nhóm cổ phiếu bất động sản. Giá cổ phiếu của hầu hết các công ty bất động sản niêm yết đã giảm giá đến 80%.
Biểu đồ minh họa giá cổ phiếu của một công ty địa ốc đang trên đà giảm giá manh so với năm 2010
Ở những thời điểm thị trường bất động sản nhộn nhịp, cổ phiếu lĩnh vực này đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm theo xu hướng ảm đạm của thị trường, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng bất động sản – lĩnh vực vốn chưa thể khởi sắc kể từ khi đi xuống từ năm 2008. Nhiều công ty bất động sản hiện đang nhìn giá trị vốn hóa thị trường của mình bốc hơi mạnh kể từ đầu năm đến nay.
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp địa ốc phản ánh qua giá cổ phiếu của họ hiện nay. Trong số hơn 60 công ty địa ốc niêm yết, hiện giá trị cổ phiếu của nhiều công ty chỉ còn lại 20% giá trị so với thời điểm cuối năm 2010.
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (VPH) chẳng hạn, được giao dịch khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu ở thời điểm cuối năm 2010, nay đã giảm xuống còn chưa đầy 5.000 đồng/cổ phiếu. Tương tự, giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương (PPI) giảm từ khoảng 24.000/cổ phiếu hồi cuối năm ngoái xuống còn 4.600/cổ phiếu tính đến chiều ngày 28/12. Cả những ông lớn như Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng đang chứng kiến giá cổ phiếu của mình giảm mạnh, rơi từ mức 80.000/cổ phiếu tại thời điểm cuối năm ngoái xuống còn trên dưới 18.000/cổ phiếu tại thời điểm hiện nay.
Giới quan sát thị trường cho rằng do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng, thị trường căn hộ giảm và chững lại khi nhiều nhà đầu tư nhận thấy phân khúc căn hộ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn.
Thực tế cho thấy, do đói vốn, nhiều doanh nghiệp phải hoãn kế hoạch xây dựng các dự án mới, và trước áp lực trả nợ vay ngân hàng nhiều công ty đang phải bán tháo căn hộ nhằm cắt lỗ.
Theo nhận định của công ty Savills Vietnam, yếu tố tâm lý của nhà đầu tư là điều quan trọng nhất với thị trường bất động sản trong thời điểm hiện nay, và sẽ chi phối việc dòng tiền có trở lại với thị trường trong thời gian tới hay không.
Trong bản phân tích thị trường gần đây, ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành - phụ trách nghiên cứu của Công ty cổ phần Chứng khoán TPHCM, dự báo giá bất động sản có thể sẽ giảm mạnh vào quý một năm tới khi các ngân hàng buộc các công ty bất động sản nhỏ và có tỉ lệ nợ cao phải bán căn hộ để trả nợ. Nếu giá bất động sản hạ nhà đầu tư sẽ mua vào và cũng sẽ sẵn sàng mua vào cổ phiếu.


(TBKTSG) - Gần đây các vấn đề liên quan đến tái cấu trúc đầu tư công, thị trường tài chính và doanh nghiệp nhà nước đã được bàn thảo khá nhiều. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước từ lâu cũng đề cập ít nhiều các chủ đề này.

-Nhìn từ Ấn Độ: Tại sao kinh tế Việt nam không cất cánh?: Vietnam: Why Is The Economy Not Taking Off? (Eurasia review 30-12-11) ◄◄
100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2011 (VnEx 30-12-11) - TS Nguyễn Quang A: ‘Lạm phát giáng vào cả chục triệu người’  —  (BBC). -

-Nguồn:Thu nhập từ lãi tiền gửi sẽ phải chịu thuế


Theo Nghị định mới vừa được Thủ tướng ký ban hành, tất cả các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn,  bán ngoại tệ… sẽ phải chịu thuế thu nhập.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Theo Nghị định này, hàng loạt loại thu nhập sẽ được bổ sung vào danh sách thu nhập chịu thuế TNDN.


Cụ thể, thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định.

Thu nhập từ chuyển nhượng dự án, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật; Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức.

