Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

CÁC CUỘC CHIẾN KHÍ ĐỐT CHUYỂN THÀNH “NGOẠI GIAO KHÍ ĐỐT”

-Nguồn:CÁC CUỘC CHIẾN KHÍ ĐỐT CHUYỂN THÀNH “NGOẠI GIAO KHÍ ĐỐT”
Tài liệu tham khảo đặc biệt-Thứ tư, ngày 18/1/2012- TTXVN (Mátxcơva 13/1)

”Báo Độc lập” (Nga) mới đây đăng bài của tác giả Victoria Panfilova bình luận về các hướng cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu và chiều hướng phát triển của vấn đề này, như sau:

Giữa tháng 11 /2011, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đề nghị Pháp tác động giúp cho dự án “Dòng chảy phương Nam” có được quy chế dự án Hệ thống mạng lưới khí đốt xuyên châu Âu (TEN). Đổi lại, ông Putin cam kết sẽ cho các công ty của Pháp ký kết những hợp đồng mới trong lĩnh vực năng lượng và vận chuyển khí đốt. Nga tính toán rằng nhu cầu về khí đốt ở châu Âu sẽ chỉ tăng lên, vì vậy việc hợp lý không chỉ là hoàn thành xây dựng giai đoạn thứ hai và thứ ba của “Dòng chảy phương Bắc”, mà cần triển khai xây dựng dự án “Dòng chảy phương Nam” càng sớm càng tốt. Hệ thống này sẽ nâng tổng công suất các đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu tới 318 tỷ mét khối/năm. Tuy nhiên, hiện đã xuất hiện một điểm làm khó cho Nga: Thổ Nhĩ Kỳ và Adécbaigian đã thỏa thuận với nhau cung cấp khí đốt cho châu Âu đi vòng qua Nga.


Công suất nhánh đầu tiên của “Dòng chảy phương Bắc” là 27,5 tỷ mét khối/năm. Trước mùa Đông, với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ khí đốt theo truyền thống, việc đưa đường ống dẫn khí đốt này đi vào hoạt động vào thời điểm này là thuận lợi. “Dòng chảy phương Bắc” là hệ thống dẫn khí đốt hiện đại, chất lượng cao, không có các trạm nén trung gian. Hệ thống dẫn khí đốt này được đặt chạy qua đáy biển Bantích, đi vòng qua lãnh thổ của các nước thứ ba và kéo dài từ vùng Vyborg của Nga, gần Xanh Pêtécbua, tới Đức. Do phần lớn tuyến đường chạy dưới đáy biển bên ngoài các vùng lãnh hải, nên việc khai thác tuyến đường này liên quan tới việc khấu trừ thuế sẽ thấp hơn. Nhánh thứ hai đã xây dựng được hơn 800 km và một năm nữa sẽ được đưa vào hoạt động. Bẳt đầu từ cuối năm 2012 “Dòng chảy phương Bắc” có thể sẽ cung cấp khí đốt của Nga cho các nước Liên minh châu Âu (EU) 55 tỷ mét khối khí đốt/năm trong thời gian tối thiểu là 50 năm. “Dòng chảy phương Bắc” tạo ra cho Tập đoàn khí đốt Gazprom tuyến đường dẫn khí đốt thứ ba an toàn, hiện đại và hiệu quả, theo tuyến đường này có thể cung cấp khí đốt cho các đối tác và khách hàng trong EU để bổ sung thêm cho tuyến đường trung chuyển qua Ucraina và Bêlarút hiện nay.

Đường ống không đi qua lãnh thổ của Ba Lan, các nước Bantích hay Ucraina và Bêlarút hiện nay. Như vậy, các nước này mất đi không chỉ các khoản thu lệ phí quá cảnh, mà còn không thể sử dụng vị trí địa lý trung gian của họ để kiềm chế việc cung cấp khí đốt cho Tây Âu, khi đàm phán với Nga nhằm cố găng giành được một số lợi tức nào đó. Như vậy, liệu có thể khẳng định các cuộc chiến khí đốt đã hoàn toàn lui vào quá khứ?

