Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Báo Trung Quốc: “Việt Nam lại trở mặt, Bắc Kinh không còn đường thoái lui ở Nam Hải”

Tân Hoa Xã nói Trung Quốc sẽ kiên trì đối thoại để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông
-BÁO TRUNG QUỐC VIẾT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG 

Vừa qua, Tuần báo “Tin tức Trung Quốc” đăng bài phân tích “Biển Đông là sinh mệnh của Trung Quốc trong tương lai” của tác giả Trịnh Vĩnh Niên, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc, Trưởng phòng nghiên cứu Đông Á thuộc trường Đại học công lập Xinhgapo, có nội dung đáng chú ý như sau: 

Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của Nam Hải (Biển Đông) là điều không phải nghi ngờ. Một số người nói Nam Hải là lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hoặc nói ở mức độ cao hơn là lợi ích quốc gia cốt lõi, vì nó liên quan tới vấn đề chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, Nam Hải không chỉ là vấn đề chủ quyền, mà còn là sinh mệnh của Trung Quốc. Một khi đánh mất Nam Hải, ưu thế địa hải dương của Trung Quốc có thể không tồn tại, sẽ không thể tránh khỏi phải trở thành một quốc gia lục địa. Vì sao có thể nói như vậy?
Mặt phía Đông của Trung Quốc đã có khối đồng minh vững chắc Mỹ-Nhật-Hàn. Liên minh này lấy Mỹ làm thủ lĩnh, đã trở thành cơ chế hoá cao độ. Sau khi đảng Dân chủ Nhật Bản lên cầm quyền (năm 2009), Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama khi đó đã tính toán theo đuổi quan hệ tương đối cân bằng với Mỹ, tuy nhiên đã sớm thất bại. Thất bại của Chính quyền Hatoyama đã cho thấy bất cứ một Chính phủ Nhật Bản nào cũng khó có thể thay đổi hiện trạng cơ chế hiện nay trong quan hệ Nhật-Mỹ. Sau sự kiện “tàu Cheonan” của Hàn Quốc bị đánh chìm tại vùng biển Hoàng Hải, xu hướng liên minh Mỹ-Nhật-Hàn được tăng cường. Liên minh này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc? Thứ nhất, Trung Quốc rất khó có thể thông qua phía Đông để trở thành quốc gia hải dương. Thứ hai, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể lợi dụng liên minh này để tăng cường lợi ích bản thân, từ đó làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc. Ví dụ Nhật Bản có thể tăng cường năng lực đàm phán của mình trong vấn đề Đông Hải. Nhật Bản quyết định tiến hành “quốc hữu hoá” những vùng biển có tính tranh chấp như đảo Điếu Ngư (Senkaku) chính là nhằm tranh thủ liên minh Mỹ-Nhật-Hàn hiện nay đang có lợi cho cục diện của Nhật Bản. Sau khi xảy ra sự kiện đảo Điếu Ngư gần đây, quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ cũng cho thấy rõ ý đồ của Nhật Bản trong vấn đề này. Thứ ba, liên minh này cũng có thể cấu thành mối đe doạ an ninh trực tiếp đối với Trung Quốc. Trong thời kỳ Chính quyền Bush (con), Mỹ đã hoàn thành ý đồ bố trí “tiểu NATO” tại châu Á, thông qua sự điều chỉnh lớn về chiến lược để nâng cao năng lực tấn công và phá hoại “các quốc gia thù địch” trên phạm vi toàn thế giới.
Mặt phía Tây Nam của Trung Quốc có Ấn Độ Dương. Ấn Độ Dương là phạm vi thế lực tranh chấp tất yếu của Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ Dương không có đường giao thông trực tiếp, hiện nay Trung Quốc muốn thông qua Mianma để mở đường qua Ấn Độ Dương. Điều này cho thấy Trung Quốc hầu như không có hy vọng thông qua Ấn Độ Dương để trở thành quốc gia hải dương. Vì tại vùng biển này tồn tại quá nhiều nhân tố không xác định. Thứ nhất, quan hệ giữa Trung Quốc và Mianma. Mianma là một quốc gia chủ quyền cũng mong muốn tìm kiếm lợi ích quốc gia lớn nhất, vì vậy Mianma duy trì quan hệ qua lại giữa Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí cả Mỹ. Thứ hai, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ cũng là một nước lớn đang trỗi dậy, đồng thời có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao độ. Phái cứng rắn trong nước luôn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và “kẻ thù tiềm tàng”. Ấn Độ không dễ dàng cho phép Trung Quốc biến Ấn Độ Dương thành tuyến đường biển quốc gia. Thứ ba, quan hệ Ấn-Mỹ. Một khi Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ, vậy thì Ấn Độ rất dễ ngả theo Mỹ. Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ mấy năm gần đây có những tiến triển mang tính thực chất, hơn nữa hợp tác và phối hợp quân sự đa phương cũng bắt đầu được thúc đẩy, trong đó có hợp tác quân sự Mỹ, Nhật, Ấn.
Vì vậy, đối với Trung Quốc, hy vọng duy nhất trở thành quốc gia hải dương nằm ở Nam Hải. Vì sao nói Nam Hải là sinh mệnh của Trung Quốc trong tương lai? Hiện nay, khi người Mỹ đề cập đến vấn đề an ninh và ổn định hàng hải tại Nam Hải, hầu như quyền phát ngôn đều nghiêng về phía Mỹ. Trên thực tế, điều này lẽ ra phải thuộc quyền phát ngôn của Trung Quốc. Bất luận được coi là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu hay là một nước lớn phụ thuộc cao độ vào nhập khẩu tài nguyên, an ninh hàng hải tại Nam Hải đã quyết định vấn đề kinh tế Trung Quốc có thể vận hành bình thường hay không. Trong vấn đề Nam Hải, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” là nhằm tạo ra một môi trường quốc tế hoà bình cho xây dựng kinh tế trong nước của Trung Quốc. Trong môi trường quốc tế hiện nay, cách đề cập này lại có những hàm nghĩa mới, thậm chí còn quan trọng hơn. Rõ ràng, mối đe dọa đối với việc vận hành hệ thống nền kinh tế có thể trực tiếp đe dọa đến đời sống thường nhật của mỗi người dân Trung Quốc, vì vậy nó có hàm nghĩa xã hội và chính trị hết sức sâu sắc.
