Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

“Myanmar sẽ không đi ngược lại với lộ trình dân chủ”

clip_image001-Con đuờng dân chủ hoá của Myanmar: In exclusive interview, Burmese leader says lasting reform is coming (WP 20-1-12) Miến Điện ‘tiến bước trên đường dân chủ’ - (BBC). - “Myanmar sẽ không đi ngược lại với lộ trình dân chủ” (TTXVN). -- Tổng thống Miến Điện: không đảo ngược tiến trình dân chủ  –  (RFI).. –“Myanmar sẽ không đi ngược lại với lộ trình dân chủ” (TTXVN/ Bee). -Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận đối với Myanmar --Bà Suu Kyi đăng ký ứng cử - (BBC)--Hàng trăm ủng hộ viên tới chứng kiến việc lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đăng ký để ứng cử vào Quốc hội.
Top Myanmar dissidents back Suu Kyi but won't contest election-YANGON (REUTERS) - Myanmar's most famous political prisoners on Saturday voiced support for democracy leader Aung San Suu Kyi, a week after their mass release, but said they would not contest April by-elections for seats in parliament.

– Miến Điện ‘tiến bước trên đường dân chủ’  –  (BBC). – Thein Sein: No going back on reforms(UPI). – Burma’s president gives his first foreign interview‎ (Washington Post). - Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá: Nhìn Miến Điện, ngó lại Việt Nam  –  (DLB). –  Is Thein Sein The Mikhail Gorbachev Of Burma? (Eurasia Review). – Change in Myanmar: Follow my lead – The government moves, and gets its rewards (The Economist). -
Myanmar: Xoá dần hoài nghi (SGTT).-- Myanma: Bà Suu Kyi để ngỏ việc tham gia chính phủ  (TTXVN).- Hoa Kỳ sẵn sàng đi cùng Miến Điện trên con đường cải cách  –  (VOA).-Khôi phục quan hệ đầy đủ Mỹ – Myanmar (TN).  – Miến Điện bắt đầu gặt hái kết quả từ những cải tổ dân chủ  –  (RFI). -Myanmar đi sau về trước với những cải cách dân chủ
DCVOnline – Tin AFP-Clinton: U.S. ready to restore diplomatic relations with Myanmar. MSNBC and AP, 14 January 2012-
-Mỹ sẽ cử đại sứ tới Myanmar (VNN).Mỹ phục hồi quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar (TT). – Hoa Kỳ trao đổi đại sứ với Miến Điện  –  (VOA).--Cơn sốt MyanmarTrần Vinh Dự ---Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao với Miến Điện BBC-Miến Điện thả các tù nhân chính trị hàng đầu  –  (RFI). – Miến Điện từng bước chuyển sang dân chủ  –  (RFI). – Miến Điện phóng thích nhiều tù nhân chính trị nổi tiếng   –  (VOA). – Nhiều nhà đối kháng Miến Điện được thả  –  (BBC). – Miến Điện thả tù nhân để đổi lại gì? – (BBC). - Myanmar thả nhiều tù chính trị kỳ cựu (TN). - Myanmar phóng thích một số tù nhân (NLĐ).-


--Miến Điện thả tù nhân để đổi lại gì? -Khi bước khỏi nhà tù và vẫn chỉ mặc áo T-shirt, cựu Thủ tướng Miến Điện, Tướng Khin Nyunt đã tuyên bố ủng hộ nỗ lực hòa giải của bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein.
Ông Khin Nyunt, cựu thủ tướng (đứng giữa) ra tù sau hơn 6 năm biệt giam
Ông nói trong ngày quốc tế đón nhận tin hàng trăm tù nhân được thả và đổ về cố đô Rangoon:

