Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Ôn cũ để biết mới

-- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Ôn cũ để biết mới – (BoxitVN). Nguyễn Trọng Vĩnh
96 tuổi đời, 73 tuổi Đảng
Từ khi thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta, dân ta sống cuộc đời nô lệ, lầm than. Đảng Cộng sản ra đời đi vào dân, tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức dân nhằm mục đích phá xiềng nô lệ, giành lại độc lập tự do. Có những lúc phong trào chưa rộng khắp và chưa đúng thời cơ nên các cuộc nổi dậy đã thất bại. Đảng lại gượng dậy, tuyên truyền, tổ chức dân, dân vẫn theo sự lãnh đạo của Đảng. Những năm 1936 – 1937, tại chính quốc, “Mặt trận bình dân” do Đảng Xã hội Pháp lên cầm quyền, không khí thuộc địa bớt nghẹt thở.
Đảng chủ trương thành lập “Mặt trận dân chủ Đông Dương”, tổ chức các hội đoàn ở thành thị và nông thôn (chủ yếu là “Hội Ái hữu”), đưa ra khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, dân sinh, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, bỏ cúp, phạt cho công nhân, giảm thuế cho nông dân. Nhân dân hưởng ứng, phong trào được mở rộng. Năm 1939, Chính phủ Bình dân ở Pháp đổ, phái hữu lên cầm quyền lại bắt đầu khủng bố, đàn áp phong trào, lạnh lùng bắt Cộng sản. Đảng rút vào hoạt động bí mật, đề ra chủ trương lập “Mặt trận nhân dân phản đế”, hướng tới giải phóng dân tộc. Đảng vẫn bám dân, tuyên truyền vận động, bất chấp bắt bớ tù đày. Dân vẫn theo Đảng, ủng hộ, che giấu đảng viên hoạt động, cơ sở Cách mạng được giữ vững, phong trào tạm lắng xuống. Đến khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước, thành lập “Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh, phong trào mở rộng ra khắp cả nước tạo nên lực lượng to lớn đồng loạt nổi dậy làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Điểm lại quá trình trên đây để thấy rằng: dưới chế độ thực dân thống trị hà khắc, chỉ có đàn áp, khủng bố, Đảng Cộng sản không có chút quyền hành nào, không thể ra lệnh được cho ai mà vẫn làm lãnh đạo được dân, được dân tin tưởng. Được thế là vì chủ trương của Đảng đưa ra hợp với nguyện vọng của dân và từ lãnh đạo đến đảng viên một lòng vì dân vì nước, sẵn sàng hi sinh, không chút vụ lợi cá nhân nào.
Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời được thành lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc đó lực lượng vũ trang còn ít ỏi, tản mát ở cá địa phương, tiền chỉ có hơn 1 triệu đồng, nạn đói chưa chấm dứt, đê sông Hồng bị vỡ. Mọi chi tiêu của Chính phủ đều nhờ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm yêu nước. Tình hình rất khó khăn. Trung ương chủ trương mở “Tuần lễ vàng”, Hồ Chủ tịch kêu gọi nhân dân ủng hộ để lấy tiền mua sắm vũ khí giữ nước và đáp ứng chi tiêu của Nhà nước, nhân dân hăng hái quyên góp, những nhà giàu như các ông Trịnh Văn Bô, Nguyễn Văn Đước, Nguyễn Thị Năm, v.v. ủng hộ hàng trăm lạng vàng, người trung bình tháo vòng xuyến, khuyên tai ủng hộ, người có chiếc nhẫn, thậm chí tháo răng vàng đóng góp.
Tiếp đó 20 vạn quân Tàu do tướng Lư Hán và Tiêu Văn kéo vào rải rác đến vĩ tuyến 16, danh nghĩa là để giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng “Đồng minh”, mang theo cả chỉ thị của Tưởng Giới Thạch “diệt cộng cầm Hồ” (diệt cộng sản, bắt Hồ Chí Minh). Bọn Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội thân Tàu, thành lập từ Trung Quốc cũng vào theo hòng mượn oai quan thầy giành lại chính quyền từ tay Việt Minh. Tình thế Chính phủ ta bấy giờ như “ngàn cân treo sợi tóc”. Các đảng viên và hội viên Việt Minh tích cực phân công nhau tỏa vào nhân dân thông báo tình hình, vận động quần chúng biểu tình ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Thế là nhân dân Hà Nội và dân các tỉnh xung quanh kéo vào trung tâm thủ đô đến 50 vạn người biểu tình tuần hành, hô vang khẩu hiệu “ủng hộ Việt Minh”, “ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh” ngày ngày qua ngày khác. Khí thế hừng hực, sức mạnh của 50 vạn dân đã vô hiệu hóa ý đồ của bọn Lư Hán, Tiêu Văn và bọn Việt quốc, Việt cách. Chính cuộc biểu tình yêu nước vĩ đại cùng với tài ngoại giao của Bác Hồ đã giúp Chính phủ cụ Hồ của chúng ta thoát khỏi hiểm nghèo và đứng vững.
Thế mà biểu tình yêu nước ngày nay lại bị đàn áp.
Quá trình vận động cách mạng cho đến khi giành được chính quyền cho thấy mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng, phải khăng khít như một. Dân không có sự lãnh đạo của Đảng thì chỉ là đám đông đảo rời rạc, không thành sức mạnh, dân phải được Đảng tuyên truyền, giác ngộ tập hợp thành tổ chức phát động lên mới thành sức mạnh; Đảng không có dân thì cũng không có sức mạnh nào, cũng không thể làm nên sự nghiệp gì.
Thực tiễn đã chứng minh như vậy, không ai phủ nhận được.
