-Lãnh án tù vì xuất khẩu lao động trái phép -(NLĐO) - Mỗi trường hợp đưa thành công người sang Hàn Quốc, Minh hưởng lợi từ 1.500-2.000 USD.
Ngày 22-2, TAND tỉnh Ninh Thuận xử phiên sơ thẩm, tuyên phạt 6 năm tù giam đối với Trần Quang Minh (SN 1970, ngụ TPHCM) về tội “Làm giả giấy tờ Nhà nước” và “Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép”.
Với tội danh “Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép”, bị cáo Lê Thanh Đương (SN 1964) bị phạt 3 năm tù, Nguyễn Thị Lý (SN 1962) 2 năm 6 tháng tù và 3 bị cáo khác được hưởng án treo.
Các bị cáo tại tòa
Theo cáo trạng, từ giữa năm 2008 đến cuối năm 2010, Trần Quang Minh cùng với Đương, Nương, Lý, Thiệp, Sinh, Hùng tìm kiếm những người ở miền Trung có nhu cầu xuất khẩu lao động để đưa sang Hàn Quốc làm việc.
Khi có được “khách hàng”, Minh cùng đồng bọn đưa họ vào các xã Mỹ Sơn, Hòa Sơn, Lâm Sơn (Ninh Sơn – Ninh Thuận) khai tên giả, móc nối với công an xã để nhập hộ khẩu và làm giấy chứng minh nhân dân.
Khi khách hàng có được số giấy tờ tùy thân, Minh “phù phép” để đưa họ sang Hàn Quốc lao động.
Mỗi trường hợp được “xuất khẩu”, phải nộp cho nhóm của Minh 8.500 – 9.000 USD.
Số tiền bất chính này, Minh hưởng 1.500 – 2.000 USD, phần còn lại chia cho đồng bọn và sử dụng vào các chi phí khác.
Khi vụ án bị Cơ quan CSĐT tỉnh Ninh Thuận triệt phá vào giữa năm 2011, Minh và đồng bọn đã thực hiện trót lọt ít nhất 34 trường hợp.
Tin-ảnh: L. Trường
- XKLĐ sang Đài Loan: Không được thu phí cao hơn quy định (PLTP). - Lao động Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc: Hại mình, hại nhiều người (DV) - Nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc (TP).- Bi kịch của những lao động “chui” bỏ mạng trên xứ người (NĐT)..KINH ĐIỂN - Di dân và tín dụng ở Việt Nam: Migration and Credit Constraints: Theory and Evidence from Vietnam (Review of Development Economics Jan 2012) ◄--
-Bỏ túi "triệu đô"--Ngày 28-12 tới, danh sách 15.000 thí sinh đạt điểm thi cao nhất trong số 62.852 lao động đã tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn mới đây sẽ được công bốBước tiếp theo, 15.000 lao động này sẽ phải làm thêm nhiều thủ tục để hoàn thiện hồ sơ gửi cho Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) để gửi lên mạng internet cho các nhà tuyển dụng, chủ sử dụng lao động Hàn Quốc chọn lựa. Khoảng 10.000 trong số này có hy vọng được một suất sang làm việc ở Hàn Quốc với mức lương khoảng 1.000 USD/người/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc hơn 50.000 người dự kiểm tra tiếng Hàn lần này sẽ bị loại khỏi cuộc đua tranh một suất đi làm thuê ở nước ngoài.
Theo đại diện HRD tại Việt Nam, trong 15 quốc gia thực hiện chương trình này với Hàn Quốc thì Việt Nam có số người dự kỳ thi tiếng Hàn đông nhất. Một thành công khác của phía Hàn Quốc là với 62.852 người dự thi, mỗi người phải nộp lệ phí 24 USD, sau khi trích lại cho phía Việt Nam (Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB-XH) 6 USD/người để lo công tác tổ chức kỳ thi tiếng Hàn (bao gồm cả thuê mướn địa điểm, an ninh, bảo vệ, coi thi, giám sát, thuê máy móc...), tổ chức khám sức khỏe cho người lao động được chọn..., HRD đã “bỏ túi” hơn 1 triệu USD.