Mặc dù, tình hình Nam Hải hiện nay không hoàn toàn đến mức như một số người nói là “gươm súng sẵn sàng”, nhưng nếu không thể nhìn thẳng vào hiện thực, tình hình tương lai tất yếu sẽ ngày càng nghiêm trọng. Đối phó với thách thức này như thế nào? Đây chính là câu hỏi đầu tiên: Tình hình Nam Hải bắt nguồn từ đâu? Chỉ có lý giải nguồn gốc, mới có thể tìm được phương pháp để kiểm soát và giải quyết vấn đề. Rõ ràng, cục diện Nam Hải hiện nay không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của quá trình lịch sử. Trên thực tế, đối với các nhà quan sát cục diện Nam Hải, xuất hiện tình hình hiện nay hoàn toàn không bất ngờ, mà đều nằm trong dự báo.
Mọi người đều rõ tính phức tạp lịch sử của vấn đề Nam Hải. Hiện nay, các nước đều đang tìm kiếm chứng cứ lịch sử có lợi cho mình, nhưng khách quan mà nói, nếu giải quyết vấn đề xuất phát từ căn cứ lịch sử có thể là một sứ mệnh không thể thực hiện. Đặc điểm chủ yếu của vấn đề Nam Hải là chỉ có thể giữ quyền kiểm soát và quản lý, chứ không thể giải quyết. Chính vì vậy, khi đó Đặng Tiểu Bình mới đưa ra ý tưởng hiện thực chủ nghĩa là “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng này, Trung Quốc đã có những nỗ lực rất lớn trong bình diện song phương với các nước có liên quan khác trên vấn đề Nam Hải, nhưng hiệu quả không lớn. Các nước liên quan hầu như không có động lực và động cơ lớn để thực hiện hợp tác với Trung Quốc. Trong quá trình này, Trung Quốc đã quên mất một vấn đề đưa ra: vì sao các nước liên quan không có động lực và động cơ hợp tác? Nguyên nhân có lẽ cũng rất rõ ràng, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước này chưa đủ, hoặc có thể nói, các quốc gia này cho rằng không cần thiết phải đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự.
Thật ra, so với Trung Quốc, những nước liên quan đến Nam Hải khác có thể nói là nước nhỏ. Lo lắng bản năng của các nước nhỏ này lại chính là đơn độc đối diện với một nước lớn, cho dù nước lớn đó có nhiều thiện ý. Vì thế, những nước này đã chuyển hướng sang chủ nghĩa đa phương. Đối với những nước này, mong muốn đa phương hoá là nhằm ràng buộc hành vi của Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân khiến một số nước nhỏ luôn cố gắng đưa vấn đề Nam Hải vào khung đa phương của ASEAN trong nhiều năm qua. Lần này, dưới sự ủng hộ của Mỹ, những nước này bắt đầu được toại nguyện. Mặc dù, Trung Quốc hoàn toàn không chấp nhận chủ nghĩa đa phương trong vấn đề này, nhưng phân tích cụ thể, cách làm này cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Cho dù đa phương không thể giúp giải quyết vấn đề, nhưng đa phương là một sự ràng buộc đối với tất cả các nước liên quan. Hoặc có thể nói, nếu đa phương trói buộc Trung Quốc, vậy thì các quốc gia liên quan khác cũng bị trói buộc. Trong bối cảnh song phương không thể giải quyết, quan hệ đa phương chính là cơ chế hữu hiệu duy trì cục diện hoà bình tại Nam Hải. Trung Quốc hoàn toàn không muốn đa phương hoá vấn đề Nam Hải, cho rằng đa phương hoá có thể khiến vấn đề trở nên phức tạp. Mặc dù lo ngại của Trung Quốc không hẳn không có lý nhưng vấn đề ở chỗ quan hệ song phương không có tiến triển trong suốt thời gian dài.
Ngoài đa phương hoá, các quốc gia liên quan cũng cố gắng khiến vấn đề Nam Hải trở thành “quốc tế hoá”, một số nước (Việt Nam và Malaixia) đã đưa khu vực tranh chấp lên Toà án quốc tế, hy vọng thông qua sự can thiệp của tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề. Trung Quốc đương nhiên cũng không mong muốn đi theo con đường này.
Trong bối cảnh song phương không giải quyết được vấn đề, Trung Quốc lại không chấp nhận “đa phương” và “quốc tế hoá”, vậy phải giải quyết thế nào? Vấn đề này đã phát triển thành “chính trị hoá nước lớn” như hiện nay, tức sự can dự của Mỹ. Một khi “chính trị hoá nước lớn” xuất hiện, sẽ đẩy cục diện Nam Hải trở nên khó lường hơn bao giờ hết. Bất luận là quan hệ song phương, quan hệ đa phương hay là quốc tế hoá, nếu có thể giải quyết vấn đề, các quốc gia Đông Nam Á đều có thể chấp nhận. Mặc dù, không phải tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải, song Việt Nam, Malaixia, Philíppin… đều là thành viên của ASEAN, các nước thành viên khác có nghĩa vụ và trách nhiệm phải quan tâm. Nhưng “chính trị hoá nước lớn” lại không như vậy. Rất nhiều quốc gia Đông Nam Á đều có quan hệ rất khăng khít với cả Trung Quốc và Mỹ, hai nước Trung-Mỹ cùng chung sống hoà bình là lợi ích lớn nhất của các quốc gia này, nhưng một khi hai nước Trung-Mỹ xảy ra xung đột, một số nước sẽ đứng trước vấn đề là ngả về bên nào, điều này sẽ diễn ra giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chính vì vậy, trong vấn đề Nam Hải, “chính trị hoá nước lớn” hoàn toàn không phải là lợi ích lớn nhất của các quốc gia Đông Nam Á./.
theo TTXVN 