Khi Đảng đưa ra chủ trương hợp với nguyện vọng của dân thì dân nhiệt liệt hưởng ứng và tự giác làm theo.
Pháp và Trung Hoa dân quốc ký thỏa thuận với nhau, Đảng và Hồ Chủ tịch chủ trương nhân nhượng cho Pháp đưa 1.500 quân ra Bắc thay quân Tàu, để đuổi quân Tàu rút nhanh khỏi nước ta, bớt đi một kẻ thù. Sau khi quân Tàu Tưởng rút đi, thực dân Pháp gây hấn, đem quân viễn chinh sang hòng cướp nước ta một lần nữa. Đảng chủ trương quyết đánh Pháp giữ vững độc lập tự do, ngày 19/12/1946 Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn dân kháng chiến, trong lời kêu gọi của Người có câu: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Toàn dân một lòng theo Đảng: nam nữ Thủ đô “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, trai tráng cả nước nô nức tình nguyện đi bộ đội chiến đấu, nông dân hăng hái đóng thóc nuôi quân, trung niên, thanh nữ tầng tầng lớp lớp đi tiếp lương, tải đạn phục vụ chiến trường… Qua 9 năm gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, quân dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Sau thắng Pháp, Đảng chủ trương “xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam”… Dân vẫn theo sự lãnh đạo của Đảng vừa tích cực khôi phục kinh tế, củng cố miền Bắc vừa tiếp tục cùng đồng bào miền Nam chiến đấu. Khi đế quốc Mỹ đổ quân vào với khối lượng vũ khí phương tiện hiện đại to lớn, chiến tranh vô cùng ác liệt, qua chặng đường dài mưa bom, bão đạn tàn khốc, cuối cùng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân ta đã thực hiện được mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Bắc Nam sum họp một nhà.
Trong thời kỳ hoạt động bí mật, dưới sự thống trị của thực dân Pháp và qua hai cuộc kháng chiến thắng lợi cho thấy: “Chỉ cần chủ trương của Đảng hợp với nguyện vọng của dân thì dân tin theo, Đảng vẫn lãnh đạo được dân, không cần phải có uy quyền, cũng không cần phải có điều 4 ghi trong Hiến pháp”.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, chúng có đủ tàu chiến, máy bay, xe tăng, đại bác, ban đầu ta chỉ có gậy tầm vông và vũ khí bộ binh ít ỏi; đế quốc Mỹ có 50 vạn quân, không kể quân chính quyền, quân ngụy, tàu chiến, máy bay, xe tăng, vũ khí phương tiện hiện đại hơn ta rất nhiều lần. Cuối cùng cả Pháp và Mỹ đều chịu thất bại. Điều đó chứng thực rằng chỉ có ưu thế tuyệt đối về vũ khí và phương tiện chiến tranh không thôi, cũng không quyết định được chiến thắng. Bá quyền nước lớn Trung Quốc, có lực lượng hải quân hơn ta tuyệt đối, bắt nạt ta, đe dọa ta, ta không việc gì phải sợ.
Đáng tiếc, sau khi giải phóng miền Nam, chủ trương cải tạo công thương nghiệp triệt tiêu mất tính năng động của một vùng kinh tế, ở miền Bắc thì chậm xóa bỏ bao cấp, vẫn giữ hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ “bình công chấm điểm”, kìm hãm sản xuất cho nên có một thời gian kinh tế tiêu điều, đời sống khó khăn. Đó cũng là vì “không hợp nguyện vọng của dân”. Năm 1981, Trung ương ra “Chỉ thị 100”, nông dân được tự do sản xuất trên ruộng đất của mình, lương thực, thực phẩm tăng, đời sống bớt khó khăn. Đến năm 1986, Đảng ta đổi mới tư duy, xóa bỏ bao cấp, xóa bỏ hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, mở rộng nhiều thành phần kinh tế. Nhờ đó kinh tế có phát triển, đời sống khá hơn và cũng nhờ đó khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ Việt Nam ta vẫn đứng vững.
Nhưng đang tiếc là từ 10 năm lại đây, tiêu cực ngày càng phát triển, đã có nhiều việc làm và chủ trương không như mong muốn của dân.
Phá hội trường Ba Đình, di tích lịch sử quan trọng nhất của nước ta, không phải là nguyện vọng của dân.
Ký cho Trung Quốc khai thác bôxít Tây Nguyên, chiếm lĩnh cao điểm chiến lược quan trọng của Đông Dương, phá hoại môi trường, di họa bùn đỏ cho hàng triệu đồng bào, mất không tài nguyên mà chẳng được lợi lộc gì, có khi còn lỗ vốn, không phải là nguyện vọng của dân.
Mở rộng thủ đô quá lớn, sáp nhập cả một tỉnh nông nghiệp, không phải là nguyện vọng của dân.
Bán (cho thuê 50 năm) rừng đầu nguồn, biên giới, không phải là nguyện vọng của dân.
Thu hồi bờ xôi ruộng mật của nông dân, làm giàu cho các kẻ đầu tư địa ốc, nông dân thất nghiệp, không phải là nguyện vọng của dân.
Phát triển đô thị quá mức, xây nhà cao tầng, tràn lan thừa ế mà công nhân và người thu nhập thấp không thể mua được nhà ở, không phải là nguyện vọng của dân.
Nước ta hẹp mà phát triển 120 sân gôn, phục vụ cho một số người giàu, mất bao nhiêu là đất, không phải là nguyện vọng của dân.
