Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Việt Nam cho Cuba mua gạo trả chậm

Thu hoạch gạo ở Việt Nam
-Nguồn:Việt Nam cho Cuba mua gạo trả chậm

Gạo Viện Nam đang là lương thực chủ yếu nuôi sống người dân Cuba
Thời hạn trả chậm lên đến một năm rưỡi là yếu tố then chốt giúp Cuba đứng trong những khách hàng mua gạo Việt Nam nhiều nhất trong những năm gần đây, các quan chức Việt Nam cho biết.
Việt Nam cho phép Cuba được thanh toán chậm tiền nhập khẩu gạo trong khoảng từ 360 cho đến 540 ngày, tờ Thời báo kinh tế Việt Nam dẫn lời các quan chức trong một cuộc họp chính phủ hôm 17/12 cho biết.
Các khoản trả chậm này hầu như không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp.
Trong những năm gần đây, Cuba ngày càng tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Quốc đảo này đã nhập khẩu khoảng 404.000 tấn gạo từ Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng 10 năm nay, tăng 16% so với cùng kỳ một năm trước đó.
Trước đó trong năm 2010, Cuba nhập khẩu từ Việt Nam hơn 472.000 tấn gạo, tăng 5% so với năm 2009, theo số liệu của hải quan Việt Nam.
Giá trị nhập khẩu gạo từ Việt Nam của Cuba trong 10 tháng đầu năm 2011 cũng tăng gần 46% lên đến 216 triệu đô la, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Cuba hiện là khách hàng mua gạo lớn thứ ba của Việt Nam sau Indonesia và Philippines.
Quốc gia này hiện đang gặp khó khăn về tài chính và đã khởi động một chương trình cắt giảm nhập khẩu bằng cách tăng cường sản xuất lương thực trong nước. Cuba đang hy vọng sẽ giảm ṃanh giá trị nhập khẩu các mặt hàng lương thực chủ đạo như gạo, đậu và sữa bột đến 50% cho đến năm 2013.

Nợ nần dai dẳng

Những điều kiện mua bán ‘hào phóng’ khiến Việt Nam trở thành nhà cung cấp lương thực chủ yếu của Cuba.
Tuy nhiên, bên lề kỳ họp thường niên của Ủy ban Liên chính phủ hai nước hồi đầu tháng 10 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu phía Cuba 'có những biện pháp để giải quyết nợ đọng’ của nước này với Vinafood, công ty đại diện phía Việt Nam đứng ra xuất khẩu gạo cho Cuba.
Nợ nần là vấn đề hiếm khi được nhắc đến trong các kênh đối thoại chính thức của hai quốc gia cùng ý thức hệ và có quan hệ lâu bền này.
Theo đó, Việt Nam muốn Cuba giải quyết dứt điểm vấn đề nợ trước khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực dầu khí và xây dựng trên đảo quốc này.
Tuy nhiên chi tiết về các khoản nợ này không được chính phủ Việt Nam và Cuba tiết lộ.
Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmiecra Diaz nói với phía Việt Nam trong cuộc họp ở Hà Nội rằng ông mong muốn Việt Nam tiếp tục bán gạo cho Cuba để giúp nước của ông đảm bảo an ninh lương thực và hứa sẽ giữ đúng các cam kết trả nợ bằng cách giảm dần nợ với Vinafood.
Theo đó Cuba sẽ cơ cấu lại nợ với phía Việt Nam bằng cách giảm sản lượng gạo mua của Việt Nam xuống còn 300.000 tấn vào năm 2012 và cố gắng thanh toán tiền đúng thời hạn để giảm dần dư nợ với Vinafood.
Trong kỳ họp này Ủy ban liên chính phủ này, phía Việt Nam cho biết sẽ ưu tiên chương trình hỗ trợ Cuba sản xuất lúa gạo.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Theo chỉ tiêu, Việt Nam sẽ xuất khẩu vào khoảng từ 6,5 cho đến 7 tấn gạo vào năm 2012, tức là thấp hơn mức kỷ lục là 7,2 triệu tấn được dự đoán cho cả năm 2011.


-Thúc đẩy hợp tác toàn diện láng giềng Việt-Trung (TTXVN). -Trung Quốc đóng vai trò gì trong chính quyền Khmer Đỏ?  —  (x-cafe). – What was China’s Khmer Rouge Role? (The Diplomate).-Cựu binh Mỹ thầm lặng ‘trả nợ’ Việt Nam (TP).Ông Trọng làm thất vọng (Nguyễn Thông).- Toàn văn Nghị quyết Bộ Chính trị về doanh nhân Việt Nam (ĐĐK).Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nhân (TN). - Doanh nhân có vai trò quan trọng trong CNH-HĐH (TTXVN). - Lần đầu tiên Bộ Chính trị có nghị quyết về doanh nhân (VnEconomy).“Vinh quang Việt Nam” tôn vinh 21 tập thể, cá nhân (TTXVN).   – Tôn vinh ý chí và sức mạnh Việt Nam (LĐ).
EVN …đen (Lê Dũng).-


Kinh tế thế giới trong tuần: Bộn bề khó khăn (Tầm nhìn). - Châu Âu vô vọng? (TT). - 2012 và lo ngại về “tình huống nguy hiểm” (VnEconomy).  – Triển vọng u ám của kinh tế thế giới 2012 (Tầm nhìn).  – Triển vọng kinh tế toàn cầu 2012: Nhiều biến động, mất cân bằng (DVT/FT/Bloomberg/Reuters). - Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro? (DVT/TTT).----

Tổng số lượt xem trang