‘Trung Quốc luôn là láng giềng tốt’

Sau chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan mới đây của phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm vực dậy chính sách ‘ngoại giao láng giềng’ vốn bị hoen ố bởi sự hung hăng của nước này ở Biển Đông, hãng tin Tân Hoa Xã đã có bài viết khẳng định nước này luôn cố gắng là láng giềng tốt. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu.
Trung Quốc đã từ lâu dành tâm huyết xây dựng tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng, cùng theo đuổi sự phát triển chung và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này trong tương lai.
Cam kết của Trung Quốc xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, an ninh và thịnh vượng được thể hiện đầy đủ khi phó Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Việt Nam và Thái Lan tháng 12 năm ngoái.
Chuyến đi này giúp tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia này cũng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean.
Cũng trong tháng trước, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ở Bắc Kinh và hai nước đã cam kết phát triển mối quan hệ song phương và cùng phối hợp nỗ lực vì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Những sự kiện ngoại giao gần đây đã đóng lại một năm mà Trung Quốc đã có những nỗ lực thật sự trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các nước láng giềng và đạt được những tiến bộ cùng thắng trong bối cảnh u ám của kinh tế toàn cầu và hỗn loạn chính trị.

Bất đồng chưa giải quyết

Nhiều bất đồng vẫn chưa được giải quyết, chẳng hạn như tranh chấp ở Nam Hải. Nhưng trong những vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc kiên định nguyên tắc đối thoại, hợp tác và hành xử có trách nhiệm vì lợi ích chung của tất cả các bên liên quan.
Cách tiếp cận đáng tin cậy của Trung Quốc đã đem lại một số hiệu quả. Chẳng hạn, Trung Quốc và Asean đã thông qua một thỏa thuận hồi tháng Bảy về hướng dẫn thực hiện bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến một bước về phía trước trong vấn đề phức tạp do lịch sử để lại này.
Trong khi đó, chiến lược trụ ở châu Á của Hoa Kỳ, vốn được nhìn nhận rộng rãi như là một nỗ lực cân bằng lại điều mà Washington rêu rao là ‘ảnh hưởng đang lên’ của Trung Quốc trong khu vực, càng làm phức tạp thêm chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Tuy nhiên dù thời thế có đổi thay như thế nào chăng nữa, Bắc Kinh vẫn tiếp tục kiên trì năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình vốn đã chứng tỏ sức sống cùng với thời gian, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng và phấn đấu cho hòa bình và thịnh vượng chung ở khu vực.
Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc không đe dọa bất cứ ai. Như lịch sử đương đại đã chứng minh, Trung Quốc là một động cơ kinh tế mạnh mẽ của khu vực và thế giới và sự tiến bộ của Trung Quốc đem đến cơ hội cho tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình có cuộc sống tốt đẹp hơn trong một thế giới an bình hơn.

Làm việc với Bắc Kinh

Hơn nữa, cũng giống như Trung Quốc, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều là những nước đang phát triển. Do đó, sự phát triển có vai trò đặc biệt quan trọng và cần được xem là ưu tiên hàng đầu. Chính phủ các nước cần tập trung nâng cao đời sống người dân.
Vì vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc có ích lợi rất lớn và rất nên làm việc cùng với Bắc Kinh để thúc đẩy mối quan hệ và hợp tác tiến về phía trước và đem lại những lợi ích thiết thực đến cho những người dân cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của họ.
Những gì xảy ra trong quá khứ cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc và các nước láng giềng có ý chí, sự khôn ngoan và khả năng tự mình giải quyết bất đồng. Chỉ cần các nước theo ánh sáng đối thoại và hợp tác giống như Trung Quốc thì lúc nào cũng sẽ có cách giải quyết mọi vấn đề.
Vào thời điểm chuyển giao năm mới, đặc biệt có ý nghĩa khi nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn tại lễ khai mạc nghị thường niên của Diễn đàn Bác Ngao về châu Á năm 2011: ‘Trung Quốc luôn là láng giềng tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của các quốc gia châu Á khác’.

-Nguồn:Báo Trung Quốc: “Việt Nam lại trở mặt, Bắc Kinh không còn đường thoái lui ở Nam Hải”

Mạng Sina -Phùng Thiện Trí -Quốc Thanh dịch
31-12-2011
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành chuyến viếng thăm Việt Nam trong thời gian 3 ngày, bắt đầu từ ngày 20, cử chỉ này được dư luận rộng rãi xem là Trung Quốc có ý đồ nỗ lực thêm một bước trong việc phát huy sức ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh đang có tranh chấp lãnh thổ và Mỹ đang tăng cường sức ảnh hưởng ở khu vực này. Sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp để tăng cường mối quan hệ giữa các nước lân bang với Trung Quốc ở khu vực này, do lo rằng sức ảnh hưởng của mình sẽ bị yếu đi, nên gần đây Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động ngoại giao ở Đông Nam Á, để đạt được các hiệp định hòa bình về tranh chấp lãnh thổ với các nước. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình lần này, ông ta không chỉ tham dự nghi lễ ký kết nhiều văn bản hợp tác giữa hai nước, mà còn đã ký cả một thỏa thuận Trung Quốc cho Việt Nam vay 200 triệu đôla Mỹ.