Cho các công ty Trung Quốc trúng thầu hàng loạt công trình, đưa vào máy móc thiết bị cũ, kỹ thuật lạc hậu, tự do đưa vào hàng vạn lao động phổ thông (phần nhiều là lính phục viên) rải khắp nơi (là thủ đoạn di dân) nguy hiểm cho an ninh quốc phòng, không phải là nguyện vọng của dân.
Học phí tăng cao, viện phí tăng cao mà bệnh nhân 2, 3 người nằm 1 giường, giá cả nhiều thứ tăng vọt, không phải là nguyện vọng của dân.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước được rót vốn rất lớn mà đa số thua lỗ, thất thoát hàng nghìn tỉ, các ngân hàng có nợ khó đòi cũng thất thoát hàng nghìn tỉ, nợ nước ngoài chồng chất mà hiệu quả kinh tế không nhiều… trách nhiệm quản lý điều hành thuộc về ai?
Những chủ trương và việc làm ngược với nguyện vọng của dân, không phù hợp với lợi ích của đất nước làm cho dân mất tin tưởng vào Chính phủ, vào lãnh đạo là tất yếu. Tình hình này sẽ đưa đất nước đi đến đâu?
Thêm vào đó còn nhiều điều gây bức xúc nữa.
- Mất dân chủ. Dân không dám nói sự thật, không được biết sự thật, báo chí lề phải không được thông tin tự do, không được bình luận trái với chủ trương của Chính phủ, của lãnh đạo, hàng nghìn ý kiến can ngăn việc làm và chủ trương sai trái không được tiếp thu, hàng chục kiến nghị có tính xây dựng không được xem xét, dân không được ứng cử tự do theo Hiến pháp. Các chức danh đưa ra để bầu thì đã được định trước, bỏ phiếu chỉ là hình thức, hơn nữa chỉ độc diễn thì làm gì có lựa chọn, v.v.
- Trung Quốc mồm thì nói hữu nghị, nhưng làm biết bao nhiêu việc trái lại, thiệt hại cho ta, mà lãnh đạo nín nhịn mãi, lấn biển, cướp đảo, bắt, bắn ngư dân, đâm chìm, bắt tàu cá, gây hấn, hoành hành ngang ngược, dân không được đấu tranh yêu nước, biểu tình thì bị đàn áp.
- Giá cả mọi thứ tăng cao, con cá, lá rau cũng đắt gấp 2, 3 lần; đời sống người nghèo, người có thu nhập thấp, khốn khổ hết chịu nổi, người thu nhập trung bình cũng phải thắt lưng buộc bụng. Người nắm quyền thì nhà to đất rộng, trang trại dinh thự, mà công nhân không có nhà ở, người nghèo kiếm được căn ổ chuột cũng khó.
Nếu bức xúc tích lũy kéo dài, người dân bị dồn nén quá ngưỡng, liệu đến lúc nào đó có “tức nước vỡ bờ” không?
Thực trạng trên đây đòi hỏi có sự cải cách quyết liệt thì mới đưa đất nước tiến lên được.
1 – Phải thật tâm chỉnh đốn Đảng, trước hết là bộ phận nắm quyền từ dưới lên trên, , đặc biệt quan trọng là bộ phận nắm quyền cao nhất, để có bộ phận chủ chốt trong sạch, dùng chức quyền lo cho dân cho nước thay vì lo làm giàu cho cá nhân, gia đình, họ hàng, thân thuộc. Cần thay đổi, điều chỉnh để những vị trí quan trọng phải do những người thực sự có tâm huyết, có thực tài đảm nhiệm; ai trót có sai phạm thì nên tự xét, hồi tâm chuyển ý, rũ bỏ lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, sửa mình, làm tốt bất cứ nhiệm vụ gì đảm nhiệm.
Bộ phận nắm quyền chủ chốt phải nhìn thẳng vào sự thật, đồng hành với dân, khiêm tốn, không biểu thị uy quyền, không cho mình là giỏi nhất, đúng nhất, phát huy bản tính tự lực, tự cường, tinh thần độc lập tự chủ, hết lòng lo cho đời sống và phúc lợi của dân, cho sự giàu mạnh của Tổ quốc. Chính phủ chân chính, dân chủ, chí công vô tư thì không bao giờ xảy ra “hoa nhài, hoa sói…”, không phải đề phòng đối với dân.
2 - Thực hiện dân chủ, có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình như Hiến pháp đã ghi để lấy lại lòng tin của dân, tạo không khí hồ hởi chung tay xây dựng, phát triển đất nước. Dân và báo chí được nói thẳng nói thật, lãnh đạo không ngại phân biệt công khai, nghe nhiều, cấm ít, từ đó chắt lọc lấy kế hay ý tốt, kịp thời sửa chữa chủ trương, chính sách không phù hợp, thực sự cầu thị thì mới tiến lên được. Độc đoán chuyên quyền chỉ là đi vào ngõ cụt.
3 – Trọng dụng nhân tài. Trong nước ta cũng có nhiều chuyên gia kinh tế giỏi, trí thức có chân tài, thực học, trong kiều bào không thiếu những trí thức ưu tú có tâm huyết với Tổ quốc. Cần trân trọng và trọng dụng họ để họ đóng góp cho công cuộc phát triển, quản lý đất nước; có những phòng thí nghiệm chuẩn để trí thức nghiên cứu, phát minh sáng chế góp phần vào sự nghiệp hiện đại hóa đất nước.