Vẫn biết việc chọn lựa đi lao động ở Hàn Quốc là hoàn toàn do người lao động tự nguyện và việc phải chấp nhận những điều kiện của phía Hàn Quốc đưa ra là tất nhiên. Nhưng đây thực sự là một cuộc chơi may ít rủi nhiều. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện trên internet vẫn còn khoảng 20.000 hồ sơ của người lao động Việt Nam đang chờ chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển dụng. Nay thêm 15.000 hồ sơ nữa thì “tỉ lệ chọi” càng cao hơn và cơ may được lựa chọn đối với người lao động sẽ thấp hơn bởi chỉ tiêu tuyển dụng vẫn chỉ có 10.000. Điều đáng nói nữa là hồ sơ gửi lên mạng chỉ có giá trị trong một năm, hết thời hạn trên, nếu muốn đến Hàn Quốc làm việc, người lao động lại phải thi kiểm tra tiếng Hàn, lại mất chi phí và tiếp tục chờ đợi...
Đáng buồn là những người thi tuyển và muốn được sang Hàn Quốc làm việc đa số là những người nghèo. Họ muốn tìm một cơ hội đổi đời. Vì thế, họ chấp nhận mất tiền của; bỏ thời gian công sức để học, ôn luyện tiếng Hàn; đến ngày thi lại phải mất tiền tàu xe, tiền ăn, tiền ở... Chưa kể có những người vì muốn chắc chắn có được một “suất” sang Hàn Quốc nên đã chạy chọt, nhờ vả vào “cò” với giá lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng cơ hội vẫn rất mong manh.
Và như vậy, trong cuộc chơi này, thiệt thòi nhất vẫn là những người lao động nghèo…Đức Minh
-- Nhập nhằng tuyển dụng, LĐ xuất khẩu mất tiền oan -Vì sao lại để tồn tại tình trạng các doanh nghiệp mình quản lý tự tung tự tác, làm sai lệch, nhiễu loạn chương trình visa E7 khiến cho người lao động phổ thông các địa phương phải mất tiền oan?-- Rất nhiều thí sinh cố tình gian lận khi thi tiếng Hàn (LĐ). - Hàng chục ngàn lao động kiểm tra tiếng Hàn (TT)
- Khổ quá giấc mơ… Hàn Quốc (TT).- Đề nghị Bộ Công an vào cuộc dẹp nạn “cò” xuất khẩu lao động (TN). - Phát hiện gần 2.000 thí sinh gian lận trong kỳ thi tiếng Hàn (NLĐ). - Gần 2.000 lao động thi tiếng Hàn bị loại vì mang điện thoại (PLTP).
-“Cò” lộng hành, 13.000 người Nghệ An phải ra Hà Nội thi tiếng Hàn (Dân trí) - Thời gian qua liên tiếp xuất hiện tình trạng “cò mồi” hứa hẹn “chạy” giúp người lao động thi đỗ trong kỳ kiểm tra tiếng Hàn chờ xuất khẩu lao động. Sự lộng hành của “cò” khiến hơn 13 nghìn người Nghệ An phải di chuyển địa điểm thi lên Hà ...- Hơn 10.000 lao động tham gia kiểm tra tiếng Hàn (TTXVN). – Lao động thi tiếng Hàn gói điện thoại ‘né’ cổng từ (TP).- Oan quá!Lao động
Lộ ra hàng loạt sai phạm ở Nghệ AnTiền Phong Online - Thi tiếng Hàn ở Nghệ An, cứ chi $1,500 là đỗ — (NV).- Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Lộ diện nhiều đường dây lừa đảo (TP).
87 lao động không được kiểm tra tiếng HànNgười Lao Động
cand.com -An ninh thủ đô -Hà Nội Mới
Lộ diện nhiều đường dây lừa đảo TP - Sau khi Tiền Phong phản ánh việc hơn 13 nghìn lao động (LĐ) Nghệ An phải ra Hà Nội thi tiếng Hàn để tránh nạn cò mồi đang lộng hành, trong vai người lao động (NLĐ), PV phát hiện hàng loạt đường dây lừa đảo chạy đi XKLĐ Hàn Quốc.
Trong số hàng ngàn lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn không ít người nhờ cò lo lót chạy đi Hàn Quốc. Ảnh: A. Khánh. |
Đến đâu cũng đụng cò mồi
Sáng 13-12, tại các cơ sở đào tạo tiếng Hàn tại TP Vinh, học viên bắt đầu nghỉ học để về quê chuẩn bị khăn gói ra Thủ đô dự thi. Trong vai NLĐ có nhu cầu đi Hàn Quốc, PV Tiền Phong có mặt tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm trên đường Phong Định Cảng (TP Vinh). Thấy người lạ tới, một thanh niên tự giới thiệu có mối đưa đi Hàn Quốc mà không học tiếng cũng có chứng chỉ.