Nhưng chỉ sau khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nước được ít ngày, Việt Nam lại bắt đầu gây rắc rối ở Nam Hải (1) Theo tin từ Hoàn cầu Thời báo, ngày 28 tháng 12 năm 2011: Một vài sự thực cho thấy, Việt Nam đang bất chấp Trung Quốc để tiến vào các đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển phụ cận có chủ quyền, từng nhiều lần có những lời phát biểu cứng rắn về vấn đề Nam Hải, đồng thời tìm mọi cách để làm mạnh thêm lập trường của Việt Nam. Theo tin từ truyền thông Đài Loan, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Cầm tuyên bố, các quần đảo Nam Sa (2) và Tây Sa (3) xét về mặt lịch sử, và căn cứ theo Luật biển Quốc tế năm 1982, đều “thuộc về lãnh thổ Việt Nam”, “bất luận Trung Quốc có quấy nhiễu ra sao, cũng không thể làm thay đổi được công lý và lịch sử”.
Ông bày tỏ, việc cấp bách hiện nay là Việt Nam phải để cho người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiểu về lịch sử của các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, đồng thời ủng hộ cho chủ trương của Việt Nam. Ông còn tuyên bố, vấn đề Nam Hải phải được giải quyết thông qua đàm phán đa phương. Trung Quốc đưa ra đề nghị đàm phán song phương, nhưng vấn đề Nam Hải “có liên quan đến lợi ích của rất nhiều quốc gia, nhất là vấn đề tự do đi lại”.
Ông bày tỏ, Việt Nam phải áp dụng các biện pháp thiết thực, trong đó quan trọng nhất là giúp cho người dân hiểu biết sâu hơn về lịch sử Nam Hải và quần đảo Tây Sa. Trên cơ sở toàn dân đồng lòng và được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ quốc gia”.
Ngoài ra, ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, cũng kiến nghị Quốc hội cần công bố các nghị quyết có liên quan, để thể hiện lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Nam Hải, một mặt là để bảo vệ hòa bình”, mặt khác là để khẳng định vững chắc Việt Namcó chủ quyền đối với Nam Hải và quần đảo Tây Sa”.
Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, về vấn đề Nam Hải, Trung Quốc luôn áp dụng biện pháp xoa dịu đối với Việt Nam, đã ban cho Việt Nam một chút ân huệ, để có thể ngăn chặn được những hành vi khiêu khích của Việt Nam ở Nam Hải, từ đó mà phân hóa được sự liên hợp giữa Việt Nam với Philippines, khiến cho Philippines không thể vỗ được bằng một bàn tay ở Nam Hải. Nhưng chính sách xoa dịu của Trung Quốc đối với Việt Nam dường như không có hiệu quả như dự liệu, Việt Nam không hề cảm kích trước ân huệ của Trung Quốc, trái lại, còn gia tăng sự giễu võ giương oai ở Nam Hải.
Ngày 25 tháng trước, Thủ tướng Việt nam Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu trước Quốc hội, đã ngang nhiên phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Hải, hơn nữa còn đòi Trung Quốc trả lại chủ quyền đối với mọi hòn đảo ở Nam Hải, với thái độ ngạo mạn ngang ngược khác thường. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký kết nhiều văn bản với Việt Nam, đồng thời còn cho Việt Nam vay tiền, nhưng khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình vừa mới về nước, Việt Nam lại bắt đầu gây chuyện om sòm ở Nam Hải, điều này khiến cho tôi không khỏi nghĩ lại tình hình xảy ra hai tháng trước, ngày 11 tháng 10, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết “Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề Nam Hải giữa hai nước Trung Việt”.
Mặc dù Việt Nam đồng ý giữ sự bình tĩnh và kiềm chế giữa hai bên về vấn đề nam Hải, không áp dụng những hành động làm cho sự tranh chấp phức tạp, lan rộng thêm! Sắp tới hai bên còn phải xúc tiến sự đàm phán về việc phân giới khu vực ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ một cách vững chắc, đồng thời tích cực bàn thảo về vấn đề khai thác chung ở vùng biển này. Tuy nhiên đến ngày hôm sau, Việt Nam đã ký với Ấn Độ Hiệp định Hợp tác Khai thác Tài nguyên Dầu khí ở Nam Hải, rồi tiếp đó Việt Nam lại còn rầm rộ tuyên bố kế hoạch mua sắm vũ khí, hoàn toàn vứt bỏ bản hiệp định đã ký giữa hai nước Trung-Việt ra khỏi đầu, lúc này Việt Nam lại cố tình dùng thủ thuật để tránh cho người ta khỏi nghi ngờ về lập trường chân thực của mình về vấn đề Nam Hải!
Thực ra, Việt Nam luôn áp dụng lập trường nước đôi, hai mặt trong vấn đề Nam Hải. Về vấn đề Nam Hải, Việt Nam đã dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, nhưng lại không phải là dựa hoàn toàn, mà giữ tính tự chủ lựa chọn tương đối lớn, biểu hiện: Mỹ vì muốn áp chế và phong tỏa Trung Quốc nên cần có sự phối hợp với Việt Nam về vấn đề Nam Hải, vì thế nên Mỹ đã chi viện quân sự và cho Việt Nam vay tiền, nhằm giúp Việt nam nâng cao thực lực quân sự, từ đó hỗ trợ Việt Nam áp dụng những hành vi khiêu khích Bắc Kinh ở Nam Hải, để đạt tới mục đích Mỹ kiềm chế được Trung Quốc. Nhưng Việt Nam không phối hợp hoàn toàn với chiến lược Nam Hải của Mỹ, mà là, một mặt khiêu khích Trung Quốc ở Nam Hải, mặt khác lại tổ chức đàm phán với Bắc Kinh, từ đó khiến cho kết quả mà Mỹ mong muốn nhìn thấy, bị rơi rụng đi nhiều.