4 – Thực hiện đúng chính sách ngoại giao mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hợp tác hữu nghị với Trung Quốc đồng thời cũng hợp tác hữu nghị với các nước lớn khác. Các nước làm ăn với nước ta phải tôn trọng chủ quyền của nước ta, tuân thủ luật pháp của nước ta, Trung Quốc cũng vậy. Hợp tác cũng có đấu tranh. Ta không chủ trương đối đầu quân sự với Trung Quốc, nhưng ta phải đấu tranh công khai với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta. Những cứ liệu lịch sử và pháp lý của ta, ta cần tuyên truyền rộng rãi ra thế giới, trong dân ta với cả nhân dân Trung Quốc, để rõ chính nghĩa thuộc về ta. Trong làm ăn kinh tế cần phấn đấu để thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Cần dừng ngay dự án bôxít Tây Nguyên, vô cùng nguy hiểm và thiệt hại cho nước ta. Trong thế cô lập trước thế giới hiện nay cũng như trong nội bộ Trung Quốc đầy rẫy mâu thuẫn dễ bùng nổ đương tồn tại, Trung Quốc chưa dám tùy tiện đánh ta dù hung hăng đe dọa. Chúng ta cũng cần tăng cường thích đáng lực lượng hải quân của mình phòng khi vạn bất đắc dĩ phải nghênh chiến theo tinh thần và truyền thống “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” của nhân dân ta. Thực tiễn đã chứng minh chỉ có ưu thế về vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại không thôi, vẫn thất bại.
5 – Gắn bó với dân, xóa bỏi mọi thành kiến, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi tiềm năng và trí tuệ của đồng bào trong, ngoài nước chung tay thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
N. T. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.


Phát ngôn Tuần Việt Nam: Sự hư hỏng! (TVN). Tác giả: Kỳ Duyên
Bỗng nhớ tới câu của ai đó từng biện bạch: Đừng nhìn vào một vài cái cây, sẽ không thấy cả cánh rừng. Nhưng niềm tin của người dân về cánh rừng sẽ ra sao đây, nếu như xung quanh mình, thấy không ít những cái cây đã bị sâu đục như Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân... và còn biết bao cái cây đã lộ và chưa bị lộ, trước đó và sau này...

Ai thua lỗ?
Có một vụ việc cách nay hơn tuần, của hai quan chức, cấp "vừa trung vừa gian", ở một tỉnh nghèo- Sóc Trăng, làm tên tuổi họ bỗng nổi như cồn khắp thiên hạ. Phát ngôn Tuần Việt Nam cuối tuần này, xin được lấy làm chủ đề bàn luận, với tên gọi đích danh: Sự hư hỏng!
Đó là vụ đánh cờ tướng của ông Nguyễn Thanh Lèo (Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng), với ông Trần Văn Tân, (Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng 3- thuộc Trường trung cấp Nghề khu vực ĐBSCL).
Hai "kỳ thủ" nổi tiếng bất đắc dĩ này được biết đến chẳng phải vì tài cờ cao thấp, mà là ở... tiền cược cao thấp. Mỗi ván thắng thua, trị giá từ 1-5 tỷ đồng. Một giá tiền thoạt đầu, ai cũng tưởng mình nghe nhầm.
Đánh thế nào mà ông Lèo nợ ôngTân tới 22 tỷ đồng, và mới trả nợ được 5 tỷ. Khi không có cơ trả nợ nổi, ông Lèo bị ông Tân thuê hai cha con Nguyễn Thanh Hùng (Hùng "cải lương") và con ruột là Nguyễn Thanh Truyền (đều ngụ tại Sóc Trăng) đến xiết nợ, đe dọa tính mạng cả gia đình. Cùng đường hoảng quá, Lèo phải tự thú với cơ quan điều tra.
Cách hành xử của hai kẻ, từ quan chức đến... giang hồ, chỉ cách nhau một... bàn cờ tướng. Chao ôi, thời kim tiền! Chẳng sự hư hỏng nào giống sự hư hỏng nào.
Đương nhiên, đến thời điểm này, cả bốn kẻ quan chức lẫn giang hồ đều chung nhau hình thức- tạm giam của cơ quan chức năng để suy nghĩ về "nước cờ" mới, hòng thoát tội như thế nào.
Mà họ từng là đôi bạn "công nông" cùng tiến đó. Cùng học hết lớp 9 bổ túc công nông, và rất nhanh, mỗi người một cách thăng tiến trên con đường hoạn lộ. Đương nhiên, tài năng thăng tiến của họ, chỉ họ và người cất nhắc họ tường tận nhất.
Còn phẩm cách họ, giờ mới là lúc bộc lộ "toàn phần"? Cũng chưa hết. Tại cơ quan điều tra, ông Lèo khai nhận ngoài ông Tân, ông Lèo còn nhiều lần đánh cờ cùng một cán bộ cấp phó của cơ quan trực thuộc Thành ủy Sóc Trăng.
Người viết bài tự hỏi: Trong xã hội này, có bao nhiêu trường hợp như ông Lèo, ông Tân? Và sẽ còn bao nhiêu vụ quan chức "cháy túi ra...con bạc" đây? Câu trả lời chắc chắn- không hiếm!
Vì nói đâu xa, vụ PMU 18 ầm ĩ và tai tiếng. Vụ một lãnh đạo Viện KSND Quảng Bình đánh bài ăn tiền. Rồi vụ một Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Tĩnh đánh bạc với mấy lãnh đạo doanh nghiệp tại một khách sạn, bị bắt quả tang.... Cứ thỉnh thoảng, nhân dân lại nghe chuyện các quan chức đánh bạc bị bắt, hệt chuyện thường ngày ở huyện.