“Giá trọn gói bao nhiêu?”, người thanh niên này không ngần ngại đáp “6.000 USD nhưng phải gọi điện để hỏi lại chủ đường dây xem sao”. Sau một lúc ngồi chờ, bên kia đường dây nhất trí cho dẫn khách vào tận nhà để thống nhất giá cả.
Người thanh niên dẫn chúng tôi vào nhà một phụ nữ trú tại khối 14 (phường Trường Thi, TP Vinh). Vừa tới nơi, người phụ nữ giới thiệu tên là Phạm Thị V. Bà V khoe đã làm XKLĐ lâu rồi, quen biết nhiều người từ trung ương tới địa phương.
Chúng tôi hỏi: “Chi phí đi Hàn Quốc như thế nào?” Người đàn bà ra giá 6.000 USD và khẳng định: “Bao cho đậu tiếng Hàn vào ngày 17-12 tới và lo từ A đến Z cho đến khi sang được Hàn Quốc. Nhưng trước mắt chỉ nhận mỗi suất 1.500 USD tiền cọc, khi nào bay sẽ nhận nốt tiền”.
Để tạo lòng tin, bà V còn khoe, trước đây bà có Cty hẳn hoi nhưng giờ đã bán để đi buôn bất động sản. Nay bắt đầu làm XKLĐ trở lại, bà vừa nhận tiền đặt cọc 5 suất đi Hàn Quốc. Thấy chúng tôi còn tỏ ra ái ngại, bà V nói: “Nếu không muốn bao trọn gói để đi mà chỉ bao đậu chứng chỉ tiếng Hàn thì chỉ mất 30 triệu đồng. Sau này muốn đi tiếp, phải chạy người trong đường dây đưa đi khoảng 30 đến 40 triệu nữa. Còn các loại phí, lao động tự chịu”.
Rời nhà bà V, chúng tôi tới trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc, đóng ở đường Hồ Tông Thốc. Tại đây, một thanh niên giới thiệu tên Khoa và anh rể tên H đang công tác tại một trường dạy nghề trong ngành quân đội nhưng chuyên chạy cho lao động đi Hàn Quốc. Thấy chúng tôi thiết tha muốn được đi, Khoa mở điện thoại gọi anh rể trao đổi.
Xong cuộc điện thoại, Khoa nói: “Anh H yêu cầu 6.500 USD để bao trọn gói. Không cần phải học tiếng Hàn, không phải lo bất cứ chuyện gì, chỉ chờ ngày gọi là đi”. Rồi Khoa nói thêm: “Muốn đi thì phải đặt cọc trước một vài nghìn đô”. Khoa căn dặn: “Nếu hôm nay và ngày mai không làm thủ tục và không đặt cọc tiền là hết hạn đấy”.
Trở lại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, chúng tôi được một thanh niên tên Tú giới thiệu cho gặp một người khác qua điện thoại. Theo lời của Tú, anh này có thâm niên đi Hàn Quốc 11 năm nên biết rất rõ đường dây chạy đi Hàn Quốc. Chi phí bao trọn gói 150 đến 170 triệu đồng.
Anh Lê Văn Tiến (huyện Thanh Chương) mếu máo, mấy hôm trước xuống Vinh tìm cơ sở để học tiếng Hàn, được một người quen giới thiệu cho một người tên H. trú ở TP Vinh hứa đưa 6.000 USD sẽ lo trọn gói. Không cần phải qua học tiếng vẫn có chứng chỉ tiếng Hàn. Nghe lời cò mồi H, anh Tiến không ngần ngại đặt cọc trước 2.000 USD. Sáng qua (13-12), thấy thông tin trên báo Tiền Phongyêu cầu mọi người ra Hà Nội thi mới té ngửa.
Lao động bất chấp nguy hiểm leo trèo để được đăng ký dự thi tiếng Hàn tại TP Vinh, Nghệ An. Ảnh: A.Khánh. |
Quản lý kém
Chiều 13-12, trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Nguyên Lân - Giám đốc Sở LĐ-TB& XH Nghệ An cho biết, việc đưa NLĐ Nghệ An ra Hà Nội rồi điều LĐ tỉnh khác về Nghệ An dự thi là vấn đề hết sức bất cập. Cách quản lý như thế là thiếu trách nhiệm với dân. Nếu thành lập hội đồng thi tại chỗ mà tổ chức thi cho nghiêm túc thì đỡ tốn kém cho NLĐ.