Còn trong cuộc đọ sức với Trung Quốc, một mặt Việt Nam tiến hành đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Nam Hải, nhưng lập tức bội tín luôn, vẫn tiếp tục khiêu khích Trung Quốc ở Nam Hải, đồng thời ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn. Biểu hiện: Trong cả chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lẫn chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10 của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đều ký kết với Trung Quốc nhiều hiệp định, hơn nữa còn bày tỏ mong muốn đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Nam Hải, nhưng chuyến thăm vừa mới kết thúc được ít ngày, Việt Nam đã bội tín, bội nghĩa, dù không ký kết với nước khác hiệp định về Nam Hải, nhưng tiếp tục áp dụng thủ đoạn khiêu khích ở Nam Hải, hoặc mua sắm một lượng lớn vũ khí tiên tiến, dùng vũ lực để bảo vệ những lợi ích đã có được ở Nam Hải.
Việt Nam vừa liên hợp với Philippines, lại vừa chia tách với Philippines về vấn đề Nam Hải. Biểu hiện: Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang từng có chuyến thăm chính thức Philippines trong thời gian 3 ngày, ông tuyên bố với Tổng thống Philippines, Việt nam sẽ ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với Philippines cùng các nước ASEAN khác, xúc tiến đề nghị về “Khu vực hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác” do Philippines đề xuất, ủng hộ việc thực thi bản “Tuyên bố về hành vi giữa các bên ở Nam Hải”. Nhưng trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tổ chức hồi tháng 11, Philippines đưa ra nghị án về tranh chấp ở Nam Hải, nhưng Việt Nam đã không hề ủng hộ Philippines về vấn đề này, từ đó khiến cho âm mưu quốc tế hóa vấn đề Nam Hải của Philippines bị phá sản!
Xét tình hình hiện nay, Việt Nam sẽ không từ bỏ hành vi khiêu khích Trung Quốc, lại càng sẽ không từ bỏ mưu cầu lợi ích đối với Nam hải. Sở dĩ Việt nam có thể sử dụng thủ đoạn lập lờ hai mặt đối với Trung Quốc, Mỹ và Philippines, chính là vì lợi dụng tất cả những lực lượng nào có thể lợi dụng được, để thực hiện tối đa hóa lợi ích của nước mình ở Nam Hải. Cùng với việc thực thi kế hoạch mua sắm vũ khí quy mô lớn, thực lực tổng thể về quân sự của Việt Nam sẽ có sự nhảy vọt về chất trong vòng vài ba năm tới, từ đó mà tăng cường được nguồn vốn cạnh tranh với Trung Quốc ở Nam Hải, nhằm đạt được sự uy hiếp quân sự đối với Trung Quốc, để Trung Quốc không còn dám dễ dàng áp dụng những hành vi quân sự đối với Việt Nam ở Nam Hải, từ đó mà bảo vệ được lâu dài cùng mở rộng lợi ích của Việt Nam ở Nam Hải!
Về vấn đề Nam Hải, không cần phải áp dụng chính sách hữu hảo với nước đã xâm phạm các đảo của Trung Quốc, biện pháp xoa dịu đối với Việt Nam về cơ bản đã không thể ngăn chặn được sự đòi hỏi của Việt Nam về chủ quyền đối với các hòn đảo đang tranh chấp, trái lại còn khiến cho họ có thái độ hai mặt, giành được nhiều lợi ích hơn trong cuộc đọ sức giữa các bên ở Nam Hải, từ đó hợp pháp hóa được các hòn đảo đã chiếm ở Nam Hải, trở thành một bộ phận không thể chia cắt trong lãnh thổ của mình. Trước cách làm của Việt Nam như vậy, Trung Quốc không cần phải suốt ngày hô to “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” nữa, mà cần áp dụng những hành động thực tế hữu hiệu hơn, bởi tất cả những hành động đã làm của Việt nam đủ để thấy họ chỉ muốn biến những hòn đảo tranh chấp ở Nam Hải thành lãnh thổ của mình, mà không hề đếm xỉa gì đến cái gọi là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” của Trung Quốc. Cho nên Trung Quốc cần thay đổi sách lược Nam Hải hiện nay, lấy uy hiếp quân sự và trừng phạt kinh tế làm đàm phán hậu thuẫn, một khi đàm phán không đi đến hiệu quả, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể thực thi sự trừng phạt nghiêm khắc.
Nếu như trừng phạt mà vẫn không ngăn chặn được sự khiêu khích của nước khác ở Nam Hải, thì cuối cùng Trung Quốc chỉ còn cách tuốt gươm, nếu không, các hòn đảo ở Nam Hải, Nam Sa, Tây Sa, sẽ biến thành lãnh thổ của nước khác hoặc sẽ bị xóa khỏi bản đồ cương giới của Trung Quốc, càng làm đau lòng thêm cho người dân Trung Quốc!
Ghi chú:
(1) Tức Biển Đông
(2) Trường Sa
(3) Hoàng Sa
NguồnMạng Sina