“Riêng sự kiện bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống gặp nhau đã là tích cực, và tôi nghĩ đây là điều rất tốt cho đất nước chúng ta.”
Từng nắm tình báo quân đội và bị mất quyền, mất tự do trong cuộc thanh trừng năm 2004, ông Khin Nyunt nói:
“Hôm nay là ngày đầu tiên tôi được tự do và tôi cần xem xét điều gì đang xảy ra bên ngoài, vì tôi không hề biết chuyện gì xảy ra. Tôi muốn làm những gì tốt đẹp cho đất nước.”
Cựu tướng Khin Nyunt chỉ là một trong số trên 600 tù chính trị và bất đồng chính kiến được thả trong nỗ lực của chính quyền Liên bang Myanmar nhằm giành tính chính danh trong con mắt các nước Phương Tây.
Để thoát cấm vận
Theo phân tích của Charles Scanlon, biên tập viên châu Á của BBC tại London, Hoa Kỳ và các nước đồng minh liên tục nhắc rằng nếu Miến Điện muốn được bỏ cấm vận thì họ phải thả tù nhân chính trị.
Cũng có yếu tố hoàn cảnh tác động đến đợt thả tù này.
Theo ông Myint Swe, biên tập viên của BBC Miến Điện tại London cho hay hôm 13/1, tin thả tù được đưa ra cùng lúc có hai nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ thăm nước này.
Hôm 12/1, ông Derek Mitchell, đặc sứ của Hoa Kỳ về tình hình Miến Điện rời nước này sau khi đến để chứng kiến các tiến triển sau bầu cử.
Cùng ngày, ông Joseph Crowley, Hạ nghị sĩ từ New York, người chủ trương cấm vận Miến Điện từ lâu nay, vừa đến nước này.
Sắp tới, Thượng nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Mitch McConnell cũng sẽ bay vào thăm Miến Điện, văn phòng của ông cho biết hôm 13/1.
Nhưng theo biên tập viên Charles Scanlon, đợt thả tù, mà thực chất là ân giảm sẽ không đủ để thuyết phục tất cả những ai quan tâm đến Miến Điện ở bên ngoài.
Dù được thả, như nhà hoạt động đối lập Soe Aung cho BBC hay, không có đảm bảo gì là phe đối lập được tự do hoạt động.
Cũng chưa rõ các tướng lĩnh vẫn duy trì quyền lực đằng sau chính phủ dân sự sẽ phản ứng ra sao nếu diễn biến tới đây không theo ý họ.
Theo ông Myint Swe, về mặt thủ tục thì Tổng thống Thein Sein đã ký lệnh ân giảm cho các tù nhân.
Vì đây là đặc quyền của tổng thống nên theo luật Miến Điện, quyết định này không cần tham vấn với hội đồng tướng lĩnh.
Nhưng cũng vì thế, các tù nhân được thả trước hạn đều có nguy cơ bị bắt lại để ngồi hết án tù một khi bị nhà chức trách cho là “vi phạm” trở lại.
Tuy thế, tốc độ của các nỗ lực thay đổi tại Miến Điện cũng gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát.
Vẫn theo Charles Scanlon, nếu chính quyền có thể thuyết phục Washington rằng cuộc bầu cử bổ sung tới đây là tự do và công bằng và Miến Điện thực sự nghiêm túc về các cuộc ngưng bắn với các nhóm sắc tộc vũ trang, thì con đường tới một mối quan hệ mới sẽ được mở rộng.

Hoạt động của bà Aung San Suu Kyi và truyền thông góp phần biến đổi Miến Điện
Cả hai phía, Phương Tây và Miến Điện đều được khuyến khích mạnh.
Miến Điện muốn cân bằng lại quan hệ của họ, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, bằng quan hệ với Phương Tây.
Hoa Kỳ cũng nhìn thấy các cơ hội cho kinh doanh và một lối vào Miến Điện rất bất ngờ, nhằm ngăn lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại nơi Bắc Kinh từng cho là sân sau của mình.
Cũng có tin tới đây tỷ phú Bill Gates của Mỹ sẽ sang thăm Miến Điện, một dấu hiệu giới doanh nhân và từ thiện Hoa Kỳ bước vào xứ sở nghèo bậc nhất Đông Nam Á này.
Chết vì mong con
Đằng sau các đợt mở cửa chính trị tại Miến Điện còn rất nhiều câu chuyện về con người.
Cùng được thả với các tù nhân chính trị đợt này có cháu trai của cựu tổng thống Ne Win, ông Zwe Ne Win.
Người cháu cùng gia đình bị kết án tử hình vì tội 'phản quốc' và sau được chuyển xuống thành tù chung thân.
Trả lời ban Miến Điện của BBC, ông cho hay nếu còn chính quyền quân sự như trước, có lẽ cả gia đình ông sẽ chết trong tù chứ không mong ước có ngày được tự do.
Các cuộc thanh trừng nội bộ và cách chính quyền quân nhân Miến Điện trả thù cả những người từng nắm quyền đã để lại dấu ấn đen tối cho đất nước.
Cũng trong cuộc nói chuyện với BBC, cựu tướng an ninh Khin Nyunt cho hay kể từ khi bị bắt năm 2004, ông không được tiếp xúc với bất cứ ai và không hề biết chuyện gì xảy ra bên ngoài.
Điều này cho thấy một chế độ biệt giam tàn khốc với cả một cựu thủ tướng.
Khi ngồi tù, ông đã tìm lại triết lý Phật giáo để vượt qua và nay tin rằng đạo Phật sẽ giúp nhiều cho Miến Điện hồi sinh.
Vẫn theo BBC Miến Điện, ṃột người trong phong trào Sinh viên thế hệ 88 ra tù có công việc đầu tiên là thăm mộ mẹ ông.
Mẹ của Wint Thu, người được thả khỏi nhà tù Bhamo hôm 13/1, đã đột tử vì thất vọng trong ngày chính quyền công bố thả tù đợt trước vì không thếy tên con trai được thả.
Phản ứng của dư luận Miến Điện tuy vui nhưng cũng vẫn dè dặt.