“Vấn đề mấu chốt ở đây là do quản lý kém rồi đẩy dân ra ngoài. Lỗi này thuộc về cơ quan cấp trên, tức đơn vị tổ chức kỳ thi này” - ông Lân nói. Theo ông Lân, trước đây, Sở LĐ-TB&XH Nghệ An đã thông báo trên truyền hình, báo chí và phát công văn về các địa phương hướng dẫn NLĐ có nhu cầu đi Hàn Quốc đừng nghe lời cò mồi mà mất tiền oan, vì không chạy chọt được, không học tiếng Hàn thì không bao giờ thi đỗ.
Ông Lân còn cho biết thêm, nếu tổ chức thi ở nơi khác, Nghệ An đỡ mang tiếng, nhưng khổ dân. Ngoài chi phí đi lại còn vấn đề an ninh trật tự... Sắp tới, LĐ ba tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình về đây dự thi, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ cho kỳ thi nghiêm túc.
Sở cũng đã đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ, yêu cầu giám thị nghiêm, không lấy giáo viên dạy tiếng Hàn Quốc coi thi, cấm mang điện thoại di động vào phòng thi và cho người từng đi Hàn Quốc về ngồi thi riêng. Hiện nay, trước nạn cò lừa đảo nhiều như vậy, tôi cũng xin khuyến cáo LĐ bình tĩnh, tin tưởng vào năng lực thực tế của mình, vì kỳ thi sẽ diễn ra nghiêm túc.
Phân làn đường phục vụ thi
Cùng ngày, ông Phan Văn Minh - Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, phương án chuẩn bị cho kỳ kiểm tra tiếng Hàn năm 2011 đã sẵn sàng. Liên quan việc chuyển điểm thi đối với 13.100 LĐ Nghệ An, phía Cơ quan hợp tác phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) cũng đồng ý. Đa số LĐ đã học tiếng Hàn đều đồng tình với việc chuyển địa điểm, LĐ phản đối chủ yếu là những người chưa được học tiếng Hàn và dính đến cò mồi.
Về trách nhiệm để 13.100 LĐ Nghệ An phải ra Hà Nội thi do sợ bị cò mồi chi phối, ông Phan Văn Minh cho biết, tại cuộc họp ngày 25-11, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa đã có ý kiến chỉ đạo trực tiếp với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An. Tuy nhiên, việc cần làm lúc này là để kỳ kiểm tra tiếng Hàn năm 2011 diễn ra an toàn. Sau khi kết thúc kỳ thi, chắc chắn sẽ có sơ kết đánh giá và quy trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức cụ thể. |
Ông Minh, cho biết: Lao động Nghệ An ra Hà Nội sẽ thi tại ba điểm ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi, ĐH Lao động - Xã hội. Địa phương và các trường đã hứa sẽ hỗ trợ tối đa để kỳ kiểm tra tiếng Hàn diễn ra an toàn, công bằng. LĐ Nghệ An yên tâm vì tại các điểm thi, địa phương sẽ tạo mọi điều kiện ăn ở cũng như đi lại. Tại cổng các trường, cán bộ cũng như sinh viên tình nguyện sẽ hướng dẫn tận tình cho thí sinh.
Ông Minh cũng cho biết, để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, phương án phân làn giao thông đã được vạch sẵn. Ngoài ra, để ngăn chặn hành vi gian lận, kỳ kiểm tra lần này, sẽ cấm tuyệt đối thí sinh mang điện thoại và các thiết bị thu phát tín hiệu vào phòng thi. Chúng tôi đã bố trí các cổng từ giống như tại các sân bay và các biện pháp kỹ thuật khác để soi thí sinh giấu điện thoại.
Riêng tại điểm thi Nghệ An, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Lao động ngoài nước và ông Lương Đức Long - Phó giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) sẽ trực tiếp về phối hợp với các cơ quan chức năng Nghệ An để lập lại trật tự và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kỳ thi. Dù không có thí sinh Nghệ An nhưng tại điểm thi này vẫn có tới 13.000 thí sinh đến từ ba tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Phan Sáng - Phong Cầm-Nguồn:Lộ diện nhiều đường dây lừa đảo> 13.000 lao động phải ra Hà Nội thi để tránh 'cò'
- Làm sao để cải cách tiền lương hiệu quả? – (RFA). - Khi mức lương “qua mặt” năng lực (Giadinhnet).-Tuyển dụng công chức và nỗi xấu hổ (TVN)
Lương NN: Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra
-Bị bắt vì lừa đảo ngư dân
Tuổi Trẻ
TT - Chiều 13-12, thượng tá Nguyễn Văn Nam, trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Lê Văn Sơn (41 tuổi, trú thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) ...