- – Báo Trung Quốc: “Việt Nam lại trở mặt, Bắc Kinh không còn đường thoái lui ở Nam Hải” (Sina/ Ba Sàm). -: Bức công hàm ngày 14-9-1958  – (DLB). GS Phạm Quang Tuấn. - Thuyết phục Science đăng thư phản đối đường lưỡi bò thế nào? (Bee).
Sự trở lại của Mỹ ở châu Á-TBD, dư luận thế giới không bất ngờ, nhưng có lẽ bất ngờ nhất chính là Trung Quốc. Thực sự mà nói hành động của Trung Quốc ở khu vực châu Á-TBD vừa qua không khiến Mỹ lo sợ, bất an. Mỹ coi Trung Quốc hành động ở đó như một “cuộc biểu tình có dấu hiệu bạo loạn” và vì thế sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động quả quyết, đầy tự tin và mau lẹđược coi như là sự triển khai lực lượng để đàn áp không hơn không kém.
Nếu như năm 2005 trong bài nói chuyện với các tướng lĩnh của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tướng Trì Hạo Điền có thái độ và các phương thức hành động chống Mỹ-đang giữ ngôi bá chủ thế giới, mà ý tưởng rất ghê gớm, quyết liệt thì cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ (2010) của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc (vừa xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất không hẳn vì hay, mà vì đánh đúng tâm lý AQ của dân tộc đang muốn làm bá chủ) là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố nước này đặt mục tiêu trong thế kỷ XXI sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới (hầu như không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, trừ một vài người mà tôi đã được đọc, trong đó có cựu Đại tá không quân Đới Húc-Một chuyên gia bình luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc mà tôi rất nể phục) đã hoàn tất công việc trang bị “Tư duy nước lớn” cho toàn thể công dân Trung Hoa vĩ đại và kích động chưa từng thấy. Đọc xong sách này nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: “Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ”.Tất nhiên đây chỉ là những quan điểm, phát ngôn của họ (cũng như của tờ Thời báo Hoàn Cầu) không phải là quan điểm chính thống của nhà nước Trung Hoa, có điều nó được công khai phổ biến rộng rãi khiến dư luận quan tâm và nghi ngờ: Phải chăng đó cũng là mong muốn mà nhà nước Trung Hoa không thể nói ra công khai? Hay cũng chỉ là một cách để trút tức giận vào Hoa Kỳ khi bị chèn ép, áp bức mà không thể nào giải tỏa?
Mơ ước được bá chủ thế giới không có gì là xấu, điều đó chứng tỏ ý thức vươn lên của một quốc gia, dân tộc. Nhưng ước mơ bá chủ thế giới được bộc lộ công khai với thái độ hung hăng và ngạo mạn, chủ quan duy ý chí như vậy thì được coi là tham vọng. Tham vọng, bởi lẽ lật đổ ngôi bá chủ của Mỹ đâu phải dễ dàng như thế.
Có thể nói kể từ sau trận đụng độ với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên thì Trung Quốc hầu như luôn thực hiện sách lược né tránh đối đầu với Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh đang xảy ra một mất một còn thì Trung Quốc tấn công Liên Xô nhằm gửi một thông điệp cho Mỹ và khối NATO rằng: Chúng tôi và họ  ̶  Liên Xô cùng các nước trong phe XHCN  ̶ không liên quan, không cùng ý thức hệ, hãy trừ Trung Quốc ra. Do phải giúp Việt Nam chống Mỹ để tạo ra một vùng đệm an toàn, sau khi Việt Nam thống nhất, biết không thể điều khiển Việt Nam như Triều Tiên, năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này không có ý nghĩa gì về mục tiêu quân sự, thậm chí thất bại nhưng mục tiêu chính trị thì Trung Quốc đã đạt được: “Trung Quốc và Việt Nam là kẻ thù và tất nhiên sẽ là bạn với Mỹ”. Họ đã hy sinh hàng chục vạn binh lính và tình hữu nghị láng giềng để được làm bạn với Mỹ, được Mỹ không cấm vận, được hưởng “tối huệ quốc”, được yên ổn làm ăn, “giấu mình chờ thời” gần 3 thập kỷ trong khi Việt Nam như thế nào thì ai cũng biết.
Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, gần 3 thập kỷ cải cách đổi mới, Trung Quốc đã trở thành một trong các trung tâm kinh tế thế giới. GDP năm 2010 vượt Nhật và chỉ xếp thứ 2 sau Mỹ. Quả là một sự phát triển thần kỳ về tốc độ tăng trưởng kinh tế khiến thế giới nể phục. Các báo Trung Quốc phấn khởi đăng một loạt bài viết có đầu đề đại để như “30 năm nữa Trung Quốc và Mỹ sẽ đổi vai trò cho nhau”, “Con bướm đang đập cánh tại Trung Quốc”. Người Trung Quốc say sưa tới mức mụ mẫm với con số GDP đã và sẽ đạt được, với viễn cảnh cái ngày Trung Quốc “mở mày mở mặt”, “nói gì làm nấy” ...Giới hiếu chiến lập tức hoanh hoang, sốt ruột tới mức thậm chí phê phán nhà cầm quyền là nhu nhược thiếu cứng rắn với Mỹ…