Ông Nguyễn Thanh Lèo (góc phải ảnh) - phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng và quán Thy Tài, nơi ông Tân và ông Lèo đánh cờ bạc tỉ. Ảnh: TTO
Cả xã hội sửng sốt. Vì sao, chỉ là cỡ quan chức nhỏ, không biết hai ông này thu nhập từ đâu để có thể đặt cược một khoản tiền bằng 10 đến 50 năm thu nhập (không ăn uống, chi tiêu) của một công nhân cầu đường bậc cao (8 triệu đồng/tháng) chỉ để vào cuộc đỏ đen?
Nghĩ cho kỹ, nếu là tiền túi, tiền do mồ hôi lao động một nắng hai sương tự kiếm ra, chắc chắn hai ông Lèo và Tân, chả đời nào dám vung như thế vì đồng tiền liền khúc ruột. Chỉ có là tiền thiên hạ...
Đến nỗi ông Trần Trinh Đức, con trai công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (tay chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940 trước đây, người đã "đưa" cụm công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ, một khái niệm về sự ăn chơi), hiện đang sống tại Bạc Liêu, cũng phải lắc đầu:
Cha tôi thời ấy cũng chỉ chơi một canh bạc 30.000 đồng mà thôi (tương đương 1,8 tỉ đồng tính theo giá lúa bây giờ). Chơi đến chừng ấy, chắc cha tôi cũng xin chào thua!
Không chỉ công tử Bạc Liêu chào thua. Nhân dân cũng xin .... chào thua hai ông!
Người ta bỗng nhớ đến câu chuyện nước Anh: Khi lấy Hoàng tử William làm chồng (tháng 4-2011) theo quy định của Hoàng gia, cô Kate Middleton không được làm 10 điều người dân thường có quyền làm. Trong đó, không được chơi Monopoly, cờ tỷ phú, một trò chơi kiểm tra trí tuệ vui vẻ nhưng có ăn tiền. Vì điều đó, sẽ làm mất đi sự trang nghiêm cao quý.
Đến xã hội tư bản, còn nghiêm cấm giới quý tộc Hoàng gia chơi cờ ăn tiền, ảnh hưởng đến hình ảnh phẩm cách nữa là... Phẩm cách ở đây chính là uy tín.
Rất vô tình, giữa lúc đó, cũng có một câu chuyện về tiền tỷ của hai người dân nghèo ở thị trấn Bến Lức (H. Bến Lức, Long An). Một người đàn bà bán vé số, và một người đàn ông chạy xe ba gác 25 năm, là khách hàng. Cả hai đều hy vọng kiếm tiền. Nghèo quá, đến tờ vé số, người đàn ông cũng phải mua chịu.
Ảnh minh họa
Thế nhưng, như cổ tích, chiếc vé số mua chịu lại trúng giải 6,6 tỷ, một số tiền cả đời người đàn bà bán vé số kia nằm mơ cũng không thấy. Vậy nhưng, chị vẫn gọi và trả lại cho người mua chịu. Rốt cục, một câu chuyện có hậu và ấm áp cho hai người trong cuộc, cho những người thân của họ. Và ấm áp cho xã hội, những ai được biết. Vì chữ phẩm hạnh làm người vẫn còn giá trị của nó.
Đặt hai câu chuyện "đánh cờ" của quan và dân cạnh nhau, người ta nhận ra, sự đối cực của hư hỏng và tử tế, của tham vọng và thiện lương, của tha hóa và nhân cách con người.
Có rất nhiều lời bình trên báo chí về vụ quan chức kiêm .... con bạc này. Nhưng người viết bài chú ý tới trả lời báo Nguoiduatin.vn (31/12/2011)của ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương: Còn cơ chế xin- cho, còn "quan sâu" bạc tiền tỷ.
Trái với sự bàng hoàng của người dân, là người từng có chức trách và đầy kinh nghiệm về công tác cán bộ, ông Nguyễn Đình Hương thẳng thắn:
Tôi không sốc.... Ông Lèo không phải là hiện tượng cá biệt. Những người như thế này khá nhiều, chỉ là lộ và chưa lộ mà thôi. Còn cơ chế xin - cho, cơ chế độc quyền, quản lý không ai chịu trách nhiệm thì còn những con sâu như thế này.
....5 tỷ chứ 10 tỷ tôi cũng không bất ngờ. Bởi với tình trạng tham nhũng như hiện nay, người ta có thể chơi ván cờ lớn như vậy là chuyện bình thường....Tiền đó không có cách hiểu nào khác là tiền tham nhũng, tiền ăn cắp của nhân dân.
Ông Nguyễn Đình Hương chỉ băn khoăn: Cấp quản lý của các ông ấy ở đâu khi để tồn tại một cán bộ thoái hóa như thế này? Tổ chức Đảng ở đâu? ...Những ông đó là do Tỉnh uỷ quản lý, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở quản lý, vậy mà tại sao không biết gì?!
Một câu hỏi, không biết có quan chức nào ở Sóc Trăng có thể trả lời được không?
"Hậu thế" của ngành giao thông, quả không chịu kém các bậc "tiền nhân PMU 18". Nhưng cho dù có "nợ" nhau hay "thắng" nhau tới 22 tỷ, xét cho cùng, hai con bạc Nguyễn Thanh Lèo, và Trần Văn Tân, không ai thắng, cũng chẳng ai thua, vì tiền cá cược đâu phải tiền của họ?
Chỉ có nhân dân cuối cùng là ...thua lỗ. Khi buộc phải đặt niềm tin không đúng chỗ vào sự hư hỏng nhân danh...cán bộ.
Và ai thua thiệt?
Rất ngẫu nhiên, vào những ngày xảy ra vụ việc cờ bạc của hai quan chức Lèo và Tân, có một sự kiện, ngay lập tức được hàng loạt báo đưa tin, với những cái tít bài khá sốc: Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ; Đẩy lùi sự suy thoái trong Đảng; Góp ý xây dựng, chỉnh đốn Đảng...