Bắt giữ cò môi giới lừa ngư dânThanh Niên
Quảng Ngãi: Bắt khẩn kẻ lừa đảo ngư dânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bắt kẻ lừa đảo ngư dân xuất ngoạiNgười Lao Động
VNExpress
Sự thực về các nàng 'Tây Thi bán trầu' kiêm bán dâm Trên đường cao tốc Đài Loan, các cô gái bán trầu mặc mỏng tang, “khuyến mãi” cho khách ngắm vòng một nếu mua nhiều, với giá tăng vài chục lần.
- Thanh Niên phối hợp giải cứu cô dâu Việt ở Đài Loan (TN).- Người nhập cư sống nhờ lề đường — (NV).- Bèo bọt đời công nhân ở trọ (ĐĐK).-Người gốc Việt mắc bệnh ung thư cao nhất ở Mỹ (ĐV 15-12-11)
-Nhật than phiền thiếu nhân công ở VN - (BBC) -Các công ty Nhật nói họ khó kiếm nhân công ở Việt Nam do giá lao động tăng và công nhân hay đổi việc làm
Lương NN: Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra
-- Tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng (TN).- Phụ nữ có thể được nghỉ thai sản 6 tháng (VNN).- Tổ chức Di cư quốc tế cam kết giúp đỡ Việt Nam TTXVN- Tổng giám đốc Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định quan hệ hợp tác Việt Nam-IOM rất tích cực, cam kết làm hết sức để giúp đỡ Việt Nam.
Tuổi Trẻ
TT - Chiều 13-12, thượng tá Nguyễn Văn Nam, trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Lê Văn Sơn (41 tuổi, trú thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) ...
Bắt giữ cò môi giới lừa ngư dânThanh Niên
Quảng Ngãi: Bắt khẩn kẻ lừa đảo ngư dânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bắt kẻ lừa đảo ngư dân xuất ngoạiNgười Lao Động
VNExpress
Sự thực về các nàng 'Tây Thi bán trầu' kiêm bán dâm Trên đường cao tốc Đài Loan, các cô gái bán trầu mặc mỏng tang, “khuyến mãi” cho khách ngắm vòng một nếu mua nhiều, với giá tăng vài chục lần.
- Thanh Niên phối hợp giải cứu cô dâu Việt ở Đài Loan (TN).- Người nhập cư sống nhờ lề đường — (NV).- Bèo bọt đời công nhân ở trọ (ĐĐK).-Người gốc Việt mắc bệnh ung thư cao nhất ở Mỹ (ĐV 15-12-11)
-Nhật than phiền thiếu nhân công ở VN - (BBC) -Các công ty Nhật nói họ khó kiếm nhân công ở Việt Nam do giá lao động tăng và công nhân hay đổi việc làm
Bắt kẻ lừa đảo ngư dân xuất ngoại -(NLĐ) - Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa bắt khẩn cấp và khám xét nơi ở Lê Văn Sơn (41 tuổi, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân
--Ôm bằng đỏ, cử nhân lùi lũi quay lại học nghề-.Người dân tình nguyện làm thêm vì lương quá thấp - Không hợp đồng lao động, trả lương thấp (TT).– Cải cách lương: ‘Việt Nam dường như vẫn loay hoay’ (VNN). -- Ngân hàng bỗng dưng “đuổi” hơn 230 bảo vệ (Dân Việt/ Bee).– Chị bán nước tố bị cảnh sát chửi rủa phũ phàng (NĐT).
- 11 cháu bé đoàn tụ gia đình trong vụ mang thai hộ tại Thái Lan (VNN).– Sang xứ người vượt cạn (SGTT).- -- Cô dâu Việt ở Đài Loan (TN). Giải cứu thành công cô dâu Việt ở Đài Loan-
Phan Thị Kim Thanh - một cô dâu Việt Nam tại Đài Loan - vừa được giải cứu thành công vào chiều 13-12 nhờ nỗ lực của PV Báo Thanh Niên và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TPHCM.
- Cô dâu Việt ở Đài Loan – Kỳ 2: Tan vỡ ước mơ đổi đời (TN).- - Câu chuyện đổi đời của một gia đình H.O. — (NV).
-- Nguyễn Tài Ngọc: Chồng về Việt Nam lấy vợ (ethongluan).-
- Du Học Sinh và Lao Động Xuất Khẩu từ Việt Nam (blog Châu Xuân Nguyễn).