Các chuyên gia châu Âu nói với việc đưa “Dòng chảy phương Bắc” đi vào hoạt động, châu Âu đã được bảo hiểm tránh khỏi tình trạng gián đoạn nguồn cung cấp trong trường hợp xảy ra xung đột khí đốt giữa Kiép và Mátxcơva. Nhưng do hiện nay. “Dòng chảy phương Bắc” đang làm giảm công suất trung chuyển của Ucraina, cho nên không ai có thể bảo đảm không xảy ra các cuộc chiến khí đốt. Ông Martin Larysh, chuyên gia phân tích người Séc, nhận định khả năng xảy ra các cuộc chiến khí đốt vẫn còn, mặc dù khả năng này đã giảm đi. Ông Larysh lưu ý: “Không ai có thể bãi bỏ được việc trung chuyển khí đốt qua Ucraina. Đồng thời, vấn đề giá khí đốt của Nga bán cho Ucraina còn chưa được giải quyết”. Gác thông tin từ Kiép về việc dường như đã đạt được thỏa thuận giảm giá khí đốt từ 270 USD xuống 220 – 230 USD/nghìn mét khối, hiện vẫn chưa được Mátxcơva xác nhận. Chỉ biết rằng Ucraina và Nga đã bắt đầu thiết kế về mặt kỹ thuật và tổ chức thực hiện những thỏa thuận nhằm giải quyết những bất đồng trong các vấn đề khí đốt, mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovich đã đạt được tại cuộc gặp gỡ ở Zavidovo ngày 24/9. vấn đề giá cả có thể trì hoãn cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống ở Nga. Hy vọng tới thời điểm đó Ucraina sẽ hoàn thành tất cả các cuộc đàm phán đã dự định trong năm nay với EU và các kế hoạch liên kết của nước này sẽ kết thúc tốt đẹp hơn. Người ta nhận định trong bối cảnh này, phía Nga quan tâm tới việc kéo dài các cuộc đàm phán về khí đốt, bởi giá khí đốt – đó là các đòn bẩy tác động tới triển vọng liên kết của Ucriana. Nếu Kiép định hướng lại việc xích gần với các cơ cấu của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) do Nga dẫn đầu, thì vấn đề giá khí đốt sẽ không còn là cấp bách nữa. Tất nhiên, có thể giải thích được cách tiếp cận sử dụng việc cung cấp khí đốt như một công cụ gây áp lực lên Ucraina. Nhưng bởi vì ở đây đang không nói đến giá khí đốt đã được nâng lên, mà nói về giá ưu đãi.

Gần đây, với việc Tập đoàn vận chuyển khí đốt Beltransgaz của Bêlarút được chuyển giao cho Nga kiểm soát, vấn đề cung cấp khí đốt của Nga qua lãnh thô Bêlarút không bị gián đoạn nên đã được đưa ra khỏi chương trình nghị sự. Khối lượng khí đốt đáng kể – gần 33 tỷ mét

khối cung cấp cho EU được trung chuyển qua Bêlarút. Và sạu khi Liên minh thuế quan Nga, Bêlarút và Cadắcxtan được thành lập và bước tiếp theo – việc hình thành Không gian kinh tế chung (CES) bắt đầu từ đầu năm 2012 – thì vấn đề cung cấp ổn định khí đốt của Nga qua Bêlarút gần như chắc chắn.