Nụ cười tự do của Nilar Thein, sinh viên tranh đấu được thả ngày thứ Sáu lịch sử
Trả lời chương trình phát thanh của BBC Miến Điện, một loạt người dân, từ lái taxi và giáo viên về hưu ở Rangoon tới người di dân tại Bangkok, Thái Lan hay học giả gốc Miến Điện ở London, đều tin rằng đợt thả tù này là một chuyển biến quan trọng.
Tuy nhiên, họ cũng muốn biết các bước đi tiếp theo của chính quyền sẽ ra sao và đem lại lợi ích gì cho người dân.
Một thính giả của BBC Miến Điện tại vùng sắc tộc Kachin gần Vân Nam, Trung Quốc nói không chỉ các diễn biến chính trị là quan trọng mà còn hàng nghìn người tỵ nạn Miến Điện đang chạy trốn giao tranh và đói nghèo sang các vùng biên giới cũng cần được quan tâm.
Với mọi phe phái tại Miến Điện, ngày thứ Sáu 13/1 lại là một ngày vui dù còn rất nhiều điều phải làm và làm đúng đắn, cẩn trọng để cả nước có một tương lai tươi sáng.


-Miến Điện Chịu Dân Chủ Hóa Vì TQ Có Tham Vọng Lấn Đất
Miến Điện Chịu Dân Chủ HóaVì TQ Có Tham Vọng Lấn Đất
Vì sao Miến Điện có vẻ như đột ngột lạnh nhạt với Trung Quốc và tiến hành các bước tiến dân chủ theo yêu cầu của Mỹ?
Một lý do được trang báo strategypage.com ngày 4-1-2012 tiết lộ rằng chính phủ Trung Quốc đã lặng lẽ làm nhiều màn lấn đất biên giới, và Miến Điện đã ý thức rằng chơi thân với TQ sẽ chỉ thêm mất mát lãnh thổ thôi.

Bản tin viết từ Thái Lan của trang báo này nói rằng mặc dù quân đội Miến Điện vẫn là thế lực chính trị lớn, nhưng thực sự đang có những đổi mới ở đất nước này.
Thái Lan đang có các trại tạm cư trong đó có hơn 150,000 người tị nạn từ Miến Điệnc hạy vào Thái Lan, gần toàn bộ trong đó là từ các bộ lạc đã và đang chiến đấu chống chính phủ Miến Điện từ nhiều thế kỷ. Nhưng mới đây, chính phủ Miến Điện đã đàm phán hòa dịu với hầu hết các bộ lạc.
Chính phủ Miến Điện cũng đang phát triển liên kết quân sự với Ấn Độ, một phần trong những vận động mà các nước láng giềng của TQ đang tạo ra một liên minh nhằm có thể hạn chế những khả năng xâm lấn từ TQ. Báo Strategy Page nói chính sức mạnh quân sự TQ được tăng nhiều sức mạnh và việc TQ tranh chủ quyền nhiều vùng tranh cãi với các láng giềng đã làm cho việc xây dựng một liên minh Châu Á do Ấn Độ mời gọi ngày càng hợp lý và được hỗ trợ thêm.



-Thay đổi làm người Miến Điện tăng hy vọng nhưng không phải ai cũng vui mừng - VOA - Chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton là cao điểm của một năm có nhiều thay đổi ở Miến Điện do Tổng thống Thein Sein lãnh đạo.
Những nỗ lực cải cách của vị cựu tướng lãnh này đã nhận được sự tán dương của bà Aung San Suu Kyi, người phụ nữ từng đoạt giải Nobel Hòa bình và được xem là biểu tượng của phong trào dân chủ Miến Điện. Bà nói:


"Đây sẽ là sự khởi đầu của một tương lai mới cho tất cả mọi người Miến Điện, với điều kiện là chúng tôi có thể duy trì được đà tiến này. Và chúng tôi hy vọng có thể làm được như vậy."