Muốn soán ngôi Mỹ mà hành động rất “cải lương”; muốn có lực lượng quân sự hùng mạnh nhưng không để đánh Mỹ mà để Mỹ “sợ” mà đừng đánh mình (té ra ông Đại tá con trời này cũng biết sợ Mỹ, không dám đụng Mỹ cơ đấy!) vậy thì quả là “giấc mơ”, không thể là đường lối chiến lược của Đảng CS Trung Quốc.
Điều mọi người quan tâm hơn cả là đường lối chiến lược của ĐCS TQ khi sự thay đổi vị trí quán quân GDP giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã dẫn đến những biến chuyển chính trị, quân sự của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế như thế nào. Sự biến chuyển chính trị đó là gi? Trước hết Trung Quốc không cần “giấu mình chờ thời” theo sách lược của Đặng Tiểu Bình, tức là thời cơ xưng hùng xưng bá đã đến. Về quân sự-yếu tố quyết định để đạt được mục tiêu chính trị, tất nhiên phải xây dựng và phát triển hết sức có thể để bảo đảm răn đe và trấn áp bằng vũ lực khi cần. Đặc biệt chú ý xây dựng một lực lượng Hải quân hùng mạnh, mở rộng các khu vực “lợi ích cốt lõi”, độc chiếm Biển Đông-Biển Nam Trung Hoa tiến tới chia đôi châu Á-TBD như đã từng đề nghị với Mỹ. Sau đó, tất nhiên ý tưởng lật đổ Mỹ không phải là điều mà giới lãnh đạo Bắc Kinh không hướng tới. Rõ ràng Trung Quốc có tham vọng bá chủ khu vực và thế giới  là thật chứ không chỉ dư luận.
Không rõ ở Trung Quốc các chiến lược vạch ra trong đó coi dư luận như một công cụ hay chính dư luận vạch ra chiến lược? Chỉ biết rằng chiến lược trên khu vực Châu Á-TBD; các hành động phối hợp để tổ chức thực hiện đường lối chiến lược đó tỏ ra chủ quan duy ý chí, nóng vội.
 Vì: Thứ nhất, Trung Quốc căn cứ vào đâu để hành động như thời gian qua khiến cho khu vực nổi sóng, thành điểm nóng, thách thức địa vị thống trị của Mỹ mà thế giới quan tâm? Vì có GDP bằng và có thể vượt Mỹ ư?
 Năm 1840 GDP của Trung Quốc thời nhà Thanh chiếm 33% GDP toàn cầu, gấp 6 lần GDP nước Anh. Thế mà Trung Quốc lại bị các cường quốc châu Âu xâu xé. Nhà Thanh có hơn 1 triệu binh sĩ, thế mà bị 4000 lính viễn chinh Anh Quốc đánh cho đại bại, phải ký Hiệp ước Nam Kinh (8-1842) nhục nhã. Năm 1894 dù đã bị các nước phương Tây xâm lược nửa thế kỷ, GDP của Trung Quốc vẫn lớn gấp 9 lần GDP của Nhật, thế mà trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, Trung Quốc vẫn thua to, bị Nhật chiếm mất 2 đảo Đài Loan, Bành Hồ và phải bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc. Như vậy GDP lớn không có nghĩa là quốc lực lớn. Cấu tạo ngành nghề làm nên GDP nước Mỹ và Nhật Bản gồm toàn những ngành quan trọng như hàng không, du hành vũ trụ, máy tính, công nghệ sinh học, đóng tàu, chế tạo máy, nông nghiệp hiện đại... Ưu thế quân sự số một thế giới của họ là nhờ vào các ngành đó. Còn cấu tạo GDP của Trung Quốc  thì không được như vậy cho nên kéo theo việc trang bị vũ khí luôn bị thua kém. Dù cho giới quân sự Trung Quốc có thổi phồng sức mạnh quân sự của họ đến mấy thì người diều hâu, hiếu chiến nhất, có tính cách AQ nhất cũng phải thừa nhận: So với Mỹ thì chưa là cái gì. Thậm chí so với Nhật Bản họ vẫn chưa vượt nổi. Nên nhớ, với nền công nghiệp của Nhật khi chuyển sang trạng thái phục vụ chiến tranh thì hàng loạt trang bị vũ khí hiện đại sẽ ra đời trong một thời gian ngắn kể cả VKNT. Chẳng hạn như với việc có máy bay F35A, Nhật sẽ biến thành F35B (cất cánh thẳng đứng) trong phút chốc và lập tức sẽ có ngay 3 tàu sân bay tấn công loại Hyuga, trong khi Trung Quốc đang còn chưa mua nổi cáp hãm đà. Vậy khi sức mạnh quân sự thua kém người thì không thể thực hiện mưu đồ ngay được.
Thứ hai, chẳng có một nguyên lý chiến tranh, lật đổ nào mà không xảy ra đối đầu sống mái cả. Đời nào Mỹ để cho Trung Quốc “soán ngôi” dễ dàng như vậy. Năm 1938, 5 siêu cường Đức, Nhật, Liên Xô, Mỹ, Anh tranh nhau bá chủ, thế là một cuộc chiến tranh thế giới lần 2 xảy ra đẫm máu. Kết quả còn lại 2 siêu cường Liên Xô và Mỹ. Một cuộc chiến tranh lạnh xảy ra đến lạnh cả sống lưng nếu chỉ cần một bên thiếu kiềm chế là cả thế giới bị hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân. Kẻ chiến thắng cuối cùng là Mỹ. Từ năm 1991 lại đây dù ai có thích hay không thích Mỹ thì cũng phải thừa nhận: Mỹ là siêu cường số 1, bá chủ thế giới. Sau sự kiện tháng 9/2001, với danh nghĩa chống khủng bố, Mỹ đã làm tất cả mọi thứ cần thiết để bảo vệ ngôi vị bá chủ của mình. Cứ nhìn vào trên bản đồ thế giới, nơi nào Mỹ có mặt để đánh giá xem địa chính