Nhưng hiện nay chưa có câu trả lời cho câu hỏi: khí đốt từ những mỏ nào sẽ được bơm đầy cho đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”. Theo các chuyên gia, trong thời gian tới Tập đoàn Gazprom không có ý định khai thác ở mỏ Shtokman nữa. Mỏ này được triển khai theo dự án “Dòng chảy phương Bắc”, và sẽ chuyển một phần khí đốt mà cho đến nay vẫn đi qua Ba Lan, Xlôvakia, Séc, sang đường ống dẫn khí đốt mới. Ông Larysh nhận định: “ở các nước Nam – Đông Âu, không xảy ra tình trạng căng thẳng khí đốt. Các nước ở khu vực này sẽ bị mất đi một phần đáng kể lệ phí quá cảnh”. Theo ông Larysh, Xlôvakia, nước hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt của Nga qua Ucraina, đang gặp phải một vấn đề chủ yếu. Theo nguồn tin từ báo chí của Xlôvakia, từ năm 2013, nước này có thể sẽ bị mất 174 triệu euro lệ phí quá cảnh.

về phần mình, Ba Lan đang tìm kiếm các phương án để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tại cảng Svinoyistse của nước này, người ta đang xây dựng trạm thiết bị đầu cuối để tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) của Cata. Hợp đồng cung cấp đã được ký kết. Trong khi đó, Vácsava thể hiện sự không hài lòng với việc đường ống “Dòng chảy phương Bắc” được đặt dưới đáy biển Bantích có thể ảnh hưởng tới sự qua lại của tàu bè lớn chuyên chở LNG để cung cấp cho trạm thiết bị đầu cuối. Trong triển vọng dài hạn, Ba Lan dự tính sẽ khai thác các nguồn dự trữ khí đốt từ đá phiến của riêng mình,

Ông Larysh nhận định Séc có vị thế tốt nhất, bởi vì dù thế nào nước này vẫn là nước nước trung chuyển: Đức, nước tiếp nhận khí đốt theo “Dòng chảy phương Bắc”, sẽ tiếp tục phân phối khí đốt đi qua Séc. Theo ông Larysh, nói chung cần nhìn nhận rằng với việc đưa vào vận hành “Dòng chảy phương Bắc” thì các nước EU có cái được, cái Mất. Có hai quan điểm về quan hệ với Nga: hoặc là kết bạn với Nga, hoặc là thận trọng khi quan hệ với nước này. Đức và Italia (dưới thời Thủ tướng Berlusconi) theo quan điểm thứ nhất. Còn các nước Đông Âu coi “Dòng chảy phương Bắc” như là dự án hoàn toàn của Nga và Đức, mâu thuẫn với chính sách đa dạng hóa của EU. Trái lại, các nước Tây Âu coi “Dòng chảy phương Bắc” như là công cụ nâng cao an ninh năng lượng của châu Âu. Điều này có nghĩa là vấn đề bảo đảm năng lượng cho các nước khu vực Nam – Đông Âu vẫn là vấn đề cấp bách, bởi vì “Dòng chảy phương Bắc” chưa giải quyết được vấn đề này. Nga đang thúc đẩy việc xây dựng “Dòng chảy phương Nam” để cung cấp khí đốt cho các nước khu vực Nam – Đông Âu. Đường ống dẫn được dự định đặt đi qua Biển Đen. Ước tính dự án trị giá 25 tỷ euro. Tổng công suất theo thiết kế đoạn đường ống đi qua biển là 63 tỷ mét khối/năm.

Tuy nhiên, một nhiệm vụ có tính nguyên tắc đặt ra cho EU là giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu khí đốt của Nga, dựa vào các nguồn cung từ các nước Trung Á, châu Phi và Trung Đông. Việc này sẽ dẫn tới giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga về kinh tế và chính trị. Để đạt được mục tiêu này EU đang bằng mọi cách đẩy nhanh việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt đi vòng qua Nga, mà trước hết là đường ống xuyên qua Biển Caxpi và đường ống Nabucco, cũng như phát triển các thiết bị đầu cuối tiếp nhận LNG.