Miến Điện từng là một trong những nước giàu có nhất ở Đông Nam Á; nhưng cũng giống như những tòa nhà ở Rangoon được xây dưới thời thực dân Anh, đất nước này đã bị suy sụp dưới sự cai trị của chính quyền quân nhân.

Chỉ vài tháng trước đây người dân Miến Điện không có mấy ai dám bàn luận công khai về vấn đề chính trị. Nhưng bầu không khí cải cách xuất hiện từ tháng 3 đã khích lệ nhiều người bày tỏ ý kiến của mình, trong đó có anh Maung Than Zaw, một người đạp xích lô ở Rangoon. Anh nói:

"Tình trạng của những người dân thường như tôi không hề được cải thiện chút nào mà còn trở nên tệ hại hơn. Thậm chí, muốn kiếm được 4, 5 đô la một ngày cũng là một việc khó khăn."

Bà Mi Mi Aye, một người bán trái cây ở Rangoon, cho biết bà sợ bị bắt vì những quan điểm của mình. Tuy nhiên bà cũng sẵn sàng phê phán chính phủ:

"Không có thay đổi gì hết. Hết thảy bọn họï đều là những người cũ."

Mặc dù vậy, cũng có một số người cho rằng nền kinh tế và chính quyền đang được cải thiện. Ông Aung Kyaw Win, người làm chủ một trong những cửa hàng vàng bạc và đá quí nổi tiếng nhất Miến Điện, cho biết như sau:

"Vâng, đá quí và nữ trang chính là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất của đất nước chúng tôi."

Ông cho rằng công việc làm ăn của ông sẽ phát đạt hơn nhiều nếu không có những biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Ông nói thêm như sau:

"Tôi nghĩ rằng chính phủ nước tôi quả thật là đang tìm cách thay đổi rất nhiều. Chúng tôi thành thật tin tưởng như vậy vì chúng tôi đã nghe nói, chúng tôi đã đọc trên báo chí, và chúng tôi có thể nhìn thấy họ đang thay đổi."

Miến Điện đang dần dần giảm bớt những qui định quản lý cồng kềnh và những công ty nắm độc quyền kinh doanh đã làm cho nền kinh tế bị suy yếu.

Một trong những bước quan trọng là thống nhất tỉ giá hối đoái để ngăn chận nạn tham ô. Hiện nay, tỉ giá chính thức là 7 đồng kyat ăn một đô la nhưng tỉ giá thực sự trên thị trường lại cao hơn gấp 100 lần.

Nhiều người ở Miến Điện, như ông Lwin Aung Zaw, được trả lương bằng đồng đô la nhưng lại không được giữ ngoại tệ nếu không có giấy phép và có thể bị bỏ tù nếu không hoán đổi tiền lương của họ mỗi tháng. Ông Lwin Aung Zaw cho biết như sau trong lúc mang tiền đi đổi tại một tiệm trà.

"Bây giờ chúng tôi có thể mang ngoại tệ tới những nơi như thế này để đổi. Nhưng theo luật lệ thì chúng tôi không được phép giữ ngoại tệ. Tôi nghĩ chính quyền nên thay đổi luật này."

Ở Rangoon, tiệm trà là nơi nhiều người tới ăn bánh uống trà, nói chuyện làm ăn và bàn tán về những sự thay đổi trong xã hội.

Anh Tint Lwin, một người tài xế tắc xi, cho biết anh nhận thấy có nhiều thay đổi, nhưng anh chỉ biết lo kiếm tiền để nuôi vợ con chứ không bận tâm tới các vấn đề chính trị.

Ông Thaung Htwe, một công chức về hưu, cho biết ông hy vọng chuyến viếng thăm của bà Clinton sẽ góp phần tạo ra thêm những cải cách chính trị, kinh tế, và xã hội, và cải thiện các mối quan hệ giữa Miến Điện với Hoa Kỳ.

Miến Điện giờ đây có cởi mở hơn trước, nhưng không phải mọi người ai nấy đều hoan nghênh các nhà báo nước ngoài.

Cuộc nói chuyện của thông tín viên đài VOA với những người dân bình thường ở Rangoon đã bị các giới chức chính quyền ngăn chận.

Một giới chức Miến Điện nói rằng ký giả phải có phép trước của nhà cầm quyền mới được phỏng vấn và ông ấy không thích khi thấy ký giả nước ngoài tới nói chuyện với dân nghèo.