Đó là sự thừa nhận thẳng thắn của người lãnh đạo cao cấp nhất trong Đảng- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị TƯ 4, ngày 26/12/2011, về mối nguy hiểm của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Người viết bài bỗng nhớ tới câu của ai đó từng biện bạch: Đừng nhìn vào một vài cái cây, sẽ không thấy cả cánh rừng. Nhưng niềm tin của người dân về cánh rừng sẽ ra sao đây, nếu như xung quanh mình, thấy không ít những cái cây đã bị sâu đục như Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân... và còn biết bao cái cây đã lộ và chưa bị lộ, trước đó và sau này...
Trong nhiều nguyên nhân TBT đã chỉ ra, đó là một nguyên nhân rất căn cốt.
Nói cho công bằng, hơn 20 năm đổi mới, xã hội chúng ta đã rất nhiều lần phát động các cuộc vận động: "Sống, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại". Rồi: "Sống, học tậpvà làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".
Thế nhưng cho đến giờ, tham nhũng vẫn là quốc nạn, chưa thể đẩy lùi. Mà muốn tham nhũng, ít nhất phải có chức quyền, có vị thế. Và hiện tượng quan chức, cán bộ, đảng viênsuy thoái đang trở thành một tình trạng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị TƯ 4. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Vậy nên, mọi biện pháp vận động, phát động phong trào, nếu thiếu giải pháp, thì dễ nói hay, làm dở, thiếu hiệu quả.
Điều khiến nhiều người đọc quan tâm còn là câu chuyện của TBT kể về Bác Hồ trong phiên bế mạc Hội nghị TƯ4.
Có lần Bác Hồ nói: "Tôi làm điều xấu, các đồng chí trông thấy phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy lại lấy cớ "nể Cụ" không nói là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng nhưng nếu có vết nhọ ở trong óc, trong tinh thần mà không nói cho người ta sửa là hại người ta".
Câu nói về sự phê bình của Bác Hồ rất giản dị và thấm thía.
Nhưng câu tổng kết của dân gian, của cuộc đời cũng lại giản dị, thấm thía và đắng cay hơn: "Đấu tranh, tránh đâu?", "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng". Chỉ vì sợ cái sự tránh đâu, có không ít con người không dám chỉ ra vết nhọ trên trán, vêt nhọ trong óc, trong tinh thần đảng viên, vì người ta rất sợ cái vết nhọ định kiến. Điều đó còn có hại hơn.
Chỉnh đốn Đảng bằng cách nào?
Nếu thiếu một cơ chế quản lý minh bạch, công khai và công bằng.
Nếu không triệt phá được cái triết lý sống và ứng xử: Cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền đang ngấm ngầm, nhưng lại ngông nghênh phổ biến trong xã hội. Chính triết lý này đã dẫm đạp lên tất thảy mọi giá trị.
Nếu thiếu một tư duy trẻ, mềm dẻo, trong lãnh đạo và chỉ đạo, biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết?
Nếu như những người đảng viên không phải là những người tiên phong chống lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, lợi ích nhóm... Nếu những người đảng viên làm việc gì cũng bị đụng đến lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình thì không thể giải quyết nổi, như phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM)
Thì trên con đường phát triển để hội nhập, dân tộc sẽ tụt hậu. Chỉ dân tộc là thua thiệt!

Hãy tự hỏi vì sao lắm người giỏi mà Việt Nam vẫn nghèo? (SOH/ TTXVA). -- Việt Nam gấp rút cải cách kinh tế xã hội – (RFA).- Tướng công an chết đuối ở Mũi Né   —  (BBC).
-Nguyễn Chí Vịnh: “Tôi tự hào với quân hàm binh bét” (Người lót gạch). -
- Canhco: Việc nhỏ không xong…  (RFA’s blog). 
Nguồn: Vũ Đức Khanh - Asia Sentinel Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 09.12.2011
Hi vọng dân chủ đến từ Hoa Kỳ
“Nếu con người là thiên thần thì chẳng cần đến chính quyền,” những nhà cách mạng yêu nước Hoa Kỳ Alexander Hamilton và James Madison từng viết trên tờ Federalist Papers. Và giờ đây, chính quyền Việt Nam phải lựa chọn một loại chính quyền mà mình muốn. Chẳng có thiên thân nào sẽ đem điều này đến. Bị kèm chặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đang vướng vào một hoàn cảnh không chắc chắn. Nó có thể chính thức trở thành đồng minh với người láng giềng ở phía bắc - kẻ gây hấn chủ yếu về các tranh chấp lãnh thổ và khu vực biển Nam Hải - hoặc với Hoa Kỳ.

Người dân Việt Nam đã biểu lộ thái độ chống Trung Quốc trong khi chính quyền cộng sản đang vất vả để giữ hoà bình với người láng giềng này. Nếu chính quyền đặt quyết định của mình lên chính trị, câu trả lời trở nên vẩn đục với những lợi nhuận trước mắt, những thành phần trục lợi và cầu an.
Nhưng nếu quyết định này được đặt trên sự an bình lâu dài của nhân dân và đất nước, câu trả lời trở nên rõ ràng hơn một tí. Trước tiên là Việt Nam trông đợi gì ở tương lai? và thứ hai là nó có thể làm gì để đạt được mục đích của mình? Là một người quan tâm theo dõi với quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, tôi tin rằng bất kỳ quyết định nào cũng phải tính đến tương lai tự do, hoà bình và thịnh vượng của người dân Việt Nam.