Đặc biệt, Nghị định cũng đưa ra một số loại thu nhập được bổ sung vào đối tượng thu nhập chịu thuế TNDN gồm: Thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng vay vốn.

Cùng với đó là, thu nhập từ khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (trừ chênh lệnh tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh).

Thu nhập từ bán phế liệu, phế phẩm không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế cũng được quy định là thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra, Nghị định mới này cũng quy định một số loại thu nhập được miễn thuế. Cụ thể, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS (trước đó tỷ lệ này là 51%).

Doanh nghiệp được miễn thuế theo quy định trên là doanh nghiệp có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.

Đặc biệt, Nghị định cũng quy định miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, sau cai nghiện và người nhiễm HIV/AIDS.

Trong trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế sẽ xác định theo tỷ lệ giữa số người dân tốc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…, người nhiễm HIV/AIDS so với tổng số người học của cơ sở.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2012 trở đi.


Yến Nhi


-

Không đạt mục tiêu, GDP 2011 chỉ tăng 5,89%
--Mỏ Sắt Thạch Khê: Nỗi buồn và Hy vọng Thu nhập doanh nghiệp từ lãi tiền gửi sẽ phải chịu thuế (Tầm nhìn).Báo Hàn Quốc: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất năm 2011 Thủ tướng sắp xếp lại nhiều Tổng công ty NN (VnMedia).'Lạm phát giáng vào cả chục triệu người' - (BBC) -Tăng trưởng sẽ vô nghĩa nếu Chính phủ Việt Nam không giải quyết được lạm phát quá cao và bất ổn kinh tế vĩ mô.
Bị xử phạt 500 triệu vì niêm yết giá bằng ngoại tệ (TTXVN). - Ngân hàng cần “tái cơ cấu” trước để “hầu hạ” nền kinh tế (TQ).  – Hướng đi riêng cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (Tầm nhìn).
Mỏ Sắt Thạch Khê: Nỗi buồn và Hy vọng (Tầm nhìn).-Siết giao dịch với sàn hàng hóa nước ngoài, nên hay không? - Thời báo Kinh tế Sài gòn - (TBKTSG Online) - Từ vài năm nay, trong các hoạt động kinh doanh hàng hóa của Việt Nam rộ lên một loại “chợ”, thường được gọi dưới cái tên khá thiệt thà là “sàn giao dịch hàng hóa”. Thực chất chợ này .
Công tác chống chuyển giá chỉ đạt 67% kế hoạch trong một năm ngành thuế đầy quyết tâm
Năm 2011: Châu Âu đẩy thế giới vào vòng suy thoái (Tầm nhìn).Trật tự kinh tế thế giới mới: “Gió Đông thổi bạt gió Tây”? (Tầm nhìn).SocGen to stay away from China IPOs (Financial Times)- French bank says legal and reputational risks too much in current market
China's factories falter, pro-growth policies eyed-BEIJING (Reuters) - China's factory activity shrank again December as demand at home and abroad slackened, a purchasing managers' survey showed on Friday, reinforcing the case for pro-growth policies to underpin the world's second-largest economy..China manufacturing activity falls again-Falling orders lead to second consecutive monthly decline for HSBC purchasing managers’ index but there are tentative signs of stabilisation


Tập đoàn VN ‘độc quyền trả lương cao’  —  (BBC).Chảy máu chất xám: In Praise of Brain Drain (FP 29-12-11) - Robert Guest: "One of the most surprising findings in modern economics is that the brain drain reduces global poverty. On balance, the outflow of talent from poor countries to rich ones is actually good for poor countries -- and even more so for poor people, since many escape poverty by emigrating" .  Nhiều điểm trong bài này tôi đã viết trong bài này Vài nhận xét mới về vấn đề chảy máu chất xám (2005)
-- Công bố nhiều số liệu kinh tế- xã hội năm 2011 (TQ). - Trật tự khu vực mới tại châu Á (TT). -Kinh tế 2011: Những con số gây sốc (VEF 29-12-11)
10 Sự Cố Hàng Đầu Của ASEAN Trong Năm 2011 (Nam Hải Trường Sơn). Dịch từ bàiTop 10 ASEAN Stories of 2011 (The Diplomat).------

Tổng số lượt xem trang