Nhiều người ở Miến Điện và ở nước ngoài hy vọng là chính phủ ở Naypyidaw đã quyết định đi theo con đường tiến tới dân chủ. Tuy nhiên, những sự thay đổi cho đến nay vẫn còn mong manh và tương lai vẫn chưa có gì là chắc chắn.
-Nguồn:--Toàn văn bức thư của T.T. Mỹ Obama gửi Aung San Suu Kyi

LỜI NGƯỜI DỊCH
Chỉ vài dòng ngắn ngủi, người đứng đầu cường quốc số Một thế giới đã bày tỏ đầy đủ lập trường của chính quyền ông: Thứ nhất, cường quốc này cam kết nghiêm túc ủng hộ các giá trị dân chủ, nhân quyền và công lý phổ quát (tôi nhấn mạnh từ “phổ quát”, chứ không phải “theo cách hiểu” hoặc “theo thực tế” của nơi này nơi nọ). Thứ hai: công cuộc dân chủ hóa ở một nước nhỏ (chắc chắn là nhỏ hơn Việt Nam ta) có tầm quan trọng chiến lược thế nào với cường quốc kia.
Và thứ ba, sau cùng song không phải ít quan trọng nhất: Một cá nhân trong một dân tộc hay bộ tộc nhỏ cũng có thể là vĩ nhân của toàn nhân loại, nếu cá nhân ấy, bằng chính cuộc đời mình, nêu tấm gương chiến đấu cho các giá trị mà cộng đồng nhân loại chia sẻ: dân chủ, nhân quyền, công lý.
Chắc cũng như bất kỳ người VN nào, phản ứng đầu tiên của người dịch sau khi đọc lá thư ngắn này là: tại sao không là Việt Nam? Hỏi cũng là trả lời vậy.
Hoàng Hưng



Yangon, Myanmar (CNN) – Ngày Thứ Sáu vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đích thân trao lá thư của T.T. Barack Obama gửi nhà vận động dân chủ hàng đầu Myanmar là Aung San Suu Kyi. Đây là toàn văn lá thư được Bộ Ngoại giao công bố.
Hoàng Hưng

Kính gửi bà Aung San Suu Kyi
Rangoon, Miến Điện

Thưa bà Aung San Suu Kyi

Tôi rất vui mừng và hân hạnh được hầu chuyện bà trong thời gian mới đây. Như tôi đã nói trong buổi trò chuyện, từ lâu tôi đã ngưỡng mộ cuộc đấu tranh dũng cảm và không dao động của bà cho dân chủ, và tôi coi cuộc trò chuyện của chúng ta là một điểm nổi bật trong chuyến thăm châu Á mới đây của mình.

Tôi vui mừng vì chính phủ Miến Điện đã có những bước đi khích lệ theo hướng dân chủ và cải cách. Chuyến thăm của Bà Ngoại trưởng Clinton sẽ tìm hiểu xem Hoa Kỳ sẽ ủng hộ như thế nào các nỗ lực thúc đẩy sự cởi mở về chính trị và sự tôn trọng những quyền con người phổ quát, cũng như biểu tỏ sự cam kết nghiêm túc của chúng tôi trong việc giúp đỡ nhân dân Miến Điện thực hiện được những khát vọng dân chủ của mình.

Tôi xin cảm ơn bà vì đã đón chào chuyến thăm viếng của bà Ngoại trưởng, và trông đợi được hầu chuyện bà lần khác. Cảm ơn bà vì hứng khởi mà bà đã đem lại cho chúng tôi trên khắp thế giới, những người chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, và công lý. Chúng tôi luôn sát cánh với bà, bây giờ và trong mọi lúc.

Xin chân thành chào bà,
Barack Obama

Hoàng Hưng dịch.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.


-Toàn văn bức thư của T.T. Mỹ Obama gửi Aung San Suu Kyi – (BoxitVN). - Thay đổi làm người Miến Điện tăng hy vọng nhưng không phải ai cũng vui mừng - (VOA).

-Miến Điện giữa phương Tây và TQ - (BBC)--Trước sự xâm lăng kinh tế của Trung Quốc, các tướng lãnh Miến đã thấy nhu cầu cởi mở chính trị trong nước.Thủ tướng Thái Lan sẽ gặp bà Aung San Suu Kyi  — (RFI)..Thủ tướng Việt Nam thăm Miến Điện - (BBC)-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Miến Điện ngày 21/12, ngay sau khi tham dự Hội nghị Tiểu vùng Mekong Mở rộng. --  CUỘC CHƠI LỚN GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC TẠI MIANMA? basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ sáu, ngày 16/12/2011   CUỘC CHƠI LỚN GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC TẠI MIANMA? TTXVN (Niu Đêli 11/12) Tờ “Indian Express” của Ấn Độ số ra ngày 7/12 đăng bình luận cho rằng chuyến thăm của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ đầu------

Tổng số lượt xem trang