Trong bối cảnh này, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng “ngoại giao khí đốt” sẽ có một hơi thở mới. Các quốc gia cung cấp khi đốt vẫn hết sức quan tâm đến thị trường khí đốt châu Âu, trong khi động lực để đa dạng hóa các nguồn cung cấp khí đốt ở người tiêu dùng châu Âu tăng lên. Tình hình trên sẽ gây ra tình trạng dư thừa nhu cầu và ảnh hưởng tới giá khí đốt. Trong điều kiện này, vai trò của “ngoại giao khí đốt” tăng lên. Vì vậy với việc xây dựng “Dòng chảy phương Bắc”, cuộc chiến giành giật thị trường châu Âu đang tăng lên. Với việc hệ thống dẫn khí đốt đi vào hoạt động làm cho châu Âu bão hòa, sẽ cho phép ổn định tình hình trên thị trường khí đốt, xác định các luật chơi đã dự tính trước đó.

Tuy nhiên ở Mátxcơva, người ta hoài nghi các kế hoạch xây dựng dự án Nabucco của EU, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của “Dòng chảy phương Nam”, đồng thời khẳng định rằng dự án này không có cơ sở tài nguyên. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ tháng 9/2011 đã từ chối gia hạn hợp đồng với Tập đoàn Gazprom đến 6 tỷ mét khối khí đốt/năm, sau một tháng đã thỏa thuận với Adécbaigian về mức giá khí đốt mới, Sau đó, Bacu và Ancara đã tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng một đường ống mới từ Adécbaigian qua Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu với công suất 16 – 17 tỷ mét khối/năm.

Đường ống dẫn khí này giống như “Dòng chảy phương Bắc” sẽ dẫn đến châu Âu qua Bungari, cơ sở tài nguyên cho đường ống dẫn này sẽ là giai đoạn hai của mỏ Shah Deniz ở Adécbaigian – việc cung cấp khí đốt dự kiến bắt đầu vào năm 2017. Sáng kiến này ngay lập tức được EU ủng hộ. Cao ủy về các vấn đề năng lượng của EU, ông Guenther Oettinger, đã xác nhận tầm quan trọng của thỏa thuận này đối với châu Âu. Mỹ cũng phản ứng đối với sáng kiến này: đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề năng lượng, ông Richard Momingstar, nói Mỹ sẽ hỗ trợ “bất kỳ dự án Hành lang phía Nam” nào, dù là dự án Nabucco hoặc bất kỳ dự án nào khác.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Ilgar Velizade có trụ sở tại Bacu, thì Adécbaigian đã bị tác động mạnh trong việc cung cấp khí đốt của mình cho các nước EU ngoài khuôn khổ dự án Nabucco – hiệp định cung cấp được ký với Bungari và Rumani. Ngoài ra, việc cung cấp cho Rumani và Hungary còn nằm trong khuôn khổ của dự án AGRI (Adécbaigian – Grudia – Rumani). Ngoài ra còn có một thỏa thuận sơ bộ về nguồn cung cấp khí đốt của Adécbaigian cho Xécbia, Mácxêđônia (tuyến đường có thể đi qua lãnh thổ Bungari) và Xlôvênia. Vì vậy, đối với Bacu, dự án Nabucco mặc dù quan trọng, nhưng không bắt buộc, bởi dự án Nabucco không cần nhiều khí đốt của Adécbaigian như khí đốt của khu vực Caspi (có thể Tuốcmênixtan và Cadắcxtan sẽ là những nhà cung cấp).

Như vậy, với việc xây dựng “Dòng chảy phương Bắc”, “ngoại giao khí đốt” ở châu Âu sẽ có hơi thở mới – ông Velizade nhận định. Đồng thời, chuyến thăm mới đây tới Mátxcơva của ông Oettinger cho thấy các cuộc đàm phán về “Dòng chảy phương Nam” giữa Nga và EU có thể sẽ được tiếp tục và những đòi hỏi của Mátxcơva có thể sẽ được giải quyết. Ông Sergei Shmatko, Bộ trưởng Năng lượng Nga, nhận định trong bất cứ trường hợp nào, sự việc cũng sẽ diễn ra như vậy./.

-------

Tổng số lượt xem trang