Vì thế, tôi tin rằng Việt Nam phải nhìn về Hoa Kỳ để tìm sự trợ giúp và hậu thuẫn khi tiến đến tương lai.
Thử thách từ bên trong
Tuy nhiên việc chính thức đón nhận Hoa Kỳ, có thể không dễ dàng hoặc được chấp nhận đối với Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam với những nguyên nhân khác nhau.
Đối với Trung Quốc, mối quan tâm thì đơn giản và hợp lý: một Việt Nam thân Tây phương sẽ được Bắc Kinh xem là không gì khác hơn là một vị trí của những hoạt động và quyền lợi của Hoa Kỳ tại Đông nam Á, một can thiệp vào sân sau của Trung Quốc. Sự giân dữ của Trung Quốc chắc chắn sẽ tương đương với thái độ của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh khi Cuba đứng về phe của Liên Xô. Nhưng chắc chắc rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bất kể Việt Nam làm bạn với ai. Cản trở thật sự trong vấn đề này không phải là Trung Quốc mà lại là từ bản thân chính quyền Việt Nam.
Trong một quốc gia độc đảng, chính quyền luôn muốn giữ nguyên tình trạng hiện tại. Chính sách kinh tế có thể thay đổi, nhưng chẳng có lý do nào để thay đổi và đảo lộn hệ thống. Tuy nhiên, nguyên tắc dân chủ không chỉ đơn giản yêu cầu thay đổi, nó đón nhận thay đổi. Nó cho phép người dân làm chủ tương lai của mình bằng cách bầu những ai mà họ tin rằng có khả năng đại diện tốt nhất cho quyền lợi của họ, và nó cũng tạo điều kiện cho việc bầu cử loại bỏ những chính trị gia không có khả năng hoặc thất bại trong việc này. Để Việt Nam trở thành một quốc gia thật sự tự do và thịnh vượng, nó phải thay đổi; và sự thay đổi này không thể xảy ra cho đến khi tình trạng hiện tại - một chính quyền độc đảng quản lý một quốc gia theo chủ thuyết của một vài người - bị loại bỏ.
Điều này có quá cực đoan? Đúng, thật sự như thế, nhưng nó chỉ là ý tưởng.
Tuy nhiên, cải cách chính trị không cần phải cực đoan. Nó không cần phải xảy ra ngay lập tức (và nếu nó xảy ra ngay, những thay đổi như thế chắc chắn sẽ không lâu dài). Nhưng cải cách cần phải xảy ra. Cho dù là tuần tới, tháng tới hoặc năm tới, cần phải có kế hoạch cho sự thay đổi. Đáng tiếc là có những người không muốn thay đổi.
Dưới sự cầm quyền độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, lòng mong muốn của người dân bị tuỳ tiện giới hạn bởi cơ quan quyền lực chẳng có trách nhiệm gì với ai ngoài mình. Đề cập đến dân chủ hoặc chỉ trích chính quyền về những vấn đề nhân quyền có thể bị đi tù hoặc phạt tiền một cách vô lý. Người dân không làm chủ được số phận của mình, ít ra là trong môi trường áp bức này. Ở phương Tây, những từ ngữ như “tự do” được dùng như những sáo ngữ. Ở những quốc gia như Việt Nam, những từ này mang ý nghĩa thật sự.
Tuy nhiên, nếu không có một cuộc cách mạng, dưới chính thể hiện thời chắc chắn là người dân Việt Nam sẽ chẳng bao giờ thật sự hưởng được tự do.
Lần nữa, không cần phải đến mức như thế, và có những lý do thực tiễn tại sao nhà nước nên cân nhắc việc thay đổi. Trong khi một chính quyền độc đảng có lợi thế là có thể hành động hoặc phản ứng nhanh chóng vì nó không cần tham vấn từ người dân hoặc những đảng đối lập, nhưng nó lại không có lợi thế khi phải thích ứng với những tình thế thay đổi.
Trong khi những nhà lãnh đạo trong một chính thể dân chủ có thể thu thập và hành động dựa trên sự cố vấn của nhiều quan điểm từ những chính kiến khác nhau, những nhà lãnh đạo độc đảng hầu như luôn bị ràng buộc bởi cái giới hạn về sự khác biệt bên trong tổ chức của mình, tất cả đều phải đi theo với cùng một tư tưởng. Thật dễ dàng hơn khi tìm được một sự đồng thuận trong một nhà nước độc đảng, nhưng nó sẽ thiếu đi tính linh hoạt để chuẩn bị cho việc thích ứng với những thách thức khác nhau.
Nếu chính phủ Việt Nam thật sự tin rằng Trung Quốc là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia - những vụ mua bán vũ khí và nâng cấp kỹ thuật quốc phòng dường như cho thấy điều này là đúng - thì nó sẽ hưởng lợi từ việc tham vấn nhiều ý tưởng khác biệt hơn là hoạt động trong một nhóm cố vấn giới hạn có cùng suy nghĩ. Trong mọi cuộc xung đột, việc dự đoán không bao giờ là một điều tốt.
Những cơ hội
Dân chủ là quyền lợi cao nhất của người dân Việt Nam, và không ai có thể giúp đỡ quá trình chuyển hoá của Việt Nam tốt hơn Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ đã đưa ra những bảo hộ an ninh nào đấy chống lại những đe doạ từ nước ngoài, thay vì thế nguồn kinh nghiệm dồi dào về việc gìn giữ dân chủ của Hoa Kỳ là điều Việt Nam nên tìm kiếm.