trị, địa kinh tế nơi đó như thế nào. Bất cứ quốc gia nào thách thức vị trí bá chủ của Mỹ đều bị giáng trả bằng mọi cách kể cả vũ lực. Tại sao dù phải thắt chặt ngân sách quốc phòng nhưng ở khu vực Châu Á-TBD của Mỹ lại tăng? Tại sao lực lượng quân sự của Mỹ ở đây được tăng cường vượt trội so với Trung Quốc? Câu trả lời là Trung Quốc. Trung quốc đã có dấu hiệu cho thấy thách thức vị trí bá chủ của Mỹ. Mỹ hiện diện ở châu Á-TBD không phải để chơi mà để kiềm chế, kiểm soát Trung Quốc và trấn áp bằng bạo lực khi cần. Đó là quy luật tất yếu không phải bàn cãi. Thực ra Mỹ muốn gì ở Trung Quốc? Mỹ muốn Trung Quốc giàu nhưng không mạnh. Vì Trung Quốc là nơi sản xuất hàng tiêu dùng cho dân Mỹ, là nơi cho Mỹ vay tiền và tư bản Mỹ bóc lột. Mỹ muốn Trung Quốc theo “luật chơi”(do Mỹ đề ra, chắc thế). Chính vậy Mỹ không muốn tiến hành “Chiến tranh lạnh” với Trung Quốc. Hãy xem, có hơn 90% thương mại của Trung Quốc đều đi qua đường biển, đặc biệt hầu hết nhiên liệu nhập khẩu của Trung Quốc đều phải qua Biển Đông và eo biển Malacca. Trong khi đó Trung Quốc gần như dựa hoàn toàn vào Mỹ trong việc bảo vệ an toàn hàng hải cho mình, Trung Quốc chưa có đủ khả năng để làm việc đó. Vậy nếu Mỹ phong tỏa, mà cũng chỉ cần chiêu ấy thôi (chiến tranh lạnh thì Mỹ có kinh nghiệm vô cùng phong phú, thiếu gì chiêu) thì Trung Quốc chỉ có sụp đổ. Đối với Mỹ, Trung Quốc dễ chơi hơn Nga hàng trăm lần. Thực sự mà nói hành động của Trung Quốc ở khu vực châu Á-TBD vừa qua không khiến Mỹ lo sợ, bất an. Mỹ coi Trung Quốc hành động ở đó như một “cuộc biểu tình có dấu hiệu bạo loạn” và vì thế sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD với rất nhiều hành động quả quyết, mau lẹ được coi như là sự triển khai lực lượng để đàn áp không hơn không kém. Mỹ chơi không đẹp, Mỹ chèn ép, Mỹ vân vân và vân vân không cần biết. Trung Quốc ở vị trí của Mỹ xem, thế giới sẽ ra bả cám hết, được như Mỹ là phúc.
Trước tình hình này Trung Quốc phải làm gì để ít nhất cũng cân bằng thế và lực ở khu vực châu Á-TBD? Việt Nam nằm ở một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Có được Việt Nam thì Trung Quốc ít nhất cũng cân bằng với Mỹ về thế. Quan trọng là có được Việt Nam bằng cách nào. Tấn công xâm lược Việt Nam ư? Hay là liên minh hữu nghị thật sự? Đó là việc của giới lãnh đạo 2 nước mà chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ có một dấu ấn mới? Tuy nhiên Việt Nam không dại gì nghiêng về Mỹ để chống Trung Quốc và cũng chẳng có ngây thơ ngả theo Trung Quốc để chống Mỹ. Việt Nam không có nhu cầu làm bá chủ thế giới. Việt Nam muốn là bạn với tất cả trên tinh thần tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.
Suy cho cùng, nếu trật tự quyền lực mà đa cực thì điều gì xảy ra? Chắc chắn thế giới sẽ vô cùng bất ổn. May thay có Mỹ ở vị trí bá chủ với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội. Nếu Mỹ không chiếm ưu thế về quân sự thì các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động cư xử với nhau sẽ không như hiện nay. Trung Quốc cũng không “hiền hòa” với các nước ASEAN như hiện nay. Ai là bá chủ còn phải được thế giới chấp nhận, công nhận. Máu xương và những bài học của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 và cuộc chiến tranh lạnh còn nguyên giá trị. Hãy cảnh giác với những mầm móng gây nên bất ổn, nguồn gốc của chiến tranh.

Lê Ngọc Thống

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-1-12







-Trung Quốc - MỹBiden Gets China (Atlantic 2-1-12) -- Phó tồng thống Biden sẽ phụ trách "Trung Quốc sự vụ" trong chính phủ Obama?
Tương lai Trung Quốc: China in 2012: fixated on stability as the pressures grow (FT 27-1-2-11) -- Yukon Huang's neat summary: "History will look back on 2012 as the year when China anointed its “fifth generation” of leaders and shifted to a slower growth trajectory. This transition will take place against a backdrop of daunting internal challenges -increasing social unrest, widening income disparities and both ecological and man-made disasters - and of escalating external tensions stemming from America’s “pivot” to Asia and simmering regional worries about China’s economic rise.-
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc: Năm Thìn dự đoán chính sách đối ngoại Trung Quốc (TVN 2-12-11) -- Dịch bài: Year of the Dragon predictions for China's foreign policy (AsiaOne/China Daily 15-12-11)-


-----

Tổng số lượt xem trang