Hoa Kỳ cho phép thấy được những khó khăn trong việc điều khiển một chính phủ dân chủ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào hiện tại hỗn loạn của Quốc hội Hoa Kỳ để thấy rằng dân chủ, dù rất tốt đẹp, cũng vô cùng xấu xí. Có nhiều tiếng nói cùng một lúc, tất cả đều đòi hỏi được lắng nghe, và tất cả đều khăng khăng là mình đúng, có thể trở thành vấn đề khi những tiếng nói này từ chối hợp tác với nhau, từ đó làm nguy hại không chỉ đến tương lai của đất nước mà còn cuộc sống của người dân.
Nhưng Việt Nam có thể tránh được tất cả những điều này bằng cách xem Hoa Kỳ như là một hướng dẫn về những việc nên hoặc không nên làm. Chính phủ Hoa Kỳ cho thấy vô số những ví dụ về những thành công và thất bại của một chính quyền dân chủ. Rút ra từ những bài học này, Việt Nam có thể thiết lập một cách đúng đắn một hình thức dân chủ trong chính quyền và hiến pháp được trang bị để đối phó với những vấn đề này. Họ không cần phải bắt chước rập khuôn hình thể chính phủ của Hoa Kỳ; thay vì thế họ có thể dựa vào nó để phát triển. Đây là cơ hội để nắm lấy những điều khả dĩ tốt đẹp và làm nó tốt đẹp hơn.
Bằng cách học hỏi những người đi trước, Việt Nam có được mối lợi của việc thiết lập một nền dân chủ với những an toàn cần thiết, kiểm tra và cân bằng, và những điều khoản để tạo lập một chính phủ hiệu quả và có khả năng. Như cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói, “Dân chủ là hình thức chính phủ tồi tệ nhất ngoại trừ những hình thức khác cũng đã được thử nghiệm qua.”
Tuy nhiên, để những thay đổi này xảy ra, chính quyền hiện tại phải sẵn sàng và có thiện ý. Khi biên giới giữa các quốc gia ngày càng lu mờ trong thời đại Internet, người dân Việt Nam không còn bị cô lập khỏi những bè bạn trên toàn cầu. Họ đã thấy được những gì họ có và không có được, cũng nhưng những sai sót và thất bại của chính phủ họ. Ta chỉ cần nhìn cuộc cách mạng Arab để thấy được những ảnh hưởng của nhận thức này.
Về lâu dài, sẽ có thay đổi tại Việt Nam. Đảng Cộng sản có thể là một phần của thay đổi này, hoặc là nó sẽ bị bỏ rơi phía sau. Đã đến lúc giới lãnh đạo Việt Nam nắm lấy số phận của mình. Họ muốn sống trong đất nước Việt Nam nào, và liệu họ có sẵn sàng để chịu những hi sinh cần thiết?-Nguồn:
TƯƠNG LAI DÂN CHỦ CỦA VIỆT NAM 12/12/2011 - 09:13
Dân chủ là quyền lợi cao nhất của người dân Việt Nam, và không ai có thể giúp đỡ quá trình chuyển hoá của Việt Nam tốt hơn Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ đã đưa ra những bảo hộ an ninh nào đấy chống lại những đe doạ từ nước ngoài, thay vì thế nguồn kinh nghiệm dồi dào về việc gìn giữ dân chủ của Hoa Kỳ là điều Việt Nam nên tìm kiếm.


-– KS Nguyễn Phương Anh: THỦ TƯỚNG VÀ DÂN CHỦ (TTXVA). – Đêm thắp nến cho Nhân Quyền tại Paris – (RFA). - GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN  —  (CHHV).  – Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2011 tại Melbourne, Úc Đại Lợi   — (CHHV/Vietvungvinh). – Biểu tình trước Tổng Lãnh Sự VN tại Houston Ngày Nhân Quyền Quốc Tế – (RFA). –Vụ bà Bùi Hằng: những người biểu tình muốn dựa vào luật pháp – (RFA).  – Thư cảm ơn những người đã tham gia và ủng hộ đòi trả tự do cho blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải – (Mẹ Nấm). – Thư của Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà yêu cầu trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – (BoxitVN).
Ba đời ám ảnh cải cách ruộng đất – (Người Ba Đồn/ Cu Làng Cát).-- Đặng Thái Minh: Năm 14 tuổi được phong dũng sĩ nhờ nộp sách báo đồi trụy, phản động (TTXVA).  – Chúng ta đang thủ tiêu lịch sử (FB Nguyễn Quang Liêm/ TTXVA).
-  Triển vọng tươi sáng của chủ nghĩa xã hội (QĐND). - - Mô hình một Đảng lãnh đạo vẫn cầm quyền tốt (Nguyễn Tây Ninh).- Bộ Tư pháp đánh giá cao mô hình “thị trưởng Đà Nẵng” (Bee).- Trực tuyến với Alex Jones về báo chí và chính trị Hoa Kỳ (VNN).-- Xà quần (TP).- Thẩm phán vào nhà nghỉ ‘tư vấn luật’ bị đề nghị cách chức (VNE).
-
Vụ lật xe chở gỗ: Bắt kiểm lâm viên Nguyễn Kim HùngVụ xe chở gỗ lậu lật làm 10 người chết: Vẫn còn nhiều khuất tất (NLĐ).

-Đôi lời cần nói về bài báo “Lộ rõ tim đen”  —  (NVCL).  Mời xem lại: Lộ rõ tim đen với 284 phản hồi.  – Nhà cầm quyền Hà Nội mới là kẻ bị lộ tim đen (Cộng đoàn Vinh).  –Mỹ Lộc vẫn chưa bình an sau 18 ngày bị ném đá  —  (Chuacuuthe). – Sydney: Người Việt thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà – (ĐCV).---

Tổng số